Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp

doc 19 trang thulinhhd34 5410
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_giao_vien_hoan_t.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp

  1. với nhau. Học sinh nhận thức nhanh, có ý thức tốt sẽ ngồi cùng một bạn nhận thức chậm, ý thức chưa tốt để tạo thành “Đôi bạn giúp nhau cùng tiến”. Vào buổi ra chơi chiều thứ sáu hàng tuần, lớp sẽ tiến hành đổi chỗ ngồi. Dãy 1 sẽ chuyển sang dãy 2, dãy 2 chuyển sang dãy 3, dãy 3 chuyển sang dãy 1. Bàn cuối chuyển lên bàn đầu, bàn đầu chuyển xuống bàn 2, cứ làm như vậy cho đến hết năm học. Việc xếp chỗ như vậy có tác dụng luyện tập thị lực cho đôi mắt, tránh cho mắt khỏi bị cận thị. Đồng thời cũng giúp học sinh học tập tốt hơn. + Thành lập Ban cán sự lớp: Người giáo viên chủ nhiệm không thể làm hết mọi việc của học sinh, cũng như không thể lúc nào cũng có mặt ở trên lớp để điều hành lớp. Để lớp đi vào nền nếp thì giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng cho lớp có được một Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình và biết cách quản lí lớp. Ngay sau khi chia tổ, xếp chỗ ngồi xong, giáo viên tiến hành thành lập ban Ban cán sự lớp. Ban cán sự lớp phải do tập thể lớp tự bầu ra. Tất nhiên, trước khi bầu ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm cần đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể: Ban cán sự lớp phải là những học sinh gương mẫu, có ý thức học tập tốt, phải mạnh dạn, tự tin, biết cách tổ chức, quản lí, điều hành lớp; Đặc biệt Ban cán sự lớp phải là những học sinh có tinh thần trách nhiệm cao. Ban cán sự lớp cần phải được xây dựng ngay từ những ngày đầu năm học, được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. Thành phần của Ban cán sự lớp gồm có: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó, 3 tổ trưởng và 3 tổ phó. + Thực hiện phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp. Sau khi thành lập được ban Ban cán sự lớp, giáo viên tiến hành phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự một cách rõ ràng, cụ thể. Lớp trưởng: Chỉ đạo công việc chung của lớp, đôn đốc lớp thực hiện tốt các công việc chung, tổng hợp tình hình nền nếp, học tập của lớp trong tuần, kịp thời báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm biết các hiện tượng đặc biệt để giáo viên giải quyết. Đôn đốc các tổ thực hiện nhiệm vụ được giao. Lớp phó học tập: Làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi cần. Đôn đốc nhắc nhở các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Giám sát việc kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của các tổ. Kịp thời báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về những điểm bất thường trong hoạt động học tập của các thành viên trong lớp để giáo 5
  2. viên chủ nhiệm kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa. Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, học nhóm theo sự phân công của giáo viên chủ nhiệm. Lớp phó văn nghệ TDTT - Lớp phó đời sống: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, hoạt động bán trú. Theo dõi và báo suất ăn bán trú mỗi ngày với nhà bếp. Cùng giáo viên chủ nhiệm và các nhóm được phân công chia suất ăn trong bữa ăn trưa tại trường. Quan tâm đến mong muốn, nguyện vọng, sức khỏe của các bạn trong lớp. Kịp thời báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm biết những bất thường xảy ra. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt các buổi sinh nhật cho các bạn trong lớp. Lớp phó Lao động - Vệ sinh: Kiểm tra công tác vệ sinh trong và ngoài lớp. Đôn đốc nhắc nhở các bạn chăm sóc cây cảnh, vệ sinh lớp học, chỉ đạo việc sắp xếp bàn ghế thẳng hàng, chăn gối gọn gàng, ngăn nắp. Quản lí việc tắt, bật hệ thống quạt, điện, đóng cửa khi ra vào lớp.Theo dõi, đôn đốc và nhắc nhở các cá nhân, nhóm giữ gìn vệ sinh chung, thực hiện nhiệm vụ làm vệ sinh theo quy định. Tổ trưởng: Điều hành công việc của tổ, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng ngày của tổ về việc thực hiện nội quy về nền nếp, về học tập. Tổ phó: Làm thay nhiệm vụ của tổ trưởng khi cần thiết. Theo dõi, điều hành công việc của tổ thuộc về lao động, vệ sinh môi trường Giáo viên chủ nhiệm xây dựng và đưa ra những quy định cụ thể để các em trong Ban cán sự lớp theo dõi chính xác và công bằng giữa các thành viên trong tổ, trong lớp. + Tập huấn cho Ban cán sự lớp. Những tuần học đầu, trong suốt thời gian ở trường, giáo viên chủ nhiệm cần tập trung thời gian tập huấn cho Ban cán sự lớp, giúp cho lớp đi vào nền nếp. Hướng dẫn Ban cán sự lớp về cách điều hành lớp, cách tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Khi Ban cán sự đã biết cách tổ chức và quản lí lớp, mọi nền nếp đã đi vào ổn định, giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh trong lớp lần lượt được trải nghiệm công việc của Ban cán sự lớp. Mỗi học sinh trong lớp sẽ có một tuần giữ vai trò là thành viên của Ban cán sự lớp (với sự hướng dẫn của ban Ban cán sự chính) để tất cả các em có cơ hội được làm Cán sự lớp, giúp các em mạnh dạn, tự tin trước mọi người. 6
  3. + Bước 2: Xây dựng nội quy lớp học Sau khi hoàn thành công tác tổ chức lớp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng nội quy lớp học. Để phát huy tính tự chủ, tự tin, tự chịu trách nhiệm của học sinh đồng thời muốn cho các em có một nội quy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và phù hợp với tình hình của lớp, tôi đã cùng học sinh trao đổi, thảo luận xây dựng cho lớp mình một nội quy lớp học gần gũi, dễ thực hiện và thiết thực với các em. Khi đã xây dựng được nội quy của lớp, mọi thành viên trong lớp đều phải tuân thủ nghiêm túc những nội quy mà tập thể lớp đã đề ra. Sau khi xây dựng được nội quy lớp, tôi trao đổi với BCH Hội phụ huynh học sinh, phát huy phong trào xã hội hóa giáo dục của phụ huynh trong lớp, làm thành một bảng nội quy lớp học sinh động, đẹp mắt, trước hết nhằm trang trí lớp học, sau đó thu hút sự chú ý của học sinh khiến các em mau thuộc nội quy lớp. Khi đã có bảng nội quy, phụ huynh trong lớp đã trực tiếp gắn nơi dễ đọc nhất trong lớp để học sinh nhanh thuộc và nhanh thực hiện theo nội quy. Phụ huynh lớp treo bảng quy ước Quy ước lớp + Bước 3: Học tập và thực hiện nội quy lớp học 7
  4. Sau khi lập được nội quy lớp học, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh học tập nội quy. Vào giờ truy bài, hoặc đầu buổi học, các buổi hoạt động tập thể, lớp trưởng cho các bạn đọc nội quy lớp để các bạn trong lớp ai cũng thuộc nội quy, từ đó sẽ thực hiện đúng theo nội quy. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc ghi nhớ và thực hiện nội quy lớp của mỗi thành viên. Kịp thời khuyến khích động viên những học sinh thực hiện tốt. Nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt. Ổn định nền nếp xếp hàng vào lớp, xếp hàng tập thể dục, nền nếp ra chơi, ra về. Quy định cụ thể về sách vở, quy định về việc ôn tập ở nhà, học ở lớp, tổ chức cho các em học nội quy trường lớp, trong đó cần chú ý cho các em nắm được, nhớ được những nhiệm vụ chính của học sinh. + Bước 4: Thăm góc học tập ở nhà của học sinh Để việc học tập và rèn luyện ở trường đạt kết quả tốt thì công việc ôn tập, chuẩn bị đồ dùng ở nhà là vô cùng quan trọng. Để rèn cho học sinh thói quen ôn bài và chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp thì vào giờ truy bài, tổ trưởng các tổ có nhiệm vụ kiểm tra đồ dùng học tập các thành viên trong tổ của mình. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cũng cần có kế hoạch thăm góc học tập ở nhà của học sinh, động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự ôn tập ở nhà. Em Nguyễn Minh Huy giờ ôn bài ở nhà Em Nguyễn Tiến Đạt giờ ôn bài ở nhà Một số hình ảnh thăm góc học tập ở nhà của học sinh 1.3.Giải pháp thứ ba: Xây dựng lớp học thân thiện 8
  5. Xây dựng lớp học thân thiện giúp cho học sinh có được một môi trường học tập an toàn, thân thiện. Giúp học sinh cảm thấy thích được đến trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Việc xây dựng lớp học thân thiện cần được phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường có như vậy mới đạt hiệu quả. Để xây dựng lớp học thân thiện, giáo viên chủ nhiệm nên trú trọng công tác trang trí lớp học, đổi mới không gian lớp học. Để giúp học sinh có được cảm giác : “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.” thì trước hết phải khơi gợi trong lòng học sinh tình yêu lớp, yêu trường. Muốn học sinh yêu trường thì trước hết các em phải yêu lớp. Để mỗi học sinh đều yêu lớp, giáo viên chủ nhiệm cần trang trí lớp học của lớp mình sao cho sạch, đẹp, gần gũi, thân thiện và lôi cuốn đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với ban đại diện Hội PHHS lớp thiết kế, trang trí lớp sao cho mỗi khoảng không gian lớp, mỗi góc lớp đều đẹp và đều gần gũi, thân thiện đối với các em. + Bước 1: Xây dựng “Góc thiên nhiên” Xây dựng “Góc thiên nhiên” bằng cách đưa hệ thống cây xanh vào phòng học. Phòng học được trang bị thêm hệ thống cây xanh khiến cho học sinh có cảm giác hòa đồng với thiên nhiên nhiên. Ttừ đó các em sẽ yêu thiên nhiên hơn. Mỗi khi bước vào lớp học, các em như bước vào một khu vườn, như đến với một thế giới cổ tích, làm cho các em luôn có cảm giác thoải mái, dễ chiu, việc học tập của các em vì thế cũng đạt hiệu quả cao hơn. Hệ thống cây xanh trong lớp bao gồm các các loại cây, hoa sống trong nhà, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây xanh được đặt ở nhiều vị trí trong phòng học: Chậu cây lớn được đặt ngoài hành lang, bục giảng, góc lớp. Các chậu cây hoa nhỏ đặt ở cửa sổ, tủ sách, bàn giáo viên. Ngay cả rèm cửa phòng học cũng là những bức tranh hướng về thiên nhiên. Đó là những hình ảnh: Cánh đồng, thác nước, gây cảm giác mát mẻ dễ chịu. 9
  6. Một số hình ảnh được chụp từ phòng học lớp Chậu cây được đặt trên bàn giáo viên Chậu cây đặt ngoài hành lang lớp học Chậu cây đặt trên cửa sổ lớp học Chậu cây được gắn lên tường cuối lớp Hình ảnh rèm tranh cửa sổ lớp học (Rèm được hạ xuống trong giờ ngủ trưa) 10
  7. Hệ thống cây xanh và rèm cửa có được là từ nguồn xã hội hóa giáo dục của lớp. Gia đình và nhà trường cùng kết hợp tạo cho học sinh có một môi trường xanh - sạch - đẹp. Việc chăm sóc tưới nước cho cây được lớp phó Lao động - Vệ sinh phụ trách, điều hành các thành viên trong lớp thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh cách chăm sóc, bón phân, cắt tỉa cành. Việc các em tự tay chăm sóc các chậu cây của lớp sẽ giáo dục cho các em tình yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, ý thức biết giữ gìn của chung và mỗi khi cây ra hoa, các em sẽ có được niềm vui khi được hưởng những thành quả lao động của mình. + Bước 2: Xây dựng “Góc Thư viện lớp” Hoạt động học tập của học sinh không chỉ bó hẹp trong giờ học giữa giáo viên và học sinh mà nó còn được thông qua các kênh thông tin truyền thông, tivi, đài, sách, báo. Để mở mang tầm hiểu biết cho các em, kích thích lòng ham hiểu biết và trí tò mò của các em đồng thời rèn cho các em có thói quen đọc sách. Giáo viên chủ nhiệm huy động phụ huynh học sinh xây dựng cho lớp một tủ sách vàng. Tự giáo viên chủ nhiệm làm gương đem sách, báo của gia đình góp vào tủ sách. Khuyến khích học sinh trong lớp góp sách vào tủ sách chung để tủ sách của lớp ngày càng phong phú đa dạng. Đồng thời vào các giờ ra chơi,giáo viên chủ nhiệm khuyến khích các em dành 10 đến 15 phút cho việc đọc sách báo trên lớp.Tự giáo viên cũng làm gương, ngồi đọc sách để học sinh noi theo. Dần dần học sinh trong lớp đã có thói quen đọc sách mỗi ngày. Việc xây dựng tủ sách trên lớp đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa đọc của học sinh. Các em ngày càng ham đọc sách, từ đó vốn ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, các em ngày càng mở rộng thêm tầm hiểu biết. Ngoài ra việc khuyến khích học sinh góp sách vào tủ sách chung còn có tác dụng kết nối tình thân giữa các em. Giúp các em hơn bao giờ hết hiểu được giá trị của sự sẻ chia. Giáo viên chủ nhiệm phân tích cho học sinh thấy: Một quyển sách nếu chỉ một người đọc nó chỉ có giá trị 1 lần nhưng nếu quyển sách đó đem đến lớp, 34 bạn trong lớp cùng đọc thì giá trị quyển sách đó sẽ được gấp lên 34 lần. 11
  8. Lớp có 34 bạn, mỗi bạn có 1 quyển sách, nếu để sách ở nhà, mỗi bạn chỉ được đọc 1 quyển. Nếu 34 bạn đều đem sách đến lớp thì mỗi bạn sẽ được đọc 34 quyển sách. Như vậy đem sách đến lớp cùng đọc, vừa mở mang được tầm hiểu biết vừa tiết kiệm được một khoản tiền mua sách rất lớn cho bố mẹ. Thấy được ích lợi của việc đem sách đến lớp đọc chung, học sinh trong lớp đều chủ động đem sách góp vào tủ sách của lớp. Lớp phó văn nghệ TDTT - Lớp phó đời sống được giao nhiệm vụ quản lí tủ sách. Sách học sinh đem đến sẽ được giáo viên chủ nhiệm kiểm tra nội dung trước khi nhập vào tủ sách chung và được Lớp phó văn nghệ TDTT - Lớp phó đời sống ghi chép cẩn thận vào Sổ tay thư viện của lớp. Để tủ sách chung của lớp đi vào hoạt động có hiệu quả, giáo viên và học sinh cùng xây dựng cho lớp một nội quy tủ sách và dán ngay vào cánh tủ sách. NỘI QUY THƯ VIỆN Tất cả thành viên trong lớp, trong trường đều là bạn đọc của thư viện lớp Bạn đọc cần thực hiện đúng quy định sau: 1. Mỗi học sinh được quyền đọc sách, mượn sách, có trách nhiệm giữ gìn sách sạch sẽ, phẳng phiu, bảo vệ tủ sách, kí mượn, kí trả sách. 2. Khuyến khích ủng hộ, tặng sách để làm tăng số lượng trong tủ sách. 3. Mượn và trả đúng thời gian quy định (không mượn quá 5 ngày), mỗi lần chỉ được mượn 1 quyển. 4. Bạn nào làm rách sách phải có trách nhiệm dán lại, đóng lại sách cẩn thận trước khi trả. 5. Bạn nào đánh mất sách hoặc làm hỏng sách đến mức không thể đọc được nữa phải có trách nhiệm đền sách mới hoặc một quyển sách khác có giá tiền tương đương và có nội dung tốt. Giáo viên chủ nhiệm Lớp phó Văn nghệ TDTT Kí tên Kí tên Tủ sách của lớp được sắp xếp gọn gàng, khoa học và cũng được trang trí 12
  9. đẹp mắt. Tủ sách lớp Việc giữ gìn tủ sách chung sẽ rèn cho các em biết sống có ý thức, có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen gọn gàng, ngăn nắp. Đặc biệt các em biết quan tâm, biết sẻ chia cùng các bạn. Các em hiểu được giá trị của sự sẻ chia. Từ đó các em có thói quen biết sẻ chia với mọi người xung quanh. + Bước 3: Xây dựng “Góc Sáng tạo” Trong mỗi phòng học, giáo viên chủ nhiệm nên bố trí một phần không gian làm góc sáng tạo cho các em. Góc sáng tạo là nơi lưu giữ các sản phẩm do chính các em tạo ra. Như một sản phẩm tranh vẽ, cắt dán, trang trí, hay cũng có thể là một bài viết chữ đẹp hoặc có thể là một sáng tác của các em: một bài văn hay, một câu chuyện cười, một câu chuyện kể, một bài thơ do chính em viết, 13
  10. Một số hình ảnh được chụp từ Góc sáng tạo của học sinh Sản phẩm do các em sáng tạo, đảm bảo tính thẩm mĩ: đẹp, hay sẽ được lớp chọn và trưng bày trong Góc sáng tạo. Việc xây dựng góc sáng tạo để trưng bày những sản phẩm hay của các em, nhằm khích lệ, động viên khơi gợi khả năng sáng tạo của các em. Góc sáng tạo không chỉ bồi dưỡng cho các em tính thẩm mĩ và tư duy sáng tạo mà nó còn giúp cho không gian lớp học thêm phong phú và sinh động hơn. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Năm học 2018 – 2019 này bản thân tôi đã và đang thực hiện công tác chủ nhiệm lớp áp dụng theo các giải pháp được nêu trong sáng kiến “Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp”. Qua thực hiện, tôi thấy các giải pháp trong sáng kiến rất khả thi vì đó là những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả: 1. Lợi ích kinh tế: + Giải pháp 1: Việc điều tra cơ bản học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp năm học trước, qua phiếu điều tra cơ bản học sinh sẽ giúp giáo viên có được thông tin về học sinh một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Giúp giáo viên chủ nhiệm tiết kiệm được nhiều thời gian nhất. + Giải pháp 2: Việc xây dựng nền nếp lớp giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc quản lí học sinh, điều hành lớp. Việc giáo viên tiết kiệm được thời gian điều tra cơ bản học sinh, thời gian quản lí, điều hành lớp sẽ giúp cho giáo viên có thời gian học tập, nghiên cứu, tìm ra các phương pháp giáo dục tốt nhất cho học sinh của lớp từ đó làm cho hoạt động giáo dục của trường, lớp đạt kết quả cao. + Giải pháp 3: 14
  11. Xây dựng “Góc thiên nhiên” góp phần vào việc tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, giúp tinh thần giáo viên và học sinh thoải mái, vui vẻ. Giáo viên và học sinh được thư giãn, tránh mệt mỏi sau mỗi giờ học. Tăng sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất của giáo viên và học sinh. Giáo viên, học sinh mạnh khỏe tiết kiệm được số tiền mua thuốc chữa bệnh; Nguồn cây xanh được huy động từ phụ huynh học sinh sau mỗi dịp Tết Nguyên đán vừa tiết kiệm được tiền mua cây xanh cho lớp, vừa tiết kiệm được tiền mua cây xanh cho nhà trường. Xây dựng “Góc thư viện” góp phần tiết kiệm tiền mua sách, truyện cho phụ huynh học sinh; Tiết kiệm tiền mua sách, truyện cho nhà trường. Mỗi lớp học có 34 học sinh: Mỗi học sinh bình quân 1 năm đem đến lớp 3 quyển sách, giá bình quân của mỗi quyển sách là 20 000 đồng. Như vậy mỗi lớp học sẽ tiết kiệm được: 34 x 3 x 20 000 = 2 040 000 (đồng) 2. Lợi ích xã hội: + Hiệu quả cho giáo viên: Giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lí học sinh. Giáo viên có thời gian nghiên cứu nội dung, phương pháp mới cho bài giảng của mình. Từ đó kết quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên sẽ đạt hiệu quả cao hơn. + Hiệu quả cho học sinh: Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, ý thức tự quản của học sinh. Học sinh có ý thức, có kỉ cương, nền nếp trong mọi công việc. Bước đầu học sinh có ý thức về bộ máy quản lí thu nhỏ, hình thành ở học sinh những phẩm chất của một người công dân tốt. Học sinh biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Nâng cao ý thức giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên, phát triển khả năng sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết. Biết sẻ chia với nhau, nâng cao sự hiểu biết, nâng cao kĩ năng sống. Học sinh được phát triển toàn diện về tri thức và các năng lực, phẩm chất. Học sinh có thói quen đọc sách mỗi ngày. + Hiệu quả cho nhà trường: Nhà trường hoàn thành được chỉ tiêu cấp trên giao cho; Gây dựng được niềm tin từ PHHS; PHHS tin tưởng khi cho con học tại trường. + Hiệu quả cho gia đình: Gia đình có những đứa con ngoan, có kĩ năng sống tốt. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đề tài “Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp” là cơ sở để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong công tác chủ nhiệm ở các khối lớp Tiểu học. Nó giúp giáo viên từng lúc hình thành từng mặt năng lực, 15
  12. phẩm chất cho học sinh, giúp học sinh bước đầu biết tự chủ hơn trong công việc học tập của mình để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện của bản thân. Muốn áp dụng được sáng kiến “Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp” cần các điều kiện sau: Điều kiện về con người: Giáo viên: Cần một giáo viên chủ nhiệm lớp. Có năng lực sư phạm tốt, nhiệt huyết trong nghề nghiệp. Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh và đổi mới cách đánh giá học sinh. Đưa học sinh từ vai trò thụ động sang vai trò chủ động của quá trình tiếp thu kiến thức. Học sinh: Một lớp học hiện nay với khoảng 30 HS là hợp lí. Phụ huynh học sinh: Cần phối hợp chặt chẽ giáo viên chủ nhiệm lớp tạo điều kiện tốt nhất giúp giáo viên và HS hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch, chương trình cụ thể để giáo viên và học sinh tiến hành dạy và học. Phân bố thời gian học tập hợp lí. Điều kiện về cơ sở vật chất: 1 phòng học rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết (bàn ghế bán trú, bóng điện đủ ánh sáng, quạt, bảng, tủ để đồ dùng học tập, tủ để chăn gối, ) Để giáo viên chủ nhiệm làm công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao nhất, nhà trường cần trang bị cho giáo viên và học sinh hệ thống cơ sở vật chất: phòng học, bàn ghế, bảng lớp ánh sáng đảm bảo chất lượng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh để giáo viên có thể làm tốt công tác chủ nhiệm trong trường tiểu học đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có). Trong năm học 2018 - 2019, sáng “Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp” của tôi đã được áp dụng cho toàn khối 5 tại trường và đã đạt hiệu quả cao. Sáng kiến không chỉ được áp dụng ở khối 5 mà nó còn được áp dụng cho học sinh khối 4, khối 3, khối 2 trong trường. Qua thực tế tôi thấy các khối, lớp tham gia áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp” công tác chủ nhiệm đều đạt kết quả tốt. 16
  13. Vì địa bàn nơi trường tôi đóng là một thị trấn, là nơi giao thoa, chuyển biến, kết nối giữa thành thị và nông thôn nên sáng kiến của tôi có nhiều điểm ưu việt với học sinh nông thôn và cũng có nhiều điểm phù hợp với học sinh nơi đô thị. Chính vì vậy mà sáng kiến của tôi còn có khả năng đạt kết quả cao khi được áp dụng tại các trường khác trong huyện cũng như trong tỉnh. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến Phòng Giáo dục& Đào 1 Trường Tiểu học Công tác chủ nhiệm tạo Bình Xuyên Khối 5, khối 4, 2 Công tác chủ nhiệm khối 3 3 Công tác chủ nhiệm 4 Công tác chủ nhiệm 5 Công tác chủ nhiệm 6 Công tác chủ nhiệm 7 Công tác chủ nhiệm 8 Công tác chủ nhiệm 9 Công tác chủ nhiệm 10 Công tác chủ nhiệm 11 Công tác chủ nhiệm 12 Công tác chủ nhiệm 13 Công tác chủ nhiệm 14 Công tác chủ nhiệm 17