Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại

docx 31 trang Đinh Thương 15/01/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_an_toan_giao.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Trực Đại

  1. 23 Mã QR Kịch bản tiểu phẩm an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà. Hình ảnh trẻ biểu diễn tiểu phẩm: An toàn giao thông - Ngay sau đây xin mời các bạn nhỏ đến với âm nhạc vô cùng sôi động và những bộ trang phục siêu đáng yêu qua phần trình diễn thời trang về biển báo giao thông của các thiên thần tới từ lớp 4 Tuổi C1.
  2. 24 Hình ảnh trang phục trẻ tham gia biểu diễn thời trang về biển báo giao thông - Tiếp theo là Phần thi Kiến thức “Trả lời câu hỏi” Cách chơi: khi cô đọc câu hỏi, các con hãy trật tự lắng nghe và quan sát lên màn hình trong vòng 5 giây các con hãy suy nghĩ lựa chọn đáp án 1, 2 hoặc 3 mà mình cho là chính xác nhất. Bạn nào trả lời đúng 10/10 câu hỏi sẽ giành chiến thắng. Bạn nào trả lời sai sẽ rời sàn thi đấu để cổ vũ cho các bạn còn lại. Mã QR hệ thống câu hỏi trên PowerPoint
  3. 25 Hình ảnh: Trẻ tham gia trả lời các câu hỏi của chương trình - Kết thúc phần thi cô tìm ra người chiến thắng - Tuyên dương các bạn đã hoàn thành xuất sắc phần thi, thông qua chương trình này, cô mong các con sẽ có những kiến thức bổ ích cũng như các kỹ năng khi tham gia giao thông an toàn. Hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ mọi người xung quanh thực hiện tốt an toàn giao thông.
  4. 26 IV. Thời gian thực hiện Chương trình giao lưu: Tôi yêu Việt Nam năm học 2023 - 2024 từ 11/3 – 22/3/2024 Từ ngày 11/3 – 17/3/2024: Chuẩn bị những Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chương trình giao lưu: Tôi yêu Việt Nam Từ ngày18/3 – 21/3/2024: Rèn học sinh về nội dung giáo dục ATGT và rèn học sinh tham gia đóng tiểu phẩm. Ngày 22/3/2024: tổ chức chương trình giao lưu: Tôi yêu Việt Nam 5. Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Đẩy mạnh truyền thông về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ em và cộng đồng về giáo dục ATGT cho trẻ em trong các cơ sở GDMN nói chung và đối với trẻ em mẫu giáo nói riêng. Thông qua bảng tin trường, lớp để tuyên truyền đến quý phụ huynh Nội dung tuyên truyền tập trung vào một số vấn đề trọng tâm như: - Các quy định về tín hiệu giao thông đường bộ, hệ thống các biển báo giao thông đường bộ; - Các kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông như: Quy định bắt buộc về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện; cách lựa chọn mũ đạt tiêu chuẩn an toàn và đội mũ bảo hiểm đúng cách; - Ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, xử lý tình huống khi tham gia giao thông; hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông; Gửi bài hướng dẫn cháu Tham gia giao thông an toàn qua Zalo nhóm lớp. Kêu gọi phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế phẩm, sơn để cô cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi Phối kết hợp phụ huynh rèn cho cháu tiểu phẩm Sự phối hợp của cha mẹ trẻ trong việc tham gia vào các hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ ở trường tích cực hơn, hiệu quả và thiết thực hơn chính bởi gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất trong việc hình thành nhận thức và thói quen
  5. 27 cho trẻ. Khi gia đình và nhà trường cùng nhất quán trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, những thông điệp về an toàn sẽ được củng cố mạnh mẽ, giúp trẻ học hỏi và ghi nhớ lâu dài hơn. Trẻ em thường học hỏi thông qua việc quan sát và bắt chước hành vi của người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Khi cha mẹ tuân thủ các quy tắc ATGT, trẻ sẽ mô phỏng theo và phát triển thói quen an toàn từ nhỏ. Không những thế sự quan tâm và khích lệ từ gia đình sẽ tạo động lực cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục ATGT. Điều này không chỉ giúp trẻ hứng thú hơn mà còn tăng cường sự tự tin và khả năng tự bảo vệ khi tham gia giao thông. Giáo dục ATGT không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục ATGT sẽ góp phần tạo nên một môi trường giao thông an toàn hơn cho trẻ em và cho cả cộng đồng. Như vậy, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục ATGT là yếu tố then chốt để đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông và để hình thành nên một thế hệ trẻ em có ý thức và kỹ năng sống an toàn. Thông qua đó nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ em và cộng đồng về vai trò của GDMN đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ATGT cho trẻ nói riêng. IV. Hiệu quả của sáng kiến Qua quá trình kiên trì thực hiện, áp dụng những biện pháp nêu trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Bản thân tôi rất phấn khởi khi kết quả đạt được trên trẻ rất cao. 1. Hiệu quả kinh tế Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ giúp hình thành thế hệ công dân tương lai có ý thức về an toàn giao thông, góp phần tạo ra môi trường an toàn giao thông an toàn hơn, giảm thiểu rủi ro và tai nạn từ đó giảm bớt gánh nặng, chi phí y tế cho gia đình và xã hội. 2. Hiệu quả về mặt xã hội a. Đối với trẻ:
  6. 28 Đa số trẻ đã có ý thức tốt về việc khi tham gia giao thông, việc tiếp cận với giáo dục ATGT không chỉ giúp trẻ nhận thức được nguy cơ từ môi trường giao thông mà còn góp phần hình thành nên thói quen và kỹ năng sống an toàn. Giáo dục ATGT mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em. Trẻ được học cách quan sát, lắng nghe và tuân thủ các quy tắc, từ đó phát triển khả năng tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông. Ngoài ra, trẻ còn được rèn luyện tư duy phản xạ nhanh nhẹn và khả năng đánh giá tình huống, giúp chúng có thể ứng phó linh hoạt với các tình huống bất ngờ. Trò chơi giáo dục, các trò chơi mô phỏng tình huống giao thông thực tế mà trẻ thường xuyên được thực hành trong các hoạt động học, hoạt động chơi giúp trẻ được học một cách tự nhiên và thú vị. Trò chơi như “Đèn giao thông thông minh” hay “Vượt qua đường phố an toàn”, “Đi đúng theo tín hiệu giao thông” giúp trẻ nhận biết các biển báo và ý nghĩa của chúng. Các buổi thực hành thực tế tại sân trường hoặc khu vực an toàn giúp trẻ hiểu rõ hơn về cách thức di chuyển an toàn. Tham gia Hội thi giúp bé tự tin, khắc sâu hơn những quy định luật lệ ATGT và cùng giúp đỡ mọi người xung quanh tham gia giao thông an toàn. BIỂU ĐỒ SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP 120 100 100 97 100 95 80 60 41 38 40 32 23 20 0 % Trẻ đạt đầu năm học % Trẻ đạt cuối năm học Trẻ đi đúng đén tín hiệu giao thông Trẻ có khả năng nhận biết được hành vi đúng, sai qua tranh ảnh và khi tham gia giao thông Trẻ nhận biết một số biển báo giao thông đơn giản Ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
  7. 29 Từ bảng so sánh trên ta dễ dàng nhận thấy qua gần 1 năm áp dụng các biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 4 - 5 tuổi, ý thức và kiến thức về an toàn giao thông của trẻ tăng lên rõ rệt. b. Đối với giáo viên: Khi áp dụng các phương pháp trên vào quá trình giảng dạy và chăm sóc trẻ bản thân tôi thấy tự tin hơn, hiệu quả giảng dạy đạt kết quả cao hơn, giúp trẻ nhận biết nhanh hơn những biển báo hiệu. Hiểu được và phân biệt được ý nghĩa của từng biển báo giao thông, hiểu biết sâu hơn về luật giao thông khi đi đường. Khiến tiết học, lớp học trở nên sinh động thu hút sự chú ý tập trung của trẻ. Bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ tại lớp mình. c. Đối với cha mẹ trẻ: Phụ huynh nhận thấy vai trò giáo dục, không phải là nhệm vụ của riêng nhà trường mà cần phải có sự phối hợp phụ huynh, địa phương và nhà trường. Phụ huynh có sự gắn kết nhiều hơn với các con, hiểu được suy nghí của các con và kịp thời chỉnh sửa. Kiềm chế được những hành vi vi phạm luật giao thông như: không đội mũ bảo hiểm khi đi gần nhà hay trong hẻm, vượt đèn đỏ khi không có phương tiện lưu thông khác , làm gương cho các con noi theo như: Phụ huynh đưa đón, rước cháu trật tự, không chen lấn. Đậu và đỗ xe đúng nơi quy định, dãn dắt trẻ khi trẻ qua đường, trao học sinh tận tay giáo viên Hình ảnh phụ huynh để xe ngay ngắn trước giờ đón trẻ
  8. 30 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng - Đơn vị áp dụng: Trường mầm non Trực Đại Trường mầm non Trực Thái, Trường mầm non Trực Thắng. Qua việc nghiên cứu về sáng kiến “Một số giải pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tại 4 - 5 tuổi trường Mầm non Trực Đại tôi thấy sáng kiến này rất dễ ứng dụng tại các trường mầm non trong huyện IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN - Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình dạy học. Tuy không phải là hoàn hảo nhưng tôi hy vọng phần nào sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác giáo dục An toàn giao thông, đặc biệt là Giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non góp phần đưa đẩy phong trào Giáo dục An toàn giao thông ngày một đi lên. - Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Những giải pháp này của tôi không trùng với các giải pháp của người khác đã được áp dụng. - Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhắm đáp ứng các kỹ năng, nhu cầu hoạt động của trẻ 4 - 5 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Vũ Thị Thoa