Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng thư viện xanh ở trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng thư viện xanh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_thu_vien_xan.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng thư viện xanh ở trường Tiểu học
- * Cơ sở vật chất huy động xây dựng thư viện xanh, thân thiện năm học 2016- 2017 và 2017-2018: STT Nội dung Đơn vị ủng hộ Thành tiền 1 Xây khuôn viên Thư viện Hội cha mẹ học sinh 20 000 000 đ xanh 2 Ghế liền mái Hội CMHS 11 000 000 đ 3 Khẩu hiệu trang trí CB, GV, Học sinh 6 000 000 đ 4 Nhân công Chi đoàn giáo viên 2.000.000 5 Vỏ chai, ống nhựa, cây CB, GV, Học sinh 25 00 000 đ cảnh Cộng 41 500 000 đ * Hoạt động thư viện: Từ mô hình hoạt động thư viện mở rộng và thân thiện, thư viện nhà trường đã thu hút được 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường tham gia hằng ngày. Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như CB, GV, NV và học sinh. Số lượt giới thiệu sách của cán bộ thư viện cũng nhiều lên vì số sách mới được tăng lên hằng tuần và phương thức tiếp cận sách thuận lợi. Các hoạt động vui chơi, thư giãn được học sinh hưởng ứng nhiệt tình, vì thế đã có nhiều cuộc thi các em tham gia đạt hiệu quả tốt như: Thi viết về thầy cô và mái trường, thi vẽ tranh ATGT , thi “Ý tưởng trẻ thơ”; thi làm thơ, báo tường, Tiếng hát sơn ca Nhà trường tổ chức hoạt động ngày hội đọc sách và hội thi kể chuyện theo sạch rất hiệu quả Hoạt động của thư viện đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 3.4. Điều kiện và khả năng áp dụng Muốn xây dựng thành công thư viện xanh, thân thiện ở trường tiểu học và sử dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, trước tiên cần hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của thư viện trong trường học, ý nghĩa của việc sử dụng thư viện thân thiện, thư viện xanh trong nhà trường. 9
- - Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương và nhân dân trong toàn địa bàn về việc xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh. - Huy động các nguồn lực ủng hộ (cả về nhân lực, tài lực, vật lực) cho việc xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh. - Tổ chức hoạt động trong thư viện thân thiện, thư viện xanh thật sự khoa học và hiệu quả, vừa tạo ra không khí hào hứng, phấn khởi trong học sinh khi sử dụng thư viện nhà trường, vừa tạo ra nếp sống văn hóa, việc tự quản và tinh thần trách nhiệm khi sử dụng của công một cách hoàn toàn tự giác. - Áp dụng hiệu quả thu được từ việc tham gia hoạt động trong thư viện nhà trường vào học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện, hát, trò chơi giải trí - Chú ý tới việc tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và sử dụng thư viện thân thiện, thư viện xanh trong nhà trường. Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài trên tại trường mình, tôi nhận thấy rằng đề tài mà tôi nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới hoạt động thư viện trong trường học và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Vũ Lễ. 3.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Tôi nghĩ rằng, những giải pháp trên có thể áp dụng trong tất cả các trường tiểu học của huyện Kiến Xương cũng như các trường tiểu học khác trong cả nước. Song đòi hỏi phải có không gian rộng và có nhiều cây xanh , đồng thời phải huy động nhiều sự đóng góp kinh phí và sức người sức của của cộng đồng nhà trường Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, giúp tôi có thêm bài học kinh nghiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./. Vũ Lễ , ngày 04 tháng 4 năm 2018 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10
- TƯNG BỪNG NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH Kính thưa các vị đại biểu khách quý ! Kính thưa toàn thể các bậc phụ huynh học sinh Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể 406 học sinh của trường tiểu học Vũ Lễ yêu quý ! Từ xa xưa, đọc sách được coi là một việc hết sức thanh tao. Người đọc sách là người có phẩm chất cao quý, có phong cách của một cao nhân. Người đọc sách để đàm đạo những triết lý về đời sống, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và quản lý xã hội. Có thể nói, sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn trí thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Và từ lâu, đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội. Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt 11
- Một người bạn tốt cho ta một điều hay Sách vừa là bạn vừa là thầy Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự phát triển của viễn thông, truyền hình và đặc biệt là CNTT, phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Đó là lẽ tất nhiên khi xã hội phát triển hiện đại song với khẩu hiệu”Không có gì thay thế được văn hoá đọc”. Với ưu thế đa dạng, tiện lợi, sách có thể sử dụng ở mọi lúc mọi nơi và ai cũng có thể sử dụng được. Hơn nữa, việc cầm trên tay một cuốn sách bằng giấy vẫn có nhiều sự thú vị rất riêng của nó nhất là khi đó là cuốn sách mà mình yêu thích. Đọc sách còn thể hiện nét văn hóa trong đời sống, đặc biệt là trong đời sống học đường. Trong những năm qua, thư viện Trường Tiểu học Vũ Lễ đã có nhiều hoạt động thiết thực, phong phú như: Tủ sách phụ huynh , sắp xếp thư viện góc lớp, trang trí lớp học , tuyên truyền giới thiệu sách vào các buổi thứ hai đầu tuần, quyên góp sách giúp bạn nghèo. Đặc biệt năm học 2015-2016 với sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT huyện Kiến Xương , trường tiểu học Vũ Lễ rất quan tâm và chú trọng việc khai thác hiệu quả thư viện thân thiện , thư viện ngoài trời . Mô hình thư viện này đã được đưa vào hoạt động từ tháng 3 năm 2016 , với tổng ngân sách đầu tư là 40 triệu đồng và hiện đang có 2000 cuốn sách đang được học sinh luôn phiên thay nhau đọc sách, đây thật sự là hoạt động có chiều sâu và được lan tỏa rộng khắp trong trường, thầy và trò nhà trường đã tận dụng mọi thời gian trong ngày để đến với sách, sáng tạo trong việc tạo dựng các góc đọc thân thiện vừa tiện dụng vừa phù hợp để sách báo trở thành những người bạn thân thiết, là sản phẩm tinh thần không thể thiếu của mỗi thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường . Đồng thời đây chính là tiền đề để nhà trường tiếp cận với phương pháp dạy học mới mang tên trường học Vnen vào năm học tới . Duy trì và tiếp nối nét đẹp văn hóa ấy, dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT Kiến Xương, Hôm nay ngày 11/4/2016 Trường Tiểu học Vũ Lễ long trọng tổ chức “ Ngày Hội đọc sách” tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức và các em học sinh, các bậc phụ huynh học 12
- sinh toàn trường với mục đích: Tôn vinh sách, quảng bá cho văn hóa đọc triển khai thực hiện việc phát triển văn hóa trong lĩnh vực thư viện xanh với mục tiêu: “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội nhằm góp phần xây dựng thế hệ đọc có hiệu quả trong tương lai”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên, học sinh và cộng đồng tham gia. Trong Ngày Hội đọc đầy ý nghĩa này thầy và trò nhà trường rất vinh dự được đón các vị đại biểu đại diện Phòng GD huyện Kiến Xương , các vị đại biểu đại diện cho ĐU - UBND , các ban ngành đoàn thể xã Vũ Lễ, toàn thể cha mẹ học sinh cùng đông đảo bà con nhân dân xung quanh đến cổ vũ động viên nhà trường bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Đây chính là sự động viên khích lệ để thầy và trò nhà trường ngày càng phải tích cực hơn nữa trong việc đổi mới chỉ đạo quản lí nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học nói chung và phong trào đọc sách trong nhà trường nói riêng. Đến với Ngày Hội đọc hôm nay các bạn sẽ được thấy những trang lịch sử hào hùng của đất nước với chủ đề -Tổ Quốc Việt Nam trong trái tim em– hình ảnh 64 chiến sĩ trên đạo Gạc Ma được các em tái hiện thật hay, thật xúc động qua phần thi kể chuyện. Cũng tại Hội thi này các vị đại biểu các thầy cô giáo lại được chứng kiến phần thể hiện ước mơ của các em về một thế giới ngày mai thật dung dị mà các em thể hiên trên từng bài vẽ qua phần triển lãm các sản phẩm mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch đó là mơ ước có Một ngôi nhà hạnh phúc, Một ngôi ngôi trường có các phòng học cao tầng, ước muốn có một thế giới hòa bình để trẻ em trên khắp thế giới lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười Và cũng tại đây các vị đại biểu , các bậc phụ huynh lại được chứng kiến tài sắp xếp sách của các thầy cô giáo và phần thuyết trình ý tưởng thật giản dị song chứa đựng đầy ý nghĩa mà nếu ai đã từng đến với Ngày Hội đọc sách của nhà trường chắc hẳn rằng sẽ là một lần phải suy nghĩ hơn nữa về vai trò trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người và tất cả vì tương lai con em chúng ta . 13
- Ngày Hội đọc sách của Trường Tiểu học Vũ Lễ sẽ khép lại song với sự thành công của Ngày Hội đọc sách này chúng ta có quyền tin tường và hy vọng rằng tinh thần của “ Ngày hội đọc” sẽ không chỉ thấm sâu trong tiềm thức mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh của nhà trường mà tinh thần ấy còn lan tỏa sâu rộng tới mọi thành viên của ngày hội hôm nay với nhiều nội dung phong phú và đầy bổ ích lý thú. Chúng tôi hy vọng ngày hội đọc sách năm nay sẽ mang lại cho các em học sinh, và quý đại biểu, quý phụ huynh và các em nhiều niềm vui, tạo điều kiện tốt nhất giúp bạn đọc nâng cao nguồn tri thức phục vụ cho học tập bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình. Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn!, sự hiện diện của quý vị đại biểu , các đồng nghiệp và bậc phụ huynh cùng các em học sinh về đây tham dự ngày hội trọng đại và đầy ý nghĩa này . Tôi xin tuyên bố khai mạc Ngày hội đọc sách 2016. Xin kính chúc quý đại biểu, quý thầy cô, quý phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt trong công việc, chúc cho ngày hội đọc sách năm 2016 thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn ! 14
- Chương trình phần văn nghệ và kể chuyện 1 Màn kể chuyện của học sinh tham gia hội thi 2 Một tiết mục hát tốp ca của trường 3 Tiết mục kể chuyện của HS 4A 4 Tiết mục hát dơn ca của thầy giáo Thiện 5 Tiết mục kể chuyện của học sinh 2C 6 Tiết mục đơn ca của hội cha mẹ học sinh 7 Tiết mục kể chuyện của cô giáo Duyên 8 tiết mục hát tốp ca đội văn nghệ 9 Phần thi đọc diễn cảm của em khánh Hà 10 Kết thúc màn hát tập thể của học sinh toàn trường 15
- tập thể; đồng thời, nhà trường dễ dàng hơn trong khâu quản lý học sinh. - Việc mặc đồng phục còn đảm bảo sự bình đẳng trong môi trường giáo dục. - Phân tích cho họ hiểu rằng đồng phục không thể chọn loại đắt tiền được vì số em có hoàn cảnh gia đình khó khă nhiều còn những em có điều kiện kinh tế ít. Hơn nữa đối với học sinh, nhất là tiểu học chưa cần thiết phải chọn lại quá đắt và hợp thời trang mà chỉ cần phải phù hợp với lứa tuổi các em với môi trường giáo dục nhưng cũng cần phải bền, đẹp đối với học sinh và hợp túi tiền của đa số gia đình học sinh. Tình huống 2 Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ và có nguyện vọng xin cho con chuyển sang học ở lớp bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào với tình huống như vậy? Gợi ý : - Đây là tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị là làm sao để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp và không bị đồng nghiệp hiểu lầm. Trước phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu ý họ rằng không nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng thời cố đo lường cho được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên. 16
- - Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp giảng dạy không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng. Tình huống 3: Trong lớp của bạn chủ nhiệm, hầu hết các em học sinh đều ngoan, chăm chỉ học tập và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình. Chính vì lí do này mà nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, bạn nhận thấy học sinh của mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô. Bạn sẽ làm như thế nào để khắc phục tình trạng này? Tại sao bạn lại làm như vậy? Gợi ý trả lời: - Về thái độ: Xem đây là một việc bình thường, do đặc điểm tâm lý của hầu hết học sinh khi phạm lỗi. Tuyệt đối không được dùng các biện pháp tiêu cực, có thể làm cho các em ngày càng xa lánh mình hơn. - Nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự để nhắc nhở, giáo dục chung cả lớp. Hãy nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên làm, một việc thể hiện văn hoá, đạo đức của con người các em, và cũng là biểu hiện tình cảm của các em với thầy cô giáo. Bạn cũng nên nói với học sinh: “Nếu cô gặp học sinh của mình ngoài đường mà các em không chào cô thì cô sẽ buồn lắm vì cô nghĩ điều đó là do mình đáng ghét và dữ dằn nên học sinh mới sợ và lẩn tránh không muốn gặp mình”. Câu nói đùa mà thật như vậy sẽ có thể nhắc nhở học sinh chú ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo. Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng tránh không chào giáo viên cũng có thể do ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm hoặc sợ hãi. Chúng ta cũng nên gần gũi hơn với những em này, nhẹ 17
- nhàng khuyên bảo các em chứ không nên quá gay gắt mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã yêu quý thầy cô giáo, có lẽ không có học sinh nào lại phải giả vờ như không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô giáo chỉ bởi vì ngại phải chào. Tình huống 4 Giờ học đã bắt đầu được 10 phút, bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Trong tình huống này bạn nên xử lý như thế nào là hợp lý? Gợi ý : Nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạn và học sinh cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãy gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinh mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi muộn. Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn gặp gia đình để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật. Tình huống 5: Một học sinh lớp bạn được cả lớp bầu làm lớp trưởng nhưng phụ huynh của em đó lại đến đề nghị với bạn là để em nghỉ vì họ sợ làm lớp trưởng sẽ ảnh hưởng đến học tập của con. Bạn sẽ giải quyết thế nào ? Hướng xử lý 18
- Trao đổi, giải thích với phụ huynh: đó là điều rất đáng mừng vì con họ có sự tin tưởng, mến phục của các bạn trong lớp mà không phải HS nào cũng có được. Mặt khác khi làm lớp trưởng, con họ sẽ được thúc đẩy khả năng sáng tạo quản lý, trách nhiệm đối với bản thân và tập thể. Với những học sinh giỏi các em càng thêm trưởng thành, với học sinh học khá, trung bình các em thêm cố gắng, tiến bộ để xứng đáng hơn với cương vị mình đảm nhiệm. Làm lớp trưởng góp phần cải thiện hành vi, giáo dục kỹ năng sống, giao tiếp cho các em ngay từ cấp tiểu học. Thực tế cho thấy nhiều học sinh bướng bỉnh, chưa ngoan cũng đã trở nên ngoan ngoãn và học giỏi hơn khi được làm cán bộ lớp. Tính huống 6: Có PHHS đến nhờ GVCN xin Nhà trường cho con lên lớp (do thi lại không đủ điểm). Thầy (cô) xử lý như thế nào? Gợi ý – Phân tích cho PH hiểu tác hại của việc ngồi nhầm lớp. – Chỉ ra những nhược điểm trong học tập của em HS đó so với các bạn trong lớp và các bạn thi lại nhưng đủ điều kiện lên lớp. – Đề nghị PH không đến xin nhà trường về việc nói trên vì quan điểm của Nhà trường cũng thống nhất như vậy để đảm bảo chất lượng bền vững. Tình huống 7: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 5C khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào? Gợi ý - Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng. - Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề: + Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không. + Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của 19
- các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy. + Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết. + Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp. Tình huống 8: Lớp bạn chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp trưởng. Bạn băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại hơi trầm kém hoạt bát. Ngược lại, Hùng rất năng nổ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại trung bình. Cả hai em đều được các bạn trong lớp quý mến. Bạn chọn ai làm lớp trưởng? Gợi ý : - Bạn đưa ra các tiêu chuẩn cần phải có của một lớp trưởng. - Cho học sinh trong lớp bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín để chọn bạn xứng đáng. - Cùng các em kiểm phiếu và chọn lớp trưởng dựa trên kết quả bình bầu. - Sau khi đã chọn xong lớp trưởng bạn cần xem xét các mặt ưu điểm cũng như những hạn chế của lớp trưởng mới để giúp đỡ, hướng dẫn lớp trưởng làm tốt hơn công việc của mình. T×nh huèng 9: Trong líp b¹n chñ nhiÖm, cã mét häc sinh v× kh«ng cã bè nªn thêng xuyªn bÞ trªu lµ ®å kh«ng bè hay ®å con hoang. B¹n Êy dÇn dÇn mÆc c¶m vµ xa l¸nh c¸c b¹n trong líp, Ýt nãi chuyÖn míi mäi ngêi. ViÖc häc hµnh kÐm ®i. Trong trêng hîp nµy thÇy ( c«) sÏ lµm g× ®Ó gióp em tho¸t khái mÆc c¶m vµ hßa ®ång víi b¹n bÌ ®ång thêi b¹n bÌ còng kh«ng trªu träc em n÷a? Gợi ý : 20
- Trong t×nh huèng nµy, viÖc ®Çu tiªn lµ thÇy ( c«) nªn gäi riªng nh÷ng b¹n hay trªu träc b¹n Êy ®Ó nãi chuyÖn, ph©n tÝch cho c¸c b¹n biÕt c¸i sai cña m×nh. C¸c thÇy c« cã thÓ cho chÝnh c¸c b¹n tù ®Æt vµo t×nh huèng nh b¹n kh«ng cã bè kia ®Ó c¶m nhËn ®îc nh÷ng nçi ®au khi bÞ trªu träc, xa l¸nh lµ nh thÕ nµo. ViÖc tiÕp theo lµ thÇy ( c«) nªn trß chuyÖn t©m sù víi häc sinh kh«ng cã bè nhiÒu h¬n. Gióp con hiÓu ®îc thªm nhiÒu ®iÒu hay trong cuéc sèng, gióp con hßa ®ång víi c¸c b¹n b»ng c¸ch cho b¹n tham gia vµo c¸c tæ nhãm ho¹t ®éng. Gióp con tr¸nh c¶m gi¸c bÞ bá r¬i. Trong líp còng cã nhiÒu b¹n sèng t×nh c¶m. Nªn mîn chÝnh nh÷ng b¹n ®Ó cã thÓ gÇn gòi víi b¹n ®ã vµ gióp b¹n tù tin h¬n trong giao tiÕp, hßa ®ång h¬n víi líp. Tình huống 10: Là giáo viên chủ nhiệm theo bạn đánh giá bằng nhận xét có những ưu điểm như thế nào so với đánh giá bằng điểm số? Tại sao lại không so sánh HS này với HS khác? Gợi ý : -Việc giáo viên đánh giá bằng nhận xét có nhiều ưu điểm so với đánh giá bằng điểm số là: Việc đánh giá bằng điểm số trong thời gian vừa qua thường được sử dụng để đo lường kết quả học tập của HS, phân loại HS. Đánh giá bằng điểm số tạo ra nhiều áp lực với HS phụ huynh, đặc biệt đối với HS học chậm. Thực tế cho thấy, điểm số chưa chắc đã đánh giá đúng năng lực của HS vì kết quả làm bài của HS phụ thuộc vào đề kiểm tra có ra theo đúng yêu cầu của chương trình không; khi làm bài tâm trạng của HS thế nào Điểm số sẽ tạo ra sự so sánh giữa các HS với nhau, là một trong những nguyên nhân nảy sinh tâm lý đố kỵ, tình trạng học trước chương trình, học thêm. Do đó, việc nhận xét những tiến bộ, dìu dắt để HS thành công, động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập mới góp phần bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn. 21
- Chính sự thành công trong học tập mới mang lại niềm vui hứng thú cho các em HS, để các em học được, thích học và học tốt hơn. -Không so sánh HS này với HS khác: Đó là điểm mới cơ bản về đánh giá HS Tiểu học theo Thông tư 30/2014 là đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS, giúp HS phát huy nội lực, tiềm năng của mình. Mỗi HS có điều kiện, hoàn cảnh, tâm sinh lý, khác nhau nên khả năng tiếp thu, mức độ tiến bộ và kết quả học tập trong từng giai đoạn của mỗi HS rất khác nhau. Có chuẩn mực chung nhưng cũng cần phải có những hi vọng, yêu cầu riêng cho từng HS. Do vậy, không so sánh HS này với học HS khác, không tạo áp lực cho HS, cho GV và PHHS. Tình huống 8: Lớp bạn chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp trưởng. Bạn băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại hơi trầm kém hoạt bát. Ngược lại, Hùng rất năng nổ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại trung bình. Cả hai em đều được các bạn trong lớp quý mến. Bạn chọn ai làm lớp trưởng? T×nh huèng 9: Trong líp b¹n chñ nhiÖm, cã mét häc sinh v× kh«ng cã bè nªn thêng xuyªn bÞ trªu lµ ®å kh«ng bè hay ®å con hoang. B¹n Êy dÇn dÇn mÆc c¶m vµ xa l¸nh c¸c b¹n trong líp, Ýt nãi chuyÖn míi mäi ngêi. ViÖc häc hµnh kÐm ®i. Trong trêng hîp nµy thÇy ( c«) sÏ lµm g× ®Ó gióp em tho¸t khái mÆc c¶m vµ hßa ®ång víi b¹n bÌ ®ång thêi b¹n bÌ còng kh«ng trªu träc em n÷a? 22