Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

doc 8 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5423
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_lam_tot_cong_tac.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

  1. 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, đường lối trong việc thực hiện chiến lược giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Thực hiện NQ số 29- NQ/ TW ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, coi việc đổi mới coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết. Ở Tiểu học, đa số mỗi giáo viên đều được phân công phụ trách chủ nhiệm một lớp. Họ không những phải đảm nhiệm việc giảng dạy nhiều môn học mà còn phải làm công tác chủ nhiệm. Khác với các bậc học trên, trẻ em Tiểu học còn nhỏ tuổi, các kĩ năng hoạt động còn hạn chế, ý thức tổ chức kỉ luật và ý thức tự giác của các em chưa cao, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Nếu giáo viên biết làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, biết xây dựng và triển khai kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách có hiệu quả sẽ có tác dụng rất tốt cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Là người giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, để sau này lớn lên các em trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc
  2. chắn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến: “Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp". 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Trong phạm vi sáng kiến này giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn. Học sinh không còn tâm lí ngại tiếp xúc, gần gũi với giáo viên. Giáo viên chủ nhiệm lớp tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như trong hoạt động của lớp, của trường. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp: Năm học 2019-2020 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3. Sĩ số lớp tôi chủ nhiệm là 28 em, trong đó số học sinh nam 14 em. Trong lớp tôi chủ nhiệm có một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, một số em học còn chậm, thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình. Một số phụ huynh coi việc giáo dục trẻ lả bổn phận và trách nhiệm của nhà trường mà đặc biệt là của giáo viên. Với tình hình thực tế của lớp như vậy, tôi nhận công tác chủ nhiệm lớp có một số thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: Đa số học sinh ham học, chất lượng khá đồng đều. Các em yêu thích đến trường. Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học. Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt. Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học. Ngay từ đầu năm học trường đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Học sinh có đủ đồ dùng học tập. Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu. * Khó khăn:
  3. Một số phụ huynh chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình. Một số phụ huynh chưa thường xuyên liên lạc với giáo viên để trao đổi về việc học tập, đạo đức của con em mình ở trường cũng như ở nhà. Có 7 em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà với ông bà nên sự chăm sóc còn hạn chế. Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều. 2.2. Các giải pháp: Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi thực hiện một số biện pháp như sau: 2.2.1. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm và tìm hiểu lí lịch của học sinh: Để công tác chủ nhiệm đạt kết quả như mong muốn, ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm của mình. Tôi bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học của trường, của ngành, dựa vào đặc điểm tình hình của lớp, số lượng học sinh, mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn, tìm hiểu xem học sinh trong lớp có những năng khiếu về các lĩnh vực, học sinh cá biệt, đặc điểm gia đình học sinh để xây dựng kế hoạch hoạt động công tác chủ nhiệm. Sau khi nhận lớp, tôi gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm của năm học trước để nắm bắt về tình hình học sinh, nắm thông tin về lí lịch của từng học sinh ngay từ đầu năm học (con ai? ở đâu? Số điện thoại ).Tôi ghi chép cụ thể vào sổ riêng để tiện theo dõi và có cách giải quyết riêng với từng em. 2.2.2. Bầu ban cán sự lớp và xây dựng nền nếp: Vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch cơ cấu tổ chức lớp đảm bảo hợp lí. Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường. Xây dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp gồm: Chủ tịch HĐTQ, 2 phó CTHĐTQ phụ trách từng mặt, cả lớp có 5 ban và ngồi học tập, sinh hoạt theo 5 nhóm, mỗi nhóm bầu một em làm nhóm trưởng. Sau khi bầu xong, tôi họp đội ngũ cán bộ lớp để phân công, quán triệt rõ nhiệm vụ cho từng em:
  4. + CTHĐTQ: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự việc bất thường và là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về nắm bắt tình hình hàng ngày của lớp. Giữ trật tự lớp trong giờ học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. Đề nghị giáo viên tuyên dương, nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể. + Phó CTHĐTQ thứ nhất: Điều hành và hướng dẫn các bạn trong vấn đề học tập. Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài. Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên biệt. Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt. + Phó CTHĐTQ thứ hai: Phụ trách công tác lao động của lớp. Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về. Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. + Nhóm trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về việc thực hiện nề nếp, nội quy, học tập, Sau khi bầu chọn được đội ngũ cốt cán của lớp. Các phần hành ghi chép theo dõi việc học tập và các hoạt động của từng thành viên trong tổ. Cuối tuần các nhóm trưởng tập hợp, báo cáo cho lớp trưởng tập hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Vào cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 2.2.3. Xây dựng điểm thi đua của học sinh: Căn cứ vào các tiêu chí thi đua của trường, của lớp tôi xây dựng khung điểm thi đua cho học sinh theo từng cá nhân và từng nhóm và đây cũng được coi là nội quy của lớp. Việc làm này nhằm giúp cho học sinh thể hiện tính tự
  5. phê và phê của mình, khả năng quản lí của các cán bộ lớp, đồng thời các em có ý thức tự giác hơn trong học tập và các hoạt động khác. Mỗi học sinh tự chấm điểm cá nhân, tự bình bầu theo tổ vào giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng tập hợp và báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Cuối mỗi tháng thì tổng kết điểm thi đua và quy định điểm tốt sẽ được gắn hoa điểm tốt. 2.2.4. Phối hợp với nhà trường: Là giáo viên chủ nhiệm, sau khi tiếp thu kế hoạch của nhà trường tôi triển khai các nội dung hoạt động, kế hoạch học tập và các phong trào thi đua của Liên đội theo chủ đề chủ điểm đến với học sinh một cách kịp thời vào các tiết sinh hoạt. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh cá biệt, theo dõi sát những việc làm của các em để uốn nắn kịp thời. Luôn gần gũi, động viên các em một cách khéo léo, hòa nhập không nên làm cho các em cảm thấy “bị bỏ rơi”, “bị chiếu cố”, làm cho các em tin cậy xem cô như là người mẹ. 2.2.5. Phối hợp với phụ huynh học sinh: Vào đầu năm học theo sự chỉ đạo của Nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối và nhiệm vụ năm học của hà trường đến tận mỗi phụ huynh, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ huynh và triển khai những nội quy của trường, của lớp và kế hoạch của nhà trường trong năm học này. Phối hợp với phụ huynh kí cam kết về chất lượng học tập và giáo dục đạo đức của từng học sinh. Đồng thời trong buổi họp phụ huynh tôi nắm số điện thoại liên lạc của phụ huynh học sinh và ngược lại để thêm tiện việc liên lạc khi cần thiết. Sau mỗi kì tôi tổ chức họp phụ huynh lớp để báo cáo kết quả của con em mình về tình hình học tập và các hoạt động khác của học sinh nhằm giúp cho phụ huynh nắm bắt kịp thời để có biện pháp phối hợp trong giáo dục các em đạt kết quả cao hơn. 2.2.6. Rèn luyện khả năng tự quản cho học sinh: Nhiệm vụ của Hội đồng tự quản lớp học phụ trách các mảng điều hành trong từng công việc phân công ngay từ đầu năm học. Cuối mỗi tuần, tháng giáo viên nắm bắt tình hình của mỗi cá nhân học sinh, tổ, lớp để có biện pháp
  6. động viên, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Với biện pháp này trong năm học qua và thời gian đầu năm học này, tôi thấy khả năng tự quản của học sinh có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức tự giác trong mọi hoạt động của học sinh tiến bộ rõ rệt. Một số em hay nghịch ngợm, quậy phá trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp không còn nữa. Các em đã thực hiện nghiêm túc theo lịch hoạt động chung của nhà trường cũng như của Liên đội. 2.2.7. Khen thưởng và kỉ luật: Sau mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm tổng kết các ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua, đồng thời tuyên dương những học sinh đạt các thành tích cao, thực hiện tốt nội qui của trường, của lớp được thưởng bông hoa điểm tốt và nhắc nhở những học sinh vi pham nội quy của trường, của lớp hoặc làm các việc khác không tốt. Cuối kì và cuối năm học dựa vào kết quả học sinh đạt được để có kế hoạch đề xuất khen thưởng cho những học sinh có thành tích cao để động viên khích lệ học sinh kịp thời. Lớp có kế hoạch trích quỹ lớp để tặng thưởng học sinh tiêu biểu của lớp. công tác thi đua khen thưởng kịp thời nên đã tạo nên được phong trào thi đua sôi nổi trong cả lớp. * Kết quả đạt được: Với những biện pháp trên, thực tế tôi đã làm trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2019-2020 đạt được kết quả tốt. Đa số HS của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao; biết phê và tự phê bình, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học. Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có ý thức tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn. Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt. Học kì 1 vừa qua, lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả: Duy trì sĩ số 100%, học sinh đi học đều đặn, đúng giờ, chăm chỉ. Về phẩm chất, năng lực: 28/28 học sinh đạt, trong đó 20 em đạt tốt.
  7. 3. Phần kết luận 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng: Để đạt được mục đích giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của trường, lớp, từng HS; hiểu đặc điểm, tình hình, hoàn cảnh từng học sinh. Đầu năm phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động và sáng tạo. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Giải quyết mọi vướng mắc của học sinh một cách công bằng. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và phải được duy trì xuyên suốt năm học. Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường. Như vậy, công tác chủ nhiệm lớp giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, của ngành. Sáng kiến này được tôi thực hiện tại lớp tôi chủ nhiệm và áp dụng cho các lớp khác tại trường năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021. 3.2. Một số kiến nghị- đề xuất: Đối với giáo viên chủ nhiệm: Phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Như Bác Hồ đã từng nói: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang.” Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học sinh, là người có năng lực tổ chức, quản lí lớp, có kĩ năng sư phạm vững vàng, phải tạo mối quan hệ tốt với học sinh, phụ huynh học sinh. GV phải có kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài giảng cụ thể, sát hợp với thực tế của lớp. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Đối với tổ chức Đoàn – đội: Cần phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, triển khai công việc phải cụ thể về thời gian, địa điểm; các thông báo cần phải đưa đến lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm đồng thời phải được công bố ở bảng tin
  8. để giáo viên thuận tiện việc theo dõi. Cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá tiết học phù hợp vời tình hình của nhà trường trước khi vào năm học mới. Phải thường xuyên tập huấn đội cờ đỏ; Ban chỉ huy liên đội. Đối với giáo viên bộ môn: Phải kịp thời thông báo với giáo viên chủ nhiệm về những học sinh tốt và những học sinh còn hạn chế để có biện pháp phối hợp giáo dục. Đối với các phụ huynh: Cần phải quan tâm hơn nữa con em mình, phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con em. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp giáo dục thích hợp.