SKKN Dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại

docx 46 trang thulinhhd34 8701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_doc_hieu_doan_trich_vinh_biet_cuu_trung_dai_trich_v.docx
  • doc3. Phieu cham sang kien V2 - Lan.doc
  • doc3. Phieu cham sang kien V2.doc
  • doc4. Bien ban cham va xet duyet sang kien V2 - Lan.doc
  • docBìa.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docxtài liệu.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại

  1. - HS trình bày, trao đổi, thảo luận Long 1516 - 1517 dưới đời vua Lê - GV chốt kiến thức Tương Dực. * GV cho HS thảo luận: * Thể loại: Có ý kiến cho rằng: “Văn bản thuộc thể - Bi kịch lịch sử. bi kịch”. Ý kiến khác lại khẳng - Lịch sử là điểm tựa để khai thác bi định: “Văn bản là kịch lịch sử”. Ý kiến kịch của người nghệ sĩ tài hoa. của em?. * Tóm tắt: SGK. * GV yêu cầu nhóm 3 trình bày phần * Vị trí đoạn trích: chuẩn bị ở nhà: sơ đồ tư duy tóm tắt tác - Phần kết, hồi V, gồm 9 lớp kịch phẩm và nêu vị trí đoạn trích: B. Đọc hiểu văn bản “Vĩnh biệt Cửu - Văn bản thuộc phần nào của vở kịch? Trùng Đài” * GV hướng dẫn HS đọc phân vai bằng 1. Đọc: việc cho xem một trích đoạn ngắn của vở kịch và hướng dẫn HS đọc theo đúng giọng điệu vai mình đượcnphân: * GV hướng dẫn HS xác định mâu 2. Mâu thuẫn: thuẫn, xung đột trong văn bản: - Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và GV đưa câu hỏi yêu cầu HS trao đổi, nhân dân: Đến hồi V, mâu thuẫn đã trở trả lời: Dựa vào sơ đồ tư duy (nhóm 3), thành cao trào: Trịnh Duy Sản dấy binh em hãy chỉ ra các tuyến nhân vật trong nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản văn bản? giết Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ tự sát, - GV chia lớp thành 3 nhóm (nhóm 1: giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, vua chúa, nhóm 2: Vũ Như Tô, nhóm thiêunhủynCửunTrùngnĐài ) 3: dân chúng). GV yêu cầu thay lời - Mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật nhân vật để trình bày quan điểm về vấn của người nghệ sĩ với lợi ích thiết thực đề: nên hay không nên xây dựng Cửu của nhân dân: Mâu thuẫn này không Trùng Đài? Qua đó, học sinh nêu thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát. Chân những mâu thuẫn, xung đột trong văn lí vừa thuộc về Vũ Như Tô, vừa thuộc bản? Mối quan hệ giữa các mâu thuẫn về nhân dân. đó? Nếu là tác giả, em có khai thác -> Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật những mâu thuẫn đó không? Vì sao? thiết và có tác động lẫn nhau. * GV yêu cầu HS chỉ ra sự phát triển mâu thuẫn trong văn bản? Vũ Như Tô mang hoài bão “tranh tinh xảo với hóa công”, rất tin vào tài năng xuất chúng của mình. Ông đã không đếm xỉa đến nỗi khốn khổ của dân chúng. Ông trở thành kẻ đối địch của 31
  2. họ. Ở hồi V, dân chúng tập trung tập trung sự căm phẫn vào Vũ Như Tô, Đan Thiềm hơn là việc tiêu diệt bạo chúa Lê Tương Dực. Xung đột kịch mỗi lúc một căng thẳng, gay gắt thể hiện qua thái độ, ngôn ngữ, hành động của mỗi nhân vật. Tiết 2: 2. Nhân vật Vũ Như Tô * GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu - Không trốn, tin mình “quang minh nhân vật Vũ Như Tô và nhân vật Đan chính đại”, “không làm gì nên tội”. Thiềm qua việc phân tích ngôn ngữ và - Kiên quyết không trốn. hành động kịch: - Lo lắng cho Cửu Trùng Đài. * GV phát vấn đàm thoại với HS qua - Tin rằng mình vô tội. hệ thống câu hỏi gợi mở: - Giận dữ trước thái độ, hành động của - Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật quân khởi loạn, Ngô Hạch, trước thái Vũ Như Tô? độ, hành động hạ mình của Đan Thiềm. - So sánh bi kịch của Vũ Như Tô với bi - Đau đớn, buông lời vĩnh biệt Đan kịch của nhân vật Hộ? Thiềm - Nét tính cách nổi bật của Vũ Như Tô - Vũ Như Tô cũng có thể thoát chết nếu là gì? Tính cách ấy thể hiện quan điểm nghe lời khuyên của Đan Thiềm là bỏ gì của tác giả? trốn bởi sự lựa chọn ở lại sống chết với - Hành động quyết ở lại với Cửu Trùng Cửu Trùng Đài đều xuất phát từ suy Đài của Vũ Như Tô thể hiện quan điểm nghĩ và mộng đẹp của người nghệ gì ở nhân vật này? Quan điểm của Vũ sĩ “Ta chỉ có một hoài bão là tô điểm Như Tô thể hiện tư tưởng gì của tác đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giả? giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”. Hành động của Vũ Như Tô ở hồi V, thể hiện khuynh hướng tính cách của nhân vật này là người nghệ sĩ có nhân cách, hoài bão đẹp nhưng chính Vũ Như Tô lại là nạn nhân của chính mình khi mang những ảo tưởng nghề nghiệp; có khát vọng nghệ thuật chính đáng song đặt nhầm - Câu than trước khi ra pháp trường của chỗ và chọn lầm thời; là một người Vũ Như Tô: “Ôi mộng lớn! Ôi Cửu nghệ sĩ tài hoa song lại không nhận ra được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, không nhận ra được đối 32
  3. Trùng đài! Ôi Đan Thiềm!” thể hiện tượng phản ánh và phục vụ của nghệ tâm trạng gì của Vũ Như Tô? thuật chính là nhân dân. * GV cho HS thảo luận thêm về nhân - Vũ Như Tô không nhận ra sai lầm của vật Vũ Như Tô: bản thân, hi vọng An Hòa Hầu sẽ tha - Nỗi đau vỡ mộng của bi kịch Vũ Như để ông xây tiếp Cửu Trùng Đài. Tô thức tỉnh ở chúng ta điều gì? - Cửu Trùng Đài bị đốt phá, Vũ Như - Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất Tô bừng tỉnh, cảm thấy đau đớn, kinh bại của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô bị giết, hoàng “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Cửu Trùng Đài bị đốt) là gì? - Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài - Trình bày ý kiến của em về nhân vật năng, nhân cách, có hoài bão khát vọng Vũ Như Tô: Vũ Như Tô đáng khen hay cao đẹp. Một người nghệ sĩ mang bi đáng trách? Vì sao? kịch. 3. Nhân vật Đan Thiềm - Lo lắng hơn cho Vũ Như Tô, tha thiết * GV cho HS thảo luận về vấn đề: khuyên thậm chí giục giã Vũ Như Tô trốn đi “Ông trốn đi, mau lên, khổ - Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật lắm”. Đan Thiềm? Phân tích chi tiết? So sánh nhân vật Đan Thiềm với những cung - Lời lẽ khuyên Vũ Như Tô mỗi lúc nữ khác? một thiết tha, khẩn khoản hơn -> mức độ yêu cầu càng lúc càng tăng, chắp tay - Đan Thiềm là nhân vật đáng thương lạy, van xin Vũ Như Tô đi trốn. không? - Khi biết Vũ Như Tô không thể trốn - - Có phải Đan Thiềm là cung nữ sống > khóc. xa hoa nên không quan tâm đến đời sống của nhân dân, khuyên Vũ Như Tô - Xin đổi mạng sống của mình để cứu xây dựng Cửu Trùng Đài ? Vũ Như Tô, khi biết không thể cứu nổi Vũ Như Tô buông lời vĩnh biệt: “Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt”. - Đan Thiềm là người trân trọng, đam mê cái tài, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, nhà văn gọi là “Bệnh Đan Thiềm”. - “Bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp. Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. Người đam mê cái tài, người bạn tri âm tri kỉ của Vũ Như Tô. 4. Kết thúc: 33
  4. Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô bị giải ra pháp trường. Nỗi đau của người * GV hướng dẫn HS tìm hiểu kết thúc nghệ sĩ có tài năng và khát vọng. Mâu của vở kịch: thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và thực - HS trả lời. tế đời sống. - GV nhận xét, chốt ý. * GV cho HS thảo luận các vấn đề: - Thông điệp được gửi gắm trong văn bản còn phù hợp với hiện tại không? Quan điểm của riêng em? - Liệu Vũ Như Tô khi ra pháp trường đã tự trả lời được cho mình câu hỏi “ta tội gì?” hay vẫn một câu trả lời không thay đổi “Vô lí. Ta không có tội”? - Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong tựa đề: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Dựa vào đoạn trích, anh (chị) hãy lí giải điều mà nhà văn gọi là “Bệnh Đan Thiềm”? - Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đặt ra một vấn đề có ý nghĩa muôn thuở của con người. Theo em, vấn đề III. Tổng kết: đó là gì? Tác giả thể hiện thái độ gì đối 1. Nghệ thuật: với Vũ Như Tô và Đan Thiềm? - Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, * GV hướng dẫn HS tổng kết: hành động dồn dập đầy kịch tính. - GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS - Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, hoàn thành tại lớp. nhịp điệu lời thoại nhanh. - Tính cách tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động. - Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch. 2. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thưở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ 34
  5. tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập * GV phát phiếu học tập cho học sinh nhóm 1, nhóm 2 và yêu cầu: - Những hình tượng nghệ thuật nào được thể hiện trong đoạn trích? - Hình tượng nghệ thuật đó được biểu hiện ra sao ? - Qua hình tượng nghệ thuật đó, Nguyễn Huy Tưởng thể hiện cái nhìn như thế nào về cuộc sống và con người ? - Những hình tượng nghệ thuật đó có sức hấp dẫn với em không? Vì sao? * GV phát phiếu học tập cho nhóm 3 và 4: - Chỉ ra những tuyến nhân vật chính trong văn bản? - Mối quan hệ giữa các nhân vật đó? - Vẽ sơ đồ tư duy tái hiện hệ thống nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản. Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng/vận dụng * GV hướng dẫn HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. - Vở kịch kết thúc như thế nào? - Thông điệp của văn bản là gì? - Suy nghĩ của em về lời đề từ của tác phẩm? Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng, đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể: - GV yêu cầu học tìm đọc/ xem toàn bộ vở kịch “Romeo và Juliet” của Wiliam Shakespeare và vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng - HS viết bài thu hoạch ngắn khoảng 200 từ, bàn về một trong các vấn đề sau: + Bạn đã từng có những cảm xúc như Romeo và Juliet chưa? Nếu ở trong cảnh ngộ như họ thì em sẽ làm gì? + Vì sao câu chuyện tình yêu của Romeo và Juliet đã xảy ra cách chúng ta nhiều thế kỉ mà vẫn còn làm rung động trái tim các thế hệ bạn đọc? + Sự gặp gỡ và những khám phá riêng về người nghệ sĩ của Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng qua nhân vật Hộ trong “Đời thừa” và nhân vật Vũ Như Tô trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được tôi áp dụng trong chương trình giảng dạy Ngữ văn 11 khi dạy đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng, tại trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2019 - 2020. 35
  6. Sáng kiến có thể áp dụng đối với học sinh khối 11 trên phạm vi toàn tỉnh và toàn quốc khi dạy đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng (Chương trình giảng dạy Ngữ văn 11). 8. Những thông tin cần được bảo mật: 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những nhu cầu bày tỏ tình cảm, ước muốn của mình với thầy cô, cha mẹ và bạn bè. - Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên cần thấu hiểu học sinh của mình nhiều hơn, coi các em như những người bạn để lắng nghe chính kiến từ các em. Không nên áp đặt những suy nghĩ của mình cho các em và yêu cầu các em phải thực hiện theo. Làm như vậy là đánh mất đi khả năng sáng tạo cũng như khả năng bày tỏ của học sinh khiến các em càng ngày càng trở nên thụ động hơn. Giáo viên cần tổ chức nhiều chương trình kết nối mình với học sinh và kết nối phụ huynh với học sinh nhiều hơn nữa ngoài những chương trình giảng dạy trên sách vở. - Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần chủ động trong bày tỏ suy nghĩ và chính kiến của mình để có tiếng nói chung, sự thấu hiểu giữa thầy cô, cha mẹ và các em học sinh, giúp quá trình học tập và rèn luyện ngày càng tốt hơn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy ở hai lớp 11A1, 11A2 và bước đầu đã thấy có kết quả khả quan. - Đối với các em học sinh lớp 11A2, học sinh lớp đại trà đa số các em học sinh học lực trung bình khá, chưa có nhiều học sinh ý thức tự giác trong học tập. Giờ học kịch lại là giờ học khô khan hơn các giờ học tác phẩm thơ hoặc văn xuôi. + Tuy nhiên: Học sinh tỏ ra rất hào hứng với việc đọc phân vai. Khi được giáo viên giao cho nhập vai Đan Thiềm, Vũ Như Tô Học sinh thể hiện tương đối tốt. Qua đó, các em phần nào cũng nhận thấy được đọc phân vai có vai trò quan trọng khi bước đầu tiếp cận tác phẩm. 36
  7. + Với các câu hỏi khơi gợi vào tình huống kịch: thực sự lôi kéo được sự chú ý của học sinh. Bởi đây là lúc các em được bày tỏ quan điểm của mình về một nhân vật văn học. Với 12 câu hỏi theo từng mức độ dễ đến khó rất phù hợp với các đối tượng học sinh. Học sinh hào hứng hơn với giờ học bởi học sinh nào cũng có thể tham gia trả lời các câu hỏi trong bài học. + Với hoạt động phân tích, cắt nghĩa, bình giá: Học sinh rất chú ý. Bởi đây, là trọng tâm chính của bài học, là lúc học sinh được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc theo nhân vật trong tác phẩm. + Hoạt động đàm thoại: Học sinh hoạt động theo nhóm, trình bày suy nghĩ, đánh giá của mình về nhân vật, ý đồ tư tưởng của tác giả, có liên hệ, so sánh đối chiếu với các tác phẩm như vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và tác phẩm văn xuôi “Chữ người tử tù”của nhà văn Nguyễn Tuân. - Đối với các em học sinh lớp 11A1, tôi nhận thấy hầu hết các em có ý thức học tập. Tuy nhiên, giờ học kịch thường không được các em coi trọng. Một phần do đặc trưng giờ học khô khan hơn các tác phẩm văn học khác, một phần trong các đề thi tuyển sinh thường ít khi có câu hỏi về kịch. Tuy nhiên, khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp cụ thể, tôi nhận thấy: + Với việc đọc phân vai: Học sinh rất hào hứng bởi các em có khả năng đọc tương đối tốt. Học sinh đều nhận thấy rằng đọc phân vai có vai trò quan trọng khi tiếp cận tác phẩm kịch cũng như với các tác phẩm văn học khác. + Với các câu hỏi khơi gợi vào tình huống kịch: Học sinh rất quan tâm, muốn tìm hiểu. + Với hoạt động phân tích, cắt nghĩa, bình giá: Học sinh rất chú ý. Bởi đây, là trọng tâm chính của bài học, là lúc học sinh được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc theo nhân vật trong tác phẩm. Qua đó, các em phần nào hiểu được tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng khi nhắc đến mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, vai trò, trách nhiệm của người nghệ sĩ. + Hoạt động đàm thoại: Học sinh tương đối thoải mái khi phát biểu ý kiến có đưa ra nhiều so sánh, liên hệ với các tác phẩm văn chương khác. Chẳng hạn như các em đã hoàn thành rất tốt việc thảo luận, liên hệ so sánh: Hai nhân vật Đan Thiềm và Viên quản ngục. Họ giống nhau: Yêu cái đẹp, trân trọng người tài, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Hoàn cảnh đau khổ của Viên quản ngục: sống trong đống cặn bã, nơi ngự trị của cái ác, cái xấu, là một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ Đan Thiềm: cung nữ bị bỏ rơi, khổ sở đau đớn vì cái tài, cái đẹp. Cả hai nhân vật được xây dựng với bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản. Đời sống nội tâm được miêu tả phong phú, thể 37
  8. hiện tài năng của tác giả. Xây dựng mâu thuẫn căng thẳng, giàu kịch tích, gắn với những hình tượng có ý nghĩa biểu tượng cao (chữ, Cửu Trùng Đài). Học sinh cũng chỉ ra được điểm khác nhau giữa hai nhân vật. Viên quản ngục: Là quản ngục chức cao, yêu cái tài, cái đẹp, đạt được sở nguyện là xin chữ ông Huấn Cao. Trong mối quan hệ với Huấn Cao, ông đối lập về vị thế xã hội nhưng sau đó trở thành tri âm tri kỷ ở bình diện nghệ thuật.Viên quản ngục được khắc họa không chỉ qua đối thoại, hành động mà còn qua ngoại hình, ngôn ngữ độc thoại. Quản ngục được đặt trong mối xung đột và cuối cùng được triệt tiêu. Qua nhân vật quản ngục, nhà văn bày tỏ thái độ ngợi ca cái đẹp. Còn Đan Thiềm là cung nữ, yêu cái đẹp mà chết, lụy vì tài; Trong quan hệ với Vũ Như Tô, Đan Thiềm là kẻ đồng bệnh tương liên, đều yêu cái đẹp, đều hứng chịu bi kịch trở thành tri âm tri kỷ nhưng nhận thức của hai nhân vật khác nhau. Ngoài ra, học sinh còn thảo luận rất sôi nổi về tư tưởng của Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng gửi gắm qua hai nhân vật Huấn Cao và Vũ Như Tô. Tôi cũng đã tiến hành một điều tra nhỏ sau khi kết thúc giờ học để khảo sát về mức độ yêu thích của các em sau khi bài học kết thúc. - Kết quả cụ thể như sau: Thú vị Bình thường Không thích Lớp SLHS SL % SL % SL % 11A1 36 33 91.7 3 8.3 0 0 11A2 37 30 81.9 6 16.2 1 1.9 Từ kết quả trên tôi nhận thấy: Học sinh khá thích thú với giờ học kịch, có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi cũng cho học sinh làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả bài học: - Kết quả cụ thể: Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp SLHS SL % SL % SL % SL % SL % 11A1 36 12 33.3 15 41.7 9 25 0 0 0 0 11A2 37 5 13.5 20 54.1 10 27 2 5.4 0 0 Như vậy, căn cứ vào kết quả cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy các biện pháp đưa ra trong giờ học kịch đã có hiệu quả rõ rệt. 38
  9. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Quá trình dạy thực nghiệm, tôi có mời các đồng nghiệp dự giờ và đánh giá góp ý để nhìn nhận lại mức độ thành công của những giải pháp mình đề ra trong sáng kiến. Kết quả thu được có 2/5 đồng chí giáo viên nhóm chuyên môn đánh giá giờ dạy Giỏi, còn 3/5 đồng chí đánh giá giờ dạy Khá. Rõ ràng, những phương pháp tôi đưa ra trong bài dạy là hợp lý và đạt hiệu quả cao. Kiểu giờ học đối thoại thực sự là một giờ học tích cực, một hướng đổi mới đúng đắn về phương pháp. Giờ học Văn càng đòi hỏi được tổ chức dưới hình thức đối thoại bởi những đặc trưng của bộ môn (vừa là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật) và chức năng của văn học với “Trường các khả năng tác động” của nó. “Văn chương có khả năng thanh lọc tâm hồn và nhân đạo hóa con người”. Tiếp cận đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” theo hướng đối thoại sẽ dẫn học sinh đến tiếp cận tác phẩm một cách sâu sắc, có hiệu quả, các em dễ dàng đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, lĩnh hội những giá trị cao đẹp và đồng vọng cùng tác giả. Việc dạy học Văn không chỉ dừng lại ở trang bị kiến thức mà còn tăng hứng thú ở học sinh, thôi thúc sự tìm tòi. Người đọc đến với kịch của Nguyễn Huy Tưởng để chiêm nghiệm những bài học về cuộc sống. Vẻ đẹp của tác phẩm sẽ soi rọi tâm hồn người đọc và cho họ thêm sức mạnh hướng tới tương lai. 11. Danh sách tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT nhân áp dụng sáng kiến Trung tâm GDNN - GDTX Giảng dạy chương trình 1 Tổ GDTX Yên Lạc, huyện Yên Lạc, Ngữ văn 11 tỉnh Vĩnh Phúc Các giáo viên Nguyễn Kim Oanh 2 dạy môn Ngữ Giảng dạy chương trình Đường Thị Huệ văn trong trường Ngữ văn 11 39
  10. Yên Lạc Yên Lạc Yên Lạc ngày 20 tháng 03 năm 2020 ngày 20 tháng 03 năm 2020 ngày 20 tháng 03 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Nguyễn Thị Ngọc Lan MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Tên sáng kiến 3 3 Tác giả sáng kiến 3 4 Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến 3 5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 40
  11. 6 Ngày áp dụng sáng kiến 3 7 Mô tả bản chất của sáng kiến 3 7.1 Đôi nét về dạy đọc hiểu văn bản văn học theo hướng đối thoại 4 7.2 Văn bản kịch trong nhà trường phổ thong 6 7.3 Khái quát vở kịch “Vũ Như Tô” và đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu 9 Trùng Đài” - Nguyễn Huy Tưởng 7.4 Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy đoạn trích “Vĩnh 11 biệt Cửu Trùng Đài ”(Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng 7.5 Các biện pháp dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng 13 Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại 7.6 Hoạt động minh họa dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu 25 Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại 8 Những thông tin cần được bảo mật 36 9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 36 10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 36 dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 37 dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 39 dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 11. Danh sách tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp 40 dụng sáng kiến lần đầu Tài liệu tham khảo 41
  12. PHỤ LỤC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI KHI DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng 42