Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả"

doc 17 trang binhlieuqn2 03/03/2022 14515
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_x.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả"

  1. 2.2.4. Phát động các phong trào bảo vệ cảnh quan sư phạm nhà trường phù hợp với lứa tuổi. Phải nói rằng đây là một phong trào được thực hiện thường xuyên, liên tục xuyên suốt trong năm của các lớp có hiệu quả nhất, để làm tốt công tác này tôi đưa ra các phong trào thi đua như: * Phong trào “Sân trường không có rác” Để thực hiện tốt phong trào này tôi tham mưu với Hiệu trưởng mua đầy đủ thùng đựng rác hoặc có thể tự tạo các thùng rác bằng nguyên liệu phế thải như lốp xe máy, lốp xe ô tô với các kiểu dáng và hình dáng ngộ nghỉnh gây sự chú ý của trẻ và bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác vào thùng”, “Hãy bảo vệ môi trường”, “Mắt thấy rác, tay lượm liền” “Cho tôi xinh với rác” mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên, một người mẩu mực thực hiện tốt hoạt động trên cho trẻ noi theo. Như vậy đã trở thành một nề nếp hằng ngày, một thói quen tốt của phụ huynh, học sinh gúp sân trường sạch sẽ hằng ngày. * Phong trào “Xanh hóa sân trường” Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em sẽ có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc, những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái Để thực hiện phong trào này tôi đã chỉ đạo thực hiện những công việc sau: Giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, bải cỏ để các cô cùng trẻ có trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, bảo vệ. Bên cạnh phối hợp với cựu chiến binh, xã đoàn hổ trợ trồng các loại cây bóng mát có tán như: Bàng, mưng bằng lăng Có một ít cây cảnh hoặc chậu cây cảnh và một số cây có hoa nhằm tăng thêm vẻ đẹp của nhà trường. Xây dựng các bồn hoa, luống hoa vừa đủ để trồng các loại hoa và các loại hoa đó có thể thay đổi theo mùa. Quy hoạch sân vườn phải hợp lý, chú ý trồng nhiều thảm cỏ trong sân trường, trồng dưới gốc cây bóng mát. Khi trồng chú ý không nên trồng những cây cảnh có độc tố, cây có nhiều sâu và mùi hôi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phong trào đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường luôn được trồng bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái, tạo được môi trường học tập và giáo dục lành mạnh cho trẻ. * Phong trào “Lớp học gọn gàng, sạch đẹp” Không chỉ chú trọng Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả ở ngoài khuôn viên sân trường mà ngay trong lớp học cũng là việc làm vô cùng quan trọng. Trước hết chỉ đạo giáo viên cần trang trí lớp và thường xuyên thay đổi cách trang trí phù hợp với chủ đề. Đồ dùng đồ chơi được xắp xếp
  2. gọn gàng ngăn nắp, khoa học theo từng chủ đề, vệ sinh lớp và vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, đồ chơi và cách trang trí luôn mang tính mỡ để tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động trải nghiệm. Các góc được bố trí riêng biệt để tiện cho trẻ hoạt động, mỗi góc được thay đổi theo từng chủ đề tạo cảm giác mới mẻ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ luôn thích thú muốn tìm tòi khám phá, góc thiên nhiên phong phú đa dạng Hàng ngày, giáo viên, rèn luyện cho trẻ thói quen quan tâm bảo vệ môi trường, thiên nhiên làm sao trẻ có thể cảm nhận: có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận của các cháu, cây này có thêm một chồi non, một chiếc lá sắp nhú, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng, thân cây đã dài thêm được một đoạn tất cả chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên. Mọi căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều. Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể cho trẻ để các cháu cùng nhau xây dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của mình. * Phong trào: “Nhà vệ sinh của em xanh, sạch, đẹp” Thứ nhất: Xây dựng nội qui sử dụng công trình vệ sinh của trẻ với các nội dung cụ thể như đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại tiện: vào khu vực qui định và đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng Thứ hai: Chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh. Thứ ba: Kiểm tra, nhắc nhở giáo viên thường xuyên quét dọn chùi rửa nhà vệ sinh không để nhà vệ sinh ướt và dơ bẩn. đồ dùng để trong nhà vệ sinh phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, các chai tẩy rữa phải để cao tầm với của trẻ Thứ 4: Xây dựng một nhà vệ sinh không chỉ sạch mà còn phải xanh, đep. Vì vậy tôi đã chỉ đạo các lớp luôn tìm kiếm lựa chọn và trồng những loại cây, hoa phù hợp trồng trong nhà để tạo sự gần gữi với môi trường xanh cho trẻ. Thứ 5: Không chỉ tập trung chỉ đạo giáo viên trồng nhiều cây xanh ở môi trường ngoài mà còn chỉ đạo giáo viên trồng những loại cây, hoa chịu rợp ở trong nhà vệ sinh để từ đó tạo cho trẻ một có được cảm giác thân thiện. 2.2.5. Đổi mới trong chỉ đạo dạy học có hiệu quả: * Thực hiện tốt nhiệm vụ trong tổ chuyên môn. Gần gũi, gắn bó và giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất cho giáo viên chính là tổ chuyên môn. Do đó, xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là một trong những biện pháp không thể thiếu được. Vì vậy, ngay từ đầu năm khi phân lớp tôi tham mưu với HT để phân giáo viên đều ở các tổ, giáo viên có thể tự kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, chọn giáo viên có năng lực, nhiệt tình, năng động, có khả năng tập hợp giáo viên phân làm tổ trưởng để điều khiển tổ sinh hoạt. * Về tự học, tự bồi dưỡng:
  3. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu cần được quan tâm, đây là công việc không thể thiếu trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên. Nếu giáo viên có chuyên môn vững vàng và sâu rộng thì chất lượng giáo dục sẽ đi lên. Vì vậy, tổ chức bồi dưỡng giáo viên phải những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng mới để giáo viên có đủ năng lực dạy tốt các hoạt động giáo dục. Giáo viên có thể học tập, bồi dưỡng ở một số hình thức như; + Tự bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng tại chỗ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục thì sẽ có hiệu quả, chẳng hạn: Phát động phong trào đọc báo, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu có liên quan, phong trào "Tiết dạy tốt, bài giảng hay" "Trao đổi, giao lưu về chuyên môn qua mạng’. + Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non phải được dựa trện cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung và chương trình bồi dưỡng. Một kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được xây dựng trong nhiều năm, cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng loại hình, cụ thể: Số giáo viên đạt chuẩn, có kế hoạch đi học nâng cao trình độ để tiến tới 100% giáo viên của trường có trình độ trên chuẩn; số giáo viên cần bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ cần thiết như: Tin học, ngoại ngữ Kiểm tra đánh giá công tác tự bồi dưỡng: Để biết được kết quả bồi dưỡng thực thụ của mỗi giáo viên, tôi phải thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên thông qua các chuyên đề để có kế hoạch cho nhà trường trong thời gian tới. * Tổ chức phát động làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo: Phong trào làm đồ dùng, đồ chơi cũng được nhà trường phát động thường xuyên trong năm học vào 4 đợt thi đua. Tổ chức cho giáo viên sưu tầm các nguyên liệu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng, định hướng cho giáo viên nên làm những đồ dùng, đồ chơi mà trong hội thi “đồ dùng dạy học tự làm” cấp trường quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động học tập, vui chơi còn thiếu hoặc chưa được đầu tư, khuyến khích những đồ dùng, đồ chơi do giáo viên sáng tạo ra, đặc biệt chú trọng đến các đồ dùng đồ chơi phát triển vận động. Bên cạnh đó, giáo viên còn vận động cha mẹ học sinh tìm kiếm, hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm như các loại hộp sữa, đầu gội, can nhựa, can xà phòng, lon bia, quyển lịch bàn., lốp xe ô tô, xe máy để làm đồ dùng, đồ chơi như lốp xe làm con sâu, con hươu, nai, thỏ, làm bập bênh phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ xung quanh: Nhà trường xây dựng khu "Vườn cổ tích" trồng nhiều các loại hoa, cây cảnh, bể cá, các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích, xây hòn non bộ các nhóm lớp xây dựng các góc thiên nhiên để tạo điều
  4. kiện, cơ hội cho trẻ được tham gia chăm sóc hoa, cây cảnh vào các giờ hoạt động ngoài trời. Trẻ được phát hiện ra những điều kỳ lạ xung quanh. Ví dụ: Hôm qua cây hoa này mới chỉ có toàn nụ, hôm nay nó đã nở ra những bông hoa rất đẹp. Trẻ thấy những con ong đang đậu trên những bông hoa và sẽ đặt câu hỏi tại sao khi hoa nở ong, bướm lại bay đến nhiều như thế? Ong lấy phấn hoa để làm gì? Ở góc thiên nhiên giáo viên cho trẻ làm các thí nghiệm như: Gieo hạt đậu vào một cái chậu đất màu, hàng ngày cho trẻ ra tưới nước để trẻ được theo dõi quá trình phát triển của cây. Trẻ sẽ thấy hình ảnh lúc hạt đậu nảy mầm, ra hai lá mầm, thành cây, cho trẻ cùng tham gia làm giàn cho cây leo, cây ra hoa, kết quả và trẻ được hái quả là những thành quả của trẻ. Những hình ảnh đó sẽ in đậm trong tâm trí trẻ, từ đó trẻ thích được trồng, chăm sóc cây đây cũng là một trong những hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh. Tất cả các hoạt động trên đều được đưa ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng học tập, trao đổi, rút kinh nghiệm. 2.2.6. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh xây dựng môi trường. - Câu nói của Bác Hồ luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Biết vận dụng được điều đó trong thực tiễn chỉ đạo công tác Xây dựng môi trường xanh, Sạch, đẹp, thân thiện hiệu quả sẽ đạt được kết quả như mong đợi. Phụ huynh học sinh là một lực lượng gắn bó mật thiết trong giáo dục mầm non. Họ là người hàng ngày đưa đón trẻ tới trường, họ thường xuyên được nhìn thấy công việc làm của cán bộ giáo viên mầm non, họ không nghĩ rằng không những ngoài việc chăm sóc, giáo dục trẻ ra các cô còn là những người trồng, chăm sóc, tạo được cảnh quan môi trường học tập tốt cho con em mình. Phải nói rằng phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung các tiêu chí của công tác xây dựng môi trường Xanh, sạch, đẹp, thân thiện, hiệu quả thông qua buổi khai giảng, họp phụ huynh, Hội nghị cha mẹ học sinh về cuộc thi “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện, hiệu quả” nêu các điểm thuận lợi và khó khăn cho các bậc cha mẹ học sinh tham khảo, như vậy phụ huynh cùng bàn bạc, xem nội dung nào làm trước nội dung nào làm sau: ví dụ trồng cây bóng mát trong trường địa điểm nào phù hợp, cải tạo sân vườn, hợp đồng chuyển rác thải và đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tạo đất để làm vườn rau cho nhà trường, ủng hộ chậu hoa cây cảnh, trồng cỏ để làm bãi cỏ cho trẻ hoạt động Lập kế hoạch kết hợp cùng với nhà trường tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi. Thành viên ban giám khảo là đại diện phụ huynh học sinh. Qua hội thi đó giúp phụ huynh hiểu được việc làm của đội ngũ giáo viên, bằng đôi tay khéo léo các cô đã tạo ra rất nhiều đồ chơi không những hấp dẫn trẻ mà phụ huynh cũng vô
  5. cùng thích thú, đặc biệt là đồ dùng đồ chơi ngoài trời nhằm phát triển vận động cho trẻ, những con vật rất ngộ nghỉnh được làm bằng lốp xe Qua đó đã tạo được niềm tin của phụ huynh với nhà trường nhờ đó công tác xây dựng Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, hiệu quả được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu và cùng với giáo viên của lớp tham gia làm. Đối với phụ huynh sẽ là ấn tượng sâu sắc trong công tác xây dựng môi trường trong trường mầm non, nâng cao hiểu biết cho phụ huynh, phụ huynh thông cảm, giúp đỡ nhà trường, chia sẻ khó khăn để giúp trẻ cùng tiến bộ, tạo một sự đồng thuận, lòng tin trong giáo dục, một môi truờng an toàn để trẻ phát huy năng lực năng khiếu phát triển mọi mặt, đồng thời gắn sự đoàn kết giữa phụ huynh và giáo viên với nhà trường, sự cởi mở thân thiện. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh cùng kêu gọi phụ huynh ủng hộ một số kinh phí để cải tạo vườn cổ tích, đổ đất trồng lại hệ thống bải cỏ, bồn hoa, xây bể cho trẻ chơi với sỏi, nước, vẽ trang trí trong và ngoài lớp học Trao đổi với phụ huynh một số vấn đề như; tường rào xây chưa hoàn thiện, khu phát triển thể chất chưa có, hệ thống nước đảm bảo cho việc chăm sóc cây chưa đáp ứng, đây là nhu cầu bức xúc của nhà trường đề nghị phụ huynh học sinh phải phối hợp vận động cùng thực hiện. 2.2.7. Đưa nội dung xây dựng môi trường xanh, Sạch, Đẹp, thân thiện hiệu quả thành một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua cuối năm. - Xây dựng và triển khai tiêu chí trường học xanh - sạch - đẹp thân thiện và hiệu quả ngay từ đầu năm học, cùng thảo luận góp ý và điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí cho phù hợp. - Cuối năm học đưa nội dung này vào việc đánh giá xếp loại giáo viên, làm cơ sỡ để giáo viên cùng phấn đấu có gắng thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân. - Xây dựng kế hoạch cụ thể rỏ ràng, phân công nhiệm vụ rỏ người rỏ việc. Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn, bảo vệ trồng và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa của lớp mình. - Kết quả nhận xét đánh giá vào cuối tháng, giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn hàng tháng đánh giá thực chất để lấy kết quả cho việc xét thi đua học kỳ và cuối năm, phải kịp thời khen những giáo viên thực hiện tốt phong trào. * Hiệu quả được đánh giá sau khi thực hiện đề tài: - Cơ sở vật chất của nhà trường đã được cải thiện, một số hạng mục đã được nâng cấp, sửa chữa. Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được trang cấp và bổ sung thêm. - Huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ mua đồ dùng, dụng cụ phục vụ công tác vệ sinh trường, vệ sinh nhóm lớp, ủng hộ cây xanh, hoa, lá các loại, vẽ trang trí trong và ngoài lớp học Hệ thống cây xanh được trồng thêm và phát triển tốt bước đầu đã cho bóng mát, sân vườn đã có nhiều cây xanh, thảm cỏ, các bồn hoa
  6. đã có nhiều màu sắc của các lời hoa, vườn cổ tích được cải tạo và bổ sung thêm một số con vật. - Đội ngũ giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thương yêu, chăm sóc học sinh tận tình chu đáo. Tổ chức các hoạt động chủ động, sáng tạo, đã biết tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, biết phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ. Giáo viên thân thiện, gần gũi với các bậc phụ huynh và học sinh, tạo được niềm tin cho cha mẹ học sinh khi gửi con em vào trường. - Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao. - Qua phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân thiện, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ. 2.3. Kết quả đạt được. Bảng 1 : Kết quả khảo sát giáo viên, trên lớp học. Nội dung Tốt Khá Đạt Chưa đạt yêu yêu cầu cầu - Năng lực giáo viên 15/21 6/21 - Giáo viên có nhiều ý tưởng, sáng tạo mới lại 10/21 11/21 - Giáo viên thường xuyên trò chuyện gần gũi, 19/21 2/21 thân thiện. - Số lớp trang trí môi trường trong và ngoài 10/10 xanh, sạch, đẹp, thân thiện, gần gũi. Bảng 2 : Kết quả khảo sát trên trẻ trước khi thực hiện đề tài. Nội dung Thường Thỉnh Không xuyên thoảng - Trẻ tích cực, chủ động tham gia vào các 70% 30% hoạt động - Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và 65% 35% bày tỏ cảm xúc - Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, MT 70% 30% - Trẻ thích được chăm sóc vật nuôi, cây 80% 20% trồng - Trẻ biết sử dụng điện, nước tiết kiệm 60% 40% Bảng 3: Tổng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng – đồ chơi: Nội dung Tốt Khá Đạt - Sân chơi 2 0 - Đồ chơi ngoài trời 2 0
  7. - Hệ thống cây xanh, hoa, cây cảnh 2 0 - Cây cho bóng mát. 2 0 - Vườn rau nhà trường 2 0 Có thể nói rằng để việc Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả trước hết đòi hỏi người quản lý phải có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, phải có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, kết hợp sử dụng các biện pháp hữu hiệu nhất. Trong tham mưu phải hết sức khôn khéo, mang tính chiến lược lâu dài trong xây dựng nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, tăng thêm các loại thiết bị dạy học. Công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường cần kết hợp hết sức mềm dẻo trong công tác vận động, mang tính chiến lược, phù hợp thực tiển, lợi ích lâu dài, hiệu quả trong công tác xây dựng môi trường thân thiện, tạo không khí trong lành, thân thiện, hiệu quả thiết thực trong cảnh quan môi trường sư phạm, làm cho mổi phụ huynh học sinh, đồng tình ủng hộ kế hoạch của nhà trường. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ giáo viên cần thực hiện một cách thường xuyên, liên tục mọi lúc mọi nơi, lồng ghép tích hợp vào các môn học hàng ngày. Có quy hoạch tổng thể khi bố trí trồng các loại cây, phù hợp với địa hình sân trường, tạo cảnh quan, gần gủi thân thiện với trẻ, Khuyến khích sự sáng tạo trong công tác xây dựng môi trường của giáo viên và trẻ, đánh giá công tác thi đua phải công bằng, khách quan, thực chất. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả là nội dung được ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm trong công tác chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với tất cả các đơn vị trường học nói chung và trường MN nơi tôi công tác nói riêng đã nâng cao vị thế của trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với nhà trường: Tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu học sinh. Cảnh quan nhà trường đổi sắc, đồ dùng đồ chơi tự làm và trang thiết bị trong lớp và ngoài trời chất lượng và hiệu quả đáp ứng đủ các tiêu chí, môi trường. Đối với giáo viên: Sáng tạo hơn, nâng cao tay nghề hơn trong việc tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy phù hợp với đối tượng trẻ, trẻ dễ tiếp thu kiến thức. Đối với trẻ: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Tạo cho trẻ có một môi trường vui chơi, học tập an toàn, lành mạnh. Đồng thời trẻ được rèn luyện kỹ năng học tập, kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục, các trò chơi lành mạnh và bổ ích, trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết trân
  8. trọng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 3.2.1. Đối với lãnh đạo địa phương: - Tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng cơ sở vật chất cho trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3.2.2. Đối với Phòng GD&ĐT Lệ Thủy: Đầu tư kinh phí cho các hoạt động của các nhà trường như đầu tư cho nhà trường một số bộ đồ chơi ngoài trời cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi. Trên đây là một số giải pháp nhỏ của bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi tin tưởng rằng những giải pháp này sẽ là nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo trong việc Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
  9. MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU: Trang 1
  10. 1.1. Lý do chọn đề tài: Trang 1 1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài : Trang 2 1.2.1. Điểm mới của đề tài: Trang 2 1.2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài: Trang 2 2. PHẦN NỘI DUNG: Trang 2 2.1. Thực trạng: Trang 2 2.1.1. Thuận lợi: Trang 3 2.1.2. Khó khăn: Trang 4 2.2. Các giải pháp: Trang 5 2.2.1. Huy động các nguồn lực để có kinh phí hoạt động: Trang 5 2.2.2. Chỉ đạo tốt phần hành phân công và lê kế hoạch thực hiện: Trang 6 2.2.3. Chỉ đạo giáo viên giáo dục ý thức cho trẻ trong công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả: Trang 7 2.2.4. Phát động các phong trào bảo vệ cảnh quan sư phạm nhà trường phù hợp với lứa tuổi: Trang 8 2.2.5. Đổi mới trong chỉ đạo dạy học có hiệu quả: Trang 9 2.2.6. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh XD môi trường: Trang 11 2.2.7. Đưa nội dung xây dựng môi trường xanh,sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả để đánh giá xếp loại thi đua cuối năm Trang 12 2.3. Kết quả đạt được: Trang 14 3.PHẦN KẾT LUẬN: Trang 14 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Trang 14 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Trang 15