Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tăng cường khă năng khám phá khoa học

doc 19 trang thulinhhd34 8074
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tăng cường khă năng khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tan.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tăng cường khă năng khám phá khoa học

  1. Môi trường phù hợp đa dạng và phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Việc sắp xếp, thiết kế môi trường trong trường mầm non sẽ ảnh hưởng đến việc học của trẻ, các học của trẻ và cách mà giáo viên dạy. Bởi vậy tôi luôn cố gắng xây dựng môi trường học tập có tác động mạnh mẽ đến trẻ như sau: + Với môi trường trong lớp: Tôi luôn chú ý sắp xếp bàn ghế gọn gàng, các giá tủ, đồ dùng, đồ chơi theo nguyên tắc động tĩnh xen kẽ, phù hợp tạo cho trẻ không gian để hoạt động, các góc trang trí gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ đặc biệt là xây dựng các góc mở để cho trẻ phát huy kỹ năng sáng tạo. Ví dụ: Với góc “Truyện nhỏ của bé” tôi trang trí trên mảng tường một khung nền cố định, sau mỗi chủ đề, với mỗi câu truyện khác nhau tôi cho trẻ làm tranh về các nhân vật và nội dung từng câu chuyện rồi cho trẻ gắn trang trí theo ý tưởng của trẻ. Với mỗi chủ đề tôi luôn chú ý trang trí môi trường lớp học với những hình ảnh sống động, đẹp mắt, gây hứng thú và tạo sự tò mò của trẻ, kích thích trẻ khám phá. Ví dụ: Với chủ đề “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”, tôi chuẩn bị những bức tranh quá trình phát triển của mưa được xắp xếp không theo thứ tự trên bảng gài sau đó trẻ sẽ sắp xếp và gắn các bức tranh quá trình phát triển của mưa theo đúng trình tự. Ví dụ: Với hoạt động “Tìm hiểu khám về tính chất đặc điểm của nước”: Tôi làm những bức tranh mưa, những dòng sông, con suối, những đám mây để trang trí quanh lớp và kết quả là mỗi khi trẻ thấy như vậy sẽ hỏi nhau: “Cô treo những bức tranh này ở đây để làm gì nhỉ” Hay “Vì sao lớp mình ngày hôm nay lại có những hình ảnh này?” và từ những thắc mắc đó đến những hoạt động 3
  2. khám phá trẻ sẽ rất hứng thú và tự bản thân trẻ sẽ giải đáp những câu hỏi của chính bản thân trẻ + Với môi trường ngoài lớp: Phối hợp cùng nhà trường xây dựng cho trẻ một khuôn viên xanh - sạch - đẹp, gần gũi và thân thiện với trẻ. Tôi luôn chú ý trồng nhiều loại cây với nhiều chủng loại khác nhau ở góc thiên nhiên và sắp xếp bố trí khoa học để trẻ dễ quan sát, đặc biệt mỗi cây ở góc thiên nhiên đều có bảng gắn tên rõ ràng. Tôi chuẩn bị các hộp xốp đựng đất đã được tạo hình dáng ngộ nghĩnh và các loại hạt để cho trẻ được gieo hạt ngay tại góc thiên nhiên của lớp mình. Hàng ngày trẻ được chăm sóc cây, tưới nước, nhặt cỏ, làm các thí nghiệm qua hoạt động với góc thiên nhiên tôi nhận trẻ thực sự rất thích thú vì các con trực tiếp được nhìn, được làm, được trải nghiệm từ đó phát triển kỹ năng hoạt động, tư duy trực quan . Biện pháp 2: Thiết kế các hoạt động khám phá trải nghiệm cho trẻ. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ tôi thấy: Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi rất ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Được trực tiếp làm thí nghiệm, được trải nghiệm quả là một điều rất thú vị đối đối với trẻ, các con rất say mê làm các thí nghiệm và có thể tự mình tìm ra các phát hiện mới. Để thiết kế được các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học tôi luôn chú ý xây dựng môi trường phù hợp với mỗi hoạt động sau đó xác định mục tiêu của bài học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ lớp mình, nếu là hoạt động thí nghiệm tôi chú ý chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Dưới đây là một số hoạt động hoạt động khám phá trải nghiệm mà tôi đã thực hiện tất thành công trên trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Sen. * Hoạt động 1: “Cho trẻ tìm hiểu về nước” 4
  3. Chuẩn bị: + Ca nước sạch đã đun sôi và để nguội, các cốc thủy tinh, đường, dầu ăn, sỏi, ấm siêu tốc, nước đá, thìa, khăn lau tay Thực hiện: + Trải nghiệm 1: Cho trẻ rót nước vào cốc thủy tinh, cho trẻ quan sát, uống nước và trẻ đã đưa ra được kết luận: “Nước không có màu, không mùi và không vị” + Trải nghiệm 2: Hướng đẫn trẻ cho đường vào cốc nước rồi dùng thìa khuấy đều, trẻ quan sát thấy đường tan trong nước. Yêu cầu trẻ cho đá vào vước rồi dùng thìa khuấy đều, trẻ thấy đá không tan trong nước Cho trẻ làm thí nghiệm như vậy với một số chất và trẻ đã đưa ra được kết luận “Nước có thể hòa tan hay không hòa tan được một số chất”. + Trải nghiệm 3: Cho trẻ cầm, nắm nước đá và nói cảm giác, cho trẻ quan sát nước đang đun trên ấm siêu tốc và bốc hơi, cùng với sự hướng dẫn, gợi mở của cô giáo trẻ đã đưa ra kết luận: Khi ở nhiệt độ thấp nước đông lại thành đá và ở dạng rắn, Khi ở nhiệt độ cao nước bốc hơi và ở dạng hơi, Khi ở nhiệt độ bình thường thì nước có dạng lỏng. Như vậy nước có thể ở dạng: “Rắn, lỏng và dạng hơi” Ngoài các hoạt động trải nghiệm trên tôi còn mạnh dạn thực hiện thêm rất nhiều hoạt động khám phá khoa học khác như: “Trứng chìm, trứng nổi”, “Hoa đổi màu”, “Thổi chong chóng”, “Chúng ta khác nhau, không giống nhau” tất cả đều đạt được kết quả tốt trên trẻ và đặc biệt trẻ tham ra vào các hoạt động một cách rất say mê và nhiệt tình. Có thể nói việc thiết kế các hoạt động khám phá trải nghiệm cho trẻ là thực sự cần thiết và quan trọng, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, tìm tòi, học hỏi và khám phá thế giới xung quanh trẻ. 5
  4. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ bằng hình thức thăm quan. Dù khám phá môi trường tự nhiên hay môi trường xã hội giáo viên cũng cần tổ chức đàm thoại ngắn nhằm mục đích nhắc trẻ về mục đích tham quan, các quy tắc hành vi cần thực hiện trong quá trình tham quan. Tổ chức cho trẻ quan sát, có thể quan sát (Tập thể, nhóm, cá nhân) giáo viên giúp trẻ xác định được những dấu hiệu đặc trưng của sự vật hiện tượng bằng các biện pháp khác nhau: Như đặt ra các câu hỏi, câu đố, bài thơ hướng dẫn trẻ quan sát, khảo sát, sử dụng phương pháp trò chơi, sử dụng kể chuyện và giải thích để bổ sung cho sự quan sát của trẻ. Trong quá trình quan sát có thể sử dụng các tác phẩm văn học hoặc âm nhạc. Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu về môi trường xã hội: Cho trẻ đi thăm quan nông trại Detrang farm Ba Vì (Nông trại Dê trắng Ba Vì). Trước khi đến với hoạt động thăm quan nông trại tôi cung cấp kiến thức về nông trại dê trắng Ba Vì bằng các hình thức như cho trẻ nghe bài hát “Quê tôi Ba vì” hay cùng trẻ đọc bài thơ “Lên núi Ba vì” và cho trẻ ngắm các hình ảnh mà các bạn nhỏ trên khắp đất nước về thăm nông trại qua hình ảnh mà tôi đã sưu tầm trên mạng nhằm gợi cảm xúc, xây dựng hình ảnh về các hoạt động mà trẻ sẽ được trải nghiệm khi đến thăm nông Trại Dê trắng ba vì như: Thăm trang trại Dê, Cho Dê ăn, vắt sữa dê; Thăm trang trại Lạc Đà, trang trại Ngựa, trẻ cưỡi ngựa, cưỡi Lạc Đà Khi đưa trẻ đến với nông trại Ba Vì tôi cùng trẻ trò chuyện về các cảnh đẹp của nông trại, dẫn trẻ đi từng nơi của nông trại, trò chuyện với trẻ về công việc, trang phục, công việc của bác nông dân làm việc trong nông trại sau đó tôi cho trẻ đến với các hoạt động trải nghiệm như làm gốm, làm bánh trôi, nấu cơm bằng niêu đất, Bịt mắt bắt vịt vừa hoạt động cô vừa đặt ra các câu hỏi về công việc mà các con đang làm : “Các con sẽ làm gì để tạo ra một cái bát ?”, “ các con sẽ nặn bánh trôi như thế nào?” hay “Để nấu cơm bằng niêu đất con cần có những nguyên vật liệu gì?” .sau đó tôi cho trẻ tham gia các 6
  5. hoạt động chia sẻ, giúp đỡ các cô chú công nhân trong nông trại như: Tập cho Dê ăn, vắt sữa Dê, cho Lạc Đà ăn khi được tham gia các hoạt động, được làm các công việc nhỏ,vừa sức trẻ đã rất hứng thú bày tỏ cảm xúc, biết trân trọng bác nông dân Biện pháp 4: Thường xuyên thay đổi các hình thức khám phá khoa học cho trẻ. Ở mỗi hoạt động khám phá tôi luôn chú ý tìm một hình thức hay nhất, phù hợp nhất để cho trẻ khám phá, Và tôi luôn thực hiện theo một nguyên tắc nhất định, không trùng lặp giữa hoạt động sau và hoạt động trước, một điều quan trọng ở mỗi tiết khám phá tôi luôn chú ý xây dựng hoạt động để trẻ đựơc phát huy hết khả năng, được sử dụng tất cả các giác quan trên cơ thể trẻ, trẻ tự được làm, và tự đưa ra nhận xét, kết luận cho mỗi hoạt động của mình. Tôi luôn chú ý đến các hoạt động phù hợp để hoạt động trong lớp và một số hoạt động phù hợp để cho trẻ hoạt động ngoài trời. * Hoạt động khám phá trong lớp. Hoạt động khám phá khoa học mà tôi rất ấn tượng với đề tài “Tìm hiểu tính chất đặc điểm của nước”. Với việc lựa chọn hình thức một cách tự nhiên, lô ghích và khoa học, lấy trẻ làm trung tâm tiết dạy của tôi đã rất thành công, trẻ rất tích cực hoạt động và tiết dạy đã được tổ chuyên môn đánh giá rất cao. Ở hoạt động trẻ được hát vận động bài hát trời nắng trời mưa, được xem đoạn phim về “Cậu bé giọt nước”. Từ đó trẻ biết được các nguồn nước, tác dụng của nước, cách bảo vệ và cách sử dụng nước một cách tiết kiệm. Sau đó tôi đưa trẻ đến các hoạt động thí nghiệm để trẻ biết được vị của nước, các dạng của nước, nước có thể hòa tan hay không hào tan một số chất, tất cả các hoạt động thí nghiệm đó trẻ đều được tự tay làm, được quan sát, tri giác, trẻ rất hứng thú hoạt động và đã tự đưa ra được những kết luận rất chính xác về đặc điểm và tính chất của nước. 7
  6. Và cuối cùng trẻ được trải nghiệm bằng một trò chơi rất bổ ích đó là trò chơi : “Chọn hành vi đúng sai”. Các con sẽ được gắn những khuôn mặt cười vào bức tranh có hành vi đúng để bảo vệ nguồn nước và chọn khuôn mặt khóc vào bức tranh có hành vi sai gây nguy hại đến nguồn nước. Ở trò chơi này tôi cho trẻ chơi theo hình thức thi đua giữa các tổ các cháu rất hứng thú, phối hợp với nhau rất ăn ý và kết quả cả 3 đội đều dành chiến thắng với kết quả rất xuất sắc. Kết thúc hoạt động tôi cho trẻ hát “Điều kì diệu quanh ta”, trẻ sẽ cùng cô đi khám phá những điều kì lạ trong môi trường tự nhiên. Hay với đề tài “Tìm hiểu về loài bướm”. Ở hoạt động khám phá này tôi chọn các hoạt động cho trẻ tìm hiểu khám phá về loài Bướm một cách tự nhiên nhất, giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động, đồng thời phát triển cho trẻ kỹ năng tư duy tưởng tượng sáng tạo, và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Trong tiết học trẻ được tìm hiểu về đặc điểm, các bộ phận, màu sắc sinh sản, vòng đời phát triển của loài bướm, Trẻ được hát vận động bài hát nhộn nhịp theo nhạc bài hát “Kìa con bướm vàng”, trẻ được đến với làn điệu dân ca mượt mà qua bài hát dân ca “Hoa thơm bướm lượn”, trẻ được phát triển ngôn ngữ qua bài thơ “Ong và bướm” và đặc biệt trong tiết học trẻ được chơi những trò chơi vui nhộn và sáng tạo, trẻ được tạo hình các giai đoạn phát triển của loài bướm bằng những tờ giấy A4 nhiều màu sắc, hay trẻ được chơi trò chơi ghép hình những chú bướm ngộ nghĩnh đáng yêu tất cả ngững hoạt động đó đã tạo nên một tiết học đầy bổ ích cho trẻ. * Họat động khám phá ngoài trời. Hoạt động “Cho trẻ khám phá quá trình phát triển của cây”. Ở hoạt động này tôi dẫn trẻ ra ngoài trời, vừa đi cô cùng trẻ vừa hát “Em yêu cây xanh” và đưa trẻ đến với các hoạt động phá “Quá trình phát triển của cây” qua trò chơi gieo hạt, nảy mầm rồi trò chuyện dẫn dắt trẻ vào hoạt động quan sát từng giai đoạn phát triển của cây mà cô đã chuẩn bị sẵn, sau đó trẻ sẽ được đến với trò chơi vui nhộn, trẻ được bật qua vật cản và lên sắp xếp đúng trình tự các giai đoạn phát triển của cây 8
  7. Hay với hoạt động “Điều kì diệu của ông mặt trời”. Ở hoạt động này tôi cho trẻ biết những ích lợi của ông mặt trời đối với đời sống con người như giúp cây quang hợp ánh sáng, giúp con người làm khô quần áo Với hoạt động này tôi cho trẻ thực hiện hoạt động mà cô cùng trẻ phơi quần áo ướt ra ngoài trời (Thực hiện vào hôm trời nắng) trong thời gian một ngày sau đó vào buổi chiều cô cùng trẻ sẽ thu quần áo đã phơi vào cho trẻ kiểm tra bằng cách sờ, quan sát bằng mắt và trẻ thấy kết quả quần áo đã khô là nhờ vào năng lượng của ông mặt trời Qua đó có thể thấy hình thức dạy học là một nội dung rất quan trọng góp phần làm nên sự thành công cho tiết khám phá khoa học. Nếu mỗi giáo viên đều lựa chọn một hình thức phù hợp và có sáng tạo cho mỗi tiết khám phá khoa học thì tôi tin tiết học đó sẽ rất thành công và kết quả đạt được trên trẻ là rất cao. 7.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các họat động khám phá khoa học. Khi xây dựng các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ tôi nhận thấy có những hoạt động có thể sử dụng đồ dùng thật, những vật thật có sẵn trong đời sống hàng ngày nhưng có những tiết thì không thể đưa vật thật vào trong môi trường lớp học. Chính vì vậy việc sử dụng công nghệ thông tin là phương tiện hữu ích nhất để giúp trẻ đến gần hơn với thế giới xung quanh. Với mỗi bài học có sử dụng công nghệ thông tin tôi đã sử dụng một số phần mềm như: Powerpoint, Adobe Presenter, Flash, Photoshop để thiết kế giáo án với những hình ảnh và âm thanh sống động kết hợp với hiệu ứng để trẻ có thể tương tác và khám phá đối tượng một cách tích cực nhất. Ví dụ: Với hoạt động “Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng” tôi đã lựa chọn hình ảnh một số con vật như: Hổ, Voi, Sư tử, Gấu rõ nét để trẻ tìm hiểu về đặc điểm bên ngoài của các con vật, lồng tiếng kêu để cho trẻ đoán, sưu tầm các video trên mạng về quá trình sinh sản, cách kiếm mồi, vận động của các con vật đó; thiết kế trò chơi trên máy tính như: Tìm thức ăn cho các con vật, ghép tranh 9
  8. Ví dụ: Với hoạt động “Tìm hiểu về mưa” tôi cho trẻ biết quá trình hình thành mưa bằng cách thiết kế các hình ảnh động: Ông mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt nước -> nước bốc hơi thành hơi nước -> hơi nước ngưng tụ thành những đám mây -> nước từ những đám mây rơi xuống tạo thành mưa sau đó cho trẻ xem vi deo câu chuyện “Giọt nước tí xíu” để khắc sâu kiến thức cho trẻ về mưa Qua đó giúp trẻ được mở rộng thêm vốn kiến thức về môi trường tự nhiên và xã hội. Biện pháp 6: Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ. Để tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ đạt kết quả tốt cần có sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ, giúp trẻ có khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh. Ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã chủ động trao đổi với phụ huynh về kế hoạch tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ. Lên kế hoạch phối hợp với phụ huynh phù hợp với điều kiện của lớp theo đúng các chủ đề. Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, hỗ trợ về kinh phí để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học tại lớp. Trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động thực tiễn từ đó yêu cầu phụ huynh tạo mọi điều kiện để cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, quan sát thực tế môi trường xã hội nhay trong cuộc sống hàng ngày ví dụ như: Đi thăm quan, cho trẻ tham gia các lễ hội ở địa phương .để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất, mời phụ huynh tham gia dự các hoạt động trải nghiệm của lớp để phụ huynh hiểu sâu sắc hơn về các hoạt động trải nghiệm của trẻ . - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng không chỉ trong lớp tôi mà còn được áp dụng trong nhà trường và có thể phổ biến rộng rãi tại các trường mầm non trên địa bàn đạt hiệu quả cao. Giáo viên có thể tìm ra cách đưa trẻ đến với hoạt động khám phá khoa học một cách tự nhiên nhất, giúp các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. Đồng thời phát triển 10
  9. hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, điều này không phải là việc làm đơn giản mà chúng ta cần có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời gian và sự sáng tạo cho trẻ những gì tốt đẹp nhất trong điều kiện có thể. . Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Các trang thiết bị, đồ dùng học liệu,tài liệu phục vụ các hoạt động khám phá khoa học. + Đồ dùng đồ chơi tự tạo. + Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. + Sự ủng nhiệt tình của các bậc phụ huynh. + Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và tổ chuyên môn. . Đánh giá lợi ích thu được Sau khi áp dụng sáng kiến bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình như sau. Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép. Đưa các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư duy tưởng tượng. Trang trí môi trường học đẹp, thẩm mỹ, thường xuyên thay đổi theo chủ đề, kích thích trẻ quan sát, ngắm nghía. Nắm vững phương pháp dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, khám phá khoa học, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình. Học hỏi bạn đồng nghiệp trong, ngoài trường giúp giáo viên có nhiều cơ hội được học tập, rèn luyện và phấn đấu. Mạnh dạn tìm tòi, áp dụng thử nghiệm trong giảng dạy, khắc phục những mặt còn tồn tại, rèn luyện phong cách sư phạm, nắm vững phương pháp giảng dạy. Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả. Xây dựng môi trường đẹp, hấp dẫn, phù hợp với trẻ Sưu tầm các trò chơi hay, mới lạ, hấp dẫn trẻ . 11
  10. Chịu khó tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những điều mới lạ nhằm gây hứng thú cho trẻ. Có nhiều hình thức mới, sinh động gây hấp dẫn cho trẻ. Dựa vào đặc điểm của trẻ ở lớp để nghiên cứu đưa ra những hình thức, phương pháp dạy phù hợp và gây hứng thú với trẻ ở lớp mình đảm bảo tính khoa học - sư phạm. Với một số kinh nghiệm trên, tôi đó phổ biến cho các giáo viên trong khối Mẫu giáo 5-6 tuổi của trường mình và trường bạn trên địa bàn để chị em vận dụng vào lớp mình và đều đạt kết quả cao. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: ` Tôi đã vận dụng các biện pháp mới hướng dẫn trẻ khám phá khoa học trong năm và kết quả đạt đạt được rất tốt. + Môi trường lớp học đẹp, hấp đẫn trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, phụ huynh ủng hộ rất nhiều đồ dùng như tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, chậu hoa,cây cảnh để trang trí môi trường lớp học. + Trẻ được tham ra rất nhiều trải nghiệm nên trẻ có kỹ năng quan sát tốt, kỹ năng so sánh , phân loại các đối tượng, tìm ra đặc điểm nổi bật và phát hiện mới của trẻ về các đối tượng khám phá, trẻ tự giác, tích cực trong hoạt động nên trẻ có khả năng lĩnh hội kiến, tiếp thu kiến thức thức nhanh hơn, trẻ có kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp tốt. + Trẻ được đi thăm quan, quan sát trực tiếp nên trẻ rất hứng thú và rất tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm,trẻ tự tay tạo ra được rất nhiều sản phẩm như cái bát,cái đĩa, nồi cơm, những chiếc vòng trong đợt thăm quan trải nghiệm tại nông trại Ba Vì Hà Nội. Trong năm học vừa qua tôi đã vận động phụ huynh hỗ trợ kinh phí tổ chức cho trẻ đi thăm quan tại Ba Vì, phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và mỗi trẻ đi thăm quan đều có phụ huynh đi cùng và phụ huynh tiếp tục đề nghị cho trẻ đi thăm quan một đợt nữa vào dịp 19 tháng 5. 12
  11. + Trước khi áp dụng sáng kiến, khi chưa có sự đầu tư về công nghệ thông tin, cô giáo chưa chọn được một số hình ảnh phù hợp, sắc nét nên trong hoạt động khám phá trẻ hay bị mất tập chung, không chú ý, sau khi áp dụng sáng kiến cô giáo có sự đầu tư về công nghệ thông tin, các bài giảng điện tử có hình ảnh sắc nét, video sống động, hấp dẫn hơn nên trẻ rất tập trung chú ý và rất tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. + Do làm tốt công tác phối hợp với gia đình nên các bậc cha mẹ tất nhiệt tình ủng hộ một số đồ dùng, vật để thí nghiệm phụ huynh còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm cùng lớp. Kết quả khảo sát khám phá khoa học cho trẻ 5 tuổi A3 trường mầm non hoa sen trước và sau khi áp dụng sáng kiến đạt kết quả như sau : Nội dung Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Kết quả Số trẻ % Số trẻ % Kỹ năng quan sát,tìm ra đặc điểm và trả lời được tên gọi đặc 29/35 83 33/35 94 Tăng 11 % điểm của các đối tượng khám phá. Khả năng so sánh, phân loại các đối 25/55 71 30/35 86 Tăng 15% tượng khám phá. Phát hiện cái mới lạ và có thái độ hành 24/35 67 28/35 80 Tăng 13% động phù hợp. Có kỹ năng sống và khả năng giao tiếp 25/35 71 32/35 91 Tăng 20% tốt. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Qua quá trình áp dụng sáng kiến nhà trường và tổ chuyên môn đã đánh giá cao về đề tài có tính thực tiễn, hiệu quả, có thể áp dụng và nhân rộng. 13
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách chương trình giáo dục mầm non- NXB: Đại học sư phạm. - Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non- Nguyễn Thị Ánh Tuyết chủ biên – NXB đại học sư phạm. - Sách tập huấn khám phá trải nghiệm cho trẻ mầm non - Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc. - Tài Liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non- Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc. - Thư viện trực tuyến Violet. MỘT SỐ HÌNH ẢNH 14
  13. (02 hình ảnh hoạt động khám phá “Điều kì diệu của nước”) 15
  14. (02 hình ảnh hoạt động khám phá “Tìm hiểu về loài bướm”) Các hình ảnh “Khám phá nông trại Dê trắng” tại Ba Vì- Hà Nội: 16