Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh Trung học Cơ sở

doc 15 trang thulinhhd34 5130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh Trung học Cơ sở

  1. b.3. Hướng dẫn học sinh viết kết bài. Phần kết bài của bài văn biểu cảm dòi hỏi học sinh phải khẳng định lại tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm. Phần này có thể lập ý bằng cách hướng tới tương lai, thể hiện niềm tin, niềm mong ước Mọi thứ tình cảm, cảm xúc được biểu hiện phải có ý nghĩa giáo dục với mình, với người. Ví dụ sau đây là một kết bài như thế: “ Mi Mi là một người bạn nhỏ dễ thương của tôi. Cảm ơn bố đã đưa Mi Mi đến với tuổi ấu thơ của tôi, dạy tôi hiểu biết về Mi Mi và tình yêu thương của tôi cứ lớn dần theo năm tháng.” 2.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn cách làm bài cụ thể đối với bài văn biểu cảm. a. Biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống. a.1. Bản chất, mục đích của biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống: là bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình trước một đối tượng nào đó trong cuộc sống. Nếu không yêu, không gắn bó, không trân trọng với cuộc sống, con người, muôn vật thì khó có thể viết được bài văn chứ chưa nói đến bài văn biểu cảm hay. a.2. Kĩ năng cần đạt: Học sinh biết bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình về con người, đồ vật loài vật bằng những đoạn văn, bài văn biểu cảm cụ thể. Biết sống sâu sắc hơn với những gì xung quanh, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. a.3. Các bước làm bài văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống. * Tìm ý: Để tìm ý cho một bài văn biểu cảm trước hết học sinh phải định hướng tình cảm chủ đạo với đối tượng biểu cảm. Mỗi bài văn biểu cảm biểu đạt một tình cảm chủ yếu, điều này sẽ giúp cho bài viết có trọng tâm và sâu sắc. Một trong cách tìm ý hiệu quả học sinh phải biết đặt ra và trả lời câu hỏi Ví dụ: Đề bài Cảm nghĩ về dòng sông quê hương. + Dòng sông quê em có những đặc điểm gì nổi bật? Hình dáng con sông ra sao? Màu nước thế nào? Cảnh vật hai bên bờ có gì đẹp? Những đặc điểm đó gợi cho em cảm xúc gì? + Dòng sông gắn bó như thế nào với em? Trên dòng sông quê hương, em đã có những kỉ niệm nào không thể quên với bạn bè? + Dòng sông quê hương gợi cho em nghĩ đến hình ảnh những con người nào nơi quê hương yêu dấu hay không? + Trong tương lai, em nghĩ dòng sông có thay đổi không? Nếu có, em sẽ vui hay buồn? Mỗi câu hỏi được cụ thể hóa thành những câu hỏi nhỏ hơn để triển khai ý cho bài viết sâu sắc và phong phú. Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng ra ngững tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy nghẫm vừa thể hiện cảm xúc. * Lập dàn ý:
  2. - Mở bài: Giớí thiệu đối tượng biểu cảm và tình cảm của em đối với đối tượng ấy. - Thân bài: Các đặc điểm gợi cảm của đối tượng và những suy nghĩ, cảm xúc của người viết về đối tượng. - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của mình đối với đối tượng. Ví dụ Đề văn Cảm nghĩ về mẹ. Mở bài: Giớí thiệu về mẹ và nêu tình cảm của mình đối với mẹ. Thân bài: Trình bày những tình cảm, suy nghĩ về mẹ + Yêu mẹ: Yêu nét ngoại hình nào đó của mẹ( yêu ánh mắt, nụ cười, bàn tay, giọng nói ). Miêu tả và cảm nhận về nét đặc điểm đó ở mẹ. + Xúc động, biết ơn mẹ: Mẹ chăm sóc, dạy bảo những gì? + Nhớ những kỉ niệm gắn bó với mẹ + Suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của mẹ trong cuộc sống của mình. - Kết bài: Khẳng định tình cảm đối với mẹ. Tùy vào đối tượng có thể sắp xếp những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp các ý cần tuân thủ theo các quy tắc nhất định như: Các ý lớn phải ngang hàng nhau và cùng làm sáng tỏ đối tượng. Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và phải làm sáng tỏ ý lớn, cần trình bày theo thứ tự, tránh trùng lặp. Cần xác định mức độ các ý cho hợp lí( có ý cần nêu kĩ, có ý cần nói qua) Chú ý những quy tắc này, chúng ta sẽ tránh được lỗi như lạc ý, thiếu ý, lặp ý, ý lộn xộn * Viết câu, dựng đoạn. - Viết câu + Đối với học sinh muốn viết câu văn biểu cảm trước hết phải giàu cảm xúc. Có hai cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm: biểu cảm trực tiếp, biểu cảm gián tiếp. Biểu cảm trực tiếp lại dùng những từ ngữ trực tiếp gợi ra tình cảm ấy của con người. Ví dụ như các câu văn: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi,- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. +Khi viết học sinh có thể sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đặc biệt, câu rút gọn, câu cảm thán, câu hỏi sử dụng các biện pháp tu từ, từ tượng thanh, tượng hình, từ láy để cảm xúc được thể hiện tự nhiên. - Dựng đoạn + Đoạn văn triển khai theo lối diễn dịch: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại làm rõ ý cho câu chủ đề + Đoạn văn triển khai theo lối quy nạp: Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn tổng hợp các ý đã nêu ở trước đó.
  3. + Đoạn văn triển khai theo lối tổng- phân- hợp: Câu nêu ý tổng quát đứng ở đầu đoạn, các câu tiếp triển khai ý, câu kết đoạn khái quát, nâng cao ý cả đoạn. Khi viết văn biểu cảm, học sinh có thể kết hợp các kiểu đoạn với nhau cho bài viết phong phú, linh hoạt. b. Biểu cảm về một tác phẩm văn học b.1. Bản chất, mục đích của biểu cảm về tác phẩm văn học. Cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ đánh giá của mình về tác phẩm văn học – một bài thơ, một câu chuyện Những cảm nghĩ ấy có thể là: cảm xúc về cảnh, về cảnh trong tác phẩm; cảm xúc về tâm hồn, số phận nhân vật trong tác phẩm văn học; cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm văn học; cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm. Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học sinh phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh, tình huống để nói lên ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy. b.2 Kĩ năng cần đạt: Học sinh có thể viết đoạn văn, bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. Ngoài ra, các em cũng có những cảm nhận riêng, hồn nhiên tinh tế về cảnh và người, sự việc trong tác phẩm văn học; cái hay về ngôn từ cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm văn học. Tất cả đều hướng các em tới việc sống nhân văn hơn, sâu sắc hơn đồng thời biết cách diễn đạt được sự cảm nhận của mình. Khi lớn lên các em có thể không cần là nhà phê bình văn học , nhà nghiên cứu văn học, nhưng các em có thể đọc sách và hiểu về cái hay của sách, có thể nêu cảm nghĩ về một bộ phim, một bức tranh, một cách đúng hướng. b.3 Các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. *Trước hết các em phải hiểu kĩ về tác phẩm ấy: Nhớ về nội dung, bố cục, nhân vật, sự kiện( đối với văn xuôi); thuộc một số đoạn văn hay, thuộc thơ. Đây là yêu cầu bắt buộc vì không thể biểu cảm cề một tác phẩm văn học nếu không biết tác phẩm ấy có nhân vật nào, kể chuyện gì; có những ý thơ, hình ảnh gì Học sinh nắm chắc, ghi lại những nội dung cơ bản và nghệ thuật của tác phẩm để có được ấn tượng tổng thể về tác phẩm. Nhưng không cần biểu cảm tất cả về tác phẩm mà cần tìm những chi tiết , từ ngữ, hình ảnh hay làm mình xúc động, suy nghĩ, ám ảnh Trong thơ chú ý đến các nhãn tự , còn trong văn, đó là những chi tiết nhỏ làm lên nhà văn lớn, một giọt nước mà cho ta thấy cả đại dương. Ví dụ: Khi biểu cảm về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh không thể không chú ý đến âm thanh tiếng suối, hình ảnh ánh trăng chiếu qua các vòm cây và hai chữ chưa ngủ. Trong khi đó bài Rằm tháng giêng, những chữ thể hiện cái hồn của bài thơ chính là ba chữ xuân, là hình ảnh con thuyền chở đầy trăng ở cuối bài thơ Qua những điểm sáng thẩm mĩ đó học sinh có thể hiểu được nội dung cũng như nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
  4. * Tìm ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, các em nên đặt ra các câu hỏi và trả lời cá câu hỏi. - Tác phẩm có nội dung gì? Nội dung ấy có gì hấp dẫn hoặc để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc? - Tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật gì? Thể loại, ngôn ngữ, bố cục tác phẩm có gì đặc biệt? Những chi tiết nghệ thuật nào để lại cho em ấn tượng nhất? - Những chi tiết, hình ảnh nào để lại cho em những rung cảm sâu sắc nhất? Những cho tiết, hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm nào khác em đã học hoặc đã đọc không? - Tác phẩm giúp người đọc hiểu thêm điều gì về tác giả?( tâm hồn, tư tưởng, nhân cách ) - Tác phẩm giúp em suy nghĩ, cảm xúc gì và rút ra được bài học nào cho mình trong cuộc sống? Ví dụ: Khi biểu cảm về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh chúng ta có thể đặt câu hỏi như trên và có được những câu trả lời như sau: + Nội dung: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu lắng của nhà thơ Lí Bạch trong khoảnh khắc ngắm trăng nơi đất khách. + Nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn ngọn nhưng hàm súc về một chủ đề quen thuộc Vọng nguyệt hoài hương. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc: bài thơ có sự giao hòa giữa tình và cảnh. Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng lại rất tinh luyện. + Điểm sáng nghệ thuật: Hình ảnh ánh trăng sáng vằng vặc đồng vọng với nỗi lòng nhớ quê của tác giả. Năm động từ được tác giả sử dụng tinh tế: nghi - cử - vọng - đê – tư cho thấy được sợi dây cảm xúc của nhà thơ: nhớ quê – thao thức không ngủ được, nhìn trăng, nhìn trăng sáng lại nhớ quê. + Bài thơ giúp em hiểu gì về nhà thơ? Qua bài thơ, ta hiểu được nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ trong cảnh sống xa quê. Phải là người yêu quê hương sâu sắc nhà thơ mới có được những tình cảm sâu nặng đến vậy. Bài thơ còn cho thấy cảnh ngộ cô đơn, những trăn trở nghĩ suy của nhà thơ khi phải sống tha phương trong cơn loạn li. Lí Bạch là nhà thơ tài năng với những câu thơ ít lời, nhiều ý đọng lại biết bao tinh hoa. + Qua tác phẩm, em rút ra được bài học gì? Bài thơ giúp em trân trọng và biết yêu quê hương mình hơn Tùy vào từng tác phẩm cụ thể học sinh có những cách tìm ý cụ thể. Có khi không nhất thiết phải đặt ra và trả lời tất cả các câu hỏi trên. Cũng có thể phát biểu cảm nghĩ theo bố cục của tác phẩm hoặc xoáy vào một điều nào đó trong tác phẩm mà em yêu thích.
  5. * Lập dàn ý. Bố cục chung của một bài biểu cảm về một tác phẩm văn học thường là: - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu ấn tượng , cảm nghĩ chung của mình về tác phẩm. - Thân bài: Lần lượt nêu cảm cảm nghĩ của mình về từng khía cạnh của tác phẩm, trọng tâm là cảm nghĩ về những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm, ý nghĩa của tác phẩm. - Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và cảm xúc của em về tác phẩm. Ví dụ: Với đề bài Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, chúng ta có thể xây dựng dàn ý như sau: - Mở bài: Qua đèo Ngang là một bài thơ hay bộc lộ những tâm sự riêng của bà Huyện Thanh Quan trong khoảnh khắc đặt chân lên đèo Ngang trong một buổi chiều tà. Đây là một bài thơ trung đại mà em yêu thích. - Thân bài: + Ấn tượng trước bức tranh đèo Ngang trong buổi chiều tà được tác giả ghi lại trong bốn câu thơ đầu: Cảnh thoáng đãng mà heo hút: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ: Lom khom dưới núi tiều vài chú – Lác đác bên sông chợ mấy nhà. -> Cảm nhận nỗi buồn xâm chiếm lòng người khi đọc bốn câu thơ đầu. Đồng cảm, thấu hiểu tâm trạng của nữ sĩ khi đọc bốn câu thơ cuối. Âm thanh tiếng chim hay chính là tiếng lòng , tâm sự nhớ nước thương nhà của tác giả? Tâm trạng cô đơn không ai chia sẻ, giãi bày của nhà thơ giữa núi đèo hoang sơ, rộng lớn, cô liêu: Một mảnh tình riêng ta với ta. + Phong cách thơ trang nhã, cổ điển, mang màu sắc hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan: giọng thơ trầm buồn, nghệ thuật đối cổ điển, tả cảnh ngụ tình. - Kết bài: Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Qua đèo Ngang đối với các thế hệ độc giả Điều đáng chú ý là các ý trong dàn bài của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học không chỉ nêu lên nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà quan trọng là phải nêu được những tình cảm, cảm xúc của người làm văn trước những nội dung hay nghệ thuật đó, nhất là đối với các em mới tập làm quen với kiểu bài này. * Các thao tác phân tích dẫn chứng trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Biểu cảm về tác phẩm văn học cần sử dụng các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh. Trong đó quan trọng nhất là phân tích dẫn chứng. Các thao tác phân tích dẫn chứng bao gồm: giảng giải, liên tưởng so sánh, hình dung tưởng tượng + Giảng giải:
  6. Giảng giải là cắt nghĩa, lí giải cái hay, cái đặc sắc của một từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm văn học. Đây là thao tác thường gặp để giúp người đọc hiểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: Khi cảm nhận về bài ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Học sinh phải giảng giải ý nghĩa của bài ca dao qua việc cắt nghĩa, lí giải những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong bài: Chiều chiều có nghĩa là chiều nào cũng vậy – bài ca dao mở đầu bàng bằng sự lặp đi lặp lại một thời gian đồng thời cũng là một không gian phù hợp với những giây phút suy tư riêng của mỗi người Có thể sự lặp đi lặp lại một thời gian, một không gian ấy cũng là sự lặp đi lặp lại một hành động( ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ ), của một tâm trạng: nghĩ đến quê hương cũng là nghĩ đến mẹ, bóng hình mẹ hòa làm một với khuân mặt quê hương. + Liên tưởng, so sánh: Đây là thao tác rất hay gặp trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Đọc một chi tiết, một hình ảnh, từ ngữ trong tác phẩm này chúng ta có thể liên tưởng đến một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong một tác phẩm khác. So sánh chính là làm rõ chỗ giống nhau và khác nhau, soi sáng mặt kế thừa và mặt đổi mới của tác giả này với tác giả khác hoặc cùng một tác giả nhưng ở những giai đoạn khác nhau. Vận dụng biện pháp so sánh , một mặt giúp người viết cảm nhận rõ hơn về đối tượng, mặt khác chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi, thực sự cảm nhận sâu sắc về tác phẩm. Ví dụ: Khi biểu cảm về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương học sinh có thể so sánh với những câu ca dao than thân về người phụ nữ như Thân em như trái bần trôi – Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu để thấy được sự giống và khác của nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Hình dung, tưởng tượng: Hình dung , tưởng tượng là nhập vào thế giới nhân vật, hình ảnh của tác phẩm để hình dung một tư thế, hình ảnh, tâm trạng của nhân vật, không gian , thời gian của tác phẩm Mỗi bài thơ, câu chuyện đều có khả năng mở ra trong tâm hồn người đọc một thế giới riêng. Do đó khi cảm nhận về tác phẩm văn học, điều quan trọng là chúng ta phải nhập vào thế giới ấy để đồng cảm. Thao tác hình dung, tưởng tượng là cách tốt nhất để các em đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào trong văn biểu cảm một cách tự nhiên một cách có hiệu quả.Các em có thể vận dụng thao tác này khi cảm nhận những bài thơ như Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh - Sử dụng từ ngữ và viết câu trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Biểu cảm về tác phẩm văn học là những sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ, bài văn biểu cảm hay cần phải có những từ ngữ hay được lựa chọn và sử dụng hợp lí. Tùy vào đối tượng biểu cảm, người viết sẽ lựa chọn những cách diễn đạt hợp lí. Trong bài văn biểu cảm, người viết cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu. Không phải lúc nào cũng viết những câu dài, đôi khi nên viết những câu văn ngắn
  7. để tạo ấn tượng đối với người đọc. Trong văn biểu cảm đôi khi cũng dùng những câu cảm thán, những từ cảm thán để bày tỏ trực tiếp tình cảm thái độ của mình. Trong khi viết văn biểu cảm, các em cũng cần lưu ý đôi khi không nên sử dụng kiểu câu khẳng định hay phủ định tuyệt đối. Cảm nhận của người viết đôi khi cũng là những cảm nhận cá nhân, mang tính chủ quan, do vậy không nên áp đặt cách cảm nhận đó cho người đọc khác. Đôi khi sử dụng những câu hỏi cho những cảm nhận chủ quan đó của mình 2.4 Giải pháp 4: Những điều cần lưu ý khi rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh. Một việc quan trọng trong khi rèn luyện kỹ năng biểu cảm cho học sinh là cho phép khuyến khích học sinh tiếp xúc với những bài văn từ các tài liệu tham khảo nhất là những tài liệu tham khảo trong danh mục do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Việc này nhằm tăng vốn sống vốn hiểu biết và khả năng diễn đạt của học sinh. Tôi hướng dẫn học sinh cách học tập ở những bài văn có cách tìm ý, sắp xếp ý, diễn đạt ý, sử dụng các biện pháp tu từ, cách biểu đạt tình cảm cảm xúc sao cho tự nhiên chân thực. Tránh việc học sinh chép trọn vẹn cả bài văn mẫu vào trong bài làm của mình. Để giảm bớt những lỗi dùng từ trong bài viết của học sinh, tôi vận động và hướng dẫn các em mượn, sử dụng từ điển hoặc là lập sổ từ. Khi viết bài gặp những từ nào chưa xuôi tai hoặc cảm thấy chưa ổn hay bí từ, các em có thể hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi mọi người trong gia đình và tra trong từ điển hoặc sổ từ. Việc làm này rất có ích, bởi khi viết văn biểu cảm học sinh hay lúng túng khi sử dụng từ, và có những trường hợp hay nhầm lẫn từ, ví dụ như: “lãng mạn” với “ lãng mạng”, “tinh nghịch” với “ ngỗ nghịch”, “sán lạn” với “sáng lạn” Với đối tượng học sinh giỏi, ở những lớp bồi dưỡng tôi tăng cường ra đề luyện tập viết văn biểu cảm và trực tiếp chữa bài viết của từng em. Mục đích chỉ ra ưu nhược điểm từng bài viết ở từng em, vạch ra hướng sửa chữa hay phát huy cho bài sau. Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp tôi đã tận dụng thời gian làm bài tập ở giờ tiếng Việt để rèn học sinh kỹ năng viết văn biểu cảm qua những bài tập như: “ Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11”. Để khuyến khích học sinh đến với môn học và nuôi dưỡng niềm thích thú học tập tích cực viết văn, nhất là viết văn biểu cảm, tôi rất chú ý quan sát tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm của học sinh, luôn gần gũi động viên khích lệ các em từ những tiến bộ nhỏ đến những cố gắng lớn, cho các em mượn sách, truyện của cá nhân và của nhà trường, sẵn sàng trả lời thắc mắc của các em về bài học cũng như trong cuộc sống Những việc làm đó không mất thời gian và công sức bao nhiêu mà lại có tác dụng tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, khiến các em mạnh dạn hỏi bài, thoải mái bộc lộ tâm tư tình cảm của mình trong trang viết cũng như ngoài cuộc đời, những em chưa chịu khó học bài thì đã chịu khó học
  8. hơn. Đó cũng chính là những biện pháp bổ trợ cần thiết trong quá trình giảng dạy nói chung và việc rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh nói riêng. IV. Những thông tin cầ được bảo mật.( không) V. Các đều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 1. Đối với giáo viên: Để nâng cao chất lượng làm văn biểu cảm của học sinh, cần chú ý thực hiện các giải pháp: - Coi trọng giờ dạy lý thuyết, tăng cường thực hành luyện tập - Chú ý đến cách ra đề, rèn luyện kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, rèn kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn văn. - Tích cực tham khảo tài liệu, sử dụng sổ từ, làm bài tập theo hướng tích hợp các phân môn. Ngoài ra, cần thường xuyên tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành ở các em những tình cảm thẩm mỹ trong sáng. - Cách sử dụng sáng kiến: Muốn sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả, người sử dụng phải tuân theo nguyên tắc và các yêu cầu sau: a. Nguyên tắc. Phải lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học, giúp học sinh bộc lộ những tìm cảm cảm xúc chân thành, tránh sự khiên cưỡng, giả tạo, hời hợt. b. Một số yêu cầu. b.1. Kế hoạch rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh phải đảm bảo tính liên tục, tính khoa học, tính khả thi. b.2. Các giải pháp phải được phối hợp thực hiện một cách linh hoạt. b.3. Nâng cao năng lực viết văn cho học sinh không phải là việc một sớm một chiều làm được ngay, mà là cả một quá trình. Do vậy đòi hỏi người thực hiện phải biết kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng. 2. Đối với học sinh học sinh: - Học sinh phải yêu thích, say mê môn học, các em cần đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Học sinh có thái độ hợp tác trong giờ học, có ý thức tự học, chủ động sáng tạo trong giờ học ,nghiên cứu, sưu tầm tài liệu liên quan để giờ học cũng như bài viết văn biểu cảm đạt hiệu quả cao nhất. VI. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. Sau khi áp dụng các giải pháp kể trên tôi nhận thấy chất lượng bài viết của học sinh được nâng lên rõ rệt. Xuất hiện nhiều học sinh viết bài văn đạt điểm giỏi, một số học sinh học lực trung bình cũng vươn lên giành điểm khá Nhiều đoạn văn, bài văn khiến người đọc phải rơi nước mắt vì cách diễn đạt mộc mạc, giản dị, mạch lạc, tình cảm tự nhiên tràn đầy tình yêu thương đối với con người đối với cuộc đời. Việc bồi dưỡng tình cảm cho học sinh đang là vấn đề được coi trọng trong các nhà trường. Vì thế, rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh là việc làm thiết thực, giúp các em hướng tới sự phát triển toàn diện.
  9. Việc rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 có vai trò rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS, nó góp phần giúp các em viết tốt các dạng văn khác như: tự sự xen miêu tả và biểu cảm, nghị luận xen yếu tố biểu cảm hoặc thuyết minh một danh lam thắng cảnh Sáng kiến kinh nghiệm có thể vận dụng trong giảng dạy Ngữ văn 7 phần văn biểu cảm ở một số trường có đặc điểm giống trường chúng tôi và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9, học sinh giỏi KHXH. Bởi nó có giá trị nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh, góp phần đạt mục tiêu giáo dục của bộ môn nói riêng, toàn cấp học nói chung. Trên cở sở những giải pháp nêu lên ở đây, ta có thể xây dựng những giải pháp chung cho việc rèn luyện kỹ năng viết các kiểu văn bản khác phù hợp với chương trình và lứa tuổi học sinh. Kết quả khảo sát từ tháng 12 năm 2017 sau đây cho thấy rõ điều khẳng định trên: Lớp không áp dụng sáng kiến (Lớp 7B) Tổng Điểm trung Số Điểm giỏi Điểm khá Điểm yếu số bình Ghi khảo học Tổng Tổng Tổng Tổng chú sát % % % % sinh số số số số 36 36 0 0 7 19,4 22 61,1 7 19,4 Kết quả khảo sát tháng 12 năm 2018 sau một năm áp dụng sáng kiến đã có sự thay biến chuyển tích cực: Lớp áp dụng sáng kiến (Lớp 7C) Tổng Điểm trung Số Điểm giỏi Điểm khá Điểm yếu số bình Ghi khảo học Tổng Tổng Tổng Tổng chú sát % % % % sinh số số số số 36 36 3 8,3 15 41,7 16 44,4 2 5,6 * Nhận xét: Qua kết quả khảo sát tôi thấy sau khi áp dụng các giải pháp nhằm rèn luyện kỹ năng biểu cảm cho học sinh lớp 7, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9, học sinh giỏi KHXH chất lượng bài viết và kết quả của học sinh hai lớp sau một năm áp dụng sáng kiến. Cụ thể là: loại giỏi tăng 8,3%, loại khá tăng 22,3%, loại yếu giảm 13,8%. Số lượng học sinh giỏi KHXH cấp huyện tăng 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 03 giải Khuyến khích.