Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm "Tây tiến" của Quang Dũng

docx 52 trang Giang Anh 26/09/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm "Tây tiến" của Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_pham_chat_nguoi_hoc.docx
  • pdfLữ Thị Phương Lan-THPT Kim Liên-Ngữ văn(1).pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm "Tây tiến" của Quang Dũng

  1. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS biết ứng dụng kiến thức đã học để liên hệ,ứng dụng vào cuộc sống ,hình thành phẩm chất, năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sáng tạo,tự lập,tự tin và có tinh thần vượt khó. b.Nội dung: Viết đoạn văn. c. Sản phẩm: + Nhiệm vụ 1: HS phát biểu bằng lời nói, trình bày trong 1 phút + Nhiệm vụ 2: Câu trả lời của HS bằng đoạn văn theo phương thức nghị luận. d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: 1. Nêu cảm nhận về 1 câu thơ/hình ảnh thơ mà em thấy ấn tượng nhất trong bài (trình bày trong 1 phút). 2. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến. - Bước 2: HS làm việc cá nhân. - Bước 3: HS báo cáo sản phẩm. - Bước 4: GV nhận xét và kết luận 2.3.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 2.3.5.1 Đánh giá chung Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi thấy những phương pháp này giúp các em ngày một tiến bộ. Thành công đề tài đã giúp nâng cao về chất lượng giáo dục của nhà trường. - Qua việc thực hiện đề tài, giáo viên đã giúp cho các em hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động học ở trên lớp, tích lũy được kinh nghiệm học tập cho bản thân, nâng cao ý thức tự giác và tư duy trong học tập. - Chất lượng bài viết có tiến bộ rõ rệt. 2.3.5.2. Kết quả cụ thể * Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau thực nghiệm Sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi có đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng cách cho các em làm bài kiểm tra trong 45 phút. Tiêu chí bài kiểm tra: chúng tôi xây dựng bài kiểm tra dựa trên cơ sở của yêu cầu mục tiêu bài học cần đạt mà giáo án xây dựng theo đúng chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào đề ra. Cụ thể, dạy bài Tây tiến ở SGK Ngữ văn, lớp 12- tập 1. Tiêu chí bài kiểm tra thể hiện được sự phù hợp và đúng đắn, bởi dựa trên mục tiêu 45
  2. yêu cầu bài học của chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chứ không phải do người viết sáng kiến tự đặt ra. Hình thức bài kiểm là trắc nghiệm kết hợp với tự luận, Ðề kiểm tra có 2 phần. Phần 1: Trắc nghiệm; Phần 2: Tự luận (Viết ðoạn vãn). Cách đánh giá bài kiểm tra: - Phần Trắc nghiệm: Những bài làm khoanh đúng các câu hỏi trắc nhiệm sẽ được 1 điểm/1 câu. - Phần Tự luận: nêu được cảm nhận một cách rõ ràng, diên đạt trôi chảy, không mắc lỗi đạt 5 điểm. Bài kiểm tra chấm điểm theo thang điểm 10 và kết quả như sau: Kết quả Kết quả thực nghiệm Điểm Điểm khá Điểm Điểm yếu giỏi (7 - 8đ) TB (<5) Số HS (9 - 10đ) (5 - 6đ) Lớp thực Số lượng 41 15 20 6 0 nghiệm 12A2 % 100 36,58% 48,78% 14,63% 0% Lớp đối Số lượng 41 6 13 16 2 chứng 12A 4 % 100 16,43% 31,7% 39,02% 4,88% Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dựa trên thang điểm giỏi, khá, TB và yếu. Kết quả thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt được kiến thức ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ đạt điểm khá và giỏi chiếm 48,13%; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh điểm khá và giỏi chiếm 88,36%, hơn 4º,23 % so với lớp đối chứng. Điểm trung bình ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới 39.2% và có 4,88% học sinh điểm yếu. Còn lớp đối chứng không có học sinh nào điểm yếu . số học sinh đạt điểm trung bình chiếm tỉ lệ ít trong tổng số học sinh. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định dạy học tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng theo hướng phát triển phẩm chất,năng lực học sinh đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi. * Kết quả về mức độ hứng thú của học sinh sau khi học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo . Để khẳng định giờ học trải nghiệm sáng tạo thực sự có tạo hứng thú , không gây khó khăn cho cho học sinh, chúng tôi đã khảo sát thông qua 3 câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên chúng tôi khảo sát các mức độ: rất thích; thích học; không thích học. Kết quả như sau: Nhìn vào kết quả, bảng khảo sát cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích và thích học khi học tác phẩm chiếm gần 90 %. Điều đó cho thấy việc tăng cường hoạt động trải 46
  3. nghiêm sáng tạo trong dạy học tác phẩm Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng đem lại hiệu quả cao, có tính khả thi. Không rõ Quan Đối tượng Số Rất Thích Không quan điểm khảo sát phiếu thích học thích học điểm khác Lớp 12 C2 18 20 2 1 41 0 43.9% 48,8% 4.9% 2,4% 20 17 2 2 Lớp 12C4 41 0 48,8% 41,4% 4.9% 4,9% PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Sáng kiến đã đưa ra được một số kỹ năng, giải pháp góp phần nâng cao phẩm chất,năng lực người học qua giờ đọc hiểu tác phẩm Tây tiến của Quang Dũng . Từ đó góp phần nâng cao phẩm chất ,năng lực của học sinh , đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra, đáp ứng nhu cầu của thời đại. Quy trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nghiêm túc, tuân theo sự vận động khách quan của nhận thức từ việc lựa chọn đề tài, sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin, xây dựng đề cương, tổ chức thực nghiệm, rút kinh nghiệm, viết sáng kiến. Bố cục của sáng kiến đảm bảo, rõ ràng, rành mạch hướng tới chuẩn của một công trình nghiên cứu khoa học: hệ thống đề mục, cách trích dẫn tài liệu, cách lập thư mục tham khảo Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả trong tiết dạy đọc hiểu tác phẩm Tây tiến (Quang Dũng) ở trường THPT Kim Liên. Các biện pháp góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực này không chỉ thực hiện ở tiết đọc hiểu tác phẩm Tây tiến (Quang Dũng) mà còn có thể áp dụng trong các tiết học Đọc văn với các tác phẩm khác, đây là cơ sở để nâng cao phẩm chất,năng lực môn Ngữ văn và các môn học khác, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục cũng như của thời đại. 2. Đề xuất *Về phía nhà trường:Tăng cương kiểm tra,dự giờ dể động viên,thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. *Về phía tổ chuyên môn:Cần quan tâm đúng mực tới việc vận dụng, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. *Về phía giáo viên cần: - Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh. 47
  4. - Nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh. - Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp bồi dưỡng của từng bài học, môn học. - Trong giờ dạy cần phát huy hết khả năng của mỗi học sinh, tạo cơ hội cho các em được đứng trước tập thể để thể hiện mình, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực, khả năng giao tiếp, ứng xử. - Sau giờ học kiểm tra bài tập đọc hiểu kết hợp với tự luận góp phần củng cố kiến thức cho học sinh. Phương pháp dạy học để nâng cao năng lực, phẩm chất người học giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc ghi nhớ kiến thức đã học đồng thời tìm tòi, mở rộng để vận dụng các kiến thức đã biết. Khi đổi mới phương pháp dạy học, để đảm bảo thành công học sinh phải hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm một cách tích cực và hiệu quả. Để làm được điều đó, vai trò của giáo viên rất quan trong ngay từ khâu giao nhiệm vụ học tập cho đến khi thảo luận, đánh giá, nhận xét trên lớp. Với mỗi nhiệm vụ học tập, GV cần phát huy tính tự giác , tích cực và phối hợp hoạt động của học sinh thật tốt. Dạy học để rèn luyện năng lực phẩm chất,năng lực cho học sinh là một hình thức rất cần triển khai trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay. Vấn đề tôi trình bày trên đây chỉ là một sáng kiến nhỏ nhằm định hướng phát triển phẩm chất,năng lực cho HS qua một tác phẩm thơ hiện đại ở lớp 12. Trong quá trình thiết kế tôi cũng đã cố gắng sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhất với đặc trưng môn học và tiết học, với mong muốn khơi dậy cho các em học sinh tình yêu với môn học. Tuy nhiên, đây chỉ là sáng kiến của cá nhân nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp thiết thực của các đồng nghiệp. 48
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), CT THPT, môn Ngữ văn. 2. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên),Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Ngữ văn cho học sinh THPT. NXB Giáo dục. 4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 12 tập 1 (cơ bản), Nxb Giáo dục. 5. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12, Tập một , Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2017. 6. Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ GD và ĐT. 7. Hoàng Phê (chủ biên) Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, năm 1998 49
  6. PHỤ LỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH SAU TIẾT HỌC THỰC NGHIỆM Họ và tên: Lớp: Hãy khoanh tròn vào ý mà em lựa chọn. 1. Qua tiết học này, em tiếp thu bài được bao nhiêu %? a. >75% b. Từ 50-70% c. <50% 2. Em có cảm thấy hứng thú với tiết học không? a. Rất hứng thú b. Hứng thú c. Bình thường d. Không hứng thú 3. Em thấy cách học theo hướng năng lực như thế này có quá khó với trình độ của bản thân không? a. Khó b. Bình thường c. Dễ d. Quá dễ 4. Với bài học này em thấy GV làm tất cả hay hướng dẫn cho HS chủ động nghiên cứu, lĩnh hội tri thức? a. GV hướng dẫn b. GV làm tất cả 5. Theo em, dạy học theo phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin có cần thiết không? a. Có b. Không c. Bình thường d. Không cần thiết 50
  7. 6. Hoạt động của tiết học có giúp em hiểu rõ nội dung bài học hơn không? a. Có b. Không. KẾT QUẢ PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Câu / Đáp 1 2 3 4 5 6 án a 82 60 2 82 82 82 b 0 20 20 0 0 0 c 0 2 60 0 0 0 d 0 0 0 0 0 0 51
  8. Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH SAU GIỜ HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Các em HS thân mến! Các em vừa trải qua một giờ học có thú vị và bổ ích hay không? Các em hãy nói lên ý kiến của các em về giờ học rồi cho cô biết bằng cách điền thông tin vào các câu hỏi dưới đây nhé! Cô rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em. Cảm ơn các em! THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (nếu có thể): Giới tính: Lớp: Trường: NỘI DUNG Em hãy đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của em nhất. Câu 1. Em có hứng thú với giờ học này không? Rất thích Thích Không thích học Không rõ quan điểm Câu 2: Mức độ tham gia các hoạt động trong giờ học của em như thế nào? Tích cực, chủ động Thụ động Bình thường Không ý kiến Câu 3: Các hình thức tổ chức dạy học trong giờ học em cảm thấy như thế nào? Rất thích Bình thường Thích Không thích 52