Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia

doc 11 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_truong_mam.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia

  1. tư cơ sở vật chất, nếu có đầu tư thì mang tính chất dàn trãi. Khó mà xây dựng thành công chuẩn quốc gia. Vì thế, chúng tôi xây dựng kế hoạch quy hoạch điểm trường. Trong xây dựng kế hoạch quy hoạch trường lớp hợp lý, chúng tôi dự kiến hai phương án như sau: + Phương án thứ nhất: Vẫn giữ nguyên các điểm trường ở khu vực lẻ, cần phải xây dựng thêm bếp bán trú, công trình vệ sinh cho các lớp, nhà xe cho cán bộ giáo viên, hệ thống bồn hoa, cây cảnh + Phương án thứ hai: Quy hoạch các điểm lẻ lên điểm trường trung tâm. Dự kiến phải mở rộng diện tích đất, xây dựng thêm những phòng học, phòng chức năng năng, nâng cấp sân chơi, hệ thống bồn hoa, xây dựng bếp bán trú Tôi vẽ sơ đồ các phòng học và phòng chức năng ra giấy, dự kiến sắp xếp các phòng một cách khoa học. Cụ thể như: Nếu quy hoạch điểm trường khu vực lẻ lên điểm trường trung tâm thì phải xây dựng thêm 6 phòng học, 06 phòng học đó cho lớp Mẫu giáo, hai phòng đón sẽ tận dụng làm phòng Phó hiệu trưởng và phòng dành cho nhân viên y tế, còn năm phòng học cũ sẽ mở hai nhóm trẻ và một phòng chức năng; một phòng sẽ làm phòng văn phòng ; một phòng làm phòng dành cho nhân viên và phòng hành chính quản trị. Dự kiến xây nhà bếp mới và bếp cũ sẽ làm phòng bảo vệ Cả hai phương án tôi đều dự kiến nguồn kinh phí, thời gian hoàn thành, phân công tập thể ,cá nhân phụ trách Sau khi tính toán cân nhắc hai phương án. Tôi thấy phương án hai là quy hoạch các điểm trường ở khu vực lẻ về điểm trường trung tâm có tính khả thi mà có tầm chiến lược lâu dài hơn. Toàn trường quy hoạch về một điểm rất thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ . Tôi trao đổi với đồng chí Phó Hiệu trưởng và các đồng chí trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Sau khi được các đồng chí trong Hội đồng sư phạm đồng tình ủng hộ, tôi mạnh dạn trao đổi với Lãnh đạo địa phương; Ban đại diện cha mẹ học sinh, Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục góp ý để kế hoạch quy hoạch các điểm trường, sắp xếp các phòng học, phòng chức năng hoàn thiện hơn về mặt chuyên môn. Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo địa phương, chúng tôi tham mưu đưa việc quy hoạch trường lớp hợp lý vào đề án xây dựng chuẩn quốc gia mức độ 1. Sau đó chúng tôi tiếp tục tuyên truyền với phụ huynh, cộng đồng về việc quy hoạch trường lớp một cách hợp lý, xây dựng chuẩn quốc gia là tạo môi trường tốt nhất, điều kiện tốt nhất cho con em ở địa phương, cho các bậc phụ huynh về mọi mặt. Có điều kiện để thu hút sự đầu tư của cấp trên vv. Như vậy, việc quy hoạch các lớp học ở điểm lẻ về điểm trường trung tâm được lãnh đạo địa phương và nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây là một thành công lớn đầu tiên trong việc xây dựng chuẩn quốc gia của chúng tôi. Tuy nhiên, trước mắt chúng tôi đội ngũ, cơ sở vật chất ở trường học vô cùng khó khăn 4
  2. Giải pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất và điều kiện dạy học, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp tham mưu với Chính quyền địa phương để xây dựng đề án chuẩn quốc gia mức độ 1. Đề án đã được Ủy ban nhân dân xã phê duyệt. Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương mở rộng diện tích đất ở khu vực trung tâm và quy hoạch các lớp học ở điểm lẻ về điểm trường trung tâm. Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhân dân và cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một nhu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục mà đối tượng hưởng lợi chính là con em họ ở địa phương. Bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua hội nghị của các cấp, các buổi họp phụ huynh, các ngày hội lể ở trường mầm non, chúng tôi tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, nhân dân, chính quyền địa phương về nội dung của quyết định 36/ 2008/QĐ-BGD&ĐT. Tuyên truyền trong quần chúng nhân dân và phụ huynh về mô hình trường đạt chuẩn quốc gia cấp học Mầm non. Đặc biệt là chuẩn về xây dựng cơ sở vật chất . Đây chính là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Là điều cốt lõi trong quá trình xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong đó chỉ rõ cho họ thấy được thực tế của nhà trường đã đạt được hạng mục nào, những hạng mục nào còn thiếu hay chưa đạt để mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa tác dụng thiết thực của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia .Là tạo một môi trường để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Từ đó phụ huynh, cộng đồng có những đóng góp cho nhà trường trong việc xây dựng chuẩn như đóng góp ngày công lao động, ủng hộ cây cảnh. Làm nhà xe cho cán bộ, giáo viên, cầu nối nhà vệ sinh cho trẻ, may màn rèm, mua ty, vi đầu đĩa cho trẻ Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng nhà trường tham mưu với lãnh đạo địa phương, Ủy ban nhân dân Huyện để tăng trưởng cơ sở vật chất cho trường mầm non. Trong thời gian qua, địa phương đã làm tốt về công tác xây dựng cơ sở vật chất. Bằng vốn tự có của mình, địa phương đã xây dựng thêm 3 phòng học ở cụm Trung Tâm Mỹ Hà và công trình nguồn nước sạch trị giá 650 triệu đồng. Chúng tôi tiếp tục tham mưu với UBND xã mở rộng diện tích đất khu vực trung tâm. Tham mưu với UBND Huyện hỗ trợ chương trình kiên cố hoá trường học với 5 phòng học trị giá 1,6 tỷ đồng, địa phương nổ lực xây thêm một phòng học giá trị 1,2 tỷ đồng cùng với chương trình kiên cố hoá để xây nhà cao tầng, tổng kinh phí 2,8 tỷ đồng. Nhà trường, địa phương đề xuất với Phòng giáo dục tham mưu với UBND Huyện hỗ trợ sau lũ lụt kinh phí 135 triệu đồng để xây hàng rào, mua sắm trang thiết bị phòng học. Sau khi có quyết định của Ủy ban Huyện cấp kinh phí xây dựng hàng 5
  3. rào, Ủy ban nhân dân xã mở rộng khuôn viên phía sau trên 2000m 2., tiến hành xây dựng hàng rào. Đổ cát, san lấp mặt bằng Mua sắm trang thiết bị lớp học, bếp bán trú như bếp ga, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy tính, phần mềm Kimar cho trẻ hoạt động vv Tham mưu với Sở giáo dục Đào tạo Quảng bình trang cấp cho trường một số đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học trị giá trên 100 triệu đồng. Vào đầu năm học 2011 - 2012, nhà trường chuyển các lớp ở khu vực lẻ lên trung tâm học. Toàn trường quy hoạch về một điểm. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường khá thuận lợi. Để bếp ăn đạt tiêu chuẩn theo quy định, nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng bếp bán trú. Sau khi hoàn thiện các phòng học ở dãy nhà cao tầng, địa phương tiến hành xây dựng nhà bếp bán trú kiên cố với kinh phí trên 350 triệu đồng. Để có sân chơi cho các cháu hoạt động đảm bảo yêu cầu, lãnh đạo địa phương cùng với Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với Ủy ban nhân dân Huyện hỗ trợ kinh phí nâng cấp tu sửa sân trường, cổng, hàng rào với tổng kinh phí trên 800 triệu đồng. Sân trường được lát gạch hoa, cổng và hàng rào được nâng cấp, hệ thống bồn hoa được cải tạo, tô ốp gạch men, nâng cấp xây dựng vườn rau của bé. Làm cầu nối từ lớp học đến bếp bán trú thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hiện tại 100% nhóm lớp có máy tính, máy chiếu đa năng để phục vụ cho việc dạy và học . Các lớp có khá đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02 theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao. 100% trẻ ăn bán trú tại trường, đi học đúng độ tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng qua hằng năm 7- 8% . Trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh lể giáo tốt. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn các độ tuổi. Giải pháp 3: Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ: Vào đầu năm, nhà trường tiến hành dự giờ, khảo sát, phân loại giáo viên và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên qua nhiều hình thức như dự giờ, kiểm tra. Qua các hoạt động đó tôi đã nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp. Ví dụ: Khi nắm bắt giáo viên lúng túng trong tổ chức các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống. Tôi cùng đồng chí Hiệu phó phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch thao giảng về dạy trẻ kỹ năng sống ở các độ tuổi, lựa chọn giáo viên dạy thao giảng, thiết kế bài dạy, tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường dự giờ góp ý, lựa chọn nội dung phù hợp các độ tuổi thông qua các hoạt động, các thời điểm trong ngày Hàng tháng, nhà trường tổ chức thao giảng theo kế hoạch. Thao giảng theo từng lĩnh vực chào mừng những ngày lể lớn như chào mừng ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam 20/10; ngày nhà giáo Việt nam 20/11; Ngày thành lập quân đội nhân Việt nam 22/12 Chỉ đạo xây dựng tiết dạy tốt cho toàn trường học tập. Chỉ đạo giáo viên xây dựng giáo án, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho tiết dạy. Tổ chức giờ 6
  4. học hợp lý. Tác phong, cử chỉ, giọng nói của giáo viên được uốn nắn hướng dẩn tận tình. Từ đó chất lượng bài dạy được nâng lên . Qua các tiết dạy tất cả các giáo viên góp ý, nhận xét lẫn nhau, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong giảng dạy thật quý giá. Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn về chương trình Mầm non và bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ. Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường. Nhiều giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các lớp học trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân như học Đại học tại chức, từ xa Nhiều giáo viên năng lực chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế, qua thời gian bồi dưỡng nay đã có nhiều tiến bộ và được xếp loại năng lực khá, tốt. - Cuối năm, có 16/16 giáo viên nắm vững phương pháp, tổ chức các hoạt động linh hoạt đạt 100%. 100% cán bộ , giáo viên, nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin khá thành thạo. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Xếp loại tốt: 14 giáo viên. Xếp loại khá 02 giáo viên. Trình độ trên chuẩn của giáo viên 11/16 đạt 68.8% Ban giám hiệu đã phát huy sức mạnh của tập thể sư phạm nhà trường. Tập trung khâu chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. Với sự miệt mài, chịu khó, thương yêu trẻ các cô giáo không quản thời gian đóng góp sức mình xây dựng trường lớp, chăm sóc giáo dục trẻ đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng phụ huynh, nhân dân, các cấp lãnh đạo địa phương. Từ đó tạo niềm tin cho phụ huynh và cộng đồng Giải pháp 4. Làm tốt công tác phối hợp: Để xây dựng thành công chuẩn quốc gia mức độ 1. Chúng tôi nghĩ rằng mình phải làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong địa bàn. Bản thân tôi mới đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng trường mầm non nông thôn, kinh nghiệm chưa được nhiều nên chúng tôi phối hợp với các trường học trên địa bàn để nhận sự giúp đỡ về kinh nghiệm trong việc xây dựng chuẩn quốc gia. Tuy là một xã vùng ven nhưng cả hai trường Tiểu học và Trung học cơ sở đã xây dựng thành công chuẩn quốc gia. Đặc biệt là trường Tiểu học đã xây dựng thành công chuẩn quốc gia ở mức độ 2. Chúng tôi thu nhận kinh nghiệm xây dựng chuẩn từ phía lãnh đạo của các trường như việc tham mưu với lãnh đạo địa phương phải chủ động, sáng tạo. Trước khi tham mưu phải nắm rõ tình hình ở địa phương và thực tế ở đơn vị mình, phải thu thập thông tin, thăm dò dư luận Phải chọn thời điểm thích hợp để tham mưu. Phải có khả năng thuyết phục, mềm dẻo, cứng rắn đúng lúc, linh hoạt Người Hiệu trưởng phải dám nghĩ dám làm, đia sâu, đi sát từng nhóm lớp, từng giáo viên động viên đội ngũ cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ Bên cạnh đó chúng tôi được các trường cung cấp giống hoa, cây cảnh và thu nhận kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cảnh. Cách huy động phân bón, giống cây từ phụ huynh Hội cha mẹ học sinh là đoàn thể luôn kề vai sát cánh cùng nhà trường. Là tổ chức đi đầu trong công tác xã hội hóa giáo dục. Thường xuyên phối hợp với nhà 7
  5. trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt. Tiếng nói của họ rất quan trọng trong việc tuyên truyền với cộng đồng, huy động các nguồn lực, hỗ trợ cơ sở vật chất cho việc xây dựng chuẩn quốc gia. Đặc biệt một số lớp, Trưởng ban đại diện phụ huynh là Trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xã, là thành viên các ban ngành đoàn thể cấp xã nên rất thuận lợi cho việc tuyên truyền, huy động các nguồn lực Vào đầu năm, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh xin hỗ trợ vật chất, tinh thần. Được sự nhất trí của Đảng ủy, Chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh thông qua cuộc họp phụ huynh toàn trường xin hỗ trợ đóng góp kinh phí may màn rèm, trang trí cầu thang, lớp học. Mua ti vi, đầu đĩa cho các lớp mẫu giáo 4 tuổi. Xây dựng hệ thống nước sạch trong nhà trường, hệ thống nước tưới hoa tổng kinh phí trên 100 triệu đồng Ngoài ra mỗi phụ huynh còn hỗ trợ thêm một số công lao động để vệ sinh trường lớp như làm cỏ, chăm sóc hoa, vệ sinh môi trường Hỗ trợ các nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương để làm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ, may rối, làm hoa trang trí phòng âm nhạc - Động viên phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập cho các cháu . Vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động trong nhà trường như Hội thi "Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ","Bé khoẻ - Bé ngoan", "Bé tập làm nội trợ", " Bé với an toàn giao thông", Hội thi “ Cô chế biến giỏi“ Hội thi làm đồ dùng đồ chơi dân gian. “Tự làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương”; và các lễ hội như: Ngày hội đến trường của bé; "Rằm trung thu", Tổ chức ”mừng sinh nhật Bác. " Lễ ra trường cho các cháu 5 tuổi, kết hợp cùng ngày lễ hội 1/6 hằng năm. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức cho trẻ 6 tuổi tham quan Bia căm hờn tại Mỹ Trạch và nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp" Phối hợp với Hội phụ nữ xã trong công tác tuyên truyền vận động phụ huynh cộng đồng trong việc tuyên truyền vận động trẻ đến lớp. Phối hợp với Đoàn thanh niên trong việc lao động san lấp mặt bằng sân chơi phía sau, vệ sinh, san lấp mặt bằng trước cổng trường, lao động vệ sinh các lớp học - Làm tốt công tác phối kết hợp với Trung tâm Y tế xã, huyện để khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/năm và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm bếp bán trú. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội cựu chiến binh, hội cựu giáo chức trồng cây xanh bóng mát, vườn cây ăn quả Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn xã hỗ trợ kinh phí tổ chức tốt các hội thi cấp trường cấp huyện, hỗ trợ xe chở các cháu tham quan, đi thi văn nghệ cấp Huyện, tặng ghế đá như chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại địa bàn, các doanh nghiệp thương mại, xây dựng, các chủ xe khách, hội rễ Làm tốt công tác tham mưu với phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện để nhận sự hỗ trợ về đồ chơi ngoài trời cho các cháu trị giá trên 30 triệu đồng. Giải pháp 5 : Rà soát , kiểm tra các tiêu chuẩn theo quy định. Qua các thời điểm như: Tháng 9, tháng 12, và cuối năm học , qua các đợt kiểm tra kỹ thuật của Phòng Giáo dục, Sở giáo dục Đào tạo, nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá về các hạng mục theo yêu cầu chuẩn quốc gia để có phương án điều chỉnh 8
  6. và tìm ra các giải pháp thực hiện. Tôi xây dựng kế hoạch cơ sở vật chất một cách cụ thể. Nguồn kinh phí ở đâu. Phân công đoàn thể, cá nhân nào phụ trách. Chẳng hạn như: Kế hoạch xây dựng bếp bán trú. Chúng tôi dự kiến 350 triệu, nguồn tiền từ ngân sách Ủy ban nhân dân xã. Thời gian hoàn thành: Tháng 3 năm 2011. Ủy ban nhân dân xã phụ trách. Qua một thời gian tham mưu với Ủy ban nhân dân xã, nhà trường xác định Ủy ban xã chưa có kinh phí xây dựng bếp bán trú .Vì thế , tôi chuyển kế hoạch dự kiến xây dựng bếp bán trú lên tháng 12/2011 hoàn thành . Tiếp tục tham mưu tích cực với chính quyền địa phương xây dựng bếp bán trú. Như vậy, sau khi kiểm tra đánh giá , các hạng mục xây dựng cơ sở vật chất chưa thực hiện được, nhà trường chuyển kế hoạch và tiếp tục tham mưu cho đạt kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình kiểm tra rà soát các tiêu chuẩn , chuẩn nào đạt thì tôi đánh giá đạt, ghi rõ vào thời điểm nào. Chuẩn nào chưa đạt thì đánh giá chưa đạt. Chưa đạt ở điểm nào, hạng mục nào? Nguyên nhân. Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà chưa đạt để có kế hoạch tiếp nối cho phù hợp. Có những hạng mục kế hoạch địa phương xây dựng nâng cấp. Tuy nhiên địa phương kinh tế khó khăn không thể thực hiện được thì tôi chuyển sang tham mưu với lãnh đạo Ủy ban nhân dân Huyện như: các hạng mục nâng cấp sân chơi, tu sửa hàng rào, khuôn viên Trong quá trình xây dựng chuẩn quốc gia, tôi luôn luôn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp như Phòng Mầm non Sở, Phòng giáo dục. Bám sát các tiêu chuẩn, các kỹ thuật xây dựng chuẩn cho phù hợp. Chẳng hạn khi nâng cấp sân trường, hàng rào, cổng, Sau khi thiết kế xong tôi luôn tranh thủ ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng mầm non Sở, Phòng giáo dục để bổ sung cho bản thiết kề thêm hoàn thiện. Hàng kỳ, chúng tôi, rà soát kiểm tra cho đến khi hoàn thiện và tiến hành hoàn thành thủ tục hồ sơ, đề nghị kiểm tra công nhận và có giải pháp, phương án duy trì vững chắc các chuẩn. * Kết quả: Qua ba năm học tích cực thực hiện đề án xây dựng chuẩn quốc gia, trường mầm non chúng tôi thu được kết quả như sau: - 16/16 giáo viên nắm vững phương pháp, tổ chức các hoạt động linh hoạt , sáng tạo đạt 100%. 100% cán bộ , giáo viên, nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin khá thành thạo. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Xếp loại tốt: 14 giáo viên. Xếp loại khá 02 giáo viên. Trình độ trên chuẩn của giáo viên 12/16 đạt 75 %. Toàn trường quy hoạch về một điểm trường trung tâm. Đầy đủ các phòng học, phòng chức năng cho trẻ hoạt động. Phòng học rộng rãi, thoáng mát, công trình vệ sinh khép kín, đảm bảo vệ sinh. Đồ dùng đồ chơi trong lớp theo Thông tư 02 khá đầy đủ. Nhà bếp được xây dựng kiên cố, đảm bảo một chiều. Đảm bảo diện tích, luôn 9
  7. luôn sạch sẽ. Có đầy đủ dụng cụ như như: tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm. Máy xay thịt. Bếp ga, nồi cơm điện, máy tính xách tay Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh, cây bóng mát, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa tạo khuôn viên đẹp, có màu sắc quang năm. Khu vực trẻ chơi ốp gạch và trồng thảm cỏ, thường xuyên sạch sẽ, sân trường có 12 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ. Công tác xã hội hóa được phát triển tốt, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho quá trình xây dựng chuẩn quốc gia. * Tổng kinh phí đầu tư qua 3 năm xây dựng chuẩn quốc gia là: 5.283.634.000đ. Đoàn kiểm tra xây dựng chuẩn quốc gia của Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã kiểm tra và đánh giá rất cao về trường mầm non của chúng tôi, mặc dầu là một trường mầm non nông thôn, điều kiện kinh tế ở địa phương còn nhiều khó khăn song chúng tôi biết phấn đấu vươn lên, huy động mọi nguồn lực, xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với thế vững chắc. 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến: Xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia là một việc làm hết sức quan trọng, một yêu cầu bức thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng chuẩn quốc gia nhằm tạo ra một mô nhà trường hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn xây dựng thành công trường đạt chuẩn quốc gia nói chung và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng .Trước hết chúng ta phải xây dựng kế hoạch quy hoạch trường lớp hợp lý. Trong quy hoạch và xây dựng cần phải có kế hoạch, lộ trình vừa mamg tính lâu dài và cụ thể, tránh đầu tư manh mún. Hoạch định tiến trình xây dựng chuẩn quốc gia một cách cụ thể để chỉ đạo và tham mưu đầu tư cho đúng hướng. Xây dựng đề án thông qua chính quyền địa phương và nhân dân đóng góp. Thực tế cho thấy khi các cấp, đoàn thể, nhân dân thấy được sự cần thiết đầu tư đúng đắn, con em họ ở địa phương hưởng lợi thì sẳn sàng đồng ý đầu tư, xây dựng. Thứ hai là phải làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho Cấp ủy, Chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân, cán bộ, giáo viên, phải nhận thức rõ xây dựng chuẩn quốc gia là một nhu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đối tượng hưởng thụ là chính con em họ ở địa phương nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất và điều kiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 10
  8. Thứ ba là tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ. Khi đội ngũ đủ mạnh về mọi mặt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Từ đó tạo niềm tin cho phụ huynh, cộng đồng. Thứ tư là cần làm tốt công tác phối hợp . Nếu làm tốt công tác phối hợp thì huy động tốt các tổ chức, đoàn thể chăm lo cho phong trào, huy động các nguồn lực trong việc xây dựng chuẩn quốc gia. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng cơ sở vật chất và điều kiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Thứ năm là phải rà soát, kiểm tra các hạng mục, các tiêu chuẩn qua các thời điểm để tham mưu đầu tư kịp thời cho đến khi hoàn thiện, có giải pháp, phương án duy trì vững chắc các chuẩn. Xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu của nhiều trường Mầm non trên toàn quốc cần vươn tới và đạt được. Trong ba năm học 2009- 2010- đến năm học 2011- 2012. Trường Mầm non chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu đảm nhận nhiệm vụ này trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng quyết tâm cao của nhà trường, sự ủng hộ tích cực của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân Huyện, sự đồng thuận của nhân dân, phụ huynh, sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục Đào tạo Huyện, Phòng Mầm non Sở, chúng tôi đã xây dựng thành công trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia trong năm 2011-2012. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi đúc rút được qua quá trình công tác. Rất mong góp ý bạn bè đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lí để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và có hiệu quả hơn trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ./. 11