Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tiếng Việt Lớp 1 dạng bài dạy âm vần

doc 29 trang Đinh Thương 15/01/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tiếng Việt Lớp 1 dạng bài dạy âm vần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_tieng_viet_lop_1.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy Tiếng Việt Lớp 1 dạng bài dạy âm vần

  1. Với các biện pháp trên, tôi đã thực hiện hiệu quả năm học trước nên ngay đầu năm học này tôi tiếp tục thực hiện và đến thời điểm này chất lượng đọc của học sinh đã tiến bộ rõ rệt. * Học sinh đọc tốt đã giúp các em tự tin hơn rất nhiều, các em đọc được lưu loát câu văn cũng là điểm tựa giúp các em nói và diễn đạt câu mạch lạc hơn. 4. Kết quả đạt được Các giải pháp trên tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy trong năm học qua. Các đồng chí giáo viên trong tổ và Ban giám hiệu nhà trường đã tham gia dự giờ đều đánh giá tiết học nhẹ nhàng, học sinh tích cực và hứng thú với các hoạt động giáo viên tổ chức. Các giải pháp trên đã có khả thi trong và hiệu quả. - Với việc lập kế hoạch đảm bảo tính vừa sức cho học sinh kết hợp hình thức tổ chức trò chơi nhẹ nhàng giúp các em dễ dàng thuộc bảng chữ cái và thực hiện được yêu cầu của môn Tiếng Việt qua từng bài trong giai đoạn đầu đã đem lại không khí học tập sôi nổi và hiệu quả trong giờ học. - Trò chơi thực sự là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Khi chơi, các em được biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như vui mừng khi giành chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Qua đó là động lực để các em cố gắng ở những lần chơi sau. Và một điều quan trọng là giúp học sinh nhớ bài hơn, các em rất hứng thú với bài học và năng lực của các em đã được phát huy. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không chỉ mang lại hiệu quả học tập cho học sinh mà còn nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. * Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 và với cương vị là một tổ trưởng Tổ chuyên môn. Tôi đã chia sẻ cùng giáo viên trong tổ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về những giải pháp mà mình đã áp dụng trong lớp mình hiệu quả. Các đồng chí giáo viên trong tổ tôi cũng đã vận dụng trong lớp mình và đều có phản hồi tích 20
  2. cực. Các lớp đã áp dụng và đều thấy sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập của học sinh khi ứng dụng công nghệ thông tin cũng như tổ chức trò chơi học tập trong giờ học. * Những giải pháp của tôi không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh mà còn khích lệ giáo viên tích cực học tập, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy để các biện pháp đưa ra phát huy được hiệu quả. Biện pháp này đòi hỏi GV tiếp tục học tập, ứng dụng công nghệ thông tin, tìm tòi các phần mềm hiệu quả phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Ngoài ra giáo viên cần quan tâm đến đối tượng học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Với hiệu quả trong sáng kiến của mình, tôi sẽ tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại để nâng cao chất lượng giảng dạy phù hợp với người giáo viên trong thời đại công nghệ 4G. CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP Qua thời gian giảng dạy và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt, các em thể hiện sự phát triển năng lực và phẩm chất, đặc biệt chất lượng học môn Tiếng Việt của lớp được nâng cao. Tôi đã tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh môn Tiếng Việt lớp 1A1 năm học 2023 -2024, kết quả như sau: * * Sau 10 tuần học, tôi tiến hành khảo sát học sinh theo đề sau: ĐỀ KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT LỚP 1 – Tuần 9 1. Kiểm tra đọc (8 đ) 21
  3. a) Đọc thành tiếng các vần: ao, iêu, ay, uôi b) Đọc thành tiếng các từ ngữ: vạn tuế, vườn nhãn, buổi chiều, chim yến, cây cau. c) Đọc thành tiếng các câu: Con suối sau nhà rì rào chảy. Vườn cây nhà bà sai trĩu quả. Bài tập (2đ) Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B cho thích hợp: A B Gió cuốn bé Na Mẹ yêu vườn rau Bà tưới lá khô e) Chọn vần thích hợp điền vào chỗ trống: ai hay ay: bàn t . , đôi t ng hay ngh: .ôi nhà, e nhạc 2. Kiểm tra viết (10 điểm) a) Vần: êu, iên, uôi, an b) Từ ngữ: sơn ca, con giun, tổ yến. c) Câu: Ban ngày, sẻ mải bay đi xây tổ mới. *Kết quả như sau: Tổng Chưa hoàn Tuần học Hoàn thành tốt Hoàn thành Ghi chú số HS thành thứ 9 22
  4. SL % SL % SL % 2023 - 2024 38 29 76,3 8 21,1 1 2,6 1HS KT Sau khi áp dụng sáng kiến của mình trong dạy học năm qua. Nhìn vào kết quả trên cho thấy chất lượng môn Tiếng Việt lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt. Nhiều học sinh đạt mức Hoàn thành tốt. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm của mình vào giảng dạy thực sự có tính khả thi. * Kết quả khảo sát môn Tiếng Việt cho thấy chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt so với đầu năm. Các em không chỉ thể hiện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt hơn mà các em còn phát huy tốt năng lực, sự mạnh dạn, tự tin của mình. Điều đó chứng tỏ các giải pháp của tôi đã mang lại hiệu quả thiết thực. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SK Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động song phương của thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.Quá trình này chỉ có thể đạt được kết quả cao khi cả thầy và trò cùng tích cực, chủ động, sáng tạo. Dạy học là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, sức lực và trí tuệ. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, đổi mới phương pháp là yêu cầu cấp thiết, là đòi hỏi ở mỗi giáo viên đứng lớp cần phát huy khả năng sáng tạo của mình trong từng giờ lên lớp. Trong hơn hai mươi năm qua, với lòng yêu nghề và luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Tôi luôn cố gắng tìm tòi và phát huy khả năng ứng dụng dạy học tích cực sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Trong đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay cùng với đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Tích luỹ những kinh nghiệm của bản thân, sự tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi những điều mới mẻ trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Tôi 23
  5. thấy rằng để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng thì mỗi người giáo viên phải không ngừng học tập, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, sử dụng linh hoạt các phần mềm phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả cao. 2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai - Qua việc thực hiện các phương pháp và cách tổ chức dạy học nêu trên học sinh đã phân biệt và trình bày tốt các dạng toán nên các em có hứng thú và yêu thích môn học hơn. - Trong những tiết hội giảng của mình tôi đã vận dụng giải pháp đã trình bày đều được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. Đồng nghiệp đều đánh giá lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú với bài học, các em tích cực, phát huy được năng lư vững chắc, và đặc biệt thể hiện tốt khả năng giao tiếp, khả năng tư duy. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình. Việc lựa chọn các phương pháp và phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức trong dạy học nhằm khích lệ học sinh tự giác học tập, hứng thú với các hoạt động học tập để đạt được mục tiêu bài học là đòi hỏi cấp thiết trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. “Nâng cao hiệu quả môn Tiếng Việt lớp 1 dạng bài dạy âm – vần ” là kinh nghiệm nhỏ của tôi mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy. Tôi mong rằng sáng kiến này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác trong trường tiểu học. Những thiếu sót trong sáng kiến này chắc hẳn không tránh khỏi.Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lý giáo dục để sang kiến của tôi được áp dụng hiệu quả hơn 3. Kiến nghị, đề xuất Để nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau: 24
  6. a, Đối với tổ chuyên môn: - Giáo viên cần thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực học tập và ứng dụng công nghệ thông tin, chia sẻ cùng đồng nghiệp để tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu trong việc dạy và giáo dục học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục hiện nay. - Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để chia sẻ kinh nghiệm hay giữa các GV trong quá trình giảng dạy. Khích lệ giáo viên trong tổ tích cực học tập và sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học hướng tới phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh. b, Đối với lãnh đạo nhà trường: - Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị dạy học. - Tiếp tục tổ chức các chuyên đề, hội thảo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trong nhà trường. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan dự giờ các trường điểm để học tập kinh nghiệm. c, Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo. - Để thực hiện hiệu quả chương trình SGK mới đối với lớp 1 đề nghị Phòng Giáo dục tham mưu điều chỉnh chương trình bậc học Mầm non để đảm bảo sự đồng bộ về chương trình từ bậc Mầm Non lên Tiểu học giúp các em các em ko bị quá sức trong giai đoạn đầu năm học lớp 1. - Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để giáo viên các trường có cơ hội học hỏi lẫn nhau, tích lũy kinh nghiệm, phương pháp, biện pháp giáo dục học sinh áp dụng vào quá trình giảng dạy có hiệu quả cao. 25
  7. Đáp Cầu, ngày 27 tháng 09 năm 2025 Đánh giá, nhận xét của nhà trường Nguyễn Thị Liên 26
  8. PHẦN IV: PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – tập 1,2 - Nhà xuất bản giáo dục 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 - Nhà xuất bản giáo dục 3. Sách mềm Cùng học và phát triển năng lực Lớp 1 - Nhà xuất bản giáo dục 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học – Nội dung tập huấn các Moddun bồi dưỡng dành cho giáo viên. 5. Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 27
  9. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG 1.Thực trạng công tác dạy và tính cấp thiết 1.1 Thuận lợi: II. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải Toán có lời văn lớp 4. 9 1. Giải pháp thứ nhất . 2. Giải pháp thứ hai 11 28
  10. 3. Giải pháp thứ ba . PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Mô tả cách thực hiện 2. Kết quả đạt được 3.Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm PHẦN IV: PHỤ LỤC V. Kiến nghị, đề xuất 1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn 2. Đối với Lãnh đạo nhà trường 3. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP (Liệt kê và đính kèm các văn bản, báo cáo, số liệu về sự tiến bộ của học sinh). PHẦN V: CAM KẾT 29