Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học ở trường Mầm non Quang Trung

doc 22 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học ở trường Mầm non Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_o_truong_m.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học ở trường Mầm non Quang Trung

  1. Để việc thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn trước hết phải ổn định nhân sự. Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo cho đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong việc phân chia nhóm lớp, phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với điều kiện khả năng của từng người. Đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cụ thể cho năm, tháng, tuần, sau khi lên kế hoạch tôi cho tổ chức họp chuyên môn thông qua kế hoạch để toàn thể giáo viên nắm rõ và đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch. Thống nhất chương trình giảng dạy, chỉ đạo 100% các nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới. Cùng với chuyên môn duyệt kề hoạch cho giáo viên vào đầu các chủ điểm và cuối chủ điểm, góp ý cụ thể cho từng giáo viên về cách xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, hướng dẫn cho giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó, không áp đặt trẻ. Kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn ở địa phương, ở trường, ở lớp. Muốn giáo viên dạy đủ, dạy đúng, dạy tốt thì ban giám hiệu phải lên kế hoạch kịp thời. Phải duyệt kế hoạch trước 1 tuần và không thay đổi kế hoạch tùy 8
  2. tiện. Nếu có kế hoạch đột xuất của phòng thì phải báo trước cho giáo viên, giáo viên có thể thay đổi giờ dạy hoặc hoạt động luân phiên nhưng ban giám hiệu phải biết để kiểm tra theo dõi kịp thời. Tôi luôn là người sát sao kiểm tra mọi hoạt động chuyên môn ở trường, lớp để uốn nắn kịp thời cho giáo viên thực hiện tốt. b/ Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy: Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến các phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên. Đổi mới phương pháp nhằm tích cực hóa các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập chung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học tôi đã đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một hoạt động như sau: Tổ chức tiết dạy - Đối với giáo viên: Nghiên cứu kỹ bài dạy và phân tích sư phạm bài dạy, cụ thể là: Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và hình thức tổ chức trong tiết dạy. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, dự kiến các tình huống ở trẻ và cách khắc phục. Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, phù hợp với đề tài dạy và lĩnh vực đã chọn. Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ: Nếu mục đích của tiết dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách học cá nhân của trẻ. 9
  3. Cần giúp giáo viên hiểu được đổi mới phương pháp không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp dạy đặc trưng bộ môn. Đổi mới phương pháp là cách học “Lấy trẻ làm trung tâm”, dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức tiết dạy đa dạng, phong phú tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học đạt được hiệu quả cao. - Đối với trẻ: Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi bước vào giờ hoạt động. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động. Để giúp giáo viên hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã xây dựng tổ chức cho giáo viên dự giờ các tiết mẫu, thông qua các tiết dạy đó tôi cho giáo viên thảo luận xem tiết dạy đã đổi mới chưa? Sáng tạo chưa? Đổi mới ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? 10
  4. Qua đó giúp giáo viên hiểu sâu hơn về đổi mới phương pháp và sự mang lại hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. c/ Nâng cao hiệu quả các chuyên đề: Việc xây dựng các chuyên đề trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng, đó là một biện pháp tích cực và hiệu quả nhất trong việc nâng cao tay nghề cho giáo viên. Muốn tổ chức tốt các chuyên đề thì ngay từ đầu năm học ta phải nắm bắt cụ thể nhu cầu của giáo viên sau đó lên kế hoạch cụ thể cho từng chuyên đề. Sau khi bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc về lý thuyết của các chuyên đề này xong, ban giám hiệu chúng tôi chỉ định giáo viên có năng khiếu chuyên môn về các chuyên đề này cùng với chúng tôi xây dựng tiết dạy mẫu, sau đó chúng tôi góp ý, xây dựng giáo án, chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo, đầy đủ rồi mới tiến hành dạy cho toàn thể giáo viên xem và rút kinh nghiệm. Trong chuyên đề đó PGD tổ chức cho PHT các trường trong huyện và Khối trưởng trong toàn huyện về dự, thảo luận về những ưu và khuyết của tiết dạy sau đó đi đến kết luận chung để thống nhất chuyên môn trong toàn Huyện. 11
  5. Ngoài các chuyên đề trường xây dựng tổ chức ra chúng tôi chỉ đạo cho giáo viên dự giờ các ngày 20-11, thảo giảng mùa xuân và dự giờ các trường bạn qua các buổi thi giáo viên giỏi huyện qua đó thực hiện tốt các tiết dạy của mình tổ chức cụ thể, rõ ràng, dứt điểm từng chuyên đề nên đội ngũ giáo viên trường tôi đa số đều nắm vững các phương pháp, biết làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các môn học một cách sáng tạo, biết tạo môi trường học tập cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và kết hợp các môn học nhuần nhuyễn, phù hợp. d/ Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ khối chuyên môn. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường thì phải tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn ở tổ khối. Trường tôi có 15 nhóm lớp được chia làm 2 tổ chuyên môn. Vào đầu năm học sau khi phân công giáo viên đứng lớp song, tôi chọn những giáo viên có tinh thần trách nhiêm, có khả năng chuyên môn vững vàng ra quyết định bổ nhiệm khối trưởng. Khối trưởng chuyên môn có toàn quyền xây dựng kế hoạch hoạt động cho khối của mình trong năm học, tháng, tuần và có trách nhiệm duyệt các kế hoạch của từng tổ viên trước khi ban giám hiệu duyệt. Mỗi tháng chúng tôi tạo điều kiện để các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn và làm đồ dùng ít nhất 1 lần để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, giải tỏa những vướng mắc trong thực hiện chuyên môn của các thành viên. 12
  6. Từ khi trường tôi có các khối trưởng thì chất lượng chuyên môn được nâng lên rõ rệt các đồng chí khối trưởng đều nhận rõ vai trò trách nhiệm của mình nên việc nắm bắt mọi hoạt động ở các nhóm lớp nhanh nhạy hơn, các tổ đều có kế hoạch cụ thể để phân công mỗi giáo viên có năng lực chuyên môn kèm 1 giáo viên yếu hay mới ra trường vì vậy cho đến nay năng lực chuyên môn của trường tôi tương đối đồng đều, chất lượng dạy học ngày càng cao. Sinh hoạt Tổ, Khối. e/ Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi: Đồ dùng, đồ chơi đẹp gây sự chú ý của trẻ, phát triển tính tò mò ham khám phá hiểu biết, qua các trò chơi, các tiết dạy mà cò đồ dùng đẹp thì giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ, phát triển trí tuệ vì vậy chúng ta phải thường xuyên tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi để đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động. Tôi xây dựng kế hoạch mỗi năm tổ chức thi đồ dùng tự làm vào mùng 8 tháng 3, hàng năm ngoài những đồ dùng thông thường hành ngày giảng dạy ra thì mỗi giáo viên đều có 2 đồ dùng có giá trị xử dụng và để dự thi cấp Huyện. Tôi đưa phong trào làm đồ dùng, đồ chơi vào tiêu chí thi đua của giáo viên nên 13
  7. phong trào làm đồ dùng cùa trường tôi rất mạnh những năm gần đây tham gia thi đồ dùng tự làm vào ngày mùng 8 tháng 3 hàng năm đạt kết quả tôt. Các nhóm lớp đều có đầy đủ đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi đẹp và đa dạng. Giải Pháp 3: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động giáo dục, thực hiện có hiệu quả phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. * Đối với công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động giáo dục. Công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Đây là một biện pháp giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng chất lượng dạy và học để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những yếu kém, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và có kế hoạch chỉ đạo tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Để công tác này thực sự có hiệu quả tôi đã áp dụng các biện pháp sau: Nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng theo lịch đã xây dựng. Làm tốt công tác thi đua theo tiêu chí tháng, kỳ, năm. Thành lập ban kiểm định chất lượng nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban kiểm định chất lượng. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho các hội thi phù hợp với từng độ tuổi. * Đối với phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm: 14
  8. Ngay từ đầu năm học bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cách viết sáng kiến kinh nghiệm. chỉ đạo giáo viên viết sáng kiến phải bám sát vào chương trình giáo dục Mầm non mới, những vấn đề đổi mới trong giáo dục hiện nay và bám sát vào hướng dẫn của Phòng giáo dục. Phát động sâu rộng phong trào viết sáng kiến trong nhà trường, chỉ đạo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên dăng ký từ đầu năm học. Đưa vào tiêu chí thi đua. Xây dựng tiêu chí khen thưởng cho những sáng kiến có chất lượng áp dụng rộng rãi, có tính khả thi trong công tác quản lý chăm sóc giáo dục. Giải pháp 4: Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục trẻ. Việc phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để làm tốt công tác này tôi luôn nhắc nhở giáo viên phải tâm niệm một điều rằng “Làm sao cho mỗi phụ huynh có tinh thần hợp tác giáo dục trẻ hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”. Ngay từ đầu năm học tổi chỉ đạo nội dung phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ như sau: - Viết bài tuyên truyền qua loa truyền thanh qua các buổi họp phụ huynh. 15
  9. - Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ. - Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp. - Phối kết hợp kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, của lớp. Theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên để điều chỉnh nội dung và phương pháp chăm sóc trẻ. Tham gia góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Đề xuất với nhà trường, với cô giáo hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn. Đóng góp ý kiến về các mặt như: Môi trường học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp, tác phong, hành vi ứng xử của cô giáo với trẻ và phụ huynh. - Tham gia xây dựng cơ sở vật chất. Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đóng góp những nguyên vật liệu phế thải, đồ dùng, đồ chơi, các nguyên học liệu cho trẻ thực hành. - Hình thức phối hợp. Qua bảng thông báo hoặc tờ rơi, qua góc tuyên truyền, thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo. Tổ chức họp phụ huynh định kỳ. Trao đổi với giáo viên trong giờ đón, trả trẻ. Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ. Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hòm thư góp ý. Phụ huynh tham gia dự giờ hoạt động của lớp. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng 16
  10. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp. Qua việc thực hiện áp dụng các giải pháp triên tôi thấy có thể áp dụng rộng rãi trong ngành học Mầm non đặc biệt là áp dụng cho cán bộ quản lý. * Đối với giáo viên. Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chương trình. Để việc thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn trước hết phải ổn định nhân sự. Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo cho đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong việc phân chia nhóm lớp, phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với điều kiện khả năng của từng người. - Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy: - Chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả các chuyên đề đặc biệt là chuyên đề do PGD chỉ đạo. - Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ khối chuyên môn - Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các hoạt động giáo dục, thực hiện có hiệu quả phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. * Đối với trẻ: Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi bước vào giờ hoạt động. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động. * Đối với các bậc phụ huynh. Tổ chức họp phụ huynh định kỳ. Trao đổi với giáo viên trong giờ đón, trả trẻ. Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ. Thông qua các hội thi, ngày hội, ngày lễ, hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hòm thư góp ý. Phụ huynh tham gia dự giờ hoạt động của lớp. 17
  11. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu do áp dụng giải pháp. Những giải pháp nêu trên đã giúp cho chất lượng dạy và học ở trường Mầm non Quang Trung thật sự được nâng lên trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn. Nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, Huyện có 2 giáo viên giỏi Tỉnh, 4 giáo viên giỏi Huyện. Tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng đông đặc biệt là học sinh nhà trẻ. Hiện nay đội ngũ đạt trình độ chuẩn 100%, có 100% có trình độ trên chuẩn. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục huyện Kiến Xương những năm gần đây trường Mầm non Quang Trung đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình. Nhiều năm liên tục giữ vững được danh hiệu tập thể lao động Tiên tiến, Xuất sắc, được Ủy ban nhân dân huyện khen, nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. - Về số lượng; Nhà trẻ: 144/196 = 73,4% (Tăng so với năm học trước là 8%) Mẫu giáo: 351/351 = 100% - Về chất lượng: 100% nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới. - Tỷ lệ chuyên cần đạt 98% - Có 2 giáo viên giỏi cấp Tỉnh, 4 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, còn lại là giáo viên giỏi cấp trường. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với năm hoc trước là 2% so với đầu năm là 3%. - Có 100% giáo viên được đánh giá xếp loại tốt trong việc thực hiện chương trình. - Trường đạt Tập thể lao động Tiên tiến. - Trường đạt đơn vị văn hoá cấp Tỉnh. - Công đoàn đạt vững mạnh Xuất sắc - Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh 18
  12. Tỷ lệ học sinh đến trường so với năm học 2018-2019 tăng lên nhiều nhất là học sinh nhà trẻ đạt 144/196=73,4%. - Chất lượng: 100% trẻ học chương trình giáo dục Mầm non mới trẻ đến trường được tham gia các hoạt động. Trẻ chơi mà học, học mà chơi tạo tâm thế thoải mái khi đến trường. Trẻ đến trường ngày một đông hơn, đặc biệt đã thu hút được số trẻ của vùng giáo vào học. Với trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Kết luận: “Nâng cao chất lượng dạy học trong trường Mầm non” là giúp giáo viên trau dồi kiến thức qua kiểm nghiệm thực tế và qua các buổi chuyên đề, dự giờ giáo viên giỏi “Nâng cao chất lượng dạy học trong trường Mầm non” nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của ngành học từ đó họ quan tâm cho con đi học đều ngay từ tuổi nhà trẻ và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về mọi mặt. 3.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Muốn chất lượng dạy và học ở nhà trường đạt kết quả tốt trước hết bản thân người quản lý phải nắm vững chương trình, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể sát sao từng tháng, từng tuần. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo. Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên. Nắm bắt được năng lực chuyên môn của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng. Tổ chức các tiết dạy mẫu và thường xuyên tạo điều kiện để giáo viên được dự giờ rút kinh nghiệm. Tổ chức tốt việc học tập chuyên đề hàng năm có chất lượng và chỉ đạo dứt điểm từng chuyên đề. Phát huy năng lực của chuyên môn và các tổ khối chuyên môn để tổ chức bồi dưỡng, dạy mẫu và giúp đỡ những giáo viên còn yếu về chuyên môn, những giáo viên mới ra trường. Thường xuyên động viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, học tập, nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ cho bản thân. Thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối. 19
  13. Thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu có kế hoạch, có chất lượng, tổ chức thi đồ dùng, đồ chơi. Tổ chức thao giảng đúng kế hoạch đề ra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh để khắc phục những mặt còn hạn chế. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục thì "Nâng cao chất lượng dạy học ở trường Mầm non" là vấn đề hết sức quan trọng, nó giúp đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, giúp cho học sinh mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin trong giáo tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ. Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi vào giờ hoạt động. Trẻ thích đến trường hơn, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Những giải pháp tôi đã áp dụng trên đây đã đem lại những kết quả nhất định và trở thành kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý. Ngoài ra, tôi không ngừng học hỏi, tìm hiểu thực tế, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp đã làm tốt công tác này để nghiên cứu, vận dụng vào tình hình của đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Mầm non Quang Trung. Hướng nghiên cứu tới là tiếp tục áp dụng những biện pháp trên và nâng cao yêu cầu buộc giáo viên của đơn vị mình phải luôn luôn rèn luyện và hoạt động thường xuyên, phát huy những biện pháp tốt mang lại hiệu quả cao. Đồng thời cũng rút ra những hạn chế trong các biện pháp, luôn cố gắng tìm tòi học hỏi suy nghĩ, phát hiện những điều hay những cái mới của các lớp tập huấn của đồng nghiệp để vận dụng tốt hơn vào công tác "Nâng cao chất lượng dạy học ở trường Mầm non" 4. Cam kết không sao chép hoạc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết báo cáo sáng kiến này là của bản thân không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Trên đây là một số biện pháp và kết quả của bản thân trong “Nâng cao chất lượng dạy học ở trường Mầm non” Quang Trung. Rất mong được sự đóng góp của các quí vị để bản thân tôi phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, làm tốt hơn nữa trong công tác quản lý chỉ đạo nhà trường, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học trong nhà trường để đáp ứng với 20
  14. sự đổi mới của bậc học Mầm non nói riêng và ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Quang Trung, ngày 30 tháng 05 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. ( Ký và ghi rõ họ tên) 21
  15. MỤC LỤC Nội dung Trang I) THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 2 1. Tên sáng kiến 3 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 3. Tác giả 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến 3 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu 3 II) BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 3 1. Tên sáng kiến 3 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3 3.1 . Tình trạng giải pháp đã biết 3 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 4 3.3. Khả năng áp dụng của giả pháp 14 3.4. Hiệu quả lợi ích thu được 15 3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 16 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 18 22