Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_nha_tre_24_3.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 hứng thú, tích cực tham gia hoạt động với đồ vật
- 17 hình thức thay đổi linh hoạt nhẹ nhàng để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú học tập. Để giúp các con, nuôi dưỡng tình yêu và thái độ tích cực hoạt động với đồ vật. chứa đựng những cơ hội để giúp trẻ có không gian tưởng tượng và hoạt động, các tình huống phát triển óc sáng tạo của mình. Tôi luôn khen gợi trẻ, để trẻ cảm thấy tự tin với bản thân mình hơn. *Biện pháp 4: Phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Để việc tổ chức hoạt động với đồ vật được tốt tôi tuyên truyền phối hợp với phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải như: thùng cát tông, chai nhựa, lõi cuộn giấy sẵn có ở gia đình ủng hộ cho lớp và hướng dẫn phụ huynh cách làm đồ chơi cho trẻ khi trẻ ở nhà. Tôi đã trực tiếp trao đổi và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong nhóm cùng thu gom và tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, trẻ được chơi, được khám phá,tìm tòi. Tôi đã gửi qua zalo nhóm lớp, video cách làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu phế thải như vỏ hộp bánh, lõi cuộn giấy, giấy báo, chai lọ, thìa sữa chua, nắp chai, lon bia, vỏ hộp sữa sẽ tạo ra được rất nhiều đồ dùng đồ chơi có ích cho trẻ mà lại không tốn kém. Tôi hướng dẫn cách chơi cụ thể, dễ hiểu tới phụ huynh. + Ví dụ: Tôi hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi giúp bé nhận biết màu sắc * Chuẩn bị đồ dùng: + Vải + Que kem + Keo dán *Hướng dẫn cách làm - Cắt vải đã chuẩn bị thành các hình khác nhau: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác - Dán các hình cắt lên những que kem
- 18 - Ghi tên các loại màu sắc lên trên que kem. Mỗi lần cho bé chơi, bố mẹ chỉ cần dạy bé nhận biết màu sắc, sau đó hỏi lại, dần dần bé sẽ biết cách phân biệt và ghi nhớ nhanh hơn. Phụ huynh trong lớp đều phấn khởi và tích cực quyên góp nguyên vật liệu để tôi làm đồ chơi cho trẻ. Tôi đã làm ra rất nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh,đáng yêu trẻ rất thích những đồ chơi tôi đã làm. Tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo làm nhiều đồ chơi đẹp mắt thu hút trẻ, giúp cho hoạt động học và chơi của trẻ thêm phần hấp dẫn hơn, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thân thiện với môi trường. Việc tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên, để làm đồ dùng đồ chơi là một việc làm rất là có ý nghĩa, vừa tiết kiệm tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ chơi sáng tạo. Đồng thời góp phần làm giảm rác thải quan trọng là đã giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường xanh,sạch, đẹp. Ví dụ: Cách làm đồ chơi từ hộp sữa chua, cách làm này vô cùng đơn giản các bậc phụ huynh chỉ cần tận dụng vỏ của hộp sữa chua đã được làm sạch. Lấy hai hộp sữa chua úp lại với nhau rồi sau đó tạo kiểu cho chúng bằng cách thêm họa tiết: thêm mắt, mũi, miệng, chân, tay. Phụ huynh có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi, để làm đồ chơi yêu thích cho các con không chỉ giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí, mà còn tạo ra những đồ chơi độc đáo, ý nghĩa. Việc làm đồ chơi cùng con là sự gắn kết gia đình, giúp các con kĩ năng sáng tạo và học hỏi từ những điều đơn giản nhất. Các con sẽ có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc tái chế, điều này giúp các con hình thành thói quen tốt và ý thức trách nhiệm với thiên nhiên từ nhỏ. Làm đồ chơi từ nguyên liệu phế thải, giúp các thành viên trong gia đình cùng tham gia. Đồ chơi được làm từ nguyên liệu gần gũi với các con, an toàn. Điều này giúp các con hiểu hơn về môi trường xung quanh, biết bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác đúng nơi quy định.
- 19 Hình ảnh cô làm video hướng dẫn phụ huynh Tôi đã chụp ảnh, quay những video khi trẻ đang tham gia hoạt động với đồ vật ở trên lớp gửi qua zalo nhóm lớp để phụ huynh thấy được con em mình hoạt động tích cực, hứng thú vui vẻ với các đồ vật, từ đó tôi thông tin với phụ huynh về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động với đồ vật của trẻ giai đoạn 24-36 tháng để phối hợp, chia sẻ với phụ huynh trong việc rèn các kĩ năng hoạt động với đồ vật cho trẻ tại gia đình và củng cố thêm kiến thức ở nhà cho trẻ . Việc chụp ảnh quay video với đồ vật là một cách tuyệt vời để phụ huynh thấy được con em mình hoạt động tích cực, hứng thú và phát triển kĩ năng cần thiết. Việc ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ này, còn tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ cho các con.
- 21 Hình ảnh cô chia sẻ các hoạt động của trẻ với phụ huynh
- 22 Qua đó phụ huynh nhận thức được rằng trẻ đến lớp được học bằng chơi, chơi mà học chứ không phải là các cô giáo chỉ có trông trẻ như các phụ huynh vẫn từng nghĩ. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 1.Hiệu quả về kinh tế Giáo viên chủ động làm đồ dùng tự tạo bằng cách tận dụng từ các nguyên vật liệu phế thải lên tiết kiệm được kinh phí cho lớp, cho trường. 2. Hiệu quả về mặt xã hội a) Giá trị làm lợi cho môi trường Thay vì mua đồ mới, tôi tái sử dụng những chai lọ, len, vải, lốp xe, thìa sữa chua, lá cây, cành cây khô Tôi tân trang lại cho mới để tái sử dụng làm những đồ chơi ngộ nghĩnh để cho trẻ chơi, giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên. Nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. b) Giá trị làm lợi cho an toàn lao động * Về phía trẻ Sau một năm học áp dụng các biện pháp giúp trẻ tham gia hoạt động với đồ vật ở lớp 24 - 36 THA3 ở trường mầm non Nghĩa Trung. Tôi thấy các con nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin mạnh dạn, hứng thú tham gia hoạt động với đồ vật. Các con thích đến lớp, có nề nếp trong các hoạt động, có kĩ năng hoạt động tốt hơn. Các con có kĩ năng hoạt động theo nhóm (2-3) bạn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn và biết cách chơi các trò chơi. Các con có kĩ năng chơi thành thạo nhiều trò chơi và duy trì được hứng thú khi tham gia hoạt động.
- 23 *Bảng khảo sát cuối năm về hoạt động với đồ vật của trẻ 24-36 THA3 Số trẻ Kết quả được Đạt Chưa đạt STT Nội dung khảo sát khảo Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số cháu sát cháu (%) (%) Trẻ hào hứng tích cực tham gia 1 30 trẻ 30 100 0 0 các hoạt động cùng cô và bạn 2 Trẻ có kỹ năng chơi 30 trẻ 20 66,6 8 26,6 3 Trẻ mạnh dạn tự tin 30 trẻ 25 83,3 5 16,6 Trẻ có khả năng ghi nhớ và lập 4 30 trẻ 20 66,6 7 23,3 lại các thao tác của cô Nhìn vào bảng, tôi thấy cuối năm trẻ tham gia hoạt động với đồ vật tăng lên một cách rõ rệt, tỷ lệ tăng cao * Về phía giáo viên Tôi hiểu được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng đồ chơi, thiết kế nội dung chơi thu hút trẻ để thu hút trẻ đến với hoạt động với đồ vật. Tôi chủ động lựa chọn nội dung và chủ động xây dựng góc chơi, khu vực chơi chủ đạo làm nổi bật lên chủ đề chơi. Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đã linh hoạt, sáng tạo, nghệ thuật lên lớp tốt hơn. Giúp cho tôi có các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật được đa dạng, phong phú hơn. Chủ động xây dựng góc chơi, khu vực chơi chủ đạo làm nổi bật lên ở các chủ đề. Do chuẩn bị đầy đủ nên tôi có nhiều hình thức tạo hứng thú và hướng dẫn trẻ một cách đầy đủ giúp trẻ hứng thú, tích cực, mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động với đồ vật
- 24 *Về phía phụ huynh Phụ huynh tin tưởng gửi con vào lớp, vui vẻ, cởi mở với giáo viên, quan tâm đến việc phối kết hợp với giáo viên, với nhà trường để làm hành trang vào đời cho con em mình. 3. Giá trị làm lợi khác: Khả năng áp dụng và nhân rộng Trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật, biết chơi đoàn kết, chia sẻ với bạn, yêu thương cô giáo. Vì vậy trẻ thích đến lớp, giúp cho bố mẹ trẻ phấn khởi, yên tâm gửi con đến lớp. Từ đó hình thành ở trẻ tình yêu thương con người từ tuổi mầm non và ươm mầm được những mầm non tương lai cho đất nước. Trong đời sống hằng ngày, mỗi gia đình chúng ta sau khi sử dụng sản phẩm còn bỏ đi một số lượng vỏ chai, lọ, hộp giấy, hộp bìa cát tông, lon sữa .Những đồ dùng vỏ hộp này có ưu điểm tuyệt vời đó là dễ tạo hình và có độ bền cao. Đặc biệt những hình ảnh, màu sắc trên vỏ hộp, bìa đó được trang trí đẹp mắt và hấp dẫn trẻ. Đó là nguồn vật liệu phong phú, đa dạng có thể tận dụng đề làm nguyên liệu cho trẻ sử dụng làm đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động. Thông qua hoạt động xây dựng cho giáo viên, phụ huynh, nâng cao ý thức tận dụng đồ dùng phế thải một cách hiệu quả, không lãng phí . Tận dụng được các phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi, tiết kiệm được tiền của phụ huynh cũng như của nhà trường để đầu tư các đồ dùng đồ chơi khác. Với đề tài này, tôi nhận thấy rằng tùy thuộc vào điều kiện của từng trường và khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ theo từng lứa tuổi, mà giáo viên cần áp dụng cho phù hợp. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Ngô Thị Quyên
- 25 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trường Mầm non xã Nghĩa Trung xác nhận sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động với đồ vật” của đồng chí Ngô Thị Quyên - giáo viên nhóm trẻ 24-36 THA3 trường mầm non xã Nghĩa Trung có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường mầm non xã Nghĩa Trung năm học 2023-2024 Nghĩa Trung, ngày 28 tháng 5 năm 2024 Hiệu Trưởng Vũ Thị Luyến
- 26 XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN ( Ký tên, đóng dấu)
- 27 MỤC LỤC I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến . 5 II. Mô tả giải pháp kỹ thuật 2 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 2 2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến 3 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường thân thiện tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia hoạt động 4 Biện pháp 2: Tăng cường làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải để thu hút trẻ vào hoạt động với đồ vật 7 Biện pháp 3: Phát huy sự sáng tạo để gây hứng thú của trẻ đối với đồ vật . . 13 Biện pháp 4: Phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh 16 III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại . 20 1 Hiệu quả kinh tế 20 2 Hiệu quả về mặt xã hội 21 3 Giá trị làm lợi khác: Khả năng áp dụng và nhân rộng 24 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 24