SKKN Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

docx 57 trang thulinhhd34 7290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_phat_trien_tu_duy_phan_bien_cua_hoc.docx
  • docBÌA.1.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp phát triển tư duy phản biện của học sinh trong dạy học chủ đề: khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930

  1. A. địa chủ nhỏ và công nhân. B. công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản. C. công nhân, nông dân và tư sản dân tộc. D. công nhân, nông dân và tiểu tư sản. Câu 4. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới từ bên ngoài vào Việt Nam ở đầu thế kỉ XX? A. Nông dân B. Công nhân C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ. D. Sĩ phu yêu nước Câu 5. Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào ở châu Á đã ảnh hưởng đến Việt Nam? A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á B. Nhật Bản và Trung Quốc C. Anh và Pháp D. Ấn Độ và Trung Quốc Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng ? A. Công nhân và nông dân. B. Trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. C. Đại địa chủ và tư sản mại bản. D. Tư sản và địa chủ. Câu 7. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930) đã tác động như thế nào đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam? A. chấm dứt vai trò cách mạng của giai cấp tư sản. B. chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng. C. giai cấp tư sản trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. D. khuynh hướng dân chủ tư sản bước đầu thất bại. Câu 8. Nội dung nào sau đây là điểm khác nhau trong hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX là gì? A. Mục đích đấu tranh. B. Phương pháp đấu tranh. C. Lực lượng tham gia. D. Tư tưởng. 41
  2. Câu 9. Hoạt động đấu tranh nào thể hiện sự quyết liệt của giai cấp tiểu tư sản trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam 1919 – 1925? A. Xuất bản các sách báo tiến bộ. B. Thành lập các đảng phái chính trị của giai cấp mình. D. Khởi nghĩa vũ trang, lật đổ chính quyền tay sai, giành chính quyền. D. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu(1925) và để tang Phan Châu Trinh(1926). Câu 10. So với phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến cuối thế kỉ XIX, khuynh hướng dân chủ tư sản có điểm tiến bộ nào? A. Xác định đúng kẻ thù. B. Muốn giải phóng dân tộc. C. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia. D. Gắn liền cứu nước với cứu dân. Câu 11. Nguyên nhân thất bại cơ bản của khuynh hướng dân chủ tư sản Việt Nam trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 là A. Thực dân Pháp mạnh, ổn định chế độ cai trị ở Việt Nam. B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. C. Quần chúng nhân dân không ủng hộ khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Không đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội. Câu 12. Điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là gì? A. Diễn ra 2 khuynh hướng song song và đấu tranh giành quyền lãnh đạo. B. Khuynh hướng dân chủ tư sản dần bộc lộ hạn chế và thất bại. C. Khuynh hướng vô sản khẳng định ưu thế hơn hẳn, lên nắm quyền lãnh đạo. D. Xã hội phân hóa sâu sắc, tạo điều kiện phát triển cho phong trào cách mạng. Câu 13. Tại sao các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trong những năm 1919 – 1925 lại diễn ra công khai? A. Vì Pháp không quan tâm do không có tác động lớn trong cách mạng Việt Nam. B. Do giai cấp tư sản còn yếu, chưa đủ mạnh để đe dọa sự thống trị của Pháp. C. Chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, mang tính chất thỏa hiệp. D. Nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, có tổ chức chặt chẽ. 42
  3. Câu 14. Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đối với phong trào cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là gì? A. Thống nhất các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất. B. Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài. C. Phải tiến hành đấu tranh vũ trang giành chính quyền. D.Tìm ra một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. Để làm được những bài tập như thế này, HS phải thu thập tri thức từ nhiều nguồn, xâu chuỗi các sự kiện, suy ngẫm, sắp xếp, lập luận, đặt mình vào hoàn cảnh Lịch sử để trình bày theo tư duy của mình HS hoàn toàn được tự do phát biểu suy nghĩ của mình dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết thực tiễn. 43
  4. Chương III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1 Thực nghiệm sư phạm 1.1 Mục đích, đối tượng thực nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đề xuất một số biện pháp phát triển TDPB cho HS để kiểm nghiệm tính khả thi, đánh giá hiệu quả của các biện pháp nói trên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp 12D1 (36 HS) và 12D2 (35HS) tại trường THPT Phạm Công Bình - Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Trong đó lớp 12D1 là lớp thực nghiệm, lớp 12D2 là lớp đối chứng. 1.2 Nội dung, phương pháp thực nghiệm Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm 3 tiết, tương ứng 2 buổi chuyên đề. Chúng tôi đã áp dụng hai kiểu giáo án : - Giáo án thứ nhất: (giáo án lớp đối chứng) không sử dụng các phương pháp phát triển TDPB - Giáo án thứ hai: (giáo án lớp thực nghiệm) áp dụng các phương pháp phát triển TDPB đã đề xuất, trong đó biện pháp chính chúng tôi sử dụng là: tổ chức giờ học thảo luận và tranh luận (buổi học chuyên đề 1); sử dụng phương pháp WebQuest (buổi học chuyên đề 2). Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi chọn đối tượng nhận thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau cả về số lượng HS và trình độ nhận thức. Chúng tôi ra các bài tập về nhà và bài KTĐG kết quả phát triển TDPB đối với HS hai lớp như sau: 1.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm Theo các tiêu chí đó chúng tôi đánh giá, việc sử dụng các biện pháp và tổ chức các giờ học Lịch sử nhằm phát triển TDPB cho HS có tính khả thi và bước đầu có kết quả tốt. Qua việc đọc bài kiểm tra của HS chúng tôi đánh giá một số biểu hiện của TDPB ở HS như sau: 44
  5. Thứ nhất: sự tích cực, hứng thú của HS trong lớp học và khả năng nhận diện, xác định được vấn đề Lịch sử. Biểu hiện này ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt hoàn toàn. - Lớp 12D2 (lớp đối chứng) GV tổ chức dạy học theo kiểu truyền thống phát vấn, đàm thoại giúp HS lần lượt tìm hiểu các nội dung trong SGK. HS học tập với không khí trầm lặng, nhiều HS uể oải,còn nói chuyện trong giờ, chỉ một vài HS phát biểu xây dựng bài. Đối với bài tập và bài kiểm tra, nhiều em chưa hiểu đề bài, không hiểu cách làm, làm bài theo kiểu tóm tắt tài liệu, chép lại tư liệu. - Đối với lớp 12D1 (lớp thực nghiệm), khi nhận được tư liệu, vấn đề nghiên cứu HS đã tích cực, chăm chú đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin và có những thắc mắc hỏi GV trong quá trình đọc tư liệu. Khi tiến hành thảo luận HS rất hăng hái, đưa ra nhiều ý kiến tranh luận sắc xảo, chủ động đứng lên đặt câu hỏi cho bạn, cố gắng giải thích, chứng minh, quyết tâm bảo vệ ý kiến của mình. Khi làm bài kiểm tra phần lớn các em đã hiểu đúng đề bài, xác định được nội dung và cách làm bài tập. Thứ hai, khả năng thu thập và đánh giá thông tin liên quan đến vấn đề. - HS lớp 12D2 (lớp đối chứng) chủ yếu dựa vào SGK, lời giảng của GV. Một số bài tập có tham khảo thông tin trên mạng nhưng các em chưa biết thẩm định và phê phán thông tin, gặp đâu là chép đó. - Bài tập của HS lớp 12D1 (lớp thực nghiệm) tham khảo nhiều nguồn thông tin, đặc biệt nhiều bài làm cho thấy HS đã chọn lọc những thông tin có giá trị, biết cách sắp xếp và xâu chuỗi vấn đề logic. Thứ ba, khả năng lập luận, đánh giá sự kiện, nhân vật Lịch sử. - Biểu hiện này, đa phần HS lớp 12D2 chưa biết cách lập luận và đánh giá nhân vật, sự kiện Lịch sử. Các em chỉ đưa ra được một vài nhận xét và kết luận mang tính chủ quan ,chưa đưa ra được dẫn chứng, căn cứ cho quan điểm của mình. - Ngược lại HS lớp 12D1 có nhiều bài viết với lập luận sắc sảo, có dẫn chứng cụ thể qua các sự kiện, tư liệu. Các em đã đưa ra được ý kiến đánh giá riêng của mình với những lí lẽ, lập luận có căn cứ. 45
  6. Thứ tư, nhận thức Lịch sử của HS rất phong phú. Các em nhìn nhận Lịch sử ở nhiều khía cạnh, từ nhiều góc độ. Đáo ứng được các mức độ câu hỏi nhận thức khác nhau. Thứ năm, HS biết đưa ra ý kiến, suy nghĩ và quan điểm của mình về các vấn đề Lịch sử. Kết quả thu được sau bài kiểm tra đánh giá ở 2 lớp như sau: Lớp SS Làn điểm 0 - >3,5 3,5- >5 5- >6,5 6,5 - >8 Trên 8 SL % SL % SL % SL % SL % 12D2 35 3 8,6 7 20 17 48,6 5 14,3 3 8,6 12D1 36 0 0 3 8,3 7 19,4 14 38,9 12 33,3 Thái độ quan tâm, niềm hứng thú với Lịch sử của HS,ở một góc độ nào đó, HS đã thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với quá khứ và tương lai của của dân tộc. Có ý thức quan tâm tới Lịch sử, nhận thức Lịch sử sâu sắc và tư duy độc lập là biểu hiện cho những phẩm chất của người công dân có trách nhiệm. Đây là lần đầu tiên các em được học tập theo phương pháp, hình thức mới, cách tổ chức dạy học hoàn toàn khác so với trước đó, vai trò của GV và HS hoàn toàn thay đổi. 2. Những kiến nghị và đề xuất Giáo dục Lịch sử ở các trường phổ thông Việt Nam hiện nay vẫn là một vấn đề lớn đòi hỏi xã hội nói chung và những người làm nghề dạy Lịch sử nói riêng phải giải quyết. Đề tài của chúng tôi chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử. Một số khó khăn còn đặt ra Thứ nhất, cơ chế “một chương trình, một SGK”, cùng với cách biên soạn SGK theo lối “thông sử” và thời lượng tiết học quá ít đã đặt ra vấn đề làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa lượng kiến thức khổng lồ trong SGK và thời gian hạn hẹp trên lớp. Điều đó, khiến việc tổ chức những giờ học như: cho HS nghiên cứu 46
  7. làm việc với sử liệu, giờ học tranh luận, thảo luận gặp nhiều khó khăn về thời gian, lựa chọn nội dung, tìm kiếm tư liệu, cơ sở vật chất, kĩ thuật Thứ hai, do quan niệm, cách dạy và học cũ đã ăn sâu vào tư tưởng HS khiến các em thiếu tính chủ động trong suy nghĩ và ghi chép, ngại tranh luận và luôn chờ đợi cho đến cuối buổi học để GV tổng kết và đưa ra một đáp án, kết luận cuối cùng. Thứ ba, cách kiểm tra đánh giá hiện nay chưa đổi mới, đề kiểm tra chung của các sở giáo dục vẫn nặng về kiểm tra đánh giá tri thức. Trước những vấn đề trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau: Về chương trình và SGK: Hiện nay chương trình và SGK đang trở thành rào cản gây khó khăn cho sự chủ động và sáng tạo của GV trong dạy học. Chương trình – SGK nặng về nội dung. SGK cần thay đổi cách viết theo hướng cung cấp nhiều tư liệu (sử liệu gốc, nhân vật, tranh ảnh), trích dẫn nhận định và nhận xét của các nhà sử học một cách đa dạng, tránh viết dài dòng, kể lể, liệt kê chi tiết theo cách tóm tắt lại giáo trình đại học. Nội dung SGK cần chọn lọc là những vấn đề quan trọng, gắn với thực tiễn, thu hút mối quan tâm của HS và xã hội. Về chất lượng đội ngũ GV và quan niệm về mục tiêu, phương pháp dạy học Lịch sử: Chúng ta công nhận có rất nhiều GV Lịch sử dạy tốt, có năng lực chuyên môn và phương pháp tốt, khiến HS yêu thích môn học. Tuy nhiên nhìn chung, GV lớn tuổi vẫn còn quan niệm “dạy học là dạy kiến thức”, vẫn áp dụng lối dạy học “truyền thụ kiến thức”.Tổ chức những chương trình tập huấn GV nhằm thay thế phương pháp giảng dạy “thầy đọc – trò chép” bằng những phương pháp giảng dạy mới lấy “người học làm trung tâm” với sự trao đổi, tranh luận cởi mở, tự do. Cần đưa mục tiêu phát triển TDPB cho HS là một yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy học các bộ môn ở trường phổ thông trong đó có môn LS. Đối với giáo viên dạy lịch sử, cần khuyến khích sự phản biện từ phía HS. Vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS: Nội dung KTĐG phải thay đổi theo hướng kiểm tra năng lực và phẩm chất người học. Đối với môn Lịch sử là nhận thức Lịch sử khoa học và phẩm chất công dân. Xoá bỏ việc KTĐG nhằm vào ghi nhớ, tái hiện kiến thức. 47
  8. KẾT LUẬN Trên con đường xây dựng nền giáo dục tương lai của nước ta, phát triển TDPB cho HS là một yêu cầu thiết yếu. Vai trò của loại tư duy này đã được Bác Hồ đề cập đến tại hội nghị tổng kết thi đua “dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục năm 1963: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do về tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu suy nghĩ, không tin một cách mù quáng từng câu, từng chữ trong sách. Có vấn đề nào chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kì vấn đề gì phải đặt câu hỏi “Vì sao?” Tuyệt đối không nên tuân theo sách vở một cách xuôi chiều, phải suy nghĩ chín chắn”. Môn Lịch sử rất có ưu thế trong việc phát triển TDPB cho HS. Bởi vì kiến thức Lịch sử có đặc trưng là tính quá khứ cho nên nhận thức Lịch sử rất đa chiều và mang tính chủ thể. Mục tiêu quan trọng nhất của các giờ học Lịch sử hướng đến phát triển TDPB là hình thành cho HS “năng lực tư duy bằng chính cái đầu của mình sử dụng cảm tính và tri thức của bản thân chứ không phải là sự bắt chước người khác”. Tuy nhiên, cái khó của dạy học phát triển TDPB hiện nay ở các trường phổ thông là ở việc quan niệm, tư tưởng của GV, họ quen nghĩ mình luôn đúng trước học trò, thậm chí nhiều GV coi việc phản biện của HS là hành vi vô lễ. Thứ nữa là tầm hiểu biết của HS thường bị giới hạn, kĩ năng, ngôn ngữ lập luận chưa tốt, tư duy kiến thức chỉ có ở SGK và thầy nói là đủ Vì vậy, để phát triển TDPB cho HS trước hết GV cần thay đổi quan niệm của mình theo hướng: TDPB là tư duy cần thiết và cần có của con người hiện đại, việc phản biện lẫn nhau giữa HS với HS, giữa HS với GV là bình thường trong dạy học, không nên có suy nghĩ tự cho mình là đúng, mình là GV mình phải là người cầm cân nảy mực, là quan toà quyết định chân lý, đúng sai thuộc về ai. Nhận thức được như vậy, trong dạy học GV phải luôn tạo ra môi trường thân thiện, khuyến khích, khích lệ HS đưa ra ý kiến, phát biểu suy nghĩ của mình, phản biện lẫn nhau và cảm thấy tự tin, hào hứng về cách học tập đó. Về khả năng áp dụng của sáng kiến. Kết quả nghiên cứu của sáng kiến được áp dụng trước hết vào thực tiễn giảng dạy phần lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 cho học sinh lớp 12,ban cơ bản, trường THPT Phạm Công Bình. Sáng kiến còn có thể mở rộng áp dụng đối với toàn khóa trình dạy học lịch sử (Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam) ở trường THPT Phạm Công Bình nói riêng và tất cả các trường phổ thông nói chung. 48
  9. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện nhà trường cần đảm bảo yếu tố về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như phòng học bộ môn, máy chiếu, máy tính - GV dạy học hướng đến phát triển TDPB cho HS có đặc điểm lớn nhất là HS được học tập với tư cách là chủ thể, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và giải quyết các vấn đề đặt ra. Trong giờ dạy học này, vai trò của GV là người đề xướng vấn đề, cung cấp tư liệu và là trung tâm giải đáp các thắc mắc, nghi vấn của HS, là người điển khiển, là trọng tài trong các cuộc tranh luận. - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên, tích cực xây dựng bài trên lớp. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả, cá nhân, tổ chức. Thứ nhất, phát triển TDPB trong dạy học lịch sử có tác dụng trong việc giúp HS trao đổi kiến thức lịch sử một cách chủ động, hiệu quả và chính xác. Khi đánh giá một vấn đề, HS phải có sự hiểu biết sâu sắc, mà con đường chiếm lĩnh tri thức nhanh nhất, chủ động nhất là tự mình tìm kiếm, đọc hiểu và tiếp thu. Phát triển tư duy phản biện cho HS trong dạy học Lịch sử giúp người học luôn có cơ hội khám phá, tìm hiểu, tạo điều kiện cho tư duy hoạt động liên tục và không có điểm dừng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc bồi đắp niềm ham mê học tập ở mỗi HS, tăng cường khả năng tự học của HS. Thứ hai, TDPB trang bị cho HS những kĩ năng cơ bản của tư duy để đưa ra những phán đoán thuyết phục. Trong quá trình giải quyết vấn đề của TDPB, HS phải thực hiện nhiều thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận, lập luận đó là những thao tác tư duy cần thiết trong học tập chung và trong cuộc sống nói riêng. Đồng thời, khi có được TDPB, HS có được nhiều kĩ năng cơ bản cần thiết khác như khả năng giao tiếp tốt, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng phân tích và lập luận. 49
  10. Thứ ba, TDPB giúp hình thành nên những công dân có trách nhiệm xã hội trên nền tảng những nhận thức khoa học. Thứ tư, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới Giáo dục, đào tạo nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng, qua đó hình thành những con người Việt Nam có tư duy độc lập, có nhận thức khoa học và hành động vì sự phát triển cộng đồng. 11. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu : STT Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Phạm Thị Kim Trường THPT Một số phương pháp phát triển tư duy phản Dung Phạm Công biện trong dạy học chủ đề: Khuynh hướng Bình dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930. Yên Lạc, ngày 27 tháng 02 năm 2020. Yên Lạc, ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 24 tháng 02 năm 2020 KT. HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN PHÓ HIỆU TRƯỞNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Nguyễn Hồng Chi Phạm Thị Kim Dung 50
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lịch sử 12 – ban cơ bản, NXB Giáo dục, 2016. 2. Sách giáo khoa lịch sử 11 – ban cơ bản, NXB Giáo dục, 2016. 3. Sách giáo viên lịch sử 12 , NXB Giáo dục, 2016. 4. Sách giáo viên lịch sử 12, NXB Giáo dục, 2016. 5. Một số trang WEP trên Google.com. 6. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông (tài liệu dành cho giáo viên), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 7. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn LS, cấp THPT (lưu hành nội bộ), Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng tự học LS cho HS, Nxb Đại học Sư phạm. 9. Nguyễn Thị Côi (2013), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học LS ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 10. Nguyễn Gia Cầu (2012), “Tôn trọng những ý kiến khác biệt của HS trong quá trình dạy học”, Tạp chí giáo dục, số 283. 11. Nguyễn Hữu Châu (2006), “Đổi mới giáo dục THPT”, Tạp chí khoa hoc giáo dục số 10. 12. Dự án Việt Bỉ (2001), Người giáo viên cần biết, Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 13. Phạm Văn Đồng (1999), Vấn đề giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51
  12. 14. Nguyễn Thị Hoàng Hà (2010), “Rèn luyện năng lực phản biện cho sinh viên trong dạy học các học phần phương pháp chuyên ngành sư phạm mầm non”, Tạp chí giáo dục số 249. 15. Bứt phá điểm thi môn khoa học xã hội: Phần Lịch sử , ThS. Hồ Như Hiển, NXB Hồng Đức, 2018. 16. Chinh phục kì thi THPT QG , PGS-TS Nguyễn Mạnh Hưởng, NXB Sư phạm, 2018. 17. Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội , 2017. 18. Ôn luyện thi trắc nghiệm THPT năm học 2018 môn Lịch sử, PGS - TS Nguyễn Mạnh Hưởng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2018. 19. Nguyễn Thanh Hoàn (2006), “Định hướng đối với người hoc những năm đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Khoa học giáo dục số 10. 20. Phát triển tư duy học sinh trong dạy học LS ở trường phổ thông cấp III 1971-1972 (Tài liệu học tập chuyên đề), Khoa sử Đại học sư phạm Hà Nội I. 21. Nguyễn Thị Diệu Phương (2009), “Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh thái ở trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục, số 214, kì 2, tháng 5. 52
  13. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất sáng kiến 3 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 4 3. Phương pháp để đạt được mục đích của đề tài 5 4. Đối tượng, phạm vi kiến thức 6 5. Bố cục của đề tài 6 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1. Cơ sở lí luận 7 1.1. Tư duy phản biện là gì? 7 1.2 Biểu hiện của tư duy phản biện trong học tập lịch sử 8 1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển tư duy phản biện cho HS trong dạy học lịch sử 10 1.4 Cấu trúc của giờ học lịch sử nhằm phát triển TDPB cho học sinh 11 2. Phản biện trong dạy học ở Việt Nam và quan niệm của giáo viên về TDPB trong dạy học lịch sử 13 3. Thực trạng về nhu cầu và năng lực TDPB của học sinh 14 CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1930 15 1. Vị trí, mục tiêu của chuyên đề 15 2. Kiến thức cơ bản 17 3. Các phương pháp nhằm phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học chủ đề Khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930 29 53
  14. 3.1. Sử dụng tình huống có vấn đề kích thích học sinh tự đặt câu hỏi hoài nghi 29 3.2. Sử dụng phương pháp WebQuest (khám phá trên mạng) giúp HS tìm kiếm, thu thập và đánh giá thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử 31 3.3. Hướng dẫn HS nghiên cứu tư liệu Lịch sử để rèn luyện kĩ năng thẩm định thông tin, phê phán tư liệu 34 3.4. Tổ chức giờ học thảo luận và tranh luận nhằm rèn luyện kĩ năng phản biện cho HS 36 3.5. Sử dụng bài tập và bài kiểm tra nhằm phát triển TDPB 39 Chương III 44 1 Thực nghiệm sư phạm 44 1.1 Mục đích, đối tượng thực nghiệm 44 1.2 Nội dung, phương pháp thực nghiệm 44 1.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 44 2. Những kiến nghị và đề xuất 46 KẾT LUẬN 48 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 49 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 49 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả, cá nhân, tổ chức. 49 11. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu : 50 54