SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian

doc 21 trang binhlieuqn2 03/03/2022 3333
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_tru.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học Cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian

  1. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” chơi, biết đoàn kết để cùng chiến thắng. Các kỹ năng này thường được thực hiện qua các trò chơi cần số lượng người đông: Nhảy dây, Mèo đuổi chuột, cướp cờ . Biện pháp 2: Lựa chọn trò chơi dân gian để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, các trò chơi dân gian là một hình thức giải trí phản ánh phong tục tập quán của người Việt thuở xưa, được hình thành qua trí óc tưởng tượng tài tình của người lao động, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác chủ yếu do nhu cầu giải trí của người dân và mô tả lại đời sống tự nhiên và xã hội. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi của trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi, chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi. Xét về góc độ giáo dục, trò chơi dân gian có thể chia thành bốn nhóm: Loại trò chơi vận động như: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh. Loại trò chơi học tập: Điển hình là chơi cờ lá, cờ lật, chơi ô ăn quan giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán. Loại trò chơi sáng tạo: Là những trò chơi mà học sinh có thể tự làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, nấu ăn, mua bán, Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị cho hành trang sau này, Các trò chơi dân gian như: Nu na nu nống, thả đỉa ba ba, chồng nụ chồng hoa, bịt mắt bắt dê, chơi đu, chắt chuyền, ô ăn quan, kèm theo các câu đồng dao rèn luyện sự khéo léo, vui đùa tập thể, xây dựng tính cộng đồng, tính linh hoạt, nhanh nhẹn. Các trò chơi như: Đánh khăng, ống phốc, nhảy dây, lộn cầu vồng, nhảy bao bố, đánh quay, giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác, xây dựng tình đoàn kết, ý thức cộng đồng trách nhiệm. Lớn dần lên theo lứa tuổi lại có các trò chơi có tính chuyên môn hơn như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, thi bơi, vật, ném còn, 12
  2. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” Các trò chơi: Trốn tìm, cướp cờ, trận giả, kéo co, chọi gà, vật tay, đá cầu chinh, có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, góp phần giáo dục cho học sinh về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sự khéo léo và sức chịu đựng của con người, giúp con người ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm mỹ. Các trò chơi: Cờ tam giác, cờ ngũ hành, ô ăn quan, giấu tìm, ném còn, giúp các em phát triển trí tuệ, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán, xử lý tình huống. Ngoài ra, việc tổ chức các trò chơi dân gian tạo ra sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh tham gia hoạt động tập thể giúp các em tránh các trò chơi không lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; đồng thời trò chơi dân gian góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó cho thấy, trò chơi dân gian có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đặc điểm tâm lý của trẻ em là thích bắt chước, tò mò, luôn muốn biết có cái gì đang diễn ra xung quanh, thích khám phá, phát hiện cái mới, tưởng tượng mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội. Trò chơi là món ăn tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của trẻ. Việc lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích, điều kiện của học sinh; thời lượng và phương pháp tổ chức trò chơi một cách có hệ thống, khoa học, thường xuyên; việc hướng dẫn tổ chức chơi đúng với quy luật của nó, giúp cho các em dần dần hình thành và phát triển nhân cách theo hướng tích cực và theo ý muốn của những người làm công tác giáo dục. Vì vậy, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các trò chơi dân gian tôi phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh; việc bố trí thời lượng tổ chức các trò chơi; công tác bồi dưỡng, tập huấn, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ví dụ: Trò chơi: NU NA NU NỐNG. * Chuẩn bị: Học sinh đọc thuộc bài đồng dao trước khi tổ chức trò chơi. Bài đồng dao như sau: “Nu na nu nống. Đánh trống phất cờ. Mở cuộc thi đua. Chân ai sạch sẽ. Gót đỏ hồng hào. Không bẩn tí nào. Được vào đánh trống” * Cách chơi: Số lượng khoảng từ 8 – 10 học sinh. Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu”sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ “na” sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống” . Chân của ai gặp từ “trống” thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ về nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu. Trò chơi: NHẢY BAO BỐ Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị mỗi đội 1 bao tải để chơi. 13
  3. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” * Cách chơi:Người chơi chia làm hai đội, mỗi đội có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai vạch mức, một xuất phát và một đích đến. Các bạn trong đội xếp thành hàng dọc. Người chơi đầu tiên bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người chơi mới nhảy từ vạch xuất phát đến đích rồi lại quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước, đội đó thắng. * Luật chơi: Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, chưa đến đích mà quay lại, chưa đến đích mà bỏ bao ra là phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi : KÉO CO. * Chuẩn bị: Dụng cụ để chơi trò chơi kéo co: Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua. Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội. * Luật chơi trò chơi kéo co: - Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình. Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua. * Hướng dẫn chơi trò chơi kéo co: Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc. Trò chơi: CƯỚP CỜ * Chuẩn bị: + Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ. + Một vòng tròn. + Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội. * Cách chơi: Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5- 6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình. + Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. + Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về. + Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số. * Luật chơi: + Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. + Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc + Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua. 14
  4. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” + Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua. + Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa. + Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. + Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn. + Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau. Biện pháp 3: Tập huấn phụ trách chi, ban chỉ huy liên- chi đội kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo các bước sau: Bước 1: Ổn định tổ chức. Bước này giúp các em tập trung sự chú ý của mình. Quản trò có thể sử dụng những động tác, hiệu lệnh thu hút các em học sinh. Bước 2: Giới thiệu trò chơi. Lồng ghép ý nghĩa các câu chuyện vui, câu chuyện cổ tích ngắn gọn, hấp dẫn để giúp các em có hứng thú trước khi tham gia trò chơi. Bước 3: Thông qua luật chơi, giải thích cách chơi và hướng dẫn trò chơi. Để trò chơi đạt kết quả tốt nhất, người quản trò phải làm tốt khâu này. Tùy theo trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu đồng thời giải thích luật chơi tỉ mỉ, rõ ràng. Bước 4: Chơi nháp. Tùy theo mức độ khó, dễ của từng trò chơi mà quản trò áp dụng cách chơi này. Nếu trò chơi đơn giản quản trò có thể không cần cho chơi thử. Trò chơi phức tạp quản trò không cho chơi thử hoặc chơi thủ quá ít thì bạn chơi sẽ không nắm được luật chơi và trò chơi không thu được kết quả như mong muốn. Bước 5: Tiến hành trò chơi. Khi tổ chức trò chơi ta cần lưu ý một số vấn đề. + Người quản trò phải đứng ở một vị trí thíc hợp nhất hoặc luôn di động để có thể theo dõi được đội chơi. + Phải tạo được hứng thú cho người chơi. + Phải công tâm, chính xác, dứt khoát khi bắt lỗi của bạn chơi. + Quan sát theo dõi, phát hiện những lỗi của người chơi một cách kịp thời và điều chỉnh những hành vi sai trái của bạn chơi một cách khéo léo, tế nhị. + Mục đích của việc tham gia trò chơi gây cho các em sự hứng khởi, vui tươi, có thưởng, có phạt và tuân thủ đầy đủ luật chơi. Tuy nhiên, khi tham gia trò chơi có có những học sinh phạm quy hoặc có những hành vi gian lận ta không nên xúc phạm hoặc làm các em xấu hổ. + Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi thấy các em mệt mỏi, chán nản và trò chơi đã có kết quả rõ ràng. Bước 6: Kết thúc- Nhân xét. Sau khi kết thúc trò chơi để đảm bảo sức khỏe cho các em đồng thời tạo cho 15
  5. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” các em thích thú được tham gia trò chơi sau này. Người quản trò công bố kết quả cuộc chơi và trao thưởng cho đội thắng động viên đội thua cuộc dành chiến thắng lần sau. 3. Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức các trò chơi dân gian. Khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức các trò chơi dân gian thường được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích rèn kỹ năng thông qua trò chơi. VD: Với mục đích rèn kỹ năng chạy, sự thông minh tháo vát, khéo léo, tính đồng đội, tính tổ chức kỷ luật cho các em tôi chọn tổ chức chơi trò chơi cướp cờ. Với mục đích rèn luyện trí tuệ, sự kiên trì nên tổ chức cho các em chơi cờ vua, cờ tướng. Bước 2: Chuẩn bị Chọn địa điểm, dụng cụ cần thiết để tién hành trò choi. Bước 3: Khám phá Giáo viên cùng với học sinh thiết kế các hoạt động có tính chất trải nghiệm Giáo viên cùng học sinh đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến trò chơi mới Giáo viên giúp học sinh xử lý phân tích các tình huống đồng thời giúp các em tổ chức và phân loại. Bước 4: Kết nối. Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học và liên kết chúng với những vấn đề đã chia sẻ ở bước 2. Giáo viên giới thiệu kiến thức và kỹ năng mới Kiểm tra kiến thức và kỹ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa. Bước 5: Thực hành chơi. Học sinh chia thành các tổ, nhóm để thực hiện trò chơi theo yêu cầu đề ra. Giáo viên giám sát mọi hoạt động của trẻ và điều chỉnh khi cần thiết; khuyến khích các em thể hiện những điều các em suy nghĩ hay mới lĩnh hội được. Bước 6: Vận dụng Giáo viên lập kế hoạch các hoạt động. Học sinh làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên hay quản trò có thể đưa ra câu hỏi đề nghị bạn chơi trả lời trong suốt quá trình hoạt động. Giáo viên đánh giá kết quả tiếp thu của học sinh qua quá trình tham gia trò chơi. Ví dụ cụ thể tiến hành 1 trò chơi dân gian: Trò chơi Mèo đuổi chuột. Bước 1: Xác định mục đích rèn kỹ năng thông qua trò chơi. Qua trò chơi giáo viên rèn kỹ năng chạy, sự tự tin, thông minh sáng tạo, thoát hiểm tốt, ý thức tổ chức và có trách nhiệm với tập thể. 16
  6. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” Bước 2: Chuẩn bị Chọn địa điểm chơi sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. Cho học sinh tập hợp thành 1 vòng tròn với cự ly rộng, các em quay mặt vào tâm vòng tròn. Bước 3: Khám phá Sau khi học sinh đã tập hợp thành đội hình vòng tròn, người quản trò đưa ra câu hỏi tìm hiểu về mèo và chuột: Từ xưa đến nay mối quan hệ giữa mèo và chuột ? Chuột có hại ra sao? Mèo giúp ta như thế nào? Giáo viên cho lớp nhận xét và giới thệu về trò chơi mèo đuổi chuột Giáo viên cho học sinh biết được mục tiêu của trò chơi; Trò chơi giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện sức khỏe, có tinh thần đoàn kết đồng thời trò chơi mang tính kỷ luật cao. Chuột nhanh nhẹn, khôn ngoan, mưu trí khi trốn mèo. Để bắt được chuột, mèo cần có sự tự tin, khôn ngoan, mưu trí khi rượt đuổi chuột. Bước 4: Kết nối. Cách tổ chức hướng dẫn trò chơi ( Chơi nháp) Từ đội hình đã xếp, quản trò cho các thành viên đội chơi dang tay ngang và nắm lấy bàn tay của nhau tạo thành những “ hang” để cho “mèo” và “ chuột” chạy đuổi nhau. Giáo viên chọn một bạn đóng vai ‘mèo” , một bạn đóng vai “ chuột” . 2 em này cách nhau 3m phía trong vòng tròn, “chuột’ đứng ở trước, “ mèo’ đứng sau “chuột”. Khi người quản trò có lệnh “ chạy”, “chuột” chạy luồn qua bất kỳ một hang nào để có thể chạy trốn “mèo”, còn “mèo” phải chạy nhanh theo các hang mà “chuột” đã chạy. Tất cả thành viên đội chơi đứng theo vòn tròn và nắm tay vào nhau đồng thời đọc bài ca dao về mèo và chuột. Khi “mèo” bắt được “chuột” thì trò chơi dừng lại và đổi vai cho nhau hoặc thay bằng đôi khác. Trò chơi lại tiếp tục. Bước 5: Thực hành chơi. Giáo viên cần lưu ý học sinh thêm về luật chơi: Khi chưa có lệnh “chạy” thì cả “mèo” và “chuột” đều không được chạy, ai chạy trước sẽ vi phạm luật chơi và bị thay thế bằng bạn khác. Đối với các bạn đứng thành “hang” không được hạ tay xuống để cản đường “mèo” và “chuột’ chạy. Tuyệt đối không được ngáng chân gây nguy hiểm cho bạn chơi. Sau 2 phút ‘mèo” không đuổi được ‘chuột’ thì phải dừng lại và thay bằng cặp chơi khác để tránh các em đuối sức và không hứng thú với trò chơi. Bước 6: Vận dụng Trò chơi kết thúc, giáo viên tập hợp học sinh (có thể giữ nguyên đội hình) và cho học sinh nhận xét, đánh giá kỹ năng chơi cũng như thái độ tham gia của các bạn. Giáo viên tổng kết, đánh giá sau buổi chơi: 17
  7. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” + Qua trò chơi giáo viên cho các em thấy sự nhanh nhẹn, thông minh, tháo vát và tự tin khi tham gia trò chơi của một số bạn đã chiến thắng trong trò chơi. + Trò chơi đơn giản, dễ chơi nên các em có thể áp dụng chơi trong giò ra chơi ở trường, với bạn bè ở nhà sau mỗi buổi tan trường mà không cần sự giám sát của thầy cô. Thông qua việc thực hiện 6 bước khi tiến hành 1 trò chơi tôi đã đạt được kết quả rất khả quan: Với giáo viên: Thông qua trò chơi giáo viên có thể giáo dục học sinh các kỹ năng sống cơ bản mà các em chưa có. Đồng thời giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong cách xử lý tình huống sư phạm và rút kinh nghiệm cho bản thân khi giải quyết công việc. Đối với học sinh: Các em không chỉ biết thêm về những trò chơi dân gian Việt Nam mà khi tham gia trò chơi các em còn hiểu thêm về đặc thù của trò chơi và từ đó hình thành nên những kỹ năng sống để các em có kỹ năng xử lý các tình huống gặp phải. 4. Kết quả và bài học kinh nghiệm Kết quả đạt được: Sau khi các em được giới thiệu, hướng dẫn các trò chơi dân gian số lượng học sinh tham gia tăng lên khá rõ rệt. Trên sân trường vào đầu giờ học cũng như giờ ra chơi trò chơi dân gian được các em chơi chiến đa số trong các hoạt động vui chơi của các em. Đặc biệt trong các tiết thể dục vào cuối giờ các em cũng tổ chức một số trò chơi nhằm thư giãn: ô ăn quan, oản tù tì, bịt mắt bắt dê Để biết được cụ thể việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức trò chơi dân gian mà tôi áp dụng trong 2 năm học đạt kết quả ra sao tôi tiến hành khảo sát học sinh lần 2. Kết quả cụ thể: Kết quả Tỉ lệ HS nắm STT Nội dung HS nắm tăng được 1 số % % được KN % KN 1 Thể hiện tự tin 125 18% 578 82% 64 Kỹ năng đối phó với 2 145 20% 558 80% 60 tình huống căng thẳng 3 Kỹ năng từ chối 206 29% 497 71% 42 4 Kỹ năng ra quyết định 244 34% 459 65% 51 5 Kỹ năng đặt mục tiêu 265 37% 438 62% 25 Kỹ năng giải quyết mâu 6 268 38% 435 62% 24 thuẫn 18
  8. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy học sinh trường tôi dần dần có thêm được một số kỹ năng sống thông qua các trò chơi dân gian mà các em được biết. Trong mỗi trò chơi, các em đã biết lựa chọn những phương thức ứng xử tốt nhất để xử lý những tình huống nảy sinh. Từ các hoạt động tham gia trò chơi dân gian dần dần hình thành các kỹ năng sống cho các em mà chúng ta không cần chỉ rõ đâu là kỹ năng sống và phải làm gì để có kỹ năng sống một các khô khan, áp đặt. Bài học kinh nghiệm: Sau 2 năm tôi tổ chức các trò chơi dân gian tại trường, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức như sau: Để trò chơi dân gian ngày càng phong phú và hấp dẫn với học sinh cần lựa chọn hình thức tổ chức sao cho phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lí của học sinh và có những phương pháp tối ưu nhất. Giáo viên và những học sinh tham gia tổ chức trò chơi cần cho các em có sự giao lưu giữa các tổ nhóm, các lớp với nhau để các em được cọ sát, được học hỏi các kỹ năng sống. Đan xen các trò chơi dân gian với các giờ hoạt động văn hóa, văn nghệ, các buổi lễ , các buổi sinh hoạt tập thể của các em. 19
  9. “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua tổ chức các trò chơi dân gian” PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết giúp các em có ý thức trách nhiệm với bạn bè, gia đình, cộng đồng. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thông qua các hoạt động học tập hay vui chơi đều giúp các em có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, giúp các em tự tin giải quyết các tình huống một cách chủ động, tích cực để các em có thể tự bảo vệ bản thân trước khó khăn trong cuộc sống mà các em gặp phải. Trước nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của các em cũng nâng cao, nếu thiếu kỹ năng sống sẽ thiếu khả năng phân tích xử lý các tình huống khó khăn. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là mục tiêu quan trọng và thiết thực nhất của chúng ta. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình- Nhà trường và xã hội nhằm tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, thường xuyên để các em có điều kiện phát triển toàn diện. 2. Khuyến nghị: Hội đồng đội huyện: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ Tổng phụ trách về vấnđề có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Phát tài liệu, tờ rơi có liên quan giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh được tham khảo. Phòng giáo dục: Mở lớp bồi dưỡng , tập huấn , chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho các em đối với đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy giáo dục công dân. Có biện pháp mạnh trấn chỉnh những tệ nạn xã hội xấu ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường: Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nhiều nguồn nhân lực, động viên đội ngũ giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cùng chung tay giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trên đây là kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua tổ chức các trò chơi dân gian và kinh nghiệm mà tôi tích lũy được trong năm học này. Với kết quả đã đạt được tôi thấy có thể áp dụng với các trường khác để giúp các em có được kỹ năng sống. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của cấp trên, của nhà trường để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 20