Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5 trong trường Tiểu học

docx 31 trang thulinhhd34 49407
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5 trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doi_don_v.docx
  • docxDon de nghi cong nhan sang kien.docx
  • docxphieu dang ki sang kien.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5 trong trường Tiểu học

  1. Tương tự như lược đồ phân tích trên ta có thể lập bảng như đổi đơn vị ở trên. - Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn với danh số phức Ví dụ 2: a. 42705 cm2 = m2 dm2 cm2 ; b. 5 cm2 7mm2 = dm2 Cách làm bài tập này tương tự như bài tập ở phần trên nhưng để thuận lợi cho việc đổi nhiều bài tập ta nên lập bảng. Đề bài m2 dm2 cm2 mm2 Kết quả đổi 42075cm2 4 27 05 4m2 27dm2 05cm2 5cm27mm2 0 05 07 0.0507dm2 Ở ví dụ 2b, nếu nhẩm học sinh vẫn nhẩm là thêm hai chữ số 0 vào trước số 57 thì giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy 5cm2 = 0,05dm2 và 7mm2 = 0,0007dm2 5cm27mm2= 0,05 dm2 + 0,0007 dm2 = 0,0507dm2. c) Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo thể tích * Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé - Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé với danh số đơn Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của hai đơn vị diện tích liền nhau với hai đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ(hai đơn vị đo thể tích liền nhau gấp(kém) nhau 1000 lần. Ví dụ: 0,8m3 = dm3 Vì 1m3 = 1000dm3 nên 0,8m3 = 0,8 x 1000 dm3 = 800dm3 Như vậy khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị nhỏ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị ba chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết thêm mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0, tức là nhân dần với 1000. - Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé với danh số phức Ví dụ: a. 8m3 75dm3 = dm3 b. 6,9784m3 = m3 dm3 cm3
  2. Cách 1: a. 8m3 75dm3 = dm3 Ta có: 8m3 75dm3 = 8000dm3 + 75 dm3 = 8075dm3 Vậy 8m3 75dm3 = 8075 dm3 b. 6.9784m3 = m3 dm3 cm3 Học sinh nhẩm 6 (m3) 978 (dm3) 400 (cm3) Ta được 6,9784m3 = 6m3 978dm3 400cm3 Lưu ý học sinh tránh nhầm thêm chữ số 0 trước chữ số 4 của đơn vị đo cm 3. Để phát huy trí lực học sinh phần này nên để học sinh nhận thức tốt tự giải thích (chữ số 4 có giá trị là 0,0004m3 = 0,0004 x 1000000cm3 = 400 cm3). Cách 2: Lập bảng Đề bài m3 dm3 cm3 Kết quả đổi 8m3 75dm3 8 075 000 8075dm3 6,9784 m3 6 978 400 6m3 978dm3 400cm3 Lưu ý: Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì ô của đơn vị lớn nhất không cần đủ 3 chữ số. Nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số. Ngoài ra phần thể tích này còn có dạng: Điền tên đơn vị vào chỗ như sau: 5100397 cm3 = 5 100 397 Học sinh nhẩm từ phải sang trái: 397(cm3) 100(dm3) 5(m3) Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ bé đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh có thể làm được dễ dàng. * Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn Đối với dạng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị bé sang đơn vị lớn, học sinh cần ghi nhớ cách làm là chia dần cho 1000 hay chuyển dần dấu phẩy của số đó sang trái ba chữ số. Ví dụ: 77cm3 = dm3 Ta có: 77 cm3 = 77: 1000 dm3 = 0,077 dm3
  3. Dạng bài tập này hầu như ít xuất hiện ở sách giáo khoa Toán 5. Vì vậy tôi không đi sâu nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm này. d) Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị đo thời gian * Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé Đây là đơn vị đo đại lượng mà học sinh hay gặp nhất trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chúng không đồng nhất nên khi đổi đơn vị thời gian chỉ có cách duy nhất là thuộc mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian trong bảng đơn vị đo thời gian rồi đổi lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Bảng đơn vị đo thời gian: 1 thế kỉ = 100 năm 1 tuần lễ = 7 ngày 1 năm = 12 tháng 1 ngày = 24 giờ 1 năm = 365 ngày 1 giờ = 60 phút 1 năm nhuận = 366 ngày 1 phút = 60 giây Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận (năm có 2 chữ số tận cùng chia hết cho 4) Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày. Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày. Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày) Đổi đơn vị đo thời gian là sự kết hợp tổng hoà các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và kỹ năng tính toán. Ví dụ: 2 năm 3 tháng = 12 tháng 2 + 3 tháng = 27 tháng 2 giờ 3 phút = 60 phút 2 + 3 phút = 123 phút 5 thế kỉ = 100 năm x 5 = 500 năm 5 thế kỉ 12 năm = năm Nhẩm là 5 thế kỉ = 100 năm x 5 = 500 năm. Vậy 5 thế kỉ 12 năm = 500 năm + 12 năm = 512 năm Nên 5 thế kỉ 12 năm = 512 năm. 7 phút 36 giây = phút Nhẩm tính 36 giây = 36:60 phút = 0,6 phút Nên 7 phút 36 giây = 7 phút + 0,6 phút = 7,6 phút
  4. * Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn Ví dụ 1: 90 phút = giờ Giáo viên gợi ý HS nhẩm 1 giờ = 60 phút; nên ta lấy 90: 60 = 1,5 giờ. Vậy 90 phút = 1,5 giờ Ví dụ 2: 106 giờ = ngày giờ Giáo viên gợi mở cho học sinh 1 ngày = giờ. Vậy 106 giờ chia ra được bao nhiêu ngày ? Còn dư bao nhiêu giờ ? Học sinh tính: 106: 24 = 4 (dư 10). Như vậy 106 giờ = 4 ngày 10 giờ. Với loại bài tập này giáo viên phải yêu cầu học sinh thử lại kết quả thì chất lượng đổi đơn vị thời gian mới cao. Ví dụ 3: 12 giờ = ngày Giáo viên gợi mở cho học sinh 1 ngày = giờ. Vậy 12 giờ chia ra được bao nhiêu ngày ? Học sinh nhẩm: 12giờ: 24giờ = 1 ngày = 0,5 ngày 2 Ngoài ra học sinh còn hay gặp điền dấu >; <; = vào hai giá trị đại lượng. Muốn làm tốt loại bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững bước đổi đơn vị đo và trình bày tỉ mỉ, tránh làm tắt dễ điền sai dấu. 7.1.2.3. Tổ chức trò chơi học tập Các tiết học Toán thường khô khan và gây căng thẳng cho học sinh vì các em phải tính toán, tư duy nhiều hơn các môn học khác. Vì vậy, giáo viên phải tìm cách tạo hứng thú cho học sinh để các em không cảm thấy mệt mỏi sau mỗi giờ học Toán. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải luôn sáng tạo, tìm ra những cách học mới, phương pháp mới để kích thích hứng thú cho học sinh. Một trong các phương pháp hữu hiệu nhất đó là tổ chức trò chơi trong giờ Toán. Trong các giờ học luyện tập, ôn tập, giáo viên có thể tổ chức cho các em làm bài tập đổi đơn vị đo đại lượng dưới hình thức trò chơi nhằm gây hứng thu cho học sinh tham gia và nâng cao hiệu quả bài làm của học sinh. Ví dụ 1: Trò chơi: Ô chữ bí mật Trò chơi được thực hiện trong khoảng 10 phút. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội và cho học sinh cả lớp chơi. - Nêu luật chơi: Học sinh mỗi đội sẽ chơi theo thứ tự, mỗi lượt chơi, mỗi đội được giải một ô chữ để tìm ra chữ cái bí mật của ô chữ đó. Đội nào không giải
  5. được thì đội còn lại có thể giành quyền trả lời. Trong quá trình giải ô chữ, nếu đội nào tìm ra từ khóa thì thắng cuộc. - Cho học sinh chơi - Nhận xét trò chơi Nội dung như sau: Em hãy giải các ô chữ sau rồi ghép các chữ cái trên mỗi kết quả lại với nhau để tìm câu trả lời cho câu hỏi: Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam là ai? Ô H M Ô 5kg 7dag = g 1,5 km = m 5năm= tháng 50 7dag = kg I H I 20m2 = dm2 10,5dm= m 20cm2 = dm2 H I C 200000cm2 = dm2 12 phút = giây 10hm= m Kết quả ô chữ bí mật: Chủ tịch nước đầu tiên của nước ta là Hồ Chí Minh Với trò chơi này, học sinh không những phải nhanh mắt, nhanh trí mà còn phải có khả năng khái quát để tìm câu trả lời đúng. Thực hiện được trò chơi này thường xuyên sẽ vừa giúp học sinh củng cố kiến thức Toán vừa tăng cường hiểu biết xã hội, lịch sử. Ví dụ 2: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng! Trò chơi được thực hiện trong khoảng 5-7 phút. - Giáo viên cho học sinh thành lập hai đội, mỗi đội khoảng 6 em
  6. - Nêu luật chơi, cử ban giám khảo - Cho học sinh điểm danh và chơi trò chơi tiếp sức - Nhận xét trò chơi Nội dung như sau: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 1 giờ 15 phút = 1,15 giờ 222 phút = 3 giờ 42 phút 1m 2mm = 1,002m 100m2 = 1hm2 300006 m2 = 36km2 6m2 1hg 5g = 15 g Lưu ý: Để tạo hiệu quả cho giờ học, học sinh vui nhưng không quên nhiệm vụ học tập thì giáo viên không nên lạm dụng trò chơi, chỉ tổ chức trong thời gian hợp lí, nhất là trong giờ ôn tập tránh để học sinh sa đà vào trò chơi hoặc cảm thấy nhàm chán. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành áp dụng thử nghiệm tại khối 5 trường tiểu học Đồng Tĩnh B. - Kết quả nhận thấy sau một thời gian vận dụng các phương pháp dạy này là: + Khả năng đổi các đơn vị đo đại lượng của các em đã được cải thiện rõ rệt. Các em thuộc được các bảng đơn vị đo đại lượng đã học và nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo rất tốt. Nhiều học sinh trước đây rất ngại làm bài tập dạng này thì sau khi được lĩnh hội những kiến thức mà đề tài cung cấp đã tự tin làm bài và tham gia tích cực trong giờ Toán. + Tạo sự hứng thú, niềm đam mê, yêu thích môn học. + Tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ trong các tiết học. + Học sinh tự tin hơn trong học Toán nói chung và đổi các đơn vị đo nói riêng. + Nâng cao chất lượng học tập môn Toán cho học sinh lớp 5. - Từ kết quả trên cho thấy một số biện pháp rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo đại lượng mà sáng kiến đưa ra có khả năng áp dụng đối với đối tượng là học sinh lớp 5 của trường tiểu học Đồng Tĩnh B và các trường tiểu học khác trong huyện, trong tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
  7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả nhất là: - Đầu tư cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu, các loại sách, báo tranh ảnh tham khảo phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Toán để tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Thiết lập, tổ chức cho các em một số sân chơi, câu lạc bộ Toán học tại trường, hoặc các trò chơi tập thể nhằm thu hút, khích lệ, tạo hứng thú cho học sinh giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong lên kế hoạch thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng và khuyến khích các em học sinh thường xuyên chưa hoàn thành cùng tham gia. - Tạo điều kiện thuận lợi để các GV dạy tiểu học được tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học toán của Phòng giáo dục, của trường tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ dạy và học Toán tốt hơn. - Nhà trường phối hợp với các trường khác trong cụm tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm dạy học giữa các giáo viên trong trường, trong huyện nhằm tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy học toán. - Giáo viên luôn tâm huyết với nghề, say sưa nghiên cứu tìm tòi, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực dự giờ, thăm lớp các đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sang kiến lần đầu 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở khối lớp 5 trường tiểu học Đồng Tĩnh B năm học 2019-2020. Lớp thực nghiệm là lớp 5B, tôi dạy các tiết Toán liên quan đến đổi đơn vị đo đại lượng theo các biện pháp tôi nêu trên. Lớp đối chứng là lớp 5C, giáo viên dạy bình thường. Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được lựa chọn theo nguyên tắc: cân bằng về số lượng, giới tính, thành phần dân tộc và nhận thức của học sinh.
  8. Bảng 1:Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh Học sinh các nhóm Dân tộc Lớp TS Nam Nữ Kinh 5B 31 14 17 31 5C 31 16 15 31 Bảng 2: Chất lượng giáo dục ở hai lớp cuối học kì I năm học 2019-2020 KT - KN NL - PC Lớp TS T H C T Đ C 5B 31 15 16 0 17 14 0 5C 31 13 18 0 16 15 0 - Về ý thức học tập: Học sinh ở hai lớp đều tích cực, chủ động. - Về thành tích học tập của năm trước: Hai lớp đều tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát năng lực nhận thức học sinh đầu năm học do tổ chuyên môn ra chung cho cả khối lớp 5, tổ chuyên môn chấm chung. Kết quả bài kiểm tra cho thấy điểm của hai lớp là tương đương, không có sự chênh lệch quá mức. Việc dạy thử nghiệm của tôi được tiến hành theo thời khoá biểu nhà trường để không làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Bài kiểm tra trước tác động: BÀI KIỂM TRA Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng trong mỗi câu sau: 1. Phân số 2 bằng phân số nào dưới đây: 3 A. 20 B. 15 C. 10 D. 4 18 45 15 5 2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 2m2 5cm2 = cm2 là: A. 205 B. 2005 C. 250 D. 20005 3. Số thích hợp để viết vào ô trống sao cho 69 chia hết cho cả 3 và 5 là: A. 5 B. 0 C. 2 D. 3 4. Trên bản đồ tỷ lệ 1: 1000, đoạn thẳng AB được vẽ dài 12cm. Độ dài thật của đoạn thẳng AB là:
  9. A. 120 m B. 1200 m C. 12 000 m D. 12 m Câu 2. Tính: a) 2 +4 b) 1 - 3 7 5 c) 3 x 4 c) 8 : 3 5 7 7 2 Câu 3. Tìm x : 1 2 2 2 a) x b) x : 3 7 5 9 Câu 4. Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 45cm. Chiều rộng bằng 4 chiều 5 dài.Tính diện tích của hình chữ nhật đó. Câu 5. Với bốn chữ số 0,1,4,5 hãy viết các số có ba chữ số khác nhau vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 9. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học sinh học xong các bài học về đổi các đơn vị đo đại lượng do tôi và cô Nguyễn Thị Kim Thanh - giáo viên lớp 5C thiết kế. BÀI KIỂM TRA Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a. 0,5m = cm 0,075km = m 5km2 37dam2 = km2 18000000 m2 = km2 4 tấn 562kg = tấn 0,08 tạ = kg 7,268 m3 = dm3 1 dm3 9 cm3 = cm3 b. 2 năm 6 tháng = tháng 2,5 ngày = giờ 15 phút 42 giây = phút 2 giờ 15 phút = giờ 5 thế kỉ 8 năm = năm 2000 năm = thế kỉ Bài 2. > < 6kg 7g 6,007 kg 7m3 5dm3 7,05 m3 = 495 giây 8 phút 15 giây 9,2 m2 920 dm2 Bài 3. Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân a) Có đơn vị là mét vuông: 5m2 4cm2 26m2 17 dm2 705 cm2
  10. b) Có đơn vị đo là ki-lô-gam: 2kg 50g 10kg 3g 500g Kết quả thực nghiệm: BẢNG ĐIỂM LỚP THỬ NGHIỆM (5B) STT Họ, tên đệm Tên Điểm KT trước TĐ Điểm KT sau TĐ 1 Nguyễn Tuấn Anh 5 7 2 Đào Thị Mai Anh 8 10 3 Nguyễn Ngọc Ánh 6 8 4 Nguyễn Trần Hà Anh 6 7 5 Nguyễn Quang Đại 8 9 6 Đặng Thu Hằng 8 9 7 Hà Văn Hiệp 6 7 8 Phạm Ngọc Hiếu 6 8 9 Đào Thị Hoan 8 9 10 Nguyễn Việt Hoàng 7 9 11 Đào Thị Kim Huệ 7 8 12 Đào Thị Mai Hương 7 7 13 Nguyễn Thi Thanh Huyền 6 8 14 Nguyễn Việt Khánh 6 7 15 Hà Thế Khôi 8 9 16 Nguyễn Đức Mạnh 6 8 17 Nguyễn Quang Minh 6 7 18 Phạm Thị Trà My 6 7 19 Phạm Thị Thảo My 5 8 20 Đào Thị Bích Ngọc 7 8 21 Nguyễn Thị Khánh Nhi 7 8 22 Nguyễn Đức Quang 7 9 23 Nguyễn Đức Thanh 6 8 24 Phạm Thị Anh Thư 7 9 25 Hà Uyên Trang 7 9 26 Nguyễn Văn Tùng 7 9 27 Trần Ngọc Thảo Uyên 7 8 28 Hà Thu Uyên 6 7 29 Trần Ngọc Văn 8 9 30 Đào Long Vũ 7 8 31 Trần Lệ Xuân 6 7 BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG (5C) STT Họ, tên đệm Tên Điểm KT trước TĐ Điểm KT sau TĐ
  11. 1 Phạm Lan Anh 6 7 2 Nguyễn Minh Anh 6 7 3 Hà Nguyễn Kiều Anh 7 8 4 Nguyễn Vân Anh 4 6 5 Nguyễn Phạm Gia Bảo 8 9 6 Nguyễn Tiến Đạt 6 7 7 Đào Văn Được 7 7 8 Nguyễn Thùy Dương 5 7 9 Nguyễn Nhật Duy 5 7 10 Đào Khánh Duy 6 8 11 Hà Mạnh Hiếu 5 7 12 Đào Văn Khang 6 7 13 Nguyễn Phương Khanh 8 9 14 Nguyễn Linh Kiều 5 7 15 Nguyễn Kỳ Kỳ 7 8 16 Hà Thị Phương Lan 8 8 17 Đào Phương Linh 7 8 18 Phùng Đức Long 6 7 19 Phan Thành Lương 7 8 20 Nguyễn Trần Lương 5 6 21 Nguyễn Ánh Ngọc 5 6 22 Hạ Quang Phú 6 7 23 Trần Khánh Phương 5 6 24 Vũ Thu Phương 7 8 25 Nguyễn Thị Phương Thảo 6 7 26 Đào Anh Thư 7 9 27 Nguyễn Thị Thu Thủy 5 6 28 Hà Thị Huyền Trang 6 7 29 Trần Anh Tú 6 7 30 Lê Xuân Tùng 7 8 31 Hà Thị Hải Yến 6 7 Như đã chứng minh ở trên, kết quả kiểm tra hai nhóm trước tác động là tương đương. Kết quả bài kiểm tra sau tác động, điểm số xuất hiện nhiều nhất trong dãy điểm của lớp thử nghiệm là 9 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm nằm ở vị trí giữa trong dãy điểm số của lớp thử nghiệm là 8 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7. Điểm trung bình của lớp thử nghiệm là 8,1 cao hơn so với nhóm đối chứng là 7,2. Từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có áp dụng ba biện pháp mới nêu trên đến kết quả học tập của học sinh trong Toán ở lớp thử nghiệm là có khả quan.
  12. Như vậy sáng kiến Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5 của tôi đã được chứng minh là áp dụng tốt trong giảng dạy tại trường tiểu học Đồng Tĩnh B. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến Sau khi thử nghiệm thành công sáng kiến kinh nghiệm của tôi tại đơn vị nơi tôi công tác, tôi đã mạnh dạn áp dụng sang các trường khác trên địa bàn huyện Tam Dương trong năm học 2019-2020. Tôi chọn 5 trường tiểu học trong huyện. Mỗi trường tôi chọn hai lớp: Lớp thử nghiệm, giáo viên dạy các tiết Toán có liên quan đến đổi các đơn vị đo đại lượng theo các biện pháp nêu trên. Lớp đối chứng, giáo viên dạy bình thường. Trường Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số TH Đồng Tĩnh B 5B 20 5C 20 TH Đồng Tĩnh A 5A 20 5B 20 TH Hợp Hòa 5B 20 5A 20 TH Hoàng Hoa 5B 25 5A 25 TH Hướng Đạo 5A 20 5B 20 Tôi lựa chọn những giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề và trình độ chuyên môn tương đương để tiến hành nghiên cứu. Đây đều là những giáo viên được nhà trường đánh giá cao về năng lực chuyên môn cũng như lòng nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Việc dạy thực nghiệm của tôi được tiến hành theo thời khoá biểu nhà trường để không làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Soạn giáo án thực nghiệm: Sau khi thống nhất chương trình dạy các bài thực nghiệm như trên, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên dễ sử dụng. Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã kiểm tra kết quả đầu vào của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. Nội dung các bài kiểm tra trước và sau tác động tôi cũng sử dụng như lần thực nghiệm 1. Tiến hành giảng dạy theo các phương án thực nghiệm đã thiết kế ở các lớp thực nghiệm và giáo viên giảng dạy bình thường ở các lớp đối chứng của từng bài dạy. Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm lần này:
  13. Tiêu chí kết quả học tập của học sinh: Tôi đưa ra 4 mức độ: Giỏi (9-10 điểm), Khá (7-8 điểm), Trung bình (5-6 điểm), Yếu (3-4 điểm). Xử lí kết quả thực nghiệm: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu, cụ thể là phương pháp thống kê mô tả, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau: Tỉ lệ phần trăm để phân loại kết quả học tập, mức độ hứng thú làm cơ sở so sánh kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thực nghiệm: Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh Điểm Điểm Sĩ Độ Trường Lớp trung số 3 4 5 6 7 8 9 10 lệch bình TH TN 20 0 1 2 1 5 6 3 2 7,55 1,20 Đồng Tĩnh B ĐC 20 1 3 2 4 4 4 1 1 6,35 TH TN 20 0 1 2 4 3 4 3 3 7,40 1,35 Hoàng Hoa ĐC 20 1 2 4 6 3 2 1 1 6,15 TN 20 0 0 2 3 5 4 4 2 7,55 TH Hợp Hòa 1,10 ĐC 20 0 2 5 4 4 2 2 1 6,45 TH TN 25 0 1 4 6 5 3 4 2 8,75 1,30 Đồng Tĩnh A ĐC 25 2 4 5 5 4 2 2 1 7,45 TH TN 20 0 1 2 4 3 5 3 2 7,30 1,30 Hướng Đạo ĐC 20 1 3 4 5 4 1 1 1 6,00 TN 105 0 4 9 18 21 23 17 11 7,26 Tổng 1,08 ĐC 105 5 13 21 24 19 11 7 5 6,18 Qua bảng so sánh trên, ta thấy kết quả các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Độ lệch trung bình của nhóm lớp đối chứng so với lớp thực nghiệm là 1,08. Điều này chứng tỏ thực nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt. Việc phối hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nêu trên trong dạy học đổi các đơn vị đo đại lượng và tổ chức cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức đã giúp các em hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn. Do đó hiệu quả giảng dạy được nâng cao thêm một bậc. Kết quả trên được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
  14. 50 45 40 35 30 25 Thực nghiệm 20 Đối chứng 15 10 5 0 Yếu Trung bình Khá Giỏi Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả thực nghiệm Sau khi sử dụng một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo mà sáng kiến đưa ra để dạy các dạng bài có liên quan thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. + Học sinh tiếp cận dạng toán một cách khoa học, bài bản hơn và nắm chắc bản chất kiến thức hơn nên hiệu quả học tập cũng được nâng cao. + Các em tỏ ra thích thú trong quá trình học các đơn vị đo đại lượng nên tạo ra bầu không khí sôi nổi, hào hứng trong các tiết học toán. - Những học sinh trước đây thường xuyên chưa hoàn thành dạng kiến thức này cũng đã bạo dạn hơn, có ý thức hơn trong việc học. Vì vậy kết quả thu được khả quan hơn. - Giáo viên dễ quan sát, phân hóa và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để giúp đỡ các em một cách kịp thời. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thấy học sinh có những chuyển biến rõ rệt về kĩ năng đổi đơn vị đo, các em đã biết cách đổi nhanh hơn và chính xác hơn, và giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức về các bảng đơn vị đo. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Đồng thời, các em có hứng thú học tập và mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nhiều em tiến bộ rõ rệt. Tôi tin rằng nếu phương pháp này được áp dụng xuyên suốt với đầy đủ điều kiện cần thiết thì chắc chắn các em học sinh sẽ có đầy đủ vốn kiến thức cần thiết để tự tin học tập tốt môn Toán cũng như góp phần thúc đẩy các môn học khác, làm nền tảng vững chắc cho tương lai sau này. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
  15. Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5 trong trường tiểu học. Đồng Tĩnh ngày 02 tháng 4 năm 2020 Đồng Tĩnh ngày 30 tháng 3 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Mạnh Tuân