Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS

docx 26 trang trangle23 16/08/2023 2145
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_h.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS

  1. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. thêm bớt của chương trình. Đây cũng là yếu tố quyết định hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch năm học. Quản lý về hồ sơ chuyên môn. Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện đủ, đúng các loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên và tổ chuyên môn như: Kế họach tổ bộ môn, kế hoạch dạy học cá nhân. Trong các kế hoạch phải cụ thể hóa được yêu cầu đối tượng học sinh: Giỏi, khá, yếu, kém, từ đó có phương pháp dạy học sát với đối tượng học sinh. Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài cần phải có kế hoạch, kiến thức dạy học phù hợp với trình độ học sinh. Trong giảng dạy cần xác định trọng tâm bài học, nội dung chương trình, tránh tình trạng dạy tràn lan gây nặng nề cho học sinh, nắm chắc các đối tượng trong từng lớp đẻ có biện pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt chú ý giúp đỡ các em học tập còn yếu kém để các em tiến bộ, sẵn sàng tham gia phụ đạo học sinh yếu theo phân công. Thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành, thí nghiệm, tiết kiểm tra. Khi trả bài làm của học sinh, giáo viên phải có nhận xét cụ thể và yêu cầu học sinh lưu lại bài kiểm tra. Đối với các tiết thực hành, học sinh phải có bài thu họach được lưu lại tại phòng thực hành, thí nghiệm. Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra theo phân phối chương trình, Phó hiệu trưởng quản lý và phân phối đề kiểm tra cho các lớp, thực hiện các dạng đề chẵn lẽ, tự luận, trắc nghiệm kết hợp tự luận. Trong quá trình giảng dạy giáo viên bộ môn cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp Phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tăng cường giáo dục động cơ thái độ học tập bộ môn, đề kiểm tra phải chính xác và khoa học . Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện tích cực trong thầy trò để dạy và học tốt hơn .Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, giáo viên bộ môn báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ trưởng và giáo viên trong tổ, từ đó giáo Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 12
  2. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. viên nào còn vướng mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ góp ý bổ sung. Tổ chức thảo luận trong tổ, làm cho mỗi tổ viên nhận thức được những khó khăn về trình độ học sinh còn yếu kém. Trong năm học 2018 – 2019, nhà trường thực hiện chuyên đề “Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh” cho thấy được sự quan tâm của giáo viên đến các hoạt động tổ chức trên lớp và các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Tổ chức dự giờ thao giảng theo quy định, ít nhất mỗi giáo viên trong năm phải tự đăng ký hai tiết thao giảng trên một học kì cho tổ dự giờ đóng góp, trong đó thực hiện ít nhất một tiết ứng dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra còn phải tự xây dựng kế hoạch dự giờ đồng nghiệp 9 tiết/ học kì . Đối với giáo viên bộ môn, cần hướng dẫn các em trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn, không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao. Quán triệt đội ngũ giáo viên trong lúc hướng dẫn học sinh học trên lớp cần vận dụng phương pháp trò chơi vào hoạt động dạy trong tất cả các môn học. Thông qua hoạt động chơi mà học đó, các em tiếp thu bài nhanh hơn, các tiết học trở lên nhẹ nhàng, thoải mái. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh, kết hợp với phụ huynh hướng dẫn về biện pháp để giúp con em học tập đạt kết quả cao. Ví dụ: Trong giờ học, có một học sinh làm việc riêng khi giáo viên đang giảng bài. Giáo viên có thể đặt ra một câu hỏi trong nội dung bài học rồi gọi em đó đứng lên trả lời. Nếu em không trả lời được thì giáo viên tiếp tục gọi một em khác. Chắc chắn là những em bên cạnh sẽ trả lời đúng. Giáo viên sẽ tuyên dương các em đó đồng thời nhắc nhở em này phải chú ý trong giờ học để từ đó em rút được kinh nghiệm cho bản thân là phải có ý thức trong học tập. Hoặc nếu phát hiện trong lớp có tình trạng nói tục, giáo viên nên phát động ngay những phong trào thi đua “Nói lời hay, làm việc tốt” để khắc phục hiện tượng này. Hằng ngày, tổ trưởng theo dõi thi đua của từng cá nhân của tổ, nhắc nhở kịp thời những bạn nói tục. Đến cuối tuần, Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 13
  3. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. tổng kết xếp loại thi đua của từng tổ. Nếu trong số những em hay nói tục, em nào biết khắc phục và có chuyển biến giáo viên nên kịp thời khen ngợi động viên các em, có như vậy nề nếp lớp học sẽ tốt hơn. 3.3.2 Đối với học sinh: Đi học phải chuyên cần, học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. nắm chắc kiến thức cơ bản trong mỗi bài, mỗi chương. Tự xây dựng cho mình thời gian biểu học tập hợp lý, khoa học. Xây dựng cho mình ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập, không chán nản, mà phải kiên trì để tìm tòi, học hỏi ở bạn, ở thầy để hiếu biết và nâng cao kiến thức. Bản thân học sinh phải tự rèn luyện cho mình ý thức tự giác tích cực học tập, xem nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của chính bản thân mình. Thực hện tốt nội quy học tập của nhà trường, giáo viên đề ra . Chăm chỉ, chuyên cần, siêng năng học tập, có ý thức học tập, học hỏi ở bạn có kết quả cao hơn mình . 3.4. Biện pháp quản lý học sinh trong công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi Trong công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) thì việc rà soát phát hiện đi đôi với phụ đạo và bồi dưỡng. GV theo dõi nắm bắt đối tượng học sinh, phân loại học sinh ngay trong tháng 8, tập hợp và nắm số liệu học sinh giỏi, HS yếu trên từng lớp, khối, trường một cách cụ thể. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học. 3.4.1. Biện pháp quản lý học sinh giỏi Việc bồi dưỡng HSG phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi bài, mỗi chương. Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 14
  4. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. Với học sinh khá giỏi, giáo viên phải biết khơi dậy trong các em tính ham học, thích tìm tòi, hiểu biết, phải biết nắm chắc kiến thức cơ bản. Từ đó mà phát triển nâng dần kiến thức cao hơn. Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh khá giỏi cách học, phương pháp học, chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng và ý thức tự giác học tập. Thường xuyên kiểm tra định kỳ. Qua kiểm tra để thấy được học sinh còn hỏng chỗ nào để kịp thời có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. Kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng. Việc kết hợp giáo dục giữa giáo viên và gia đình là một điều không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên để giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng một cách có hiệu quả nhất. Trong năm học 2018-2019, nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi văn hóa cấp trường ở các khối với 51 học sinh đạt/73 học sinh tham gia (69,9%) Khen thưởng học sinh giỏi văn hóa cấp trường năm học 2018 - 2019 Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 15
  5. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. 3.4.2. Biện pháp quản lý học sinh yếu: Sau khi ôn tập đầu năm, chỉ đạo giáo viên bộ môn tiến hành khảo sát học sinh để nắm bắt được học sinh Yếu – Kém ở các lớp. Từ đó, Phó Hiệu trưởng tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém vươn lên trong học tập. Sắp xếp bố trí hợp lý nguồn cán bộ - giáo viên hiện có của đơn vị, phân công tổ nhóm chuyên môn, xây dựng hoàn chỉnh quy chế hoạt động chuyên môn từ cá nhân đến tổ để có kế hoạch phân công bồi dưỡng giảng dạy phù hợp. Căn cứ vào phân công Phó Hiệu trưởng xếp thời khóa biểu phụ đạo trái buổi hợp lý. Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế nhà trường xếp một số chủ đề tự chọn bám sát vào thời khóa biểu chính khóa. Nội dung phụ đạo và các chủ đề đó là những kiến thức cơ bản của lớp hiện hành, cần tăng cường nhắc lại những kiến thức cơ bản ở các lớp dưới. Thường xuyên kiểm tra những chỗ hỏng kiến thức của các em, kịp thời bổ sung để các em tiếp cận được kiến thức mới. Bên cạnh đó, chỉ đạo Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải xây dựng kế hoạch giúp đỡ một cách cụ thể : Dựa trên số liệu học sinh yếu kém được thống kê theo từng bộ môn, phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Đôi bạn cùng bàn”, những đôi bạn này gồm một học sinh Giỏi – Khá kèm một học sinh Trung bình - Yếu - Kém các em thực hiện giúp đỡ lẫn nhau trong suốt năm học. Cuối tháng, cuối học kì và cả năm có sơ kết, tổng kết hoạt động để đánh giá hiệu quả của biện pháp quản lý đã đề ra. Qua đó, Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng quản lý được mặt bằng chất lượng trong nhà trường để có kế hoạch điều chỉnh uốn nắn kịp thời đảm bảo được chất lượng dạy học của đơn vị. Để việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh đạt kết quả cao thì giáo viên cũng như phụ huynh, học sinh phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là việc làm thường xuyên liên tục. Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 16
  6. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. 3.5. Biện pháp quản lý các buổi hoạt động ngoài giờ, hướng nghiệp. Đầu năm học nhà trường căn cứ vào năng lực và sở trường của giáo viên tiến hành phân công các thành viên phụ trách chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực cụ thể. Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; dự giờ các lớp; tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên, Đội Thiếu niện Tiền phong Hồ Chí Minh và các bộ phận có liên quan thực hiện tốt công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), giáo dục hướng nghiệp (HN) và công tác học sinh. Giáo viên phụ trách bộ môn có bài soạn HĐGDNGL, hoạt động HN theo đúng phân phối chương trình môn dạy. Việc học sinh tham gia các hoạt động GDNGLL & HN được điểm danh như buổi học chính khóa và là một tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong năm học và xếp loại hạnh kiểm của học sinh. 3.5.1. Đối với giáo dục ngoài giờ lên lớp Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, hoạt động tập thể. Rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động. Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa; tổ chức các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; đảm bảo An ninh trật tự trường học, An toàn giao thông, Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 17
  7. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và công an xã, công an huyện trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội trong và ngoài nhà trường. Tăng cường công tác phối hợp giữa Đoàn thanh niên, GVCN, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh trong công tác quản lí, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách, giá trị sống cho học sinh. Giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, giá trị văn hóa truyền thống, lòng yêu nước, tinh thần tự trọng của dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm cho học sinh; rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Học sinh tham quan Dinh Độc Lập Giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh: biết thương yêu gia đình, bạn bè, kính trọng thầy cô; sống trung thực, tự trọng, lành mạnh và trách nhiệm. Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 18
  8. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xây dựng nhà trường đạt chuẩn văn hóa. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh; giáo dục, rèn luyện nhân cách, đạo đức của học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa; ngăn chặn các hành vi thiếu văn hóa, bạo lực học đường; Giáo dục pháp luật, tuyên truyền về biển đảo, hải đảo và trách nhiệm của học sinh đối với quê hương và Tổ quốc. Học sinh tham gia đua xe đạp chậm Học sinh tham gia đổ nước chai Thầy Tổng phụ trách khen thưởng khích lệ tinh thầntrong tham gia trò chơi Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 19
  9. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. Tổ chức học sinh làm lồng đèn nhân dịp Học sinh trang trí cổng trại Xuân Tết Trung Thu năm 2019 Học sinh thi tìm hiểu An toàn giao thông Học sinh làm báo tường nhân ngày Tết Nhà giáo 20/11 3.5.2. Đối với giáo dục hướng nghiệp Giúp học sinh đánh giá đúng khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân trên cơ sở khoa học; đối chiếu các yêu cầu của nghề từ đó xác định hướng đi, hướng chọn nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS; góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS theo hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 20
  10. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. Giúp học sinh nhận dạng được các ngành nghề trong tương lai của mình; giúp các em học sinh định hướng được các môn học phù hợp với các khối thi theo ngành nghề đã định hướng. Liên hệ với các trường dạy nghề, mở lớp tư vấn nghề cho học sinh lớp 9. Sau khi tư vấn, học sinh được giáo viên tư vấn cho lời khuyên tham khảo trong việc lựa chọn hướng học tập và lựa chọn hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học Giáo viên trường Cao Đẳng nghề Long An tư vấn nghề cho học sinh lớp 9 3.6. Biện pháp phối hợp với cha mẹ học sinh trong quản lý hoạt động học tại nhà. Đầu năm học 2018-2019, trong cuộc họp Cha mẹ học sinh vào đầu năm, nhà trường yêu cầu GVCN cùng phụ huynh học sinh thống nhất nội dung rèn luyện nền nếp học tập cho học sinh học tập ở nhà như sau: - Hằng ngày phụ huynh kiểm tra sách vở của con em mình. - Nhắc nhở con em mình học bài cũ và chuẩn bị bài mới khi đến lớp. - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ theo Thời khóa biểu hằng ngày. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 21
  11. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. - Thường xuyên trao đổi GVCN qua trò chuyên trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở đôn đốc học sinh nền nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. - Khi phát hiện con mình còn yếu kém chổ nào cần trao đổi tích cực với GVCN để cùng tìm biện pháp giáo dục thích hợp hơn. Bên cạnh đó, nhà trường tiến hành tổ chức các hội thảo, chuyên đề nói về cách dạy và học của giáo viên - học sinh trong lớp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh. Thời gian được tổ chức trước các kì kiểm tra học kì của các em để phụ huynh nắm bắt và có biện pháp tốt nhất hướng dẫn các em tự học ở nhà, để kết quả của kì kiểm tra học kì đạt hiệu quả cao. Khi tổ chức hội thảo, chuyên đề ngoài những nội dung thông báo chung về những vấn đề liên quan đến việc học tập của các em ở lớp, cần tuyên truyền những chủ trương chính sách về giáo dục đến toàn thể các bậc phụ huynh trong lớp và đưa ra tình huống cụ thể xảy ra trong nhà trường để phụ huynh và giáo viên cùng bàn bạc giải quyết và tìm ra hướng khắc phục. Điểm cần lưu ý là khi đưa ra tình huống trong lớp, giáo viên không được nêu tên học sinh cụ thể trong buổi hội thảo, chuyên đề để tránh làm tổn thương thể diện của các em. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ Giáo viên chủ nhiệm lớp 8/2 trao đổi với huynh trong ngày Đại hội phụ huynh học phụ huynh tại nhà của học sinh sinh đầu năm học 2018-2019 Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 22
  12. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng: Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi thu được những kết quả sau: - Học sinh ý thức hơn trong thực hiện hoạt động ở trường, cũng như ở nhà. Phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến con em mình. Trong năm học 2018 – 2019, số lượng học sinh tham gia học sinh giỏi đạt trong các kì thi đạt so với kế hoạch đề ra. + Kết quả thi học sinh giỏi cấp trường: văn hóa đạt 51/73 học sinh tham gia (69,9%), giải toán máy tính cầm tay đạt 22 học sinh dự thi cấp huyện, thi văn hay chữ tốt đạt 13 học sinh dự thi cấp huyện, thi thực hành Lý – Hóa – Sinh đạt 9 học sinh dự thi cấp huyện + Kết quả tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện: văn hóa lớp 9 đạt 9/25 học sinh tham gia (36%) và được dự thi cấp tỉnh 17/4/2019. Hoạt động thể thao, Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện đạt 17 giải . Tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở đạt 1 giải nhất và 1 giải nhì cấp huyện, tham gia dự thi cấp tỉnh. Tham gia thi học sinh giỏi thực hành Lý – Hóa – Sinh đạt 8/9 học sinh. Đỗ Hoàng Quyên và Đỗ Hoàng Oanh tham gia thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh với mô hình Thùng sấy đa năng Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 23
  13. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. - Học sinh khuyết tật hòa nhập: 2 học sinh (1 chậm phát triển trí tuệ, 1 hội chứng bệnh lùn) học sinh được học hòa nhập cùng với các bạn, không có sự phân biệt đối xử. Kết quả cuối học kì I: 1 học sinh xếp loại Trung bình, 1 học sinh xếp loại Khá. Khối Số HỌC LỰC HẠNH KIỂM HS Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 6 140 52 41 40 6 1 116 21 3 0 7 72 23 26 21 2 0 45 14 10 3 8 109 52 35 19 3 0 89 17 3 0 9 104 54 23 25 2 0 88 12 4 0 Cộng 425 181 125 105 13 1 338 64 20 3 % 42,6 29,4 24,7 3,1 0,2 79,5 15,1 4,7 0,7 Bảng thống kê Học lực – Hạnh kiểm học kì I năm học 2018-2019 (Trích trong sơ kết năm học 2018-2019) Qua bảng thống kê cho thấy học sinh có sự tiến bộ so với đầu năm học: Tỉ lệ học sinh giỏi 42,6% so với đầu năm tăng 0,5%; học sinh yếu, kém giảm 0,7% (4% 3.3%); tỉ lệ học sinh trên trung bình được nâng cao (96% 96,7%); Hạnh kiểm học sinh được nâng lên (99% 99,3%). So với chỉ tiêu kế hoạch năm học đề ra: Học lực 98% từ trung bình trở lên; Hạnh kiểm 98,6% từ trung bình trở lên. Qua học kì I học lực đạt 96,7% ; Hạnh kiểm 99,3%. Vậy so với kế hoạch nhà trường đã gần như đạt với mục tiêu kế hoạch đề ra. III. KẾT LUẬN: 1. Tóm lược giải pháp: Để hoạt động học tập của học sinh mang lại hiệu quả tốt thì nhà trường phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 24
  14. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. Trước hết, phải tổ chức xây dựng nền nếp học tập, giữ vững ổn định trật tự trong trường học, có như vậy tất cả giáo viên và học sinh mới thật sự an tâm dạy và học. Thứ hai, xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm có uy tín và trách nhiệm với công việc, được học sinh yêu mến. Lực lượng này sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong việc giúp học sinh tạo được ý thức học tập trong bản thân. Thứ ba, quản lý thật tốt các giờ học trên lớp. Đây là hoạt động chính trong nhà trường, hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Thứ tư, quản lý tốt các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Thứ năm, quản lý các buổi hoạt động ngoài giờ, hướng nghiệp. Thứ sáu, phối hợp tốt với cha mẹ học sinh trong quản lý hoạt động học tại nhà. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy, trong quá trình quản lý cần phải có sự phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận trong nhà trường dựa trên kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, kết quả của quá trình giảng dạy và học tập cần phải được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như khắc phục được những mặt yếu kém trong quá trình dạy học. Hơn nữa, việc quản lý hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường được tiến hành đúng đắn sẽ củng cố được chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, qua đó giúp cho nhà trường quản lý được mặt bằng chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành giáo dục và đáp ứng được nhu cầu của mục tiệu giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý điều hành, người quản lý cần phải có uy tín, có bãn lĩnh như : phong cách lãnh đạo, năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 25
  15. Đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của học sinh trong trường THCS”. nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và có tầm nhìn xa, sâu và rộng đối với sự nghiệp giáo dục. Cần phải có những quyết định đúng đắn trong các biện pháp quản lý hoạt động của nhà trường, có như thế thì tin chắc rằng hoạt động dạy học nhất định sẽ nâng cao được chất lượng của nhà trường trong giai đoạn đổi mới hiện nay. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả học sinh ở trường trung học cơ sở trong quản lý hoạt động học tập của học sinh. Bình Lãng, ngày 18 tháng 3 năm 2019 Người thực hiện Đặng Thị Thương Đặng Thị Thương – Trường THCS Bình Lãng – Tân Trụ - Long An 26