Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh

docx 34 trang Đinh Thương 15/01/2025 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh

  1. 26 Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi (cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau). Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, quy tắc hoạt động trong các góc. Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô. Ngoài ra, trong quá trình chơi của trẻ tôi còn luôn khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi. Trẻ được lựa chọn theo yêu cầu, khả năng của bản thân, trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, được lựa chọn đồ chơi và vai chơi, trẻ được đưa ra quyết định trong quá trình chơi, tự lựa chọn luật chơi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế diễn ra khi chơi. Trong quá trình chơi trẻ có thể giao lưu sang các góc chơi khác nhau theo sở thích. Với sự lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của bản thân, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, thoả mãn và hứng thú hơn trong hoạt động. Trẻ tự lựa chọn góc chơi theo ý thích Tôi thường dành thời gian lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết. Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe. Không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết, để trẻ tự giải quyết tình huống.
  2. 27 Luôn tin tưởng, khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời, không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng. Trẻ tự tin trong các hoạt động Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình. Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. Khi sống trong một môi trường luôn được lắng nghe và tôn trọng sẽ con thêm tin tưởng và yêu mến mọi người và môi trường xung quanh. Trẻ được trao quyền lựa chọn, khám phá và thử nghiệm mà không lo sợ mắc lỗi hay bị trách phạt dưới sự khuyến khích của cô. Các con thỏa sức phát huy khả năng sáng tạo và luôn được tôn trọng về điều đó. Vì vậy, tính tự tin của trẻ được hình thành, giúp các con tin tưởng ở bản thân và quyết đoán trong mọi vấn đề. 2.6. Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên là vấn đề rất cần thiết trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Để lớp học thật sự hạnh phúc thì
  3. 28 lớp học đó cô, trẻ và phụ huynh đều được hạnh phúc, là nơi trẻ có hứng thú, niềm vui và sự mong chờ, là nơi trẻ không có áp lực học hành mà luôn được phát huy hết khả năng của mình. Bố mẹ và cô giáo cần thường xuyên trao đổi, thống nhất về cách quản lí, chăm sóc giáo dục trẻ. Như vậy, giữa phụ huynh và giáo viên tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện được những hành vi tốt cho trẻ. Bởi thế tôi thường mạnh dạn trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, luôn động viên cổ vũ khích lệ trẻ thường xuyên đến lớp, khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ làm được một hoặc nhiều việc tốt. Tập cho trẻ có một thói quen tự phục vụ cho bản thân và biết giúp đỡ người lớn làm một số công việc vừa sức, để từ đó trẻ có ý thức tự lập, chủ động Đồng thời, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ ở lớp, những điều bố mẹ cần biết qua trang nhóm messenger, zalo của lớp mà tôi đã lập ra ngay từ đầu năm học hoặc qua trò chuyện trực tiếp, để phụ huynh có tinh thần hợp tác tìm ra các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ cùng với cô giáo tốt hơn. Đây cũng là một điều kiện để giúp trẻ quen dần với mọi sinh hoạt ở lớp, ở trường. Không những thế tôi còn phối hợp với phụ huynh để sưu tầm các học liệu mở, học liệu sẵn có ở địa phương như: Rơm, rạ, chai lọ, vỏ hộp bánh, nghêu, sò, gáo dừa, sách báo, tranh ảnh, bìa lịch cũ, đĩa nhạc, đĩa thơ truyện, để làm phong phú đồ dùng đồ chơi cho trẻ khi tham gia các hoạt động ở lớp. Buổi họp phụ huynh của lớp đầu năm học
  4. 29 Cô giáo trao đổi cùng phụ huynh giờ đón trẻ Như vậy, một lớp học hạnh phúc chỉ đơn giản là lớp học luôn tồn tại sự yêu thương và tôn trọng, là dành cho trẻ những ánh nhìn khích lệ khi trẻ vui đùa với bạn, một cái ôm khi trẻ nhớ mẹ, một cử chỉ vuốt tóc vỗ về nhẹ nhàng khi trẻ chơi một mình hay khi trẻ lẻ loi cũng đã làm cho các con cảm thấy ấm áp, yêu thương hơn và nở những nụ cười hạnh phúc. Và thật sự những lúc đó chính trẻ cũng lại là người mang hạnh phúc đến cho cô giáo và tôi nhận ra rằng trao cho trẻ những cái ôm thật chặt rồi sẽ có lúc trẻ chạy tới ôm chầm lấy cô, trao cho trẻ niềm vui chúng ta sẽ nhận được nụ cười và trao cho trẻ nụ cười chúng ta sẽ nhận tất cả tình yêu. Đó chính là niềm hạnh phúc trong những lớp học hạnh phúc III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp và của các bậc phụ huynh, tôi đã xây dựng nên một lớp học thật sự hạnh phúc. * Đối với trẻ: - Trẻ đến lớp với tâm thế luôn hào hứng, phấn khởi, tự giác chào hỏi người lớn. - Trẻ ngoan ngoãn, sôi nổi, tích cực, hứng thú, say mê tham gia vào các hoạt động.
  5. 30 - Trẻ nhanh nhẹn, vui tươi, học tập có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh chất lượng học tập của lớp. - Trẻ vô tư thể hiện cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. - Trẻ rất tình cảm, hòa đồng yêu thương bạn bè cô giáo, hạnh phúc, thích đi học và đi học đều. * Đối với giáo viên: Không khí cô trò ở lớp luôn vui vẻ, bản thân tôi cảm thấy thoải mái, có niềm vui khi đến trường, đến lớp, tôi không còn cảm thấy nặng nề trước một ngày làm việc mà ngược lại, tôi thấy mình luôn hứng khởi, có nhiều sáng tạo hơn trong công việc. Bản thân tôi được nhà trường, đồng nghiệp đánh giá cao về năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp . Đặc biệt là tôi đã tạo được niềm tin yêu đối với cha mẹ trẻ, cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc hằng ngày và như được tiếp thêm năng lượng để sáng tạo. * Đối với phụ huynh: - Cha mẹ trẻ thực sự yên tâm khi đưa con đến lớp. Đặc biệt cha mẹ đã tự nguyện giúp đỡ tôi cả về vật chất, thời gian, công sức khi tôi đề xuất tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tổ chức sinh nhật hay lao động vệ sinh - Phụ huynh ngày càng tin tưởng giáo viên, gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, nhiều phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cây cảnh và rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để cô làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, áp dụng những biện pháp mới sáng tạo trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc tôi đã thu được kết quả như sau: Kết quả STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ% 1 Tỉ lệ chuyên cần. 33/33 100% 2 Trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và tự 31/33 94% tin khi đến lớp. 3 Trẻ tích cực, chủ động tham gia vào 30/33 91% các hoạt động.
  6. 31 4 Trẻ biết thể hiện tình cảm với cô giáo 28/33 85% và bạn bè, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. 5 Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè, cô 33/33 100% giáo. Sau thời gian áp dụng đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Nghĩa Minh”, tôi nhận thấy các biện pháp có hiệu quả vô cùng to lớn và ý nghĩa với cả cô và trẻ. Trẻ của lớp tôi vô cùng thích thú khi đến lớp, lớp học lúc nào cũng vui vẻ và tràn ngập tiếng cười. Qua đó, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến là những kinh nghiệm đã áp dụng trong thực tiễn hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mà tôi đã thực hiện. Tôi cam đoan không sao chép hay vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Tống Thị Phương
  7. 32 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) Trường Mầm non xã Nghĩa Minh xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non xã Nghĩa Minh” của đồng chí Tống Thị Phương - Giáo viên trường Mầm non xã Nghĩa Minh có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã Nghĩa Minh năm học 2021 – 2022. Nghĩa Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2022 HIỆU TRƯỞNG Trịnh Thị Minh Ngọc
  8. 33 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo Nghĩa Hưng Tôi (chúng tôi): Tống Thị Phương Tỷ lệ (%) Ngày Trình độ đóng góp Số Nơi công Họ và tên tháng năm Chức danh chuyên vào việc TT tác sinh môn tạo ra sáng kiến 1 Tống Thị 30/06/1988 Trường Giáo viên Đại học 80% Phương MN Nghĩa sư phạm Minh - Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nghĩa Minh - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/9/2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Đưa ra một số biện pháp nhằm xây dựng một lớp học hạnh phúc trong trường mầm non. - Những thông tin cần được bảo mật nếu có: Không - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Lớp mẫu giáo 5 tuổi; Đồ dùng dụng cụ cần thiết phục vụ các hoạt động. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  9. 34 Nghĩa Minh, ngày 29 tháng 4 năm 2022 NƯỜI NỘP ĐƠN