Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ne_nep_trong_sinh.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng tuổi
- 13 những điều mới mẻ. Cô cần dỗ dành, động viên, khuyến khích, đút cho trẻ ăn, ru trẻ ngủ Dần dần trẻ sẽ quen cô, quen bạn, quen với các hoạt động ở lớp thì trẻ sẽ cảm thấy thích đi học hơn và có hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. - Thông qua các giờ chơi ngoài trời, nhằm giúp trẻ xích lại gần nhau, thân thiện, gần gũi yêu quý bạn bè, cô giáo, yêu quý trường lớp, thích thú mỗi khi đến lớp với cô, với bạn. c. Biện pháp 3: Giáo viên luôn sưu tầm, làm nhiều đồ chơi đẹp sáng tạo có tính mở - Việc rèn nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ đạt hiệu quả caothì giáo viên phải tường xuyên sưu tầm những nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nguyên vật liệu sẵn có, các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tính an toàn, tính thẩm mĩ, sáng tạo hấp dẫn, màu sắc đẹp, đảm bảo tính an toàn cho trẻ sử dụng hợp lí phù hợp với độ tuổi. - Đồ dùng đồ chơi phải sắp xếp gọn gàng, ngăn lắp,thuận tiện cho cô quan sát trẻ, vừa tầm lấy của trẻ, cất dễ dàng khi trẻ mang ra hoạt động. Đồ chơi đẹp mắt sẽ thu hút được trẻ vào hoạt động một cách hứng thú, thoải mái, tự tin. Ví dụ: Cô tận dụng bìa cát tông, các chai lọ, nen, giấy, hộp sữa chua, tre, gỗ để làm các đồ chơi,rau, củ, quả,con vật nhằm đưa vào các góc chơi, giờ học, các hoạt động trong ngày để rèn nề nếp thói quen cho trẻ giúp trẻ hứng thú tham gia vào vào hoạt động. - Thông qua các trò chơi cô rèn nề nếp cho trẻ, trẻ biết chơi gọn gàng, không quang ném đồ chơi lung tung, chơi đoàn kết với bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong biết cất đồ chơi cùng cô ngăn nắp gọng gàng, đúng nơi quy định. d. Biện pháp 4: Thông qua các hoạt động trong ngày để tuyên dương, khen ngợi trẻ - Trẻ ở giai đoạn này rất thích được cô giáo khen ngợi, tuyên dương, động viên. Chính vì thế trong các giờ hoạt động cô giáo luôn phải tôn trọng trẻ và hết sức công bằng với trẻ, cô khen ngợi, động viên khuyến khích hay phê bình trẻ cũng phải nhẹ nhàng. Không lên chê trẻ trước mặt các bạn mà cô chỉ lên góp ý nhẹ nhàng với trẻ khi không có các bạn ở đó.
- 14 Ví dụ: Cô khen những trẻ đến lớp ngoan, biết chào cô giáo, chào bố mẹ, biết cất đồ dùng cá nhân của mình đúng nơi quy định, mạnh dạn tự tin tham gia vào hoạt động - Vào những ngày cuối tuần hay ở những hạt động chơi học cô giáo kịp thời tuyên dương những bạn học ngoan, những bạn không khóc nhè, những bạn có ý thức biết cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định khi chơi xong Thông qua những việc làm của cô giáo hướng dẫn trẻ, từ đó cô có điều kiện rèn nề nếp cho trẻ. e. Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền với phụ huynh - Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức. + Tuyên truyền qua bảng thông báo + Trong các cuộc họp phụ huynh cha mẹ học sinh + Qua giờ đón trả trẻ + Thông qua sổ liên lạc - Giáo viên thường xuyên nắm bắt tình hình của trẻ ở các hoạt động trong ngày để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp thích hợp kịp thời uốn nắn trẻ. Trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để có phương pháp rèn luyện thói quen nề nếp của trẻ tốt hơn. Ví dụ: Giáo viên trao đổi với phụ huynh trong việc rèn nề nếp cho trẻ mỗi khi đến lớp trẻ biết chào cô, chào cha mẹ, trẻ biết đến giờ ăn thì phải làm gì, ngủ đúng giờ, nhắc nhở phụ huynh rèn cho con mình có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, thói quen cất dọn đồ chơi khi chơi xong, biết cảm ơn khi có người cho quà, biết xin lỗi khi khi làm sai Cha mẹ và giáo viên cùng phối hợp với nhau trong việc rèn nề nếp để giúp trẻ có nề nếp tốt hơn. g. Biện pháp 6: Có biện pháp thích hợp để phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý trẻ - Giáo viên cần tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở nhóm lớp mình để có biện pháp tích hợp sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ một cách hợp lý. + Cô cho trẻ ngồi xen kẽ những trẻ hiếu động hay nói chuyện ngồi cạnh những trẻ ngoan để cô dễ quan sát và tiện cho việc rèn nề nếp cho trẻ.
- 15 + Trẻ nhút nhát ngồi cạnh những trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn. + Những trẻ còn chậm ngồi cạnh những trẻ khá, tốt. - Cô tuyên dương khen ngợi kịp thời những trẻ có tiến bộ nhằm khích lệ để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Cô thường xuyên uốn nắn những trẻ chưa có nề nếp để dần đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, đồng thời tạo sự hứng thú trong việc rèn luyện nề nếp cho trẻ. h. Biện pháp 7: Tự học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ - Để thực hiện tốt những biện pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ trước hết bản thân mỗi giáo viên mầm non cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của rèn nề nếp thói quen cho trẻ. - Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra các biện pháp tốt nhất trong việc rèn nề nếp cho trẻ - Tìm đọc tham khảotài liệu có sẵn, có liên quan đến đề tài, sách báo, mạng internet, nghiên cứu kỹ chương trình giáo ục mầm non. - Khảo sát thực tế nề nếp trẻ lớp mình - Xem các chương trình rèn nề nếp cho trẻ trên báo, mạng internet - Tích cực tham khảo tài liệu qua sách, báo, in tenet, tạp chí giáo dục mầm non, kiên trì sáng tạo trong các hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, xác định rõ ràng điều kiện của lớp. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24- 36 tháng tuổi” mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau:
- 16 1. Hiệu quả về mặt xã hội. * Về phía giáo viên: - Luôn tìm tòi học hỏi đồng nghiệp, qua sách báo trong việc rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc rèn nề nếp cho trẻ. - Thường xuyên uốn nắn, quan tâm, yêu thương nhắc nhở trẻ trong các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi để trẻ có được nề nếp tốt hơn. - Vận dụng các biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Chú ý đến trẻ cá biệt, luôn tạo ra niềm tin, sự hứng thú cho trẻ. - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Trong giờ học tôi luôn quan sát từng trẻ, uốn nắn sửa sai kịp thời cho trẻ, và động viên khuyến khích trẻ tham gia để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động. - Phối hợp với gia đình nhà trường và xã hội, có kế hoạch và biện pháp rèn luyện nề nếp cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh luôn có tinh thần phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, giáo viên trao đổi với phụ huynh thông qua bảng thông báo, bảng đánh giá giai đoạn trẻ ở lớp. - Phụ huynh có trách nhiệm quan tâm hơn đến việc rèn nề nếp cho con mình ở gia đình giúp trẻ có thói quen lành mạnh. * Về phía trẻ. - Qua thực tế mà tôi thực hiện các hình thức trên tôi nhận thấy kết quả thể hiện trên học sinh tiến bộ rõ rệt, trẻ có nề nếp hơn trong các hoạt động. - Trẻ lễ phép, ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn, yêu quý trường lớp, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn tự tin nhanh nhẹn tích cực tham gia vào các hoạt động
- 17 - Biết làm một số việc tự phục vụ: Tự xúc cơm, ăn uống sach sẽ, tự uống nước, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong tự biết cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định * Kết quả so sánh đối chứng: Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa Chưa Đạt STT Nội dung đạt đạt Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ % % % % Tính tự giác và có thói 1 18 64 10 36 28 100 0 0 quen chào hỏi ở trẻ Trẻ có thói quen cất đồ 2 dùng đồ chơi khi chơi 15 53 13 47 26 93 2 7 xong Nề nếp trong giờ ăn của 3 12 43 16 57 26 93 2 7 trẻ Nề nếp giờ ngủ, trẻ biết 4 16 57 12 43 28 100 0 0 lấy và cất gối khi ngủ Tham gia tích cực vào các 5 hoạt động, có nề nếp trong 19 68 9 32 26 93 2 7 khi chơi 6 Thói quen nề nếp vệ sinh 17 61 11 39 27 86 1 3
- 18 Với kết quả mà tôi đã đạt được sau 1 năm tìm tòi và áp dụng các biện pháp rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, đến nay trẻ đã thực sự có nề nếp tham gia trong các hoạt động, trẻ có tính tự giác, mạnh dạn và tự tin, có nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, biết chào hỏi mọi người, yêu quý cô giáo, bạn bè, có nề nếp trong các hoạt động hơn Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt. 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng Thời gian áp dụng có hiệu quả từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 - Các biện pháp tôi nêu trên phù hợp với khả năng của giáo viên và phù hợp với độ tuổi trẻ giai đoạn 24- 36 tháng tuổi, có tác động tích cực đến cha mẹ học sinh, dễ vận dụng rộng rãi trong nhà trường và các bạc mầm non IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Trên đây là: “ Một số biện pháp rèn nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24- 36 tháng tuổi” Rất mong có được những ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Dương Thị Hường
- 19 PHÒNG GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)