Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS

doc 16 trang Giang Anh 20/03/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_thanh_t.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS

  1. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS I/PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi “phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tất nhiên, để phát triển khoa học, nâng cao năng lực nội sinh, thì yếu tố con người trở thành cốt lõi, có tính quyết định. Khi đó, phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục thể chất nói riêng có vị trí quan trọng và ý nghĩa xã hội to lớn. Bởi vậy, không ít quốc gia đã nhận thức rõ sức khoẻ con người là tài sản quốc gia đặc biệt, nhà nước có trách nhiệm quản lý tài sản này là phát triển vốn dự trữ tiềm ẩn trong mỗi con người, ở nước ta có Nghị quyết về giáo dục của Trung ương được thực hiện trong kế hoạch phát triển thể chất trong trường học các cấp. Công tác giáo dục thể chất ở trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất. Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các môn thể dục thể thao. Với GVTH: Nguyễn Tinh Tú 1
  2. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: ý chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội Thể dục thể thao làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. Thể dục thể thao xuất hiện cùng với sự xuất hiện và phát triển của loài người, nó mang tính lịch sử cụ thể. Trong xã hội không có giai cấp, thể dục thể thao được thực hiện công bằng với mọi người. Trong xã hội có giai cấp, thể dục thể thao mang tính giai cấp rõ rệt, nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền. Còn trong xã hội chủ nghĩa, để xây dựng một xã hội vững mạnh thì thể dục thể thao là một nhân tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội của loài người. Thể dục thể thao được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Với tư cách là một trong những bộ phận giáo dục toàn diện, thể dục trong nhà trường THCS có một ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác như: Đức dục, trí dục, mỹ dục và lao động. Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có GVTH: Nguyễn Tinh Tú 2
  3. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS tác dụng tăng cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể. Chạy cựly ngắn là một trong những nội dung chính của một môn thể thao trong trường trung học, bao gồm các cự ly từ 60m đến 400m. Trong đó chạy 100m, 200m, 400m là các nội dung thi chính thức trong các Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Thành tích đạt được trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thể lực như: Sức mạnh, tốc độ, sức bền Để các em học sinh trong trường THCS rèn luyện và phát huy được các yếu tố thể lực trên, chúng ta phải có phương pháp huấn luyện như thế nào cho hợp lý. Trước tình hình trên tôi đã tìm hiểu và đưa ra ý tưởng xây dựng đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố đặc trưng quyết định thành tích trong chạy 100m, 200m, 400m đề tài nghiên cứu nhằm xác định mức độ tối thiểu của các cự ly chạy. Giúp học sinh thấy được khối lượng vận động cóphù hợp hay không để có những biện pháp khắc phục hợp lý nhằm đạt thành tích cao nhất. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đối với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể GVTH: Nguyễn Tinh Tú 3
  4. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS dục bậc THCS” cần phải giải quyết hai nhiệm vụ chính sau đây: 1. Giai đoạn huấn luyện ban đầu. 2. Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. 3. Giai đoạn chuyên môn hoá sâu. 4. Giai đoạn hoàn thiện thể thao. 4. Giới hạn nghiên cứu: 4.1 Thời gian: - Chọn đề tài tháng 8/2019; - Nghiên cứu thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019; - Hoàn thành đề tài: 12/2019. 4.2 Đối tượng và địa điểm: Học sinh khối 7 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Định. 5. Đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn: Phương pháp dạy học: là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt được mục tiêu dạy - học. Phương pháp dạy học mang tính tích cực, sáng tạo, đoàn kết. Cần chú ý đến 2 yếu tố: học sinh phải được học trong không khí vui vẻ, phấn khởi, học mà chơi, chơi mà học; học sinh phải tự do tìm hiểu, suy nghĩ, khám phá và tìm tòi ra kiến thức của bài học dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên. Để làm tốt chức năng giảng dạy và giáo dục của mình giáo viên thể dục GVTH: Nguyễn Tinh Tú 4
  5. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS phải có những phẩm chất về năng lực như: thế giới quan khoa học, trình độ chuyên môn ngiệp vụ vững vàng, tư duy mới, luôn tìm tòi nghiên cứu để đưa ra các phương pháp dạy phù hợp của bộ môn. Đồng thời người giáo viên thể dục phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm lý tốt, tình cảm cao đẹp, ý chí, nghị lực, quyết tâm. Theo thời gian công tác, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục càng được nâng cao. Tuy nhiên, người giáo viên vẫn không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ lý luận về phương pháp khoa học và lý luận chính trị để phục vụ công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn. 6. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS”được sử dụng các phương pháp sau: 1/ Phương pháp thu nhận phân tích và tổng hợp tư liệu thông tin qua đọc sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. 2/ Tham khảo các ý kiến của giáo viên dạy thể dục tại trường. 3/ Phương pháp thống kê. 4/ Phương pháp thực nghiệm: Thử áp dụng vào việc giảng dạy ở trường bằng cách: Tiến hành dạy một lớp có sử dụng một số trò chơi để so sánh với kết quả một lớp học bình thường. 5/ Phương pháp toán học thống kê. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 5
  6. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS II.PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở: chức năng của hệ thần kinh học sinh Trung học cơ sở chịu ảnh hưởng của hoạt động nội tiết trong tuổi dậy thì. Các hóc môn sinh học và hóc môn của tuyến giáp tăng lên, làm cho khả năng hưng phấn của hệ thần kinh trung ương tăng lên và còn làm rối loạn thăng bằng giữa các quá trình hưng phấn và ức chế. Hoạt đông của tuyến yên cũng tăng lên và lại có tác dụng kích thích tuyến sinh dục. Quá trình ức chế tăng lên nhưng hưng phấn vẫn chiếm ưu thế. Hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển hơn nữa. Do sự phát triển rất mạnh mẽ của cơ và xương ở tuổi dậy thì nên sự phối hợp động tác chưa tốt, động tác vụng về, lóng ngóng. Khả năng hoạt đông của các tế bào thần kinh giảm nên nhanh chóng mệt mỏi. Từ 15 tuổi trở lên, ức chế có điều kiện phát triển, mối quan hệ giữa hưng phấn và ức chế được hoàn thiện hơn. Động tác tiết kiệm hơn và phối hợp tốt hơn. Về chức năng thực vật, tim phát triển mạnh. Tuy vậy, sự phát triển của tim không theo kịp sự tăng khối lượng của cơ thể. Hoạt động của tim còn gặp khó khăn là đường kính của động mạnh tương đối nhỏ. Nhịp phát triển của tim trong tuổi dậy thì cao hơn nhịp phát triển của mạch. Nhịp tim chậm hơn. Tim rất dễ hưng phấn do ảnh hưởng của thần kinh giao cảm. Vì thế, người ta hay gặp loạn nhịp tim do thở, tim đập mạnh ngoại tâm thu, tiếng thổi tâm thu cơ năng ở những trẻ em trong tuổi dậy thì. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 6
  7. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS Tần số hô hấp thấp hơn:19-20 lần trong một phút. Dung tích sống tăng lên. Chiều cao của trẻ em ở lứa tuổi này phát triển rất mạnh. Xương phát triển theo chiều dày và tiếp tục quá trình cốt hoá. Khung chậu, lồng ngực và cột sống tiếp tục hình thành. Cần phát triển đồng đều tất cả các cơ. Khối lượng cơ ở các chi trên, lưng, đai vai, chân phải phát triển mạnh. Ở lứa tuổi học cấp hai hệ thống cơ đang phát triển, sức mạnh của các cơ tăng, khả năng hoạt động của các chức năng thực vật cao hơn và ức chế có điều kiện cũng phát triển tương đối mạnh. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Với đặc trưng của môn Giáo dục thể chất là nhằm hoàn thiện vànâng cao sức khoẻ, đào tạo, rèn luyện tác phong người mới XHCN, góp phần xây dựng nhân cách con người, đáp ứng sự phát triển của đất nước. Thông qua các tiết học thể dục cũng như tập luyện ngoại khoá, giúp học sinh rèn luyện các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo đểđảm bảo sức khoẻ và nâng cao thành tích khắc phục mọi khiếm khuyết về các tư thế cơ bản. Trên tinh thần đó, giúp người tập phát triển toàn diện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Rèn luyện ý thức tự giác, kỷ luật, đạođức, ý trí cho các em; - Thông qua các cuộc thi Thể dục thể thao các cấp hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động; - Phát triển hài hoà hình thái chức năng, cơ thể. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 7
  8. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS 2. Cơ sở thực tiễn Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, khả năng mềm dẻo là những tố chất vận động cần thiết với tất cả mọi người trong cuộc sống bình thường và đặc biệt là trong học tập, lao động chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Điền kinh là một môn thể thao phong phú và đa dạng, nhằm rèn luyện tất cả các tố chất của con người “ sức nhanh, sức mạnh, sức bền, tốc độ và phản xạ”. Đầy là những yếu tố cơ bản nhất để học tốt các nội dung khác trong chương trình Giáo dục thể chất. Chạy cự ly ngắn là một trong nhữngnội dung chính của một môn thể thao trong trường trung học, bao gồm các cự ly từ 60 m đến 400 m. Thành tích đạt được trong chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố thể lực như: sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ. Để các em học sinh trong trường THCS rèn luyện và phát huy được các yếu tố thể lực trên, chúng ta phải có phương pháp huấn luyện thế nào cho hợp lý. Nội dung chạy cự ly ngằn là một môn học đặc biệt (Môn thể thao Nử hoàng) không những có tác dụng tang cường sức khoẻ cho người tập mà còn là cơ sở để phát huy các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và điền kinh nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể chính vì thế tôi tiến hành thực hiện đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS”. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 8
  9. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS 3. Nội dung tập luyện 3.1 Giai đoạn huấn luyện ban đầu Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện cho các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau, gây cho các em sự ham thích về môn chạy ngắn. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu có các bài tập nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực của học sinh. Tần số động tác là một trong những chỉ số chủ yếu của tốc độ, vì vậy trong các buổi tập cần ưu tiên phát triển sức nhanh, sức bền. Cụ thể là các bài tập: Bài tập Chỉ tiêu (giây) Nam Nữ - Chạy 30m xuất phát cao 5'0 – 4,5 5,5 – 5,0 - Chạy 30m tốc độ cao 4,5 – 4,0 5,0 – 4,5 - Chạy 60m xuất phát cao 9,0 – 8,6 9,5 – 9,0 - Chạy 100m 12,7 – 12,3 13,5 – 13,0 3.2 Giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là huấn luyện thể lực toàn diện, nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Đặc điểm của giai đoạn này là sử dụng các phương tiện huấn luyện. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 9
  10. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS a. Huấn luyện tốc độ Để huấn luyện tốc độ không nên cho các em chạy với tốc độ cực đại quá nhiều. Có thể áp dụng các bài tập: Bài tập Chỉ tiêu (giây) Nam Nữ - Chạy tăng tốc 30m 3,8 – 4,0 4,5 – 4,8 - Chạy biến tốc 200m 93” - 100m nhanh, 100m chậm 130” - Chạy bền: 1’30 – 1’45’’ 1’30’’–1’35” Ngoài ra, việc sử dụng những bài tập khác nhau trong những tình huống thay đổi cũng rất hiệu quả. Có thể sử dụng các môn bóng (bóng đá, bóng rổ, bòng bàn) đòi hỏi phải thể hiện sức nhanh. b. Huấn luyện về thể lực Gồm có các bài tập: - Chạy lên bậc cầu thang. - Bài tập đứng lên, ngồi xuống: nam 30 lần ; nữ 20 lần. - Bài tập bật nhảy đổi chân: nam 30 lần, nữ 20 lần GVTH: Nguyễn Tinh Tú 10
  11. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS - Bài tập phát triển cơ lưng cơ bụng: + Tập cơ bụng: Nam 30 lần, nữ 20 lần + Tập cơ lưng: Nam 30 lần, nữ 20 lần 4. Kết quả: Khi giảng dạy thực nghiệm phương pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh trong các lớp được huấn luyện các bài tập thể lực để khai thác hết khả năng của học sinh thìthấy kết quả thu được ở lớp khi dạy có sử dụng các bài tập rèn luyện thể lực như sau: học sinh nắm kiến thức một cách nhanh chóng, hiểu bài ngay tại lớp, thực hiện các kỹ thuật động tác đúng có kết quả cao, khắc sâu được kiến thức đối với học sinh. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm - Trong khi triển khai thực hiện đề tài này, bản thân nhận thấy học sinh tham gia học bộ môn Thể dục rất hào hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập luyện hằng ngày ở nhà, mỗi tiết lên lớp lại được các em hỏi về những bài tập mới, mỗi tiết chạy ngắn trong giờ thể dục chính khoá là thêm một lần tôi thấy được sự tiến bộ của các em về thành tích cũng như kỹ thuật của từng bước chạy. Các em học sinh của nhà trường qua luyện tập kỹ thuật và thành tích đã được nâng cao. Điều đáng nói là những em chạy ngắn thành tích tốt đã tạo tiền đề cho học phân môn nhảy xa thành tích tốt. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 11
  12. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS - Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 1: Nhóm 1: không thực nghiệm Nhóm 2: thực nghiệm Nhóm Đạt Không đạt Đạt Không đạt Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Nhóm 1 1 10 1 10 4 40 4 40 Nhóm 2 4 40 4 40 1 10 1 10 - Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 2: Nhóm 1: không tập bài tập thực nghiệm Nhóm 2: Tập bài tập thực nghiệm Đạt Không đạt Đạt Không đạt Nhóm Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % Nhóm 1 2 20 1 10 3 30 4 40 Nhóm 2 5 50 4 40 0 0 1 10 Kết quả đạt 02 lần kiểm tra được tôi nhận thấy: - Kiểm tra lần 1: Khi chưa thực hiện bài tập thực nghiệm thì tỷ lệ học sinh đạt theo tiêu chí đưa ra rất thấp: + Nhóm 1: đạt 20%; chưa đạt: 80% + Nhóm 2: đạt 80%; chưa đạt 20% - Kiểm tra lần 2: sau khi tiến hành thực nghiệm, lớp thực nghiệm áp dụng các bài tập thực nghiệm thì kết quả như sau: + Nhóm 1: đạt 30%; chưa đạt: 70% GVTH: Nguyễn Tinh Tú 12
  13. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS + Nhóm 2: đạt 90%; chưa đạt 10% - Nhóm 1: không tiến hành tập các bài tập thực nghiệm, trong quá trình thực hiện thì qua 02 lần kiểm tra. Thành tích đạt theo tiêu chí đưa ra rất thấp (tuy rằng thành tích chung chỉ ở mức độ trung bình). Thành tích có tăng lên nhưng không cao (10%). - Nhóm thực hiện các bài tập thực nghiệm, kết quả kiểm tra tỷ lệ học sinh có thành tích đạt rất cao, thành tích tăng lên rõ rệt, rất ít học sinh không đạt. Như vậy, sau thời gian thực nghiệm trên 02 nhóm ngoài việc thực hiện các bài tập chuyên môn còn tập luyện các bài tập bổ trợ sau mỗi buổi tập. Nhóm 1 qua kiểm tra thành tích lần 2 tỷ lệ học sinh có thành tích đạt cao hơn so với kiểm tra lần 1 thành tích đạt theo tiêu chí chung tăng nhưng không cao; nhóm 2 so với kiểm tra lần 1 thì qua kiểm tra lần 2 số học sinh đạt thành tích theo tiêu chí chung rất cao. Điều đó chứng tỏ, các bài tập bổ trợ có tác dụng rất nhiều trong quá trình giảng dạy - huấn luyện góp phần nâng cao thành tích cho các môn thể thao nói chung chạy 400m nói riêng. Vừa qua, Trường có tham gia Giải vô địch học sinh quận năm 2019 có 20 học sinh tham gia giải điền kinh kết quả đạt được 05 huy chương vàng và 03 huy chương bạc. Ngoài ra, Trường đã tham gia giải năng khiếu Thành phố kết quả đạt được 03 huy chương vàng. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 13
  14. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS III. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Qua quá trình giảng dạy, tập luyện môn Điền kinh nói chung, chạy cự ly 400m nói riêng, bản thân đã áp dụng một số bài tập bổ trợ nêu trên vào các buổi học và tập luyện sức bền - nhanh, tôi thấy học sinh tập luyện rất tích cực, kết quả đạt sau quá trình tập luyện rất cao. Vì vậy, trong công tác giảng dạy giáo viên giáo dục thể chất nào cần chọn lựa bài tập phù hợp với từng nội dung; môn học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tạo cho học sinh khả năng thực hành, lòng say mê học tập, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng, tố chất vận động. Để giảng dạy, tập luyện cự ly 400m đạt hiệu quả theo tôi, giáo viên cần thực hiện các giải pháp sau: - Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng cần thực hiện: qua quá trình quan sát thực tế, tham khảo tài liệu; những vấn đề có liên quan. - Chọn những bài tập phù hợp với nội dung cần luyện tập. Chọn đối tượng thực nghiệm. - Đưa ra tiêu chí chung cần đạt. Tiến hành kiểm tra lần 1. - Tiến hành thực nghiệm: bản thân tôi chia 02 nhóm (01 nhóm thực nghiệm, 01 nhóm đối chứng). - Tiến hành kiểm tra lần 2, tiến hành thống kê kết quả. Kiểm định độ tin cậy, so sánh kết quả với tiêu chí, so sánh giữa hai nhóm tập luyện và kết quả ban đầu. GVTH: Nguyễn Tinh Tú 14
  15. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS 2.Đề xuất: Từ kết quả nghiên cứu trên, tôi có thể rút ra kiến nghị như sau: Bất kì nội dung nào của môn Thể dục, giáo viên cần phải gắn tiết dạy; huấn luyện với thực tế cuộc sống. Đặc biệt, là tư tưởng nhận thức của học sinh, mỗi giờ học của môn học giáo viên phải mang lại cho học sinh những hiểu biết mới, kích thích học sinh tự học, tự suy nghĩ, từ đó kết quả học tập mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đưa ra một số bài tập phù hợp từng nội dung học nhằm nâng cao thể lực, thành tích cho học sinh. - Trên đây là kinh nghiệm chủ quan của bản thân tôi. Tuy có cố gắng nhưng ít nhiều đề tài còn hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy- cô, Hội đồng khoa học để trong quá trình giảng dạy đạt kết quả tốt hơn và tự tìm ra những sáng kiến hay hơn, góp phần vào giáo dục, phát triển thể lực và hình thành kỹ năng; kỹ xảo vận động cho học sinh./. Ngày 30 tháng 01 năm 2020 Người viết Nguyễn Tinh Tú GVTH: Nguyễn Tinh Tú 15
  16. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích chạy môn Thể dục bậc THCS DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Điền kinh - NXB Thể dục Thể thao – 2001 2. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất – NXB Thể dục Thể thao – 2000. 3. Giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy Thể dục Thể thao – NXB Giáo dục - 1997 GVTH: Nguyễn Tinh Tú 16