SKKN Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết phương trình hóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch

doc 20 trang thulinhhd34 3330
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết phương trình hóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_loi_hoc_sinh_thuong_mac_phai_khi_viet_phuong_trinh.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết phương trình hóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch

  1. A, B, C, D trao đổi vị trí cho nhau còn số oxi hóa của mỗi nguyên tố không thay đổi. 2. Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra: - Các chất tham gia phản ứng phải tan trong nước (trừ phản ứng giữa muối tác dụng với axit và axit tác dụng với bazơ). Ví dụ: BaSO4 + KCl → Không xảy ra Na2SO4 + Fe(OH)2 → Không xảy ra - Phản ứng phải tạo thành chất kết tủa (chất không tan trong nước). Ví dụ: KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl ↓ 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2 ↓ - Phản ứng tạo thành chất điện ly yếu: + Phản ứng tạo thành nước: Ví dụ 1: NaOH + HCl → NaCl + H2O Ví dụ 2: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + Phản ứng tạo thành axit yếu (axit dễ bay hơi): Ví dụ 1: 2NaCl + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl ↑ Ví dụ 2: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ + Phản ứng tạo thành chất khí: Ví dụ 1: Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O Ví dụ 2: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O 3. Một số loại phản ứng trao đổi thường gặp cấp THCS: 3.1. Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới. 2HCl + CuS → CuCl2 + H2S ↑ 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên lưu ý và bổ sung cho học sinh kiến thức sau: Một số muối sunfua như CuS, PbS, Ag 2S, HgS không tan trong axit thông thường (HCl, H 2SO4 loãng) nên axit yếu H 2S đẩy được các muối này ra khỏi muối của axit mạnh. H2S + CuCl2 → CuS ↓ + 2HCl
  2. H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3 3.2. Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nói rõ cho học sinh biết loại phản ứng này luôn luôn xảy ra, không cần xét điều kiện vì H2O là chất điện ly yếu. 2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2H2O - Đối với axit yếu loại đa nấc, ví dụ H 3PO4 khi tác dụng với bazơ mạnh, ví dụ NaOH thì tùy thuộc vào tỷ lệ số mol giữa H 3PO4 và NaOH mà ta thu được một muối hay nhiều muối, muối axit hay muối trung hòa. H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O 3.3. Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới. Ví dụ: CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2 ↓ FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2 ↓ NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑ + H2O - Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên nói rõ cho học sinh biết: Trường hợp kết tủa hiđroxit tạo ra là hiđroxit lưỡng tính như Al(OH)3, Zn(OH)2 thì nó sẽ tan trở lại trong kiềm dư. Ví dụ 1: AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3 ↓ Nếu dư NaOH: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Ví dụ 2: ZnSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Zn(OH)2 ↓ Nếu dư NaOH: Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O 3.4. Muối tác dụng với muối → Hai muối mới. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓ MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓ Lưu ý: Muối axit của axit mạnh được xem như một axit. Ví dụ: 2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
  3. 3.5. Axit tác dụng với oxit bazơ → Muối và nước. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nói rõ cho học sinh biết loại phản ứng này luôn luôn xảy ra, không cần xét điều kiện vì H2O là chất điện ly yếu. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Fe 3O4 khi tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2 muối: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O 3.6. Bazơ tác dụng với oxit axit. - Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O - Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt khi giải bài toán tính theo PTHH thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh: + Oxit axit CO2, SO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ đầu tiên tạo ra muối trung hòa và nước. Sau đó nếu còn dư CO 2 (hay SO2) thì nó tác dụng tiếp với muối trung hòa và nước để tạo ra muối axit. Ví dụ: CO2 tác dụng vơi dung dịch NaOH 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (1) Nếu dư CO2: Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 (2) + Oxit NO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ thì phản ứng tạo thành 2 muối: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O 4NO2 + 2Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Ba(NO2)2 + 2H2O Nếu có mặt của O2: 4NO2 + O2 + 4NaOH → 4NaNO3 + 2H2O 3.7. Oxit axit tác dụng với oxit bazơ → Muối. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh biết điều kiện để phản ứng thuộc loại này xảy ra: Một trong 2 oxit phải có một oxit mạnh (thuộc oxit bazơ mạnh hay oxit axit mạnh tương ứng).
  4. CaO + CO2 → CaCO3 MgO + SO3 → MgSO4 3.8. Oxit axit tác dụng với dung dịch muối. Oxit axit tác dụng với dung dịch muối thì đầu tiên oxit đó tác dụng với nước tạo ra axit tương ứng, sau đó axit tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 3.2 ở trên. Ví dụ 1: Khi sục SO2 vào dung dịch Na2CO3: SO2 + H2O → H2SO3 Na2CO3 + H2SO3 → Na2SO3 + CO2 ↑ + H2O Ví dụ 2: Khi sục SO3 vào dung dịch BaCl2: SO3 + H2O → H2SO4 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl 3.9. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối. Đầu tiên oxit tác dụng với nước tạo thành bazơ kiềm tương ứng. Sau đó bazơ tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 3.3 ở trên. Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na 2O tác dụng với dung dịch muối CuSO4. Na2O + H2O → 2NaOH 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4 Ví dụ 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho K 2O tác dụng với dung dịch muối Al2(SO4)3. K2O + H2O → 2KOH 6KOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 ↓ + 3K2SO4 Nếu dư KOH: KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O 4. Những điều cần chú ý khi viết PTHH loại phản ứng trao đổi.
  5. a. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững tính tan của một số axit, bazơ và muối trong nước (sử dụng bảng tính tan). - Các chất ít tan, chất kết tủa: + Hầu hết các axit tan trong nước trừ axit H2SiO3 (thực tế là SiO2.H2O). + Đa số bazơ không tan trong nước trừ LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NH4OH. + + Tất cả muối của kim loại Na, K; muối amoni NH 4 ; muối axit đều tan trong nước. + Hầu hết muối clorua (Cl-) tan trừ: AgCl, PbCl, CuCl. 2- + Hầu hết muối sunfat (SO4 ) tan trừ: BaSO4, PbSO4, CaSO4, Ag2SO4. - - + Muối nitrat (NO3 ), muối axetat (CH3COO ) đều tan. 2- + Muối cacbonat (CO3 ) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại kiềm và muối amoni. + Muối sunfua (S2-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại kiềm và muối amoni. - Lưu ý: Các trường hợp chất ít tan trong nước (hiđroxit, muối của axit yếu ) có thể tan trong axit mạnh. Nhưng muối của axit mạnh như BaSO4, PbSO4, CaSO4, Ag2SO4 hoàn toàn không tan trong axit mạnh. - Một số muối không tồn tại trong dung dịch như: Fe2(CO3)3, Al2(CO3)3, Fe2(SO3)3 b. Những điểm cần nhớ: - Một số axit mạnh thường gặp: H2SO4, HNO3, HCl, HBr, HI, HClO4, HCOOH - Một số axit trung bình thường gặp: H2SO3, H3PO4 + - Một số axit yếu thường gặp: H 2S, H2CO3, CH3COOH, NH4 các axit hữu cơ - Một số bazơ mạnh thường gặp tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 - Một số bazơ trung bình thường gặp: Mg(OH)2, Cu(OH)2 - Một số bazơ lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2,
  6. - Một số bazơ yếu: Dung dịch NH3, dung dịch amin - H2SO4 loãng không đẩy được HCl ra khỏi dung dịch muối clorua, trái lại H2SO4 đặc nóng với tinh thể NaCl thì được. - Một số axit yếu cũng có thể đẩy được axit mạnh ra khỏi dung dịch muối nếu muối tạo thành ít tan hoặc kết tủa: Ví dụ: H2S + CuSO4 → CuS ↓ + H2SO4 - Người ta dùng H2SO4 đặc để đẩy axit yếu hoặc axit dễ bay hơi ra khỏi dung dịch muối do H 2SO4 bền không bay hơi (đây là phương pháp sunfat dùng điều chế HCl, HF) nhưng tuyệt đối không dùng axit HNO3 do axit HNO3 có tính oxi hóa mạnh. - Bazơ kiềm mạnh mới tác dụng được với muối của bazơ yếu: Ví dụ: 2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2 ↓ Mg(OH)2 + NaCl → không phản ứng. 5. Cách khắc phục và ví dụ cụ thể. 5.1. Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước. Giáo viên lưu ý cho học sinh tính chất này luôn luôn xảy ra, cả bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Trong đó, giáo viên đưa ra định nghĩa về phản ứng trung hòa khác trong SGK: Phản ứng trung hòa là phản ứng hóa học giữa dung dịch axit với dung dịch bazơ tạo thành muối trung hòa và nước. Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + H2O H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O 5.2. Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới. Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp đầu tiên trong chương trình hóa học lớp 9. Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau: - Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử H trong axit trao đổi với nguyên tử kim loại hoặc là hai gốc axit trao đổi cho nhau.
  7. - Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: Ít nhất một trong hai sản phẩm sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi. - Cần sử dụng bảng tính tan. Ví dụ 1. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl 2HCl + CuS → CuCl2 + H2S ↑ HCl + Na2SO4 → Không xảy ra Ví dụ 2. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào phản ứng được với nhau? Giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra? a. HCl + CuSO4 → b. H2S + CuCl2 → c. H2SO4 + Na2SO3 → d. HNO3 + BaCl2 → Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững các vấn đề lưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản và nhanh chóng. Câu (a) và (d), phản ứng không xảy ra vì sản phẩm sinh ra không có chất kết tủa hoặc là chất khí. Câu (b) và (c), phản ứng xảy ra như sau: H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O 5.3. Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới. - Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa học lớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối”. Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau: - Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong muối và trong bazơ trao đổi cho nhau hoặc là gốc axit của phân tử muối trao đổi với nhóm –OH của phân tử bazơ. - Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: + Hai chất tham gia phản ứng phải tan trong nước.
  8. + Ít nhất một trong hai sản phẩm sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi. - Cần sử dụng bảng tính tan. Ví dụ 1. CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ CaCl2 + KOH → Không xảy ra NaCl + Al(OH)3 → Không xảy ra Ví dụ 2. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho: a. Dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH b. BaSO4 vào dung dịch KOH c. NaNO3 vào dung dịch Ca(OH)2 - Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững các vấn đề lưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản và nhanh chóng. Riêng đối với câu (a) giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh trường hợp nếu dư dung dịch NaOH. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên đưa ra kiên thức này để bồi dưỡng học sinh khá giỏi. - Câu a. Xuất hiện kết tủa trắng dạng keo, sau đó một phần kết tủa bị tan nếu dùng dư NaOH. AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓ Nếu dư NaOH: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O - Câu (b) không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì muối BaSO 4 không tan trong nước. - Câu (c) cũng không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì hai sản phẩm sinh ra là Ca(NO3)2 và NaOH đều tan trong nước, không phải là chất kết tủa hay là chất khí. 5.4. Muối tác dụng với muối → Hai muối mới. - Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa học lớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối”. Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:
  9. - Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong hai muối trao đổi cho nhau hoặc là hai gốc axit của hai phân tử muối trao đổi với nhau. - Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: + Hai muối tham gia phản ứng phải tan trong nước. + Ít nhất một trong hai muối sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi. - Cần sử dụng bảng tính tan. Ví dụ 1. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓ FeCl3 + NaNO3 → Không xảy ra CaSO4 + BaCl2 → Không xảy ra 5.5. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối. - Đối với chương trình hóa học lớp 9 thì tính chất hóa học này không đưa ra trong bài “Tính chất hóa học của oxit bazơ” cũng như trong bài “Tính chất hóa học của muối” nhưng theo tôi, trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì đây là một kiến thức quan trọng mà giáo viên cần phải đưa ra giảng dạy. - Giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh: Đầu tiên oxit tác dụng với nước tạo thành bazơ kiềm tương ứng. Sau đó bazơ tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 6.3 ở trên. Ví dụ 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho CaO tác dụng với dung dịch muối FeSO4. CaO + H2O → Ca(OH)2 Ca(OH)2 + FeSO4 → Fe(OH)2 ↓ + CaSO4 Ví dụ 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na 2O tác dụng với dung dịch muối ZnCl2. Na2O + H2O → 2NaOH 2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2 ↓ + 2NaCl Nếu dư NaOH: 2NaOH + Zn(OH)2 → Na2ZnO2 + 2H2O - Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
  10. Trên đây chỉ giới thiệu một số loại phản ứng trao đổi điển hình, những lỗi học sinh thường mắc phải cũng như một số cách khắc phục mà tôi đưa ra trong quá trình giảng dạy môn hóa học lớp 9 cấp THCS. Đề tài được tôi áp dụng cho từng đối tượng học sinh trong một lớp cũng như cho các lớp có đối tượng học sinh khác nhau. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngoài ra, lên cấp THPT các em còn gặp nhiều loại phản ứng trao đổi trong dung dịch, ví dụ dạng phản ứng trao đổi “ion” trong dung dịch cũng như một số cách giải câu hỏi và bài tập về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. Trong suốt thời gian viết đề tài, tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại. Trước tiên, cần giúp HS nắm vững một cách có hệ thống về các loại phản ứng trao đổi trong dung dịch thường gặp trong chương trình hóa học lớp 9. Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng, tập dượt cho học sinh cách nhận dạng một phản ứng thuộc loại phản ứng trao đổi, biết được một phản ứng trao đổi muốn xảy ra cần những điều kiện gì, những thành phần nào trao đổi cho nhau cũng như biết được những lỗi mà các thường mắc phải khi lập PTHH thuộc loại phản ứng trao đổi trong dung dịch. Trong quá trình luyện tập và làm bài tập các em dần dần khắc phục được các sai lầm của mình. Những HS khá giỏi môn Hoá hứng thú tìm đến với các bài tập khó, biết thêm một số kiến thức nâng cao ngoài SGK mà giáo viên đưa ra. Kết quả kiểm tra khả năng viết PTHH của học sinh được nâng dần lên. Tóm lại, đề tài này tôi chỉ nêu ra được một vài phương pháp khắc phục, mặc dù còn nhiều phương pháp hơn nữa, nhưng vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên tôi chưa thể phát hiện thêm được các phương pháp khác nữa. Cuối cùng tôi rất mong sự đóng góp chân thành và thẳng thắn của quý đồng nghiệp và các em học sinh để tôi có thể sữa chữa bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đó là nguồn động viên và kinh nghiệm quý báu để giúp cho quá trình giảng dạy của bản thân tôi sau này được tốt hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
  11. Lớp học; Bảng phụ (hoặc giấy A 4); Bút dạ; Phiếu học tập; Máy vi tính; Máy chiếu; Sách giáo khoa. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trên cơ sở khai thác các nội dung như trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh ở những lớp trực tiếp giảng dạy trong 3 năm gần đây. Đề ra: (Thời gian làm bài 20 phút) Câu 1. Viết các PTHH xảy ra (nếu có): a. HNO3 + Cu(OH)2 → b. HCl + NaNO3 → c. BaCl2 + Na2SO4 → d. AlCl3 + KOH (dư) → e. HCl + CaSO3 → g. Fe(OH)3 + NaCl → Câu 2. Nêu hiện tượng và viết PTHH khi cho: a. Kim loại Na vào dung dịch muối CuSO4. b. BaCO3 vào dung dịch axit H2SO4. Kết quả thu được như sau: Điểm 8 – 10 Điểm 6,5 - 7,5 Điểm 5 - 6,5 Điểm < 5 Năm học SL % SL % SL % SL % 2015 - 2016 15 12 28 22,4 39 31,2 43 34,4 (Số HS: 125) 2016 - 2017 13 17,1 22 28,9 21 27,6 20 26,4 (Số HS: 76) 2017 - 2018 15 19,5 26 33,8 17 22,1 21 24,6 (Số HS: 77)
  12. Bảng số liệu trên là minh họa một phần cho sự thành công của chuyên đề, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần còn tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên hàng năm. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân tôi thấy nó giúp cho mình được củng cố thêm về vốn kiến thức hóa học, tăng cường khả năng tự học tự bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn. Qua đó nắm bắt được kịp thời những nội dung kiến thức mà học sinh còn hổng, những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong việc PTHH loại phản ứng trao đổi nói riêng cũng như đối với môn Hóa học nói chung. Từ đó có phương án khắc phục, giảng dạy một cách phù hợp cho từng đối tượng học sinh mà mình phụ trách. Một phản ứng trao đổi có thể xảy ra hay không và nếu xảy ra thì ta lập PTHH như thế nào? Vấn đề đặt ra là giáo viên phải hướng dẫn và định hướng cho học sinh lựa chọn cách nhận dạng cũng như cách khắc phục đơn giản, dễ hiểu và bản chất nhất mới đem lại hiệu quả cao. Trong thực tế giảng dạy, tùy vào chất lượng cụ thể của mỗi lớp mà tôi khai thác đề tài này với mức độ, cách thức khác nhau và kết quả đem lại là rất tốt; đa số học sinh lớp 9 hiểu được bản chất của phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra cũng như biết được một số cách khắc phục sai lầm khi lập PTHH thuộc loại phản ứng trao đổi. Đối với học sinh khá và giỏi có thể biết thêm một số dạng bài tập khó hơn, mới hơn. Đề tài này có ý nghĩa thiết thực không những cho học sinh và giáo viên bộ môn trong nhà trường mình giảng dạy mà nó còn là một tài liệu chuyên môn bổ ích cho đồng nghiệp cùng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng học sinh khá, giỏi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các dạng bài tập, các câu hỏi, các PTHH từ thấp đến cao, từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm ra sự tích cực, tò mò, tự lực học tập ở học sinh, gây sự hứng thú giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo, nhớ lâu hơn các kiến thức đã học.
  13. Không có phương pháp nào là vạn năng, tùy vào học sinh cụ thể của lớp mình giảng dạy mà lựa chọn, khai thác cho phù hợp 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Trường THCS Đồng Tĩnh - Tam Dương Các lỗi học sinh thường mắc Đồng Tĩnh Vĩnh Phúc phải khi viết PTHH loại phản ứng trao đổi trong dung dịch Đồng Tĩnh, ngày tháng 03năm 2019 Đồng Tĩnh, ngày tháng 03 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Dương Thanh Tuyền
  14. TRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Tĩnh, ngày tháng 03 năm 2019 GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG Số: /CN-SKTHCSĐT Căn cứ kết quả họp Hội đồng chấm sáng kiến trường THCS Đồng Tĩnh, ngày ./03/2019. HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNH, CHỨNG NHẬN: Bà: DƯƠNG THANH TUYỀN Chức vụ : Giáo viên Địa chỉ: Trường THCS Đồng Tĩnh - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc Là tác giả của sáng kiến: “Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết PTHH loại phản ứng trao đổi trong dung dịch” 1. Thời gian sáng kiến được áp dụng: Tháng 1 năm học 2018 2. Tóm tắt nội dung sáng kiến: - Nêu lên được những cơ sở lý luận của việc lập PTHH trong quá trình dạy và học. - Nêu ra được những lỗi, sai lầm mà học sinh thường mắc phải và cách khắc phục cho mỗi loại phản ứng trao đổi trong dung dịch. - Hệ thống hóa những kiển thức cơ bản cho từng loại phản ứng trao đổi. - Đề xuất các biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THCS Đồng Tĩnh trong những năm tiếp sau. 3. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm dễ áp dụng, có khả năng áp dụng rộng rãi. Khi được áp dụng đã có hiệu quả rõ rệt. Hiệu quả giảng dạy của giáo viên, nhất là GV trẻ cao hơn trước khi áp dụng 4. Kết quả công nhận của Hội đồng đạt loại: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Kim Đức Chính