Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.docx
Mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_d902b81c5a.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
- 15 - Chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi:“Bịt mắt bắt dê”, “Phụ đồng ếch”, “Thi tìm những con vật có từ láy” - Chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Trồng nụ trồng hoa”, “Mít mật mít gai”, “Làm nón mão bằng lá” - Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như “Ném còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập niêu”, “Đẩy gậy”, “Chơi đu”,“Múa lân” (Hình ảnh trò chơi “Múa lân”) * Với hoạt động mọi lúc mọi nơi: Học thông qua chơi nên trẻ trò chơi dân gian có thể gắn vào tất các thời điểm, các hoạt động mọi lúc mọi nơi cho trẻ hoạt động để trẻ được chơi, được vận động và phát triển. Ví dụ: Hoạt động ngoài trời: Tôi tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Nhảy bao bố”, “Đi cà kheo”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “Thả đỉa ba ba”, “Lộn cầu vồng”, “Mèo đuổi chuột”
- 16 Hình ảnh trò chơi: Mèo đuổi chuột Hình ảnh trò chơi: Lộn cầu vồng Hoạt động góc: Tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”
- 17 Hoạt động chiều (chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm): nên tổ chức các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đọc câu” Hoạt động ngày hội ngày lễ: Hoạt động trong các ngày lễ hội là không thể thiếu được đối với trẻ mầm non do vậy vào những ngày lễ tết như tết nguyên đán, Tết thiếu nhi, tôi đã phối hợp cùng phụ huynh của lớp, vận động phụ huynh cùng tham gia như chơi kéo co, cùng cổ vũ cho các con trong các trò chơi dân gian như chơi cờ, nhảy bao bố, đi cà kheo (Hình ảnh trò chơi “Kéo co” do phụ huynh tham gia trong hội thi) (Hình ảnh trò chơi: “Đi cà kheo”của học sinh lớp tôi tham gia hội thi)
- 18 (Hình ảnh trò chơi: “Nhảy bao bố”) Tóm lại: Trong trò chơi có thể tổ chức được trong tất cả các hoạt động và cô giáo rất quan trọng, cuộc chơi có hào hứng hấp dẫn hay không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt nhạy bén của giáo viên, do vậy trong quá trình tổ chức trò chơi cho các cháu tôi luôn gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho các cháu cảm thấy thoải mái và sảng khoái trong khi chơi. Qua đó, các cháu mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với cô giáo và tự khẳng định mình trong tập thể. 2.4. Biện pháp 4: Động viên khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”, “Đua thuyền” cũng tương tự như
- 19 vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Tôi luôn nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, không ganh đua, phối hợp chặt chẽ cùng nhau trong các trò chơi. Thường động viên và tạo tâm lý thật thoải mái khi chơi. Nhờ được động viên mà trẻ hứng thứ tham gia chơi qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Hình ảnh trò chơi “Đua thuyền” 2.5. Biện pháp 5: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ. Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu, đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ. Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm. Sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó. Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động. Nắm bắt được suy nghĩ của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
- 20 Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ trình bày ý tưởng, suy nghĩ của mình. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: Thông qua sáng kiến kinh nghiệm, tôi có thể tổ chức tốt cho trẻ chơi trò chơi dân gian bằng cách sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, mọi thời điểm khác nhau. Từ đó tiết kiệm được thời gian và những chi phí phát sinh khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Cụ thể đối với đa số những trò chơi dân gian thường sử dụng những nguyên vật liệu dễ tìm, dễ kiếm, mang tính đơn giản, gọn nhẹ không tốn kém kinh phí. Hơn nữa nhiều trò chơi không cần công cụ đồ dùng vẫn chơi được như trò chơi: chi chi chành chành, trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây Vì vậy sử dụng trò chơi dân gian để tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non đặc biệt là lớp mẫu giáo lớn thì rất cần thiết và đạt hiệu quả kinh tế rõ ràng. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc của một nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những trò chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích với mỗi đứa trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về óc phán đoán, tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thiên nhiên và cuộc sống xung quanh mình. Qua trò chơi dân gian làm phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, đặc biệt là giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước. Thực tế cho thấy, nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó trẻ sẽ nhút nhát khó hòa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học
- 21 hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Chính vì thế, chúng ta cần thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo lớn làm quen với các trò chơi dân gian tôi đã thu được kết quả như sau: Về phía giáo viên đã nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Biết cách đưa trò chơi dân gian để tổ chức được trong tất cả các hoạt động của trẻ, thu hút được đông đảo các phụ huynh cùng tham gia hoặc cùng tổ chức với nhà trường, với lớp và đặc biệt kết quả trên trẻ được thể hiện như sau: Khi chƣa áp Khi áp dụng Nội dung So sánh dụng biện pháp biện pháp Trẻ yêu thích hứng thú tham gia chơi trò chơi dân 26/29= 89,6% 29/29 =100% Tăng 10,4 % gian Trẻ hiểu biết về trò chơi 22/29= 75,8% 28/29=96,5% Tăng 20,7 % dân gian Mạnh dạn, tự tin khi tham 23/29 = 79,3% 27/29=93,1% Tăng 13,8 % gia trò chơi Thể hiện tinh thần đoàn kết 21/29= 72,4% 28/29=96,5% Tăng 24,1% Biết tự tổ chức trò chơi 20/29 = 68,9% 26/29=89,6% Tăng 20,7% Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy giáo viên tích cực tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn khác. Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt
- 22 đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Từ những nghiên cứu ở trên có thể thấy được việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Nó không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn hình thành ở trẻ một nhân cách tốt. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu văn hóa mà đối với cả các trường mầm non, đặc biệt là các cô giáo mầm non cần nghiên cứu, sưu tầm và tìm ra các biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ phù hợp với thực tế của địa phương và lớp học của mình. Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực hiện. Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đạt được kết quả tốt. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi cam kết đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi” tôi đã trình bày ở trên là hoàn toàn do ý tưởng thiết kế và việc làm được đúc rút từ thực tế công tác của bản thân tôi tại trường mầm non thị trấn Rạng Đông. Tôi xin chân thành cảm ơn! Rạng Đông, ngày 15 tháng 6 năm 2020 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Xiêm
- 23 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- 24 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO