Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1A
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_ne_nep_hoc_t.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1A
- + Không học bài và làm bài trước khi đến lớp. + Học sinh chưa có thói quen đưa tay xin phát biểu. Với những biểu hiện trên, lớp học không có nề nếp, không khí lớp học nặng nề, giáo viên giảng dạy hết sức vất vả, tiết học kéo dài lấn thời gian của tiết sau, hiệu quả tiết học không đạt yêu cầu.Trước những thực trạng trên tôi suy nghĩ và tìm ra vài giải pháp để xây dựng nề nếp cho lớp mình phụ trách. 7.2. Giải pháp Xuất phát từ suy nghĩ trên và thực trạng của học sinh lớp 1A tôi đã nghiên cứu, theo dõi trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lớp 1A có nề nếp trong học tập như sau: 1. Xây dựng nề nếp học tập trên lớp: Khi cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em hoàn toàn mới mẻ, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi buổi học ví dụ như việc sử dụng đúng sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Những ngày đầu tôi hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, qui định đồ dùng học tập của các em gồm có một bút chì, tẩy, thước, bộ đồ dùng học Toán và Tiếng việt. Hướng dẫn các em nhận biết các loại sách qua bìa của sách và nội dung bài học của từng ngày. Nhận biết vở qua quy định trên nhãn tên của vở. Ví dụ: Sách Tiếng Việt tập 1 có bìa màu vàng, hình cô giáo và các bạn học sinh. Sách Toán có bìa màu xanh, có các số Đối với vở tôi qui định ngay trên bảng tên: vở số 1 dùng để học Tiếng việt, vở số 2 dùng để học Toán, vở số 3 học Tập vẽ, vở số 4 học Thủ công các em chỉ cần nhìn số chọn đúng vở để học. Để giúp các em mở sách, vở đúng nội dung bài học, tôi hướng dẫn các em làm mũi tên chỉ bài trong từng quyển sách để làm dấu, học đến bài nào, các em gấp mũi tên ở ngay bài đó, tiết sau chỉ cần lật sang bài sau để học. Qua kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh tôi nhận thấy nhiều học sinh còn thiếu sách vở đồ dùng học tập: giờ toán quên vở bài tập; giờ Tiếng Việt quên sách Tiếng việt; giờ viết không có bút vì vậy các em không học tập cùng bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó tôi hình thành cho các em thói quen đem đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập dưới sự giúp đỡ của phụ huynh. Qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi nêu yêu cầu phụ huynh kết hợp với giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau. 5
- Ví dụ: Thời khóa biểu thứ hai có: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - xã hội thì học sinh mang đủ: + Sách Tiếng Việt + Vở bài tập Tiếng Việt + Sách Toán + Vở bài tập Toán + Bộ thực hành Tiếng Việt + Toán. + Sách Tự nhiên - xã hội + Vở Bài tập Tự nhiên - xã hội + Bút chì, hộp màu + Bảng con, phấn, khăn lau bảng. Trong khi viết bài, trước khi hướng dẫn các em viết đúng, viết đẹp tôi hướng dẫn các em tư thế ngồi, cách để vở, phải biết sử dụng bút để có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật cho học sinh như: cận thị, vẹo cột sống. Giáo viên hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đúng như sau: - Lưng thẳng; không tì ngực vào bàn. - Đầu hơi cúi. - Mắt cách vở khoảng 25 - 30 cm. - Tay phải cầm bút. - Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ. - Hai chân để song song, thoải mái. 6
- Bên cạnh việc rèn cho học sinh tư thế ngồi thì việc rèn cho các em cách cầm bút cũng rất quan trọng, lớp có một vài em cầm bút chưa được nên tôi hướng dẫn các em cách cầm bút như sau: Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lực tì xuống lưng của hai ngón út và áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). Học sinh cầm bút theo chiều ngòi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái sang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy. Trong những giờ học tập trên lớp, nhiều tiết học diễn ra rất nặng nề, các em không có tâm thế học tập, không tập trung trong giờ học. Để đảm bảo không khí “học mà vui, vui mà học”, tôi hướng dẫn cho học sinh có nề nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chăm chú nghe giảng và ý thức tham gia các trò chơi học tập Ở học sinh lớp Một vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong việc học tập nên khi giáo viên hỏi, có em đã trả lời tự do lúc giáo viên chưa cho phép, có em đã biết đưa tay xin phát biểu, nhưng chưa đúng cách. Để giúp các em có nề nếp đưa tay phát biểu tôi hướng dẫn các em ngồi tư thế thẳng, chống khuỷu tay trái xuống bàn, tay trái giơ thẳng, bàn tay khép lại. 7
- Tôi hướng dẫn các em khi giáo viên gọi mới đứng dậy trả lời, không được nói leo gây ồn ào trong giờ học. - Giáo viên xây dựng cho học sinh thói quen ngồi học ngay ngắn, tập trung chú ý lời thầy cô giảng, chú ý lời bạn phát biểu; học sinh phát biểu đọc bài to rõ ràng, học sinh có thói quen tự nhận xét, tự đối chiếu bài làm của mình khi giáo viên đưa ra mẫu đúng. Ví dụ: Một bài toán giáo viên gọi một em lên bảng, lớp làm vở bài tập, giáo viên sửa bài học sinh trên bảng kết quả đúng, học sinh dưới lớp tự kiểm tra bài của mình, nếu đúng dùng bút ghi chữ (đ), nếu sai dùng bút chì ghi chữ (s) và tự sửa lại. Hay viết chính tả, một em lên bảng viết, giáo viên chỉ chấm bài trên bảng sửa sai. Học sinh cả lớp tự chấm bài viết của mình bằng bút chì dựa vào bài của bạn trên bảng. Học sinh tổng kết lỗi ghi ra lề, giáo viên kiểm tra việc tự chấm của học sinh. - Rèn cho các em cách sắp xếp, sử dụng sách vở, đồ dùng học tập ở nhà, ở trường một cách ngăn nắp, khoa học. Đầu mỗi buổi học, học sinh sắp xếp sách vở, bút mực, bảng con, ngay ngắn trong hộp bàn theo phân môn của buổi đó để khi đến tiết học, học sinh ít mất thời gian khi lấy đồ dùng, không quay qua, quay lại hay quay lên quay xuống. Ví dụ: Ở buổi học ngày thứ tư, học sinh có các môn học sau: Tiếng Việt, Toán, Mĩ thuật, Đạo đức. Học sinh sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập theo thứ tự để học các phân môn: + Sách Tiếng việt, bộ thực hành Tiếng Việt xếp lên trên cùng để học môn Tiếng Việt + Sách Toán, bảng con, vở bài tập Toán xếp thứ nhì để học môn Toán. 8
- + Vở tập vẽ, bút chì, bút màu, đồ dùng học môn Mĩ thuật xếp thứ ba. + Vở Bài tập đạo đức để dưới cùng. Học sinh học xong môn nào, để sách vở, đồ dùng học tập sang một bên hoặc xếp lại vào trong cặp. Việc sắp xếp ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến học tập tốt. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở, đồ dùng học tập nhanh không gây tiếng động, thực hiện theo các ký hiệu giáo viên yêu cầu. Ví dụ: Giáo viên ghi b: học sinh lấy bảng; Ghi S: học sinh lấy sách Ghi ĐD: Học sinh lấy đồ dùng Nếu giáo viên gạch chéo chữ nào thì các em cất sách vở, đồ dùng theo kí hiệu. Em nào đã sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập một cách khoa học thì lấy vở nhanh, ở nề nếp này tôi thường tổ chức cho các em thi đua xem em nào, tổ nào làm nhanh. Trong thời gian đầu, khi cô viết kí hiệu “S” lên bảng thì các em đã lấy sách của môn đó ra, khi cô giới thiệu bài học, viết tên bài học lên bảng là lúc các em mở sách đúng bài học. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập. Thời gian đầu, các em không biết cách đưa bảng con, không biết cách đưa đồ dùng, khi giáo viên chưa gõ thước các em đã đưa lên, giáo viên chưa kiểm tra 9
- xong có em đã để xuống. Để học sinh cả lớp có nề nếp đưa bảng con tôi hình thành cho các em thói quen: cầm bảng con bằng tay trái, dùng ngón cái và ngón út để giữ bảng con, khi giáo viên gõ 1 thước học sinh đưa bảng con lên, gõ 1 thước nữa học sinh quay ngược bảng con lại để kiểm tra, gõ 1 thước nữa học sinh để bảng con xuống bàn đối chiếu, gõ 2 thước học sinh đọc. Giáo viên xây dựng cho học sinh nề nếp sử dụng đồ dùng cũng giống như nề nếp sửng dụng bảng con. Học sinh sẽ thực hiện theo yêu cầu và kí hiệu của cô giáo. Đến lớp học sinh được rèn nhiều kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết trong tất cả các môn học. Tất cả các kĩ năng đó được rèn luyện thường xuyên trở thành thói quen, thành nề nếp trong học tập. Ví dụ: Trong giờ Tiếng Việt, học sinh khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng hay luyện nói đều theo hiệu lệnh của giáo viên: - Khi đánh vần, giáo viên dùng thước chỉ từng chữ ghi âm, khi đọc trơn giáo viên chỉ cả tiếng hoặc cả từ. - Khi phân tích, giáo viên đặt thước nằm ngang dưới tiếng hay từ cần phân tích. - Khi học sinh thực hành theo dãy, nhóm, giáo viên chỉ cần gọi em đầu tiên của dãy hoặc của nhóm đọc, sau đó giáo viên không cần gọi, các em sau tiếp nối nhau đọc. Để học sinh có điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong học tập, giáo viên thường tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, có thể là nhóm đôi, nhóm 4 em, hoặc nhóm 6 em, giáo viên thường xây dựng cho nhóm là những em ngồi cạnh nhau, mỗi nhóm thường có nhóm trưởng và một thư ký, đảm bảo sao cho lần 10
- lượt học sinh được thay phiên nhau làm nhóm trưởng và thay nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên điều chỉnh sao cho nhóm nào cũng có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Trong các tiết học, tôi thường tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Giáo viên theo dõi sự hoạt động của nhóm động viên học sinh giúp đỡ nhau. Học sinh phát triển những kỹ năng giao tiếp có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ các nhóm làm việc, giải quyết những vướng mắc, tạo điều kiện cho các nhóm làm việc. Do đó học sinh có thói quen và rất thích học nhóm. Giáo viên tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây dựng những đôi bạn cùng tiến để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp. Luôn động viên khuyến khích học sinh tự suy nghĩ và đưa ý kiến cá nhân của mình, nếu sai giáo viên nhẹ nhàng sửa chữa. Chú trọng tuyên dương, khen thưởng những em tiến bộ, có thể là sự tiến bộ đó chưa đạt chuẩn nhưng giáo viên vẫn khen ngợi để học sinh thấy rằng sự tiến bộ của mình được cô ghi nhận từ đó các em có những nỗ lực, ham muốn và tự tin hơn trong học tập. 2. Xây dựng nề nếp học tập ở nhà: Xây dựng nề nếp học tập ở nhà là một phần quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp Một. Hiện nay, toàn bộ phần bài làm, bài học của học sinh đều được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp nhưng bao giờ giáo viên cũng giao việc về nhà: Đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em phải chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau dưới sự hướng dẫn của bố mẹ. Hằng ngày các em đều qua sự kiểm tra của 11
- cán bộ lớp trong giờ truy bài, do đó giáo viên nắm được cụ thể từng ngày thực hiện của các em. Hằng ngày thực hiện đều đặn như vậy lâu dần các em sẽ có thói quen về nề nếp học tập ở nhà và sang học kì II các em có thể ngồi vào bàn học không cần sự nhắc nhở của bố mẹ. Các em cũng tự soạn sách vở, đồ dùng học tập cho mình. - Học sinh có thói quen thực hiện tốt nề nếp trong học tập, sinh hoạt ở nhà. Mỗi học sinh có thời gian biểu cho các buổi học ở nhà cụ thể, mỗi học sinh phải tự thực hiện: “chưa thuộc bài chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. - Học sinh có thói quen sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi. - Đối với học sinh còn chậm tiến, giáo viên giao việc trực tiếp cho phụ huynh kiểm tra. Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh. 3. Xây dựng nề nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập: Chúng ta đều biết thường một học sinh giỏi, ngoan bao giờ sách vở đồ dùng học tập cũng đầy đủ, ngăn nắp, sách vở được giữ gìn cẩn thận, không quăn mép, quyển vở ngay ngắn sạch đẹp, rèn nề nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một trong những việc quan trọng trong việc dạy dỗ các em, Các em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Nhiều em sách vở chưa được bao bọc cẩn thận nên dẫn đến rách bìa, quăn góc, Đồ dùng học tập tuy có nhưng vì chưa cẩn thận nên hỏng hoặc mất. Như vậy việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng đến chất lượng và nề nếp học tập. Do vậy tôi đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng nề nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập như sau: - Giới thiệu bộ sách vở mẫu trong lớp để cho học sinh xem. - Hướng dẫn cho học sinh bao bọc sách vở bằng giấy nilon, dán nhãn tên ngay đầu góc, bấm lại cho khỏi bị rơi. Khi viết không tẩy xóa, bôi bẩn, gạch hết bài phải dùng thước. - Khi học sinh đọc bài sách giáo khoa, giáo viên luôn uốn nắn cách cầm sách không bị bẻ gáy, không bị quăn góc. - Khi viết, không được ấn mạnh tay sẽ gãy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ tay làm làm quăn mép vở, . Giáo viên thường xuyên kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh mỗi tuần hai lần. 4. Kết hợp với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi học sinh bước vào lớp Một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn khác như: Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể 12
- dục nên việc rèn nề nếp cho học sinh lớp Một là rất thuận lợi. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn luyện, và giữ nề nếp học tập cho học sinh. Ví dụ: Giáo viên bộ môn cũng thường xuyên thực hiện cho học sinh các nề nếp như: giúp học sinh nhận biết sách, vở của môn học mình đang học, rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu, cách sử dụng bảng con, Nề nếp này phải được rèn thường xuyên trong học sinh để tạo thói quen cho các em. Nếu không tất cả những gì giáo viên chủ nhiệm rèn cho các em sẽ nhanh chóng mất đi. Thời gian đầu, giáo viên bộ môn còn rất ngại, nhưng sau nhờ sự kiên trì, sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí cho nên nề nếp học tập của các em được xuyên suốt và trở thành thói quen hàng ngày. 5. Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp: Ở bất cứ lớp nào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Riêng ở lớp Một lại càng quan trọng hơn vì nó là nền tảng, là bước đầu cho các năm học phổ thông. Vì vậy, xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp tốt là việc rất quan trọng mà người giáo viên phải có kế hoạch thực hiện ngay từ khi nhận lớp. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là một công việc cần thiết và có ích. Đội ngũ cán bộ lớp phải có trách nhiệm trong việc hình thành, xây dựng nề nếp học tập cho lớp mình. - Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè - Hằng ngày, hằng tuần, các cán bộ lớp bao gồm bốn tổ trưởng, bốn tổ phó, hai lớp phó, một lớp trưởng sẽ tiến hành công việc của mình. * Đầu giờ (Giờ truy bài): Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn như: Soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá biểu, mang đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem trước bài mới rồi tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi đua tổ. * Các tổ trưởng tập hợp kết quả của tổ mình báo cáo với lớp trưởng hay lớp phó (nếu lớp trưởng vắng) vào đầu mỗi giờ học, lớp trưởng sẽ báo cáo cô giáo chủ nhiệm. Thời gian ổn định tổ chức giáo viên trực tiếp nhắc nhở từng học sinh vi phạm hay khen ngợi nếu học sinh thực hiện tốt Trường hợp học sinh vi phạm hai lần trở lên giáo viên sẽ thông báo về cho phụ huynh học sinh biết để kịp thời đôn đốc con em thực hiện tốt nề nếp học tập. Có như thế các em mới nhớ và tạo thói quen tốt trong học tập. 13
- 6. Kết hợp nêu gương, khen thưởng trong học sinh: Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn tổ trưởng lập bảng chấm thi đua theo các mặt sau: Học tập Số TT Họ và tên Đồ dùng Chuẩn bị bài Điểm 10 Ghi chú: Bảng chấm thi đua trên được thực hiện hằng ngày Cách chấm: Làm tốt: ghi 10 điểm Còn chưa làm tốt: không ghi điểm Sau bốn tuần thi đua, tổ trưởng tổng kết và nộp cho lớp trưởng. Lớp trưởng sẽ tổng hợp (có sự giúp đỡ của giáo viên), giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng sẽ nhận xét kết quả học tập của các tổ và xếp loại thi đua cho các tổ, đồng thời tuyên dương những học sinh thực hiện tốt, giáo viên trao phần thưởng (phần thưởng có khi là một quyển vở, tẩy hoặc giấy màu, ). Giáo viên nhắc nhở, động viên những học sinh chưa thực hiện tốt. Nhờ hình thức thi đua trên tạo cho các em phấn khởi và nỗ lực thi đua học tập tốt. 7. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, qua một thời gian tôi thấy lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “học mà vui, vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Các em đều có nề nếp như hợp tác trao đổi cùng bạn, đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực. Biết giơ tay khi muốn phát biểu. Biết lắng nghe để nhận xét khi bạn trả lời.Tập trung trong giờ học. Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh hưởng đến bạn khác. Biết làm theo các kí hiệu ở trên bảng: Khi thấy cô kí hiệu một vòng tròn là tất cả ngồi im lặng, ngồi đúng tư thế để nghe cô giáo giảng bài; khi thấy kí hiệu là một chữ b, cả lớp đưa bảng con ra chuẩn bị làm bài, chữ V thì đưa vở ra viết bài, chữ S thì đưa sách ra, Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp Một không những làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức nề nếp trong từng môn học mà còn giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập. 14
- Kết quả học tập đạt được qua các tháng trong năm học như sau: (Sĩ số lớp: 37 học sinh) Học Tập Tháng Ghi chú Giỏi Khá 9+ 10 10 27 HS mới hình thành nề nếp trong học tập. 11+12 17 18 Đã có chuyển biến nhưng còn chậm. Học kì I 20 17 Có tiến bộ. 1+2 24 13 Chuyển biến rõ rệt. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Muốn cho học sinh có được nề nếp tốt, thì người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn luyện nề nếp thích hợp cho từng cá nhân. Cần có sự hợp tác cao của các giáo viên bộ môn và TPT Đội cùng với các đoàn thể trong nhà trường, sự tạo điều kiện, quan tâm sâu sát khích lệ động viên kịp thời của BGH nhà trường. Mặt khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ mà toàn xã hội đang chờ mong. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Qua một quá trình thực hiện theo những định hướng để hình thành nề nếp học tập cho học sinh và áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em luôn chủ động trong việc học tập. Chính thói quen về nề nếp học tập của học sinh làm cho cô giáo cảm thấy say sưa, hứng thú trong giảng dạy, chú ý chuẩn bị đồ dùng dạy học kỹ lưỡng và sinh động trong các tiết dạy của các môn học trong chương trình. Học sinh có điều kiện để học tập tốt và 15
- thấy được niềm vui khi đến trường học, được bộc lộ những suy nghĩ và việc làm của mình trước cô giáo và các bạn. Tình bạn, tính cộng đồng trong tập thể lớp tôi được xây dựng và củng cố bền vững để các em có điều kiện nuôi dưỡng những ước mơ tốt đẹp về mái trường, về thầy cô và bạn bè. Trong quá trình giáo dục áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 cụ thể đạt kết quả rất khả quan, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt qua hai lần khảo sát. So sánh với lớp không áp dụng sáng kiến cũng thể hiện sự khác biệt đáng kể. Cụ thể như sau: T HT CHT Lớp Thời gian KS T.Số SL TL SL TL SL TL 1A 37 Tháng10/2018 5 13,5% 15 40,5% 17 46% 1B 33 Tháng 10/2018 3 9,9% 13 42,9% 17 47,2% 1A 37 Tháng1/2019 16 43,2% 18 48,7% 3 8,1% 1B 33 Tháng1/2019 8 26,4 15 40,6% 10 33% Từ kết quả kiểm tra trên cho tôi thấy những gì mình nghiên cứu là rất có hiệu quả các em học ngày một tiến bộ, bản thân là một giáo viên như tôi cũng đã thu được rất nhiều kinh nghiệm tôi nhận thấy rằng rèn nề nếp học tập cho học sinh là một nghệ thuật có tính độc đáo như âm nhạc và hội họa. Muốn cho học sinh có được nề nếp tốt, thì người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn luyện nề nếp thích hợp cho từng cá nhân. Cần có sự hợp tác cao của các giáo viên bộ môn và tổng phụ trách Đội cùng với các đoàn thể trong nhà trường, sự tạo điều kiện, quan tâm sâu sát khích lệ động viên kịp thời của ban giám hiệu nhà trường. Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ mà toàn xã hội đang chờ mong. 16
- Trải qua quá trình áp dụng các phương pháp trên vào thực tế rèn luyện cho học sinh, tôi thấy đã đem lại hiệu quả cao. 11. Danh sách tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Lê Thị Nghệ Trường TH Hoàng Lâu - Lớp 1A trường Tiểu Tam Dương - Vĩnh học Hoàng Lâu Phúc 2 . 3 . Hoàng Lâu, ngày 3 tháng 3 năm 2019 Hoàng Lâu, ngày 28 tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Cù Thị Hạnh Lê Thị Nghệ 17