Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong giảng dạy môn Đạo đức Lớp 4 - Tiết thực hành

doc 13 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4423
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong giảng dạy môn Đạo đức Lớp 4 - Tiết thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_gia.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong giảng dạy môn Đạo đức Lớp 4 - Tiết thực hành

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục đạo đức cho học sinh là một hoạt động vô cùng quan trọng của trường phổ thông. Đặc biệt trường Tiểu học lại càng quan trọng hơn, vì người xưa đã dạy: “Dạy con từ thủa còn thơ” Việc giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học thông qua tiết dạy đạo đức là vô cùng cần thiết. Mỗi bài học Đạo đức ở trường Tiểu học, được thực hiện trong hai tiết dạy: tiết dạy bài mới (kể chuyện) và tiết thực hành. Nhờ tiết kể chuyện học sinh nhận ra được các mẫu hành vi và chuẩn mực đạo đức cần cung cấp. Nhờ tiết thực hành các em được giải quyết một số tình huống của chuẩn mực đạo đức, và các em được tập luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hai tiết này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, tiết kể chuyện chuẩn bị cho tiết thực hành, và tiết thực hành dựa vào tiết kể chuyện để củng cố tiết kể chuyện. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học như: Tiếng việt, Lịch sử và Địa lí, Khoa học còn có một con đường giáo dục đạt hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi đó chính là giáo dục trực tiếp qua môn Đạo đức. Vì qua môn học này, ta có điều kiện giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống theo chương trình khá chặt chẽ; giúp hình thành được ý thức đạo đức ở mức độ sơ giản, định hướng rèn luyện một cách có tự giác những hành vi, thói quen hành vi đạo đức tương ứng. Thông qua các bài học đạo đức sẽ giúp các em có ý thức học tốt các môn học khác và tạo tiền đề cho hoạt động đạo đức. Giúp các em có cơ sở cần thiết để học tốt môn giáo dục công dân ở bậc học tiếp theo. Để giúp các em hình thành được những thao tác, những hành động phù hợp với mẫu hành vi, chuẩn mực rút ra từ tiết kể chuyện về đạo đức, làm cơ sở hình thành thói quen đạo đức hàng ngày, thì bằng những hình thức sinh động gây hứng thú cho các em trong tiết thực hành (tiết 2) đóng vai trò quan trọng. Khi chuẩn mực hành vi đạo đức mà các em nhận được ở tiết 1, thông qua tiết luyện tập và trở thành thói quen hành vi đạo đức hằng ngày của các em thì bài dạy có hiệu quả nhất. Đó là lý do vì sao tôi đưa ra sáng kiến: “Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong giảng dạy môn Đạo đức lớp 4 - tiết thực hành”. 2. Tên sáng kiến: Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trong giảng dạy môn Đạo đức lớp 4 - tiết thực hành. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Quyên 1
  2. Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Điện thoại: 0912.868.272 Email: : thanhquyen599@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Trường tiểu học Đống Đa – Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Đạo đức lớp 4 trong trường Tiểu học Đống Đa và các trường Tiểu học trên đia bàn Thành phố Vĩnh Yên. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1. Thực trạng của hoạt động giáo dục đạo đức lớp 4 Hoàn thành chương trình môn Đạo đức lớp 4, học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: Có hiểu biết ban đầu về một số giá trị sống cơ bản, chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4 trong mối quan hệ với bản thân: với những người thân trong gia đình; với thầy cô giáo; với lao động và người lao động; với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; với mọi người khi giao tiếp; trong việc giữ gìn các công trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật giao thông; trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày ỏ ý kiến; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân. Có kỹ năng tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các tình huống đơn giản và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hàng ngày, có một số kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Bước đầu có thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân; tự tin vào khả năng của bản thân; yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè; biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng mọi người; đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi và nguồn nước. Nhưng thực tế cho thấy rằng, học sinh vi phạm những chuẩn mực hành vi đạo đức không phải do ý thức thấp kém của các em mà chính là do các em không được dạy và giáo dục một cách kĩ lưỡng. Ví như, do không được chỉ bảo đến nơi đến chốn, có những em không biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, không biết xin lỗi khi làm phiền lòng người khác, các em đưa đồ vật cho người lớn bằng một tay Như vậy tiết thực hành dạy đạo đức được làm tốt, có tổ chức không những hình thành cho các em thói quen hành vi đạo đức mà còn củng cố mở rộng những tri thức đạo đức tương ứng và phát triển được tình cảm đạo đức ở các em 2
  3. Như chúng ta đã biết: Cơ sở sinh lý của tiết luyện tập là ở chỗ củng cố và làm vững chắc những mối liên hệ thần kinh tạm thời đã được hình hành và tạo những mối liên hệ thần kinh tạm thời mới, đưa những mối liên hệ này vào hệ thống những mối liên hệ đã có. Từ thực tiễn như vậy, tôi nhận thấy rằng để biến chuẩn mực hành vi đạo đức, thành thói quen hằng ngày của các em, phải có thời gian kiên trì, thường xuyên phải thực hiện từng tiết dạy từng bài. 7.1.2. Nội dung Hoạt động giáo dục khi giảng dạy môn Đạo đức lớp 4 - tiết thực hành. Mỗi bài học trong chương trình Đạo Đức lớp 4 hiện hành được dạy trong 2 tiết trong 2 tuần đó là: Tiết 1 các em được học lý thuyết( được gọi là hoạt động cơ bản), Tiết 2 các em vận dụng lý thuyết đã được học ở tiết 1 để thực hành. Tiết 2 thường được chia thành hai hoạt động nhỏ: Hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng. Cụ thể: 7.1.2.1 Hoạt động thực hành Chức năng chính của hoạt động thực hành là nhằm hình thành các kỹ năng sống thể hiện những kiến thức đạo đức, những cách ứng xử, các tình cảm đạo đức, xã hội của học sinh. Hoạt động thực hành luôn chiếm một phần lớn thời gian trong giờ học và giữ vị trí quan trọng. Khi tổ chức hoạt động thực hành giáo dục đạo đức, có thể tổ chức dưới hình thức nhóm, hình thức cá nhân hoặc cả lớp tùy theo nội dung hoạt động. Ví dụ bài Tích cực tham gia việc lớp việc trường học sinh tham gia hoạt động thực hành bằng cách vệ sinh lớp học, xung phong ghi tên vào các nhóm hoạt động trong lớp. Hoạt động thực hành theo nhóm được giáo viên tổ chức ưu tiên vì hoạt động nhóm là môi trường giáo dục thuận lợi phát triển kỹ năng xã hội, tạo cơ hội cho học sinh tương tác, chia sẻ, kiểm tra, hướng dẫn lẫn nhau. Kết quả của hoạt động thực hành là học sinh được rèn luyện các kỹ năng sử dụng hiểu biết về chuẩn mực, giá trị đạo đức, xã hội ngay taị lớp, tự đánh giá kết quả và nhận được sự phản hồi, đánh giá, hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên và các bạn học. 7.1.2.2.Hoạt động ứng dụng Chức năng chính của hoạt động này là tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức đã được học vào các tình huống cụ thể ở gia đình và trong cộng đồng, có sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh. Học sinh ứng dụng kết quả học tập ở cộng đồng và gia đình. Ví dụ như: tổ chức đến thăm một gia đình thương binh liệt sĩ; thể hiện sự quan tâm đến bố mẹ, anh chị em; tiết kiệm nước ở gia đình, ở trường Cha mẹ là người giám sát, hỗ trợ hướng dẫn, đánh giá hoạt động ứng dụng của học sinh, học sinh học cách linh hoạt, chủ động thực hiện các hành vi đạo đức đa dạng tùy theo từng tình huống và các quan hệ cụ thể, củng cố quan hệ vững chắc giữa hành vi, kiến thức và tình cảm xã hội, học sinh có cơ hội khẳng định vị trí của mình trong gia đình cũng như ở nhà trường và tự đánh giá bản thân mình một cách phù hợp hơn. 3
  4. 7.1.3. Một số giải pháp của việc áp dụng“Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục khi giảng dạy môn Đạo đức lớp 4 - tiết thực hành”. Thông qua các câu chuyện của 14 bài Đạo đức, người soạn thảo chương trình đã xuất phát từ đặc điểm khả năng nhận thức của lứa tuổi lớp 4 từ các chuẩn mực ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức truyền thống của xã hội ta. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày thì có rất nhiều những câu chuyện đưa ra chỉ là một khía cạnh của cuộc sống, mà người giáo viên phải thông qua tiết dạy bằng các hình thức sinh động và hấp dẫn, khái quát cho học sinh những kiến thức để học sinh nhận thức được, từ đó biến các chuẩn mực hành vi đạo đức trở thành thói quen hằng ngày. Từ những suy nghĩ trên nên tôi đã áp dụng các tiết luyện tập đạo đức thành một hoạt động sinh hoạt của trò, dưới sự hướng dẫn của giáo viên trên cơ sở tạo điều kiện cho học sinh đọc suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn và hợp tác với nhau nhiều hơn. Tuỳ theo nội dung từng bài mà học sinh được luyện tập các thao tác, các hành động đạo đức bằng nhiều hình thức như: - Đóng vai - Chơi trò chơi - Xử lý tình huống - Thảo luận - Nhận xét đánh giá hành vi đạo đức - Xem phim về quà tặng cuộc sống - Chia sẻ - Tự thực hành 7.1.3.1. Phương pháp đóng vai a) Khái niệm Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh nhập vai vào những nhân vật trong những tình huống giả định có vấn đề về đạo đức, để các em bộc lộ thái độ hành vi ứng xử. b) Mục đích - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. - Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh. - Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực. c) Các bước tiến hành Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: Bước 1:Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. 4
  5. Bước 2:Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Bước 3:Các nhóm lên đóng vai. Bước 4:Cả lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu từ cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi sang thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh. Bước 5: Giáo viên kết luân. Ví dụ minh hoạ: * Dạy tiết 2( tiết thực hành) bài “Tiết kiệm tiền của” - (Bài 4 - Đạo đức lớp 4 trang 11) - Sử dụng hình thức Đóng vai theo tiểu phẩm “Mẹ và con” Hai học sinh sắm vai mẹ và con đang nói chuyện với nhau: - Học sinh: Mẹ ơi mai mẹ mua cho con chiếc quần bò như bạn Lan Anh đi mẹ! - Mẹ: Quần áo đồng phục của con vẫn mặc được cơ mà? Với lại đến trường không được mặc quần bò. - Học sinh: Mẹ mua cho con để con mặc đi chơi. - Mẹ: Bây giờ nhà ta đang phải tiết kiệm tiền để mua thuốc cho bà ốm. - Học sinh: Thế mẹ đi vay có được không ạ! - Mẹ: Đi vay thì phải trả nợ người ta, mà mẹ không muốn mắc nợ. Con cố gắng học giỏi cuối năm mẹ sẽ thưởng cho. - Học sinh: Mẹ ơi! Con hiểu rồi ạ! Con xin lỗi mẹ. Con sẽ cố gắng học giỏi để mẹ vui lòng. - Mẹ: Con gái mẹ ngoan lắm, như thế là con biết tiết kiệm rồi đấy. Cả lớp nhận xét lời nói việc làm của các nhân vật. Như vậy, qua tiểu phẩm nhỏ, học sinh thấy rõ được hành vi đúng và không đúng. Và một lần nữa củng cố cho các em thói quen biết tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày. 7.1.3.2. Phương pháp trò chơi a) Khái niệm Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động thích hợp với bài học đạo đức thông qua trò chơi nào đó. b) Mục đích - Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ trước và sau khi học tập căng thẳng. - Thực hiện những thao tác, hành động đạo đức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên , thoải mái. c) Các bước tiến hành 5
  6. Bước 1: Giáo viên phổ biến, giúp học sinh nắm vững tên trò chơi. Bước 2: Học sinh thực hiện trò chơi. Bước 3:Đánh giá kết quả trò chơi. Bước 4:Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để rút ra ý nghĩa giáo dục từ trò chơi. Ví dụ minh hoạ: Dạy tiết 2 bài “Giữ gìn các công trình công cộng”- (Bài 11- Đạo đức lớp 4 trang 34) Sử dụng hình thức: - Thảo luận - Chơi trò chơi + Thảo luận: Giáo viên đưa ra các bài tập để học sinh thảo luận: Câu 1: Lớp em tổ chức đi tham quan một di tích lịch sử. Em phải chuẩn bị như thế nào để giữ được vệ sinh trên ô tô và nơi tham quan? Câu 2:Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một thanh sắt nối đường ray đã bị bọn trộm lấy đi Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? Câu 3: Trên đường đi học về Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Theo em Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao? Từ các câu hỏi trên ta có thể giúp các em học sinh đưa ra những việc làm đúng thể hiện nếp sống văn minh của người học sinh. + Trò chơi ”Phóng sự điều tra” Cách chơi: Một em đứng ra điều khiển trò chơi. Em điều khiển phải nêu một trong các sự việc cần điều tra dưới đây: - Điều tra tình hình thực hiện giữ gìn tài sản của lớp, trường. - Điều tra xem có bao nhiêu bạn không vẽ bận lên bàn, ghế mình đang ngồi; hàng ngày không leo trèo lên cây, lên bàn ghế ở trong lớp, bàn ghế đá ở ngoài sân trường. Sau khi nêu việc cần điều tra, em điều khiển gõ một tiếng thước. Tất cả các em tham gia viết nhanh tất cả các sự việc, hiện tượng em thấy theo chủ đề người điều khiển nêu. Khi viết cần ngắn và chỉ gạch đầu dòng. Khoảng 1,2 phút, em điều khiển gõ thước một tiếng, các em ngừng không viết và nộp mảnh giấy cho em điều khiển. Em nào nêu được nhiều người, nhiều hiện tượng là thắng. Em nào không nêu được thì bị loại. 7.1.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm a) Khái niệm 6
  7. Thảo luận nhóm là phương pháp chia học sinh thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề đạo đức nào đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. b) Mục đích - Giúp cho học sinh tính bạo dạn, tư tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. c) Các bước tiến hành Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề thảo luân Bước 2:Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ và quy định thời gian cho các nhóm thảo luận. Bước 3: Các nhóm thảo luận. Bước 4: Đại diện mỗi nhóm trình bày. Các nhóm khác có thể chất vấn hoặc bổ sung ý kiến. Bước 5: Giáo viên tổng kết các ý kiến. Tuy nhiên có những bài chúng ta phải kết hợp nhiều hình thức dạy học để học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn. Ví dụ minh họa: Dạy tiết 2( tiết thực hành) bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”- (Bài 6- Đạo đức lớp 4 trang 17) Sử dụng hình thức: - Khởi động: Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau. - Tự đánh giá việc thực hiện bổn phận của mình. - Xử lý tình huống - Hoạt động ứng dụng + Tự đánh giá việc thực hiện bổn phận của mình. Học sinh tự xây dựng một danh mục các việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (theo mẫu): Thứ Các việc làm Việc đã làm Việc dự định Thời gian tự làm thực hiện Với ông bà: - Hỏi thăm sức khoẻ ông bà. 1 - Chúc mừng trong ngày lễ, tết. - 7
  8. Với bố mẹ: - Giúp bố mẹ làm các việc nhà vừa 2 sức. - Thăm hỏi sức khoẻ bố mẹ khi bố mẹ ốm mệt, - Sau khi làm việc cá nhân, các nhóm học sinh chia sẻ các việc chăm sóc người thân đã làm trước đây, so sánh, nhận xét các công việc với nhau. Sau khi thảo luận nhóm, học sinh hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh bảng danh mục công việc của mình. Giáo viên kết luận và giao nhiệm vụ: Mỗi em đều đã tự đánh giá việc quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Bản kế hoạch của các em chính là lời cam kết của mình với ông bà, cha mẹ. Em hãy nhờ bố mẹ hướng dẫn, giúp đỡ, nhắc nhở hằng ngày. Xử lý tình huống: Nếu em là bạn nhỏ trong mỗi tranh dưới đây, em sẽ làm gì? Vì sao? 8
  9. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra các cách giải quyết vấn đề trong từng tranh cụ thể. Giáo viên kết luận: Trong mỗi tình huống, các em đều tìm được cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân mình với ông bà, bố mẹ. Những việc làm đó không chỉ mang lại niềm vui cho những người thân mà còn mang lại niềm vui 9
  10. cho bản thân mình – người đã biết quan tâm đến người khác. Tất cả những việc làm đó chính là chúng ta đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -Học sinh tìm hiểu về người thân (ý thích, công việc, mong muốn, sức khoẻ, những khó khăn, ) bằng cách hỏi thăm, quan sát, tâm sự và trò chuyện với người thân. - Học sinh nói lời chúc mừng ông bà, cha mẹ vào những ngày lễ (tết Nguyên đán, ngày Quốc tế phụ nữ, ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), biết nói lời chia sẻ, động viên khi người thân ốm mệt hoặc có chuyện buồn - Học sinh thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày. - Cha mẹ học sinh hướng dẫn, giúp đỡ, nhận xét, động viên, đánh giá hàng tuần theo bảng danh mục của các con. - Giáo viên đánh giá và thông báo, nêu gương qua hình thức Bông hoa con ngoan trên bảng thi đua của lớp. Trên đây là một số ví dụ đưa hình thức “ Học mà vui- Vui mà học” vào tiết dạy đạo đức mà tôi đã áp dụng. Tiết Đạo đức đối với các em rất hứng thú và đạt hiệu quả. Thực sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với các em. Tuy nhiên, tùy từng bài dạy tôi áp dụng các hình thưc khác nhau, sao cho các chuẩn mực hành vi đạo đức của các em nhận thức được ở tiết 1, qua tiết thực hành nó trở thành thói quen hằng ngày và như vậy bài Đạo đức mới thực sự đạt hiệu quả cao nhất. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong môn học Đạo đức lớp 4 ở trường Tiểu học và các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. 8. Các thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 10
  11. Để sáng kiến có thể thực hiện một cách hiệu quả, những điều kiện cần thiết cần có là: - Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong nhà trường. - Được đầu tư trang thiết bị cần thiết cho môn học. - Cần có sự phối kết hợp của các tổ chức Đoàn, Đội, gia đình phụ huynh học sinh. 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Qua việc áp dụng các biện pháp giáo dục đạo đức ở trên đối với lớp 4A1, 4A2, 4A3 của trường Tiểu học Đống Đa và học sinh lớp 4B, 4C trường Tiểu học Đồng Tâm trong học kỳ I và đến giữa học kỳ II năm học 2016- 2017, Tôi nhận thấy nhìn chung các em trong tập thể các lớp trường Tiểu học Đống Đa, cùng với các lớp trường Tiểu học Đồng Tâm, các em đều ngoan ngoãn, thực hiện tốt các hành vi đạo đức đặc biệt là nhiệm vụ của người học sinh, nề nếp học tập và rèn luyện của lớp tốt, đã nâng cao được ý thức của đội ngũ tự quản, các em cán sự lớp có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu về mọi mặt, mỗi học sinh đã có ý thức tự học tự rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào của lớp của trường cũng như của Đội đề ra. Luôn kính trọng và biết ơn thầy cô, đoàn kết với bạn bè. Tập thể lớp không còn học sinh cá biệt, không còn những em chậm chạp, chưa mạnh dạn, tác phong sinh hoạt bừa bộn nữa, không còn học sinh chưa thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đạo đức như cuối năm học trước. * Kết quả đạt được về xếp loại đạo đức của lớp cuối học kỳ I và đến giữa học kỳ II như sau: Thời HS Số HS hoàn thành Số HS hoàn thành Số HS chưa hoàn gian Lớp dự Tốt thành kiểm SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ tra 4A1 39 20 51.3% 9 23.06% 10 25.64% Trước khi áp 4A2 39 20 51.3% 11 28.3% 8 20.5 dụng sáng 4A3 38 18 47.4% 11 28.9% 9 23.7% 11
  12. kiến 4A 37 15 40.5% 12 32.5% 10 27% 4B 39 19 48.7% 13 33.3% 7 18% 4A1 39 25 64.1% 13 33.4% 1 2.5% Sau khi 4A2 39 26 66.7% 13 33.3% 0 áp dụng sáng 4A3 38 23 60.5% 14 36.9% 1 2.6% kiến 4A 37 18 48.65% 18 48.65% 1 2.7% 4B 39 24 61.5% 15 38.5% 0 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Khi áp dụng sáng kiến này đối với học sinh, các em rất hào hứng và hăng hái tham gia vào tiết học. Giờ học Đạo đức đối với các em trở nên nhẹ nhàng và thú vị. Kết quả học tập của các em cũng được nâng cao rõ rệt. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Phạm vi/lĩnh TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ vực áp dụng sáng kiến Trường tiểu học Đống Đa, 1 Học sinh lớp 4A1 Cả lớp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Trường tiểu học Đống Đa, 2 Học sinh lớp 4A2 Cả lớp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Trường tiểu học Đống Đa, 3 Học sinh lớp 4A3 Cả lớp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Trường tiểu học Đồng Tâm, 4 Học sinh lớp 4A Cả lớp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Trường tiểu học Đồng Tâm, 5 Học sinh lớp 4B Cả lớp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Đống Đa, ngày tháng năm 2017 Đống Đa, ngày tháng năm 2017 Lãnh đạo nhà trường Người viết sáng kiến 12
  13. Nguyễn Thị Thanh Quyên 13