Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tổ chức vận động xây dựng quỹ nhân đạo trong nhà trường

pdf 12 trang binhlieuqn2 4033
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tổ chức vận động xây dựng quỹ nhân đạo trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_to_chuc_van_dong_xay.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tổ chức vận động xây dựng quỹ nhân đạo trong nhà trường

  1. 1.Tên đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG QUỸ NHÂN ĐẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG . 2. Đặt vấn đề: Dân tộc ta có truyền thống tốt đẹp, lâu đời "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" thể hiện đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Ngày nay trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp trồng người vì lợi ích trăm năm để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ của Đảng và toàn dân. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy, để góp phần cùng nhà trường trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ hôm nay, công tác khuyến học, khuyến tài, công tác nhân đạo trong nhà trường cần phải đẩy mạnh để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt lên trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm để xứng đáng con ngoan, trò giỏi. Trường THCS Lý Tự Trong nằm ở trung tâm thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, hằng năm có 1200 học sinh ở hai phường Phước Hòa và An Xuân theo học. Phong trào học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp luôn dẫn đầu trong các trường THCS ở thành phố Tam Kỳ. Tuy nhiên, trong nhà trường vẫn còn nhiều học sinh, có hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên việc quan tâm, chăm sóc của gia đình cho các con em có phần hạn chế. Do đó, việc giáo dục của những em nầy gặp nhiều khó khăn hơn trong việc học tập cũng như hạnh kiểm. Xuất phát từ đặc điểm đó chi hội Khuyến học, chi hội Chữ thập đỏ trong nhà trường nghiên cứu bằng cách nào đó để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện vươn lên trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm, cũng như chống bỏ học giữa chừng để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Trường THCS Lý Tự Trọng trong những năm qua, đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng các nguồn quỹ nhân đạo để giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, mỗi học kỳ giúp cho gần 90 em học sinh được nhận học bổng tiếp sức đến trường với số tiền vài chục triệu đồng, mỗi năm tặng những xuất quà cho học sinh trong dịp tết Nguyên đán trị giá hơn chục triệu đồng, để giúp đỡ các em nên chấm dứt tình trạng bỏ học vì lý do hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Tuy nhiên, việc vận động các nguồn quỹ nhân đạo trong nhà trường trong thời gian qua của các chi hội có phần hạn chế về kinh phí, để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và hạnh kiểm. Xuất phát từ thực tế của nhà trường để công tác nhân đạo trong nhà trường có hiệu quả, cần phải vận động xây dựng các nguồn quỹ nhân đạo trong nhà trường góp phần xã hội hóa giáo dục, góp phần xây dựng nhà 1
  2. trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để giúp cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Từ thực tế của nhà trường THCS Lý Tự Trọng, do đó tôi chọn đề tài nầy để nghiên cứu. Đề tài tài nầy áp dụng trong trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 3. Cơ sở lý luận: - Căn cứ chỉ thị 11/CT - TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị. - Căn cứ Chỉ thị 02/2008/ CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng chính phủ. - Căn cứ Quyết định số 133/QĐ - BNV về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội khuyến học Việt Nam, ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt . - Căn cứ Thông tư 06/TT- TU ngày 21 tháng 7 năm 2008 tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đồng thời UBND tỉnh có Chỉ thị 33 về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trong địa bàn tỉnh. - Căn cứ các công văn của UBND thành phố Tam Kỳ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. - Căn cứ công văn của Hội Khuyến học thành phố Tam Kỳ và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ đã ký công văn liên tịch về việc phối hợp thực hiện công tác khuyến học trong nhà trường. - Nghị định: Số 03/2011/NĐ- CP ngày 07/01/2011 về " Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ của chính phủ" - Thông tư : Số 07/2014/TT- BGDĐT ngày 14/03/2014 "Qui định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học". - Luật số 11/2008/QH12 Luật hoạt động chữ thập đỏ. - Số 73/HD-TƯHCTĐ về Hướng dẫn Thực hiện Điều lệ Hội chữ thập đỏ Việt Nam khóa IX. - Báo cáo tổng kết công tác TTNCTĐ trong trường học năm học 2012- 2013 và triển khai nhiệm vụ năm học 2013-2014. Trên đây là những văn bản quan trọng và những hoạt động của Hội khuyến học, Hội Chữ thập đỏ các cấp trong việc chỉ đạo và phối hợp công tác khuyến học, khuyến tài, công tác nhân đạo trong nhà trường. Trong những năm qua hoạt động của các chi hội trong nhà trường Lý Tự Trọng đã được nhiều kết quả góp phần chống bỏ học giữa chừng, góp phần giảm học sinh lưu ban thông qua chương trình cấp học bổng tiếp sức đến 2
  3. trường, khen thưởng học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong dịp tết Nguyên Đán, hỗ trợ kinh phí cho học sinh có ba mẹ bị tai nạn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 4. Cơ sở thực tiễn: Trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ trong nhiều năm qua, phong trào thi đua hai tốt và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng. Có số lượng học sinh giỏi khu vực, tỉnh, thành phố luôn dẫn đầu thành phố trong bậc học trung học cơ sở; được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Các đoàn thể trong nhà trường có nhiều nỗ lực trong hoạt động phong trào để đưa nhà trường càng ngày vững mạnh về mọi mặt. Tuy vậy nhà trường cũng còn nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, thương tâm. Trong những năm qua chi hội Khuyến học, chi hội Chữ thập đỏ của nhà trường đã giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng học bổng, những xuất quà tạo động cơ cho các học sinh khác phấn đấu cho việc học tập và rèn luyện hạnh kiểm, góp phần cùng nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy vậy, việc phát học bổng, phát thưởng, phát quà cho học sinh trong nhà trường lấy từ quỹ vận động nhân đạo trong nhà trường, quỹ nầy do học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh hỗ trợ nên nguồn kinh phí cũng còn hạn chế. Do đó, để chi hội Khuyến học, chi hội Chữ thập đỏ nhà trường hoạt động thường xuyên và có tính bền vững trong nhiều năm; tôi là Phó Hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL là chi hội trưởng Khuyến học, vừa là chi trưởng Chữ thập đỏ trong nhà trường nên tham mưu với chi bộ nhà trường, lãnh đạo trường, các đoàn thể trong nhà trường để tạo điệu kiện cho các chi hội hoạt động nên mở rộng nguồn quỹ vận động ngoài nhà trường. Từ đó, chúng tôi có sự ủng hộ của các đoàn thể trong nhà trường, chúng tôi mở rộng việc vận động nhiều nguồn kinh phí từ ngoài nhà trường; nguồn kinh phí có được chúng tôi chỉ dành phát học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đăng ký vượt khó ngay từ đầu năm học ( có mẫu đơn cho học sinh đăng ký ), phát thưởng cho học sinh giỏi cuối năm học, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Tam Kỳ, hỗ trợ cho học sinh huyện Nam Trà My, phát quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp xuân về. 5. Nội dung nghiên cứu: Để làm tốt công tác vận động xây dựng quỹ nhân đạo trong nhà trường, điều đầu tiên phải xây dựng được các tổ chức của hội cho đủ và đúng thành phần để các chi hội phát huy được hết khả năng của mỗi thành viên. Biện pháp 1: Công tác tổ chức Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học chúng tôi tham mưu với Chi ủy chi bộ, lãnh đạo nhà trường để chọn thành viên của chi hội Khuyến học, chi hội 3
  4. Chữ thập đỏ sao cho đúng và đủ. Hoạt động của các chi hội nầy của nhà trường cần có cơ cấu tổ chức thích hợp để phát huy tác dụng nòng cốt của tổ chức hội đối với phong trào. Trên cơ sở những văn bản chỉ đạo của hội Khuyến học, Chữ thập đỏ các cấp. Ngay từ đầu năm học chi hội Khuyến học, Chữ thập đỏ trường THCS Lý Tự Trọng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Các chi hội cơ cấu đúng thành phần, đủ số lượng, có sự phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên, để các thành viên phát huy được vai trò của mình. Ngoài ra các chi hội còn đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh trường bầu chọn một vị có tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm với sự nghiệp trồng người, có uy tín và có điều kiện hoạt động để tham gia làm thành viên của các chi hội của nhà trường. Vì vậy công tác tổ chức của các chi hội luôn đảm bảo thành phần cơ cấu để đi vào hoạt động tốt theo sự phân công. Tóm lại, nếu làm tốt công tác tổ chức sẽ góp phần thành công trong việc xây dựng các chi hội vững mạnh, các chi hội vững mạnh thì công việc tổ chức vận động xây dựng nguồn quỹ sẽ tăng. Biện pháp 2: Công tác vận động nguồn kinh phí xây dựng quỹ Xây dựng quỹ của các hội là nhiệm vụ trọng tâm vì nó tạo điều kiện chủ động về nguồn tài chính trong quá trình hoạt động của các chi hội. Để thực hiện ý nghĩa của học bổng là tiếp sức đến trường cho các em học sinh đến trường, những suất học bổng được tính theo đơn vị là trăm ngàn. Do số học sinh nghèo và khó khăn của nhà trường, hằng năm thường từ 150 - 200 em, nên nếu tính bình quân những học sinh được nhận 300.000đ/năm thì quỹ học bổng cố định phải đạt từ 60 triệu đồng/năm và hằng năm phát thưởng hơn 300 học sinh giỏi các cấp nên số tiền lên hơn một trăm triệu đồng. Đây là số tiền không dễ có đối với một trường THCS nếu không có biện pháp tích cực, nhạy bén, sáng tạo để vận động xây dựng nguồn quỹ của các hội. Do đó, việc đầu tiên của chi hội khuyến học, chi hội Chữ thập đỏ là xin ý kiến của Chi ủy, lãnh đạo nhà trường về việc vận động các nguồn kinh phí trong và ngoài nhà trường tạo đồng thuận cao trong các đoàn thể của nhà trường. Xác định nguồn kinh phí cố định và lâu dài để chủ động trong việc phát thưởng và phát học bổng tiếp sức đến trường, phát quà cho học sinh trong dịp tết Nguyên đán. 1. Nguồn kinh phí thứ nhất huy động từ học sinh, cán bộ và giáo viên nhà trường. Bằng nhiều phương pháp vận động, tuyên truyền về ý nghĩa của sự tương thân tương trợ, về truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam tạo sự đồng thuận chung trong nhà trường. 4
  5. Chính vì thế trong nhiều năm qua các chi hội đã vận động được các em học sinh và thầy cô giáo trong toàn trường đóng góp mỗi năm bình quân trên 50 triệu đồng. Đây là nguồn kinh phí tương đối lớn và ổn định của các chi hội. Cuối năm học 2012- 2013 chúng tôi vận động giúp đỡ em Huỳnh Thị Vinh lớp 6/5 có ba mẹ mất vì tai nạn lao động với sổ tiết kiệm 40 triệu đồng. Năm học 2013 - 2014 ngoài việc vận động nguồn kinh phí cho việc phát thưởng, học bổng chúng tôi còn vận động trong đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh ở học kỳ I được 300 quyển vở và 1000 bộ áo quần ủng hộ cho xã Trà Don, huyện Nam Trà My. 2. Nguồn kinh phí thứ hai từ các cựu học sinh của nhà trường: Chúng tôi tìm hiểu những cựu học sinh của nhà trường đã thành đạt và có tâm huyết, có tấm lòng với sự nghiệp giáo dục, có quan tâm đến học sinh nghèo hiếu học để vận động. Đặc biệt, một cựu học sinh của nhà trường Bác Sĩ Đoàn Ngọc Trí Tín, hiện nay đang công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm hỗ trợ 10 triệu đồng giúp cho quỹ nhân đạo nhà trường. Số tiền này Bác sĩ Tín gởi qua tài khoản nhà trường vào cuối học kỳ I của mỗi năm học. Nguồn kinh phí nầy luôn ổn định giúp các chi hội trong việc cân đối kinh phí phát học bổng trong học kỳ I của mỗi năm học. Năm học 2013- 2014 nầy chúng tôi vận động em Nguyễn Cường cựu học sinh của trường, hiện nay đang công tác tại thành phố Hồ Chí Minh là con của cô giáo Nguyễn Thị Thu ở phường An Xuân đã nghỉ hưu hỗ trợ cho quỹ nhân đạo trong nhà trường 10 triệu đồng, để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. 3. Nguồn kinh phí thứ ba các Hội khuyến học, Hội Chữ thập đỏ thành phố và phường: Từ việc làm của các chi hội trong nhà trường có hiệu quả thiết thực giúp học sinh vươn lên trong học tập để nâng cao giáo dục toàn diện, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tại địa phương. Chính vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề xin kinh phí với hội Khuyến học hai phường An Xuân, Phước Hòa, hai Hội nầy đã nhất trí hỗ trợ mỗi năm từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng, có năm bằng hiện vật xe đạp giúp các chi hội có thêm nguồn kinh phí hoạt động. Ngoài ra Hội khuyến học thành phố Tam Kỳ, hội Chữ thập đỏ thành phố cũng đã hỗ trợ nhiều suất học bổng, quà cho học sinh nhà trường trị giá vài triệu đồng trong những năm qua. 4. Nguồn kinh phí thứ 4 các cơ quan, xí nghiệp: Các chi hội trong nhà trường đặc biệt chi hội Khuyến học nhà trường chịu khó đến các cơ quan Ngân hàng Đông Á, Bảo hiểm Pijco chi nhánh tại Quảng Nam, Xí nghiệp may Trường Giang, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Bình, Ngân hàng Viettin bank, để vận động xin nguồn kinh phí. Những đơn 5
  6. vị nầy giúp nhà trường mỗi năm từ 2 triệu đồng trở lên; đặc biệt đầu năm học 2013 - 2014 Ngân hàng Viettin Bank hỗ trợ 6 triệu đồng. Đây là nguồn kinh phí giúp cho chi hội hằng năm phát học bổng, phát thưởng và giúp đỡ cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 5. Nguồn kinh phí thứ 5 các nhà hảo tâm : Hằng năm các chi hội còn vận động thêm một số nguồn tài trợ khác từ các nhà hảo tâm là phụ huynh, thân hữu của nhà trường như tiệm vàng Lộc Tài, Anh Nguyễn Hữu Kiệt, cô Dương Thị Quỳnh Hoa, thầy Trịnh Đại Trào, anh Hoàng Xuân Hải, anh Võ Bá Hùng, anh Hoàng Sơn, khoản 10 triệu đồng. Năm nầy các nhà hảo tâm hỗ trợ 3 bảng từ và 02 máy Cát sét trị giá 8 triệu đồng. 6. Nguồn kinh phí thứ 6 tổ chức Hội diễn văn nghệ gây quĩ : Được sự cho phép và thống nhất của Chi bộ, lãnh đạo nhà trường, Chi hội khuyến học với tư cách là chủ tài khoản đã vận động các nhà hảo tâm, các cơ quan, các đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh ( thông qua thư ngỏ) để tổ chức Hội diễn văn nghệ gây quĩ khuyến học. - Năm học 2012 - 2013 được 10 triệu đồng. - Năm học 2013 – 2014 được 10 triệu đồng 7. Ngoài ra còn phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: Các chi hội, đặc biệt chi hội Khuyến học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để vận động nguồn kinh phí khen thưởng. Năm học 2012- 2013 BĐDCMHS trường đã hỗ trợ kinh phí khen thưởng là 30 triệu để khen thưởng cho học sinh. Năm học nầy dự trù xin hỗ trợ 35 triệu từ Ban ĐDCMHS trường Biện pháp 3: Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và đổi mới trong hoạt động : Các chi hội trong nhà trường là nơi tập hợp các lực lượng trong nhà trường và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Động viên các lực lượng trong nhà trường làm tốt nhiệm vụ năm học, tư vấn cho nhà trường và cho chính quyền địa phương trong việc phát triển giáo dục tại địa phương. Các chi hội phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường động viên học sinh tích cực trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm nhằm đạt kết quả tốt nhất để được đi tham quan vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 hằng năm. Đây là hoạt động ngoại khóa tạo động lực cho học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm. Cải tiến việc tổ chức thi đua, khen thưởng để có tác dụng tốt hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu của công tác khuyến học. 6
  7. Phối hợp với Chi đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Liên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Công đoàn nhà trường và bản thân là phó Chủ tịch công đoàn trường nên việc phối hợp với Công đoàn nhà trường tạo điều kiện cho các chi hội hoạt động và động viên các thành viên của các tổ chức giúp đõ quỹ cho các chi hội. Hằng năm từ đầu năm học chi hội Khuyến học triển khai chương trình học bổng tiếp sức đến trường và đôi bạn cùng tiến (Phụ lục 1), nhiều em đã đăng ký tham gia chương trình nầy để có động cơ phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm. Đây là hoạt động thu hút nhiều học sinh đăng ký tham gia, mỗi năm có khoản 150 đến 200 học sinh đạt được học bổng nầy. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu với sự giúp đỡ của nhiều đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã chuyển biến rất rõ rệt trong học tập và hạnh kiểm, đồng thời nhận được học bổng khá cao, nhận quà trong dịp tết Nguyên đán giảm bớt học sinh bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh khó khăn. 6. Kết quả nghiên cứu: Sau khi thực hiện việc tổ chức vận động xây dựng quỹ nhân đạo trong nhà trường với những biện pháp nêu trên, các chi hội trong nhà trường đã được sự đồng thuận cao của các đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh nên các chi hội đã vận động được nguồn quỹ nhân đạo để giúp đỡ cho một số học sinh gia đinh gặp khó khăn có điều kiện vươn lên trong học tập, có một số học sinh ý định bỏ học giữa chừng tiếp tục theo học, một số học phấn đấu vươn lên đạt học sinh giỏi cấp thành phố, tỉnh làm cho chất lượng giáo dục trong nhà trường càng ngày càng nâng cao, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm trong toàn trường Kết quả hai năm gần đây nhất phát thưởng, học bổng tiếp sức đến trường, giúp cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: - Năm học 2012 - 2013 tổng số tiền đã phát thưởng, học bổng và quà là 84.245.000đ - Học kỳ I năm học 2013-2014 đã phát 51 xuất học bổng trị giá 13.100.000đ và 58 xuất quà trị giá 11.600.000đồng. - Cuối năm học 2012 - 2013 chi hội Chữ thập đỏ đã vận động học sinh và thầy cô giáo giúp đở em Huỳnh Thị Vinh lớp 6/5 với sổ tiết kiệm 40 triệu đồng. - Học kỳ I năm học 2013-2014 đã vận động trong cha mẹ, học sinh cựu học sinh được 60.509.000 đồng. - Mỗi năm hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Tam Kỳ với số tiền là 7 triệu đồng. - Năm học 2013 -2014 tổ chức văn nghệ gây quỹ được 10 triệu đồng. 7
  8. - Năm học 2013 – 2014 hỗ trợ cho hội Chữ thập đỏ thành phố Tam Kỳ về kế hoạch triển khai Ngân hàng bò là 5 triệu đồng. - Dự kiến vận động trong thầy cô giáo, học sinh, cha mẹ, các nhà hảo tâm, ở cuối học kỳ II năm học 2013 – 2014 khoản 50 triệu (đã vận động nhưng chưa tổng kết ) 7. Kết luận: - Qua nội dung nghiên cứu các biện pháp đưa ra ở trên các chi hội đã củng cố công tác tổ chức, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, các đoàn thể trong nhà trường và ngoài nhà trường để có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ công tác nhân đạo trong nhà trường để mọi người cùng chung tay giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Các chi hội trưởng phải nhiệt tình, năng động, sáng tạo và biết phối hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường cũng như tranh thủ sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường để đề ra những biện pháp phù hợp trong việc vận động nguồn kinh phí các cơ quan, nhà hảo tâm để gây quỹ. - Sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích để khen thưởng, cấp phát học bổng, phát quà đúng đối tượng; việc thu, chi đảm bảo nguyên tắc tài chính, công khai, minh bạch, rõ ràng. Đồng thời các chi hội cũng gởi giấy tri ân đến các cá nhân, tập thể ( phụ lục 2) đã hỗ trợ kinh phí cho các hội để có thể hoạt động có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác nhân đạo trong nhà trường, các hoạt động giáo dục ngoài giờ đạt hiệu quả cao để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm tạo uy tín cho nhà trường. Trên cơ sở đó tạo niềm tin cho cha, mẹ học sinh, cho lãnh đạo các cấp và cho toàn xã hội đó sẽ là những điều kiện cho việc vận động nguồn kinh phí hoạt động cho các chi hội dễ dàng hơn. 8. Đề nghị: - Để các chi hội nhà trường hoạt động tốt hơn. Rất mong chi ủy chi bộ, lãnh đạo trường, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường góp ý về công tác tổ chức, về phương pháp vận động nguồn kinh phí để các chi hội làm tốt hơn nữa công tác xây dựng nguồn quỹ nhân đạo trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. - Kính mong các thầy cô cho biết thêm những địa chỉ của cựu học sinh hoặc các nhà hảo tâm có tầm lòng vàng để chúng tôi có thể liên hệ vận động xin kinh phí cho quỹ nhân đạo trong nhà trường. 8
  9. 9. Phần phụ lục: 9
  10. 10. Tài liệu tham khảo: - Chỉ thị 11/CT - TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị - Chỉ thị 02/2008/ CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng chính phủ. - Quyết định số 133/QĐ - BNV ngày 11/02/2011 của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội khuyến học Việt Nam. - Thông tư 06/TT- TU Quảng Nam ngày 21 tháng 7 năm 2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. - Chỉ thị 33 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tạp trong địa bàn tỉnh. - Các công văn của UBND thành phố Tam Kỳ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. - Hội khuyến học và Cựu giáo chức thành phố Tam Kỳ có “Chương trình phối hợp công tác giữa hội khuyến học và hội cựu giáo chức thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2012 - 2016” Số: 30 CTLT/KH - CGC ngày 28 tháng 10 năm 2011. - Hội khuyến học thành phố Tam Kỳ và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ đã ký công văn liên tịch về việc phối hợp thực hiện công tác khuyến học trong nhà trường. - Nghị định: Số 03/2011/NĐ- CP ngày 07/01/2011 về " Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ của chính phủ" - Thông tư : Số 07/2014/TT- BGDĐT ngày 14/03/2014 "Qui định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học". - Luật số 11/2008/QH12 Luật hoạt động chữ thập đỏ. - Số 73/HD-TƯHCTĐ về Hướng dẫn Thực hiện Điều lệ Hội chữ thập đỏ Việt Nam khóa IX. - Báo cáo tổng kết công tác TTNCTĐ trong trường học năm học 2012- 2013 và triển khai nhiệm vụ năm học 2013-2014. - Kế hoạch Triển khai vận động " Ngân hàng bò - chung sức cùng đồng bào nghèo miền núi xây dựng nông thôn mới" số 120/KH-CTĐTK ngày 28 tháng 10 năm 2013 10
  11. 11. Mục lục: 1. Tên đề tài Trang 1 2. Đặt vấn đề Trang 1, 2 3. Cơ sở lý luận Trang 2, 3 4. Cở sở thực tiển Trang 3 5. Nội dung nghiên cứu Trang 3, 4, 5, 6, 7 6. Kết quả nghiên cứu Trang 7, 8 7. Kết luận Trang 8 8. Đề nghị Trang 8 9. Phụ lục Trang 9 10.Tài liệu tham khảo Trang 10 11.Mục lục Trang 11 12.Phiếu đánh giá xếp loại SKKN Trang 12 11