Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

doc 18 trang binhlieuqn2 08/03/2022 41716
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_tho_d.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. BẢNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CỦA TRẺ (Đầu năm) Tốt Khá Trung bình Yếu ST Các kỹ năng của SL/ % SL/ % SL/ % SL/ % T trẻ 46 trẻ 46 trẻ 46 trẻ 46 trẻ 1. Đọc thuộc thơ 5 11 12 26 23 50 6 13 Đọc biết lấy hơi, 2. 3 6,5 13 28 20 43,5 10 22 ngắt nghỉ Đọc có nhịp điệu, 3. 2 4 12 26 17 37 15 33 ngữ điệu, vần điệu Đọc diễn cảm thể 4. 3 6,5 10 22 20 43,5 13 28 hiện cảm xúc Với những yếu tố trên bản thân tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra một số biện pháp biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Sau đây tôi xin chia sẻ những biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm. Muốn dạy trẻ đọc được thơ diễn cảm thì trước hết bản thân 2 giáo viên phải tự rèn luyện, tìm hiểu, sáng tạo học hỏi nâng cao kỹ năng đọc diễn cảm những bài thơ dạy cho trẻ. Vì thế giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu tính nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào trong từng bài thơ: thể thơ, nhịp thơ, các từ luyến láy trong từng câu thơ để xác định được mục đích yêu cầu khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Sau khi đã tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ thì giáo viên cần rèn luyện giọng đọc, cử chỉ nét mặt của mình bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần, chú ý cách ngắt nhịp, nhịp thơ tạo nên sự truyền cảm, thể hiện được tình cảm của mình đối với tác giả và tác phẩm. * Ví dụ : Dạy thơ “ Bố là lính hải quân” – Trần Anh Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 4 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 2/2 đọc với giọng nhẹ nhàng kết hợp cử chỉ nét mặt vui tươi, trìu mến thể hiện tình cảm vui sướng của bố và con được gặp nhau sau một thời gian dài xa cách. “ Hôm bố về nhà Cõng bé trên vai Bố nhún bố nhảy Bố bảo như là 6/15
  2. Tàu bố ngoài khơi” Ngoài ra cô cần tập trung đọc đi đọc lại nhiều lần những từ khó và từ điệp ngữ “ Lắc lư lắc lư”. Chú ý trẻ phát âm chưa chuẩn như: “ Bố nhún bố nhảy” để khi vào dạy dễ dàng, chủ động hơn. Khi giáo viên đã tự rèn luyện cách thuộc thơ và đọc diễn cảm rồi thì tổ chức tiết dạy tự tin hơn và lôi cuốn trẻ vào tiết học hiệu quả hơn. - Tôi thường xuyên nghiên cứu và học tập kiến thức thông qua các cuốn sách, tài liệu có liên quan đến cách dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Bên cạnh đó tôi còn lên mạng internet tải những tài liệu, thông tin có liên quan đến dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm để nghiên cứu và tham khảo. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên ở lớp và tự rèn luyện với nhau, nhận xét giúp đỡ nhau trong quá trình giảng dậy. Rèn luyện qua những góp ý, đánh giá của tổ chuyên môn. - Tích cực tham gia các buổi kiến tập, tập huấn về nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng về phát triển ngôn ngữ cho trẻ, do Phòng giáo dục huyện và nhà trường tổ chức. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều các kinh nghiệm quý báu của chị em đồng nghiệp và những kiến thức chuyên ngành do các thầy cô của Sở, của Phòng giáo dục truyền đạt. - Ngoài ra tôi còn tham gia kiến tập chuyên đề về phát triển ngôn ngữ do Phòng giáo dục kết hợp cùng nhà trường tổ chức. * Kết quả đạt được: - Với những cách làm trên bản thân tôi đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, kỹ năng khi tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ nói chung và dạy trẻ đọc thơ diễn cảm nói riêng. - Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ của tôi cũng tiến bộ rõ rệt, được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Kiến thức và kỹ năng của tôi ban đầu còn hạn chế nay đã được nâng cao hơn rất nhiều, đã biết đọc thơ đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng lúc, một số kỹ năng của tôi đã khéo léo và thuần thục hơn. Tôi thấy bản thân mình có thêm được rất nhiều các kiến thức để dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. - Thông qua những kiến thức mà tôi đã học được, tôi đã xây dựng được các giáo án dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ một cách khoa học, có tính logic và quan trọng là nắm vững được các kiến thức, kỹ năng mà trẻ cần đạt được thông qua tiết đọc thơ diễn cảm. Từ đó, kỹ năng soạn và trình bày giáo án của tôi cũng cải thiện 7/15
  3. một cách rõ rệt như: Cách trình bày, xác định đúng mục đích – yêu cầu, nội dung và phương pháp hình thức tổ chức hoạt động. Sau đây tôi xin minh họa một giáo án mà tôi đã tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. (Ở phần phụ lục 1) 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dậy trẻ đọc thơ diễn cảm Ngay từ đầu năm học tôi và giáo viên cùng lớp đã cùng quan sát và nhận thấy các con kỹ năng đọc thơ còn yếu kém nên 2 cô đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu cập nhật những bài thơ mới để đưa vào chương trình giáo dục của lớp nhằm giúp các con hứng thú hơn với hoạt động đọc thơ. * Cách làm: - 2 giáo viên cùng bàn bạc, nghiên cứu tài liệu và cập nhật những bài thơ mới - Lựa chọn những bài thơ phù hợp với lứa tuổi - Xây dựng kế hoạch phải xen kẽ những tiết thơ với truyện. - Trẻ được làm quen nhiều bài thơ mới, nhiều thể loại khác nhau, nhiều đề tài phong phú. - Học hỏi đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để chắt lọc những cái mới. - Giáo viên cần phải nắm được đặc điểm về ngôn ngữ cũng như kỹ năng đọc thơ, diễn đạt của trẻ lớp mình. Từ đó giáo viên mới đưa ra được những biện pháp, kế hoạch giáo dục trẻ hiệu quả, phù hợp. - Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện tác động đến sự phát triển của từng trẻ và từng lứa tuổi. * Kết quả đạt được: Tôi đã xây dựng được một kế hoạch xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm học, giúp cho giáo viên chủ động hơn trong việc dậy trẻ đọc thơ diễn cảm. Tôi đã lập ra một kế hoạch giáo dục trẻ như sau: Tháng Trong giờ học Ngoài giờ học 9 - Trăng sang - Bạn Mới - Cô dậy - Nghe lời cô giáo - Đồng dao: dung răng dung rẻ 10 - Em yêu nhà em - Thăm nhà bà - Lấy tăm cho bà - Phải là hai tay - Đồng dao: Tay đẹp 11 - Bé làm bao nhiêu nghề - Cô giáo của con - Bố là lính hải quân - Làm bác sĩ - Đồng dao: dệt vải 12 - Chú giải phóng quân - Con đường của bé - Xe chữa cháy - Giúp bà 8/15
  4. - Đồng dao: đi cầu đi quán 1 - Tết đang vào nhà - Xuân - Bé chúc tết - Đồng dao: Tập tầm vông 2 - Bác bầu bác bí - Gà trống và hoa mào gà - Cây dây leo - Vườn cải - Đồng dao: Trồng đậu trồng cà 3 - Em vẽ - Cá ngủ ở đâu - Rong và cá - Chhim chích bông - Đồng dao: Mèo đuổi chuột 4 - Ông mặt trời -Mùa hạ tuyệt vời - Mây và gió - Cầu vồng - Đồng dao: Mưa 5 - Bác Hồ của em -Ảnh bác - Đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ Việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ là khâu đầu tiên và rất quan trọng. Nó giúp cô và trẻ chủ động trong quá trình học. Việc lựa chọn những bài thơ, ca dao đồng dao phù hợp, ngắn hay dài, hay bài thơ có các nhân vật gần gũi với trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi đọc thơ diễn cảm. 3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Trẻ không thể lĩnh hội ngay bài thơ qua một hoạt động dạy trẻ đọc thơ, vì vậy để cho hoạt động đó đạt kết quả cao giáo viên cần linh hoạt lồng ghép vào các hoạt động khác như: Hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do để khắc sâu hơn bài học cho trẻ. Giáo viên cần linh hoạt các thời gian trong ngày để có thể cho trẻ làm quen thơ, hay ôn thơ, rèn luyện cho trẻ thuộc thơ, trả lời rõ ràng, trọn câu, ghi nhớ được bài thơ lâu hơn. 3.1 Trong giờ học: - Tôi xác định mục đích – yêu cầu dạy trẻ sao cho phù hợp với độ tuổi cũng như những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đạt được thông qua việc đọc thơ diễn cảm. - Tôi luôn vận dụng những kiến thức mình đã trau dồi được truyền đạt lại cho học sinh qua các giờ dạy trẻ đọc thơ. - Trong quá trình tổ chức dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi chú ý quan sát, sửa chữa cách đọc và khắc phục những khuyết điểm, động viên trẻ giúp trẻ tự tin đọc thơ một cách diễn cảm. - Để thu hút trẻ vào hoạt động đọc thơ diễn cảm tôi đã sử dụng rất nhiều các đồ dùng như: Tranh, câu đố, hình ảnh, video, giúp gợi lại cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm. Từ đó trẻ sẽ có cảm hứng để đọc diễn cảm các bài thơ. - Truyền cho trẻ cảm xúc trong các giờ học 9/15
  5. - Thường xuyên thay đổi hình thức dạy trẻ trong giờ học gây hứng thú cho trẻ: + Cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức: tranh thơ, xa bàn + Ghi âm cá nhân hay tổ nhóm trẻ trong lớp đọc thơ và mở lại cho cả lớp nghe, cho trẻ đoán tên bạn, hay tổ nhóm đọc thơ. + Quay video cá nhân, tổ nhóm trẻ đọc thơ và mở lại cho trẻ xem lại mình và bạn để trẻ nhận xét, động viên khuyến khích trẻ tự tin hơn. 3.2 Ngoài giờ học: - Trong các giờ trò chuyện sáng, hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm quen với các bài thơ mới, lời thơ hay nội dung bài thơ, giúp trẻ khắc sâu hơn và thích thú vào bài học ở hoạt động chung hoặc cô có thể cho trẻ ôn thơ ở hoạt động ngoài trời bằng những câu hỏi gợi mở để cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ và đọc thơ theo yêu cầu của cô. - Trong hoạt động chiều cũng có thể cho trẻ ôn thơ hay làm quen thơ mới, việc ôn lại bài thơ đã học, giáo viên có thể cho trẻ xem tranh và đọc thơ theo tranh. Việc này giúp trẻ nhớ sâu hơn về cả phần lời thơ, đồng thời có thể giúp trẻ nhớ về nội dung bài thơ, tình tiết của bài thơ, rèn kỹ năng đọc thơ qua tranh hay lớn hơn trẻ có thể nhìn tranh và sáng tạo ra thơ. - Hoạt động góc tôi cho trẻ đọc, xem tranh các bài thơ mà trẻ đã được học hay các câu chuyện mới. - Trong hoạt động ngủ tôi cho trẻ nghe các bài thơ, câu chuyện nhằm ôn lại những kiến thức mà trẻ đã được học vào buổi sáng giúp cho trẻ có thêm những kỹ năng đọc thơ diễn cảm và giúp cho trẻ bổ sung thêm những kiến thức mà trẻ còn thiếu hụt qua giờ học, đồng thời giúp trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ của mình hơn. - Ngoài các hoạt động góc, ngủ, thì hoạt động ăn cũng là hoạt động để cho tôi và trẻ được gần gũi nhau hơn tôi ổn định trẻ bằng cách cho trẻ đọc lại các bài thơ mà trẻ được học nhằm giúp trẻ bước vào một giờ ăn với tâm lí thật là thoải mái, để trẻ có thể ăn tốt và ăn được hết suất của mình. - Bên cạnh đó, các ngày hội, ngày lễ như 2/9, 20/11, Tết nguyên đán, 8/3, tôi cũng thường xuyên dạy trẻ đọc thuộc và đọc diễn cảm các bài thơ để trẻ có thể tự tin biểu diễn cho các bạn cũng như các cô nghe. - Thông qua các hoạt động giáo viên giáo dục cho trẻ những điều hay, lẽ phải, lễ phép với người khác, yêu quý mọi người và biết ơn điều tốt mà người khác làm cho mình, tránh những thói hư tật xấu, 3.3 Bồi dưỡng trẻ yếu kém và trẻ có năng khiếu đọc thơ: - Trẻ yếu kém tôi thường đọc thơ cho trẻ nghe; luôn động viên, khuyến khích, sửa sai và quan tâm trẻ hơn để trẻ được tư tin, mạnh dạn thể hiện bản thân mình. 10/15
  6. Tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình của con ở tại lớp và cung cấp các tài liệu về các bài thơ mà trẻ được học ở trên lớp cho phụ huynh để cùng dạy con ở tại nhà. - Những trẻ có năng khiếu tôi gợi ý, yêu cầu trẻ không những đọc thuộc thơ mà đọc diễn cảm, thể hiện điệu bộ cử chỉ phù hợp với mỗi câu thơ. Ngoài ra, khi trẻ đã thuộc thơ và đọc diễn cảm thì tôi thường có những yêu cầu cao hơn một chút như: Cho trẻ đọc thơ cùng với diễn rối, cho trẻ đọc thơ nối tiếp, - Qua đó tôi còn chú ý động viên, khuyến khích và sửa sai cho các trẻ còn yếu kém về các kỹ năng đọc thơ diễn cảm như: cách ngắt nghỉ, cách phát âm hay cách mà trẻ sử dụng các cử chỉ, điệu bộ của mình cho bài thơ còn chưa đạt. Bên cạnh đó, các trẻ đã giỏi tôi tìm mọi cách để khai thác và phát huy các năng khiếu của trẻ. 3.4 Kết quả: - Khi tổ chức các hoạt động như vậy đối với trẻ, tôi cảm thấy trẻ tiến bộ hơn rất nhiều so với lúc đầu mà trẻ mới được làm quen. Trẻ đã thuộc được thơ, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, nhịp điệu đọc thơ cũng phù hợp hơn và trẻ đã biết cách thể hiện được cảm xúc của mình thông qua bài thơ. - Qua đó, trẻ đã lĩnh hội được rất nhiều các kiến thức, kỹ năng và các cách để đọc thơ diễn cảm như: Đọc thuộc thơ, biết ngắt nghỉ đúng chỗ và biết thể hiện cảm xúc của mình. Tôi thấy những trẻ yếu đã tự tin, mạnh dạn không còn nhút nhát sợ sệt như hồi đầu. Những trẻ khá giỏi có giọng điệu, cử chỉ phù hợp với từng bài thơ, phát âm chuẩn hơn. - Giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, khả năng diễn đạt của trẻ trôi chảy hơn, giao tiếp tự tin hơn và bớt đi được tính nhút nhát của độ tuổi, đồng thời cũng giúp cho trẻ phát triển trí tuệ. Từ đó, trẻ trở nên hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách, trở thành người tốt và là người sống có ích. Hình ảnh bồi dưỡng thêm cho trẻ có năng khiếu và yếu kém(Phụ lục 2) 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh Như chúng ta đã biết “Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ”. Gia đình là nơi có điều kiện để hiểu trẻ sớm nhất, toàn diện nhất. Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng sớm nhất, mạnh mẽ nhất, mang tính quyết định nhất tới sự hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ. Để rèn trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ, ngoài các hoạt động do giáo viên tổ chức cho trẻ tại lớp thì rất cần có sự phối hợp với phụ huynh để cùng dạy dỗ và rèn luyện cho trẻ tại nhà. Chính vì vậy, giáo viên và phụ huynh trẻ cần có sự kết hợp chặt chẽ. 11/15
  7. * Cách làm: - Tôi trao đổi với phụ huynh cách dậy và chơi cùng trẻ thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm. - Trao đổi với phụ huynh bằng các bài viết nội dung phối hợp thông qua bảng tuyên truyền của lớp - Tôi thường xuyên trao đổi trong giờ đón trả trẻ với phụ huynh động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ hiểu rõ. - Cha mẹ và người thân phải phát âm đúng để trẻ bắt chước. - Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương cho trẻ nghe. - Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền, cung cấp các bài thơ mà trẻ đã được học cho phụ huynh để phụ huynh hướng dẫn con đọc thêm ở nhà. - Do tình hình dịch bệnh covid-19 khiến học sinh không được đến trường, tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh thông qua Zalo của lớp. Gửi cho phụ huynh những bài thơ, câu truyện để phụ huynh dậy thêm con ở nhà, giúp trẻ không nhàn chán trong thời gian nghỉ dịch. - Trao đổi với phụ huynh quay lại những video trẻ đọc thơ gửi vào Zalo nhóm lớp cho các bạn ở lớp cùng được xem. - Phát động phong trào thì đua với các mẹ trong lớp quay lại video con đọc thơ đăng lên facebook cá nhân. Thi đua xem bạn nào được nhiều like hơn. * Kết quả đạt được: - Phụ huynh rất nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên để cùng dạy con ở nhà. - Phụ huynh cũng như các con rất hứng thú tham gia quay những video trẻ đọc thơ up nên nhóm lớp, trang facebook cá nhân. Các con vui vẻ và không bị nhàn chán trong thời gian nghỉ dịch. - Mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh và nhà trường rất chặt chẽ. Phụ huynh rất yên tâm và tin tưởng khi gửi con ở trường. IV. KẾT QUẢ CHUNG: - 100% trẻ thích và hứng thú đọc thơ diễn cảm. - Trẻ biết nhiều thể loại thơ và giọng điệu đọc thơ khác nhau. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các phong trào kể chuyện theo tranh, đọc thơ diễn cảm. - Trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có những phản xạ phù hợp với môi trường mới. - Trẻ có vốn từ phong phú, diễn đạt mạch lạc. 12/15
  8. - 70% trẻ nắm bắt được cách đọc thơ diễn cảm - Soạn được nhiều giáo án hay, được Ban giám hiệu đánh giá cao và dạy trẻ có hiệu quả. Kỹ năng sư phạm được nâng cao, có thêm những kiến thức về phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. - Phụ huynh rất tin tưởng giáo viên và phối hợp tốt với giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ. Phụ huynh đã ủng hộ rất nhiều các nguyên vật liệu làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi, làm sách cho các con. BẢNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CỦA TRẺ Thời Đánh giá SL trẻ Đọc thuộc Đọc biết lấy Đọc có nhịp Đọc diễn gian % thơ hơi, ngắt điệu, ngữ cảm thể nghỉ điệu, vần hiện cảm điệu xúc Đầu Tốt SL/46 trẻ 5 3 2 3 năm % 11 6,5 4 6,5 Khá SL/46 trẻ 12 13 12 10 % 26 28 26 22 Trung bình SL/46 trẻ 23 20 17 20 % 50 43,5 37 43,5 Yếu SL/46 trẻ 6 10 15 13 % 13 22 33 28 Giữa Tốt SL/46 trẻ 24 18 15 17 năm % 52 39 33 37 Khá SL/46 trẻ 13 22 19 16 % 28 48 41 35 Trung bình SL/46 trẻ 6 4 8 7 % 13 9 17 15 Yếu SL/46 trẻ 3 2 4 6 % 7 4 9 13 Trên đây là những kết quả đạt được của trẻ lớp tôi từ đầu năm học đến cuối tháng 12 năm 2019. Do tình hình dịch bệnh covid-19 các con chưa thể đến trường nhưng tôi mong rằng với sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch này các con vẫn tiến bộ từng ngày để đến cuối năm 100% trẻ lớp tôi đạt được những kết quả mong muốn. 13/15
  9. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận chung: Việc cho trẻ làm quen văn học ngay từ lứa tuổi mầm non là một cơ sở tốt để trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người. Thông qua các tác phẩm văn học giúp trẻ hình thành và phát triển nhanh một cách toàn diện về trí tuệ - đạo đức – tình cảm – thẩm mỹ giúp trẻ tích lũy vốn kinh nghiệm sống. Từ văn học giáo dục nhân cách cho trẻ là hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người qua đó trẻ biết kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị. Dành tình cảm quan tâm, thương yêu tới bạn bè em nhỏ. Là một giáo viên đứng lớp, là người có trách nhiệm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho trẻ như kỹ năng đọc, nghe, nói và là người định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế mà giáo viên phải luôn tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, luôn tìm tòi khám phá những cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn học, tích lũy kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung và cụ thể là các bài thơ, câu chuyện, đặc biệt là thơ chuyện mầm non. Tạo cho trẻ niềm đam mê sự hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói chung và làm quen với thơ nói riêng. Bản thân người giáo viên luôn cố gắng rèn luyện giọng đọc, rèn luyện phát âm chuẩn, rèn luyện những cử chỉ điệu bộ của mình cho phù hợp với từng bài thơ trước khi lên lớp để giúp cho trẻ tiếp thu tốt bài học, trẻ ngày càng tiến bộ, phụ huynh yên tâm khi đưa trẻ đến trường và tôi luôn cố gắng là tấm gương sáng để trẻ noi theo. II. Bài học kinh nghiệm: Tổ chức dạy trẻ thường xuyên, tận dụng mọi tình huống trong cuộc sống và sinh hoạt để rèn luyện thêm cho trẻ và tôi luôn luôn thực hiện các viêc sau khi dạy trẻ. Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt trẻ. Không hạ thấp hay doạ nạt trẻ. Không nên bắt trẻ hứa hẹn. Không nên bao bọc trẻ quá mức, và dung túng trẻ. Không nên yêu cầu một sự phục tùng ngay lập tức Không nên giáo huấn và nói quá nhiều. Không tước đoạt trẻ quyền được làm trẻ con. Dạy trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm thông qua việc giáo dục tích hợp vào các môn học. Xây dựng môi trường học tập mang tính sư phạm, “cô giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan”. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và trao đổi những kinh nghiệm dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. 14/15
  10. -> Vậy tất cả chúng ta những người luôn quan tâm và giành nhiều tình yêu mến trẻ thơ hãy cùng nhau nuôi và dạy trẻ thật tốt để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Luôn tìm tòi các biện pháp mới và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp trong việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày nhằm rèn luyện đọc thơ diễn cảm cho trẻ. III. Khuyến nghị và đề xuất: Kính mong Phòng giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho tôi được tham gia các lớp tập huấn, kiến tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng cho trẻ lớp mình biết cách đọc thơ diễn cảm. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các cấp xét duyệt và các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến này Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 2020 do tôi tự làm, không sao chép của Người viết ai và tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nguyễn Thị Thu Hà 15/15
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non ( Bộ giáo dục và đào tạo, dự án SRPP) 2. Chương trình bồi dưỡng công chức viên chức quản lý, giáo viên mầm non ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội : Chuyên đề “ Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ”. 3. Bộ giáo dục và đào tạo: Chương trình giáo dục Mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 4. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam). 5. Giáo trình phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non ( Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội) 16/15
  12. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích của đề tài 2 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lý luận 3 II. Cơ sở thực tiễn 3 1. Đặc điểm, tình hình trường lớp 3 2. Thuận lợi 4 2.1 Cơ sở vật chất 4 2.2 Về giáo viên 4 2.3 Về học sinh 4 2.4 Về phụ huynh 4 3. Khó khăn 4 3.1 Cơ sở vật chất 4 3.2 Về giáo viên 4 3.3 Về học sinh 4 3.4 Về phụ huynh 4 4. Khảo sát thực trạng 5 III. Biện pháp thực hiện 6 1. Biện pháp 1: Giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm 6 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dậy trẻ đọc thơ diễn cảm 8 3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ mọi lúc, mọi nơi 9 3.1 Trong giờ học 9 3.2 Ngoài giờ học 10 3.3 Bồi dưỡng trẻ yếu kém và trẻ có năng khiếu đọc thơ 10 3.4 Kết quả 11 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh 11 IV. Kết quả chung 12 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 I. Kết luận chung 14 II. Bài học kinh nghiệm 14 III. Khuyến nghị 15 17/15