Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non

docx 22 trang Đinh Thương 15/01/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_hinh_thanh_ky_nang_tu.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non

  1. 14 thao tác rửa tay, qua đó tôi rèn trẻ nề nếp thói quen biết xếp hàng chờ đến lượt và biết cất dép đúng nơi quy định. *Chuẩn bị trước giờ ăn: Vào đầu năm trẻ chưa biết cách bê ghế, chưa có thói quen tự bê ghế vào bàn ngồi ăn mà thường cô phải lấy hộ trẻ, nhưng qua một thời gian tôi áp dụng vào thực tế cho trẻ tự bê ghế vào bàn, cứ như vậy hàng ngày trẻ đã có thói quen rất tốt, qua nhiều lần trẻ có nề nếp tự bê ghế vào bàn ngồi ăn mà giáo viên không cần phải làm hộ trẻ. Qua việc làm này tôi thấy trẻ rất thích được làm công việc tự phục vụ cho mình, trẻ tự tin hơn,mạnh dạn, khéo léo hơn trong các hoạt động khác. Trong giờ ăn cô thường xuyên nhắc nhở trẻ khi ăn không nói chuyện, khi ho biết dùng tay che miệng, ăn hết xuất, nhai kỹ gọn miệng, biết nhặt cơm rơi vào đĩa, lau tay bằng khăn ẩm, ăn xong để bát thìa đúng nơi quy định. Biết bê ghế cất đúng nơi và tập lau miệng, lấy nước uống sau khi ăn. Cứ như vậy qua các hoạt động tôi uốn nắn giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho và trẻ thói quen hành vi tốt trẻ rất thích và phấn khởi làm một số công việc tự phục vụ , tạo cho trẻ hình thành phát triển kỹ năng sống trong giai đoạn sau. Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ Thời gian trẻ đến lớp với cô nhiều xong còn hơn một nửa thời gian trẻ ở nhà với ông bà cha mẹ. Chính vì vậy việc phối hợp với phụ huynh để rèn một số kỹ năng tự phục vụ và thói quen hành vi đạo đức cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng vì sự phối hợp giưa gia đình và nhà trường có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Ngay từ đầu buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đưa ra yêu cầu chỉ tiêu cần đạt đối với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng cho phụ huynh nắm bắt về cân nặng chiều cao, những kiến thức cơ bản trẻ đạt được và một số kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ 24- 36 tháng.
  2. 15 Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về kết quả học tập thái độ hành vi và một số kỹ năng tự phục vụ của từng trẻ đến phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ. Với trẻ có biểu hiện tốt về hành vi thói quen như cháu: Khang, Hưng để phụ huynh động viên trẻ phát huy thói quen tốt cho trẻ . Lớp tôi có cháu Nga, Hải Anh, Tiến chưa biết tự cất dép đúng quy định mà mẹ hay làm hộ con vì vậy vào buổi chiều trả trẻ hoặc giờ đón Tôi phối hợp với phụ huynh uốn nắn trẻ cùng giáo viên giúp trẻ có thói quen kỹ năng tự phục vụ tốt hơn. Trong lớp Tôi xây dựng góc tuyên truyền cập nhật các nội dung giáo dục hành vi tốt qua hình ảnh nội dung bài thơ, câu chuyện và một số nội dung mời phụ huynh tham gia chương trình học của trẻ để phụ huynh biết cùng cô giáo dục trẻ thêm. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Do sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra được một số giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của nhà trường và của địa phương. Giải quyết được vấn đề tồn tại trong quá trình hình thành, rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Vì vậy, đã thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo kịp sự phát triển của xã hội. Lợi ích thiết thực: Trước khi thực hiện đề tài này tôi thấy trẻ khoảng 90 % chưa có kĩ năng tự phục vụ, các công việc hầu như giáo viên phải giúp trẻ trực tiếp. Qua việc áp dụng các giải pháp trên vào hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tôi thấy trẻ đã có kĩ năng tự phục vụ đạt trên 80%. Trẻ đã biết tự xúc ăn, ăn gọn gàng, biết tự rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, biết lấy khăn và rửa mặt khi mặt bẩn, biết tự lấy cất gối, ngủ đúng giờ, biết cất xếp ghế gọn gàng, đi vệ sinh đúng nơi quy định theo nhu cầu.
  3. 16 Các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ này cũng có thể dùng cho trẻ lớp lớn hơn nhằm củng cố và rèn luyện thường xuyên cho trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng đại trà trong các cơ sở giáo dục mầm non nói chung và trong các trường Mầm non trên địa bàn Huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nói riêng đều rất hiệu quả • Các hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng tự phục vụ này rất phù hợp để các cơ sở giáo dục mầm non và các cô giáo mầm non tham khảo, giúp trẻ của lớp, của trường mình có các kĩ năng cơ bản và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, trẻ còn nhỏ nên tôi chưa thiết kế được nhiều các hoạt động và các hoạt động còn ở mức đơn giản, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và cho ý kiến đóng góp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến. Một là: Kết quả trên học sinh Do sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra được một số giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của nhà trường và của địa phương. Giải quyết được vấn đề tồn tại trong quá trình hình thành, rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Vì vậy, đã thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo kịp sự phát triển của xã hội. Trước khi thực hiện đề tài này tôi thấy trẻ khoảng 90 % chưa có kĩ năng tự phục vụ, các công việc hầu như giáo viên phải giúp trẻ trực tiếp. Qua một năm cho trẻ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ theo giải pháp trên tôi nhận thấy trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung
  4. 17 quanh, có nề nếp thói quen hành vi đạo đức tốt, có kỹ năng tự phục vụ đơn giản phù hợp theo độ tuổi đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niền vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục. *So sánh một số kết quả trước và sau khi áp dụng: STT Nội dung khảo sát Số Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng lượng 17 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt - Thói quen vệ sinh Nói với 17 7 - 41% 10 - 59% 16 - 94% 1 – 6% người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh . Đi vệ sinh đúng nơi qui định - Thói quen trong ăn uống (Tự 17 5 - 30% 12 - 70% 15 - 88% 2 - 12% xúc cơm ăn, tự lấynước uống ) - Tự cất đồ dùng cá nhân (Cất 17 5 - 30% 12 - 70% 15 - 88% 2 - 12% balô, cất dép ) -Tự cởi, tháo dép 17 7 - 41% 10 - 59% 16 - 94% 1 – 6% - Lấy ghế, bê ghế ngồi vào bàn 17 5 - 30% 12 - 70% 17-100% 0 và cất ghế đúng nơi quy định
  5. 18 III . HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Từ những kết quả nêu trên cho thấy rằng tỷ lệ trẻ có thói quen vệ sinh,thói quen trong ăn uống, thói quen trong việc tự phục vụ tăng lên đáng kể. Như vậy, Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ở trường Mầm Non là việc làm hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp cho trẻ hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và tính tự lập sau này đồng thời hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 1. Hiệu quả kinh tế: Sau khi áp dụng các giải pháp trên đã thu được một số lợi ích kinh tế như: - Giảm được số tiền mua vật liệu làm đồ dùng đồ chơi. - Giảm được thời gian cô phải trực tiếp giảng dạy mà qua các cách tổ chức trên thì trẻ được tự mình khám phá tìm hiểu ghi nhớ. - Giảm áp lực qua việc học cho trẻ bởi trẻ học theo cách “học mà chơi, chơi bằng học” -Số tiền làm lợi: + Giảm được số tiền đi học thêm, giảm được số tiền phải đi lại do chi phí cho xăng xe . bởi: Qua việc áp dụng giải pháp trên thì trẻ đã hình thành được kỹ năng tự phục vụ ngay ở trên lớp và được phụ huynh phối hợp rèn luyện thêm ở nhà. VD: Chi phí cho 1 lớp học kỹ năng sống là 100.000đ/ trẻ/tháng, mà lớp tôi có 17 học sinh. Vây 17 học sinh x 100.000đ = 1.700.000đ/tháng. + Mang lại hiệu quả kinh tế:
  6. 19 Sáng kiến kinh nghiệm đã giảm chi phí về đầu tư cơ sở vật chất – trang thiết bị đồng thời vẫn nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ, làm cho tre dần dần hình thành được những thói quen, kỹ năng tự phục vụ bản thân. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Giúp cho trẻ hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và tính tự lập sau này. Lao động tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây là cơ hội giúp trẻ thông minh và trưởng thành hơn trong cuộc sống. - Về giáo viên: + Có kiến thức về giáo dục Mầm non, biết giải quyết hợp lý các tình huống sư phạm, có trình độ chuyên môn, yêu nghề, mến trẻ. + Bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.Tiết kiệm được thời gian, thay đổi được lề lối làm việc, mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. + Nắm chắc nội dung, phương pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. + Có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động và truyền tải thông tin tới trẻ. + Có ý thức trách nhiệm trong công việc. + Giáo viên học hỏi được một số biện pháp hình thành và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. - Phụ huynh yên tâm gửi con ở trường mà không cần phải mất thêm chi phí để cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng sống ở các trung tâm thiếu nhi
  7. 20 - Học sinh: Học sinh có sức khỏe tốt, đi học chuyên cần, tự timn mạnh dạn, làm tốt những gì khả năng mình làm được. - Phụ huynh học sinh: Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, để các hoạt động của cô và trẻ ngày càng hấp dẫn sự quan tâm của phụ huynh hơn. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Đề tài giáo dục kỹ năng sống và đặc biệt là lĩnh vực rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ luôn luôn đồng hành với mọi hoạt động sống của con người, của trẻ nên sáng kiến có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực giáo dục và trong một số lĩnh vực khác cũng rất hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng tại các trường, lớp mầm non trên địa bàn huyện Giao Thủy và tỉnh Nam Định IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng ở trường Mầm non”. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền mà do chính bản thân tôi tự tìm tòi và ứng dụng trên trẻ của trường mình.Kính mong được sự tham gia góp ý cho sáng kiến hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hằng Nga
  8. 21 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIÊN (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng đạt ở mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì) . (Kí tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng đạt ở mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì) (Kí tên, đóng dấu)