SKKN Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

docx 24 trang thulinhhd34 5362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_van_ban_ai_da_dat_ten_cho.docx
  • docxBìa sáng kiến kinh nghiệm.docx
  • docxMẫu đơn đề nghị SKKN.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp dạy học tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

  1. C. Phương pháp tiến hành - Phân tích, tổng hợp. - Quan sát trực quan. - Đọc văn bản theo đặc trưng thể loại kí. - Đàm thoại, thảo luận nhóm. - Cho học sinh xem hình ảnh, video về dòng sông Hương, xứ Huế D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới * Dẫn vào bài: – GV cho HS nghe một bài hát về sông Hương. – HS thực hiện các yêu cầu sau: + Dòng sông nào được nhắc đến trong lời bài hát? Có những địa danh nào được nhắc đến ở đây? + Ghi lại những từ ngữ những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc về sông đó. + Qua những từ ngữ đó, trình bày cảm nhận về dòng sông này => Dòng sông Hương được nhắc đến. Địa danh: Huế Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc: Ai đặt tên, người đi nhớ Huế không quên Dòng sông đẹp, gợi nhớ thương về Huế. + GV kết nối để giới thiệu về tác phẩm: Nếu con sông Đà trữ tình và hung bạo gắn liền với ngòi bút tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân, thì dòng sông Hương êm đềm của xứ Huế mộng mơ lại hết sức sinh động dưới ngòi bút giàu chất trí tuệ và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hai nhà văn, hai dòng sông nhưng cùng chung một nỗi niềm yêu tha thiết cảnh săc thiên nhiên gắn liền với lịch sử dân tộc. Ở bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu dòng sông Đà qua những trang viết độc đáo của Nguyễn Tuân, hôm nay, ta cùng nhau đi khám phá những vẻ đẹp kì thú của dòng Hương Giang qua trích đoạn “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nội dung tích hợp I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ? Em hãy trình bày những - Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm chính về cuộc đời và 1937 tại Huế. SNVH của nhà văn HPNT? - Là một trí thức yêu nước có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. 11
  2. - Là một trong những nhà văn chuyên viết về bút kí. - Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. - Các tác phẩm chính: Rất nhiều ánh lửa (1979), Hoa trái quanh tôi (1995), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Ngọn núi ảo ảnh (1999) Đặc biệt là những trang viết về Huế. 2. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? ? Nêu những hiểu biết của - Tiêu đề: giàu chất thơ. em về tác phẩm này? - Thể loại: Tùy bút. - Đề tài: Viết về sông Hương và xứ Huế. - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. 3. Đoạn trích - Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích ? Xác định vị trí, bố cục trong SGK là phần thứ nhất. của đoạn trích? - Bố cục: Hình tượng sông Hương được tác giả khám phá ở ba góc độ: + Sông Hương ở góc độ địa lí. + Sông Hương ở góc độ văn hóa. + Sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên a. Vẻ đẹp của sông 12
  3. Hương ở thượng nguồn ? Ở thượng nguồn, sông - Sông Hương nhìn từ cội nguồn là Tích hợp với môn Hương được tác giả miêu dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc Địa lí 12: Bài 6 tả như thế nào? Để làm nổi với dãy Trường Sơn, tựa như “một tiết 1 “Đất nước bật được vẻ đẹp ấy nhà văn bản trường ca của rừng già” với nhiều đồi núi”; đã sử dụng những hình hai nét tính cách trái ngược: Bài 9,10: Thiên ảnh, chi tiết, những liên + Lúc mang một sức sống mãnh nhiên nhiệt đới ẩm tưởng và thủ pháp nghệ liệt, dữ dội và bí ẩn “rầm rộ giữa gió mùa. thuật nào? Nét riêng trong bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua HS quan sát bản lối viết kí của tác giả? những ghềnh thác, cuộn xoáy như đồ Việt Nam và Nhóm 1 cử đại diện trình cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. thủy trình sông bày. + Lúc lại dịu dàng và say đắm Hương. HS khác lắng nghe. “giữa những dặm dài chói lọi màu GV nhận xét, chốt ý. đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. + Như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. + Trở thành người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở. Ngôn ngữ tạo hình, gợi tả chính xác đặc điểm của sông Hương ở thượng lưu với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, man dại, vừa trữ tình say đắm lòng người. Nhà văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa, khéo léo so sánh sông Hương như một sinh thể sống động. * Tiểu kết: sông Hương ở đầu nguồn có một sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng rất dịu dàng và say đắm. b. Vẻ đẹp của sông - Sông Hương được nhìn trong mối Tích hợp Địa lí: Hương ở đồng bằng và quan hệ với kinh thành Huế: chỉ trên bản đồ ngoại vi thành phố + Sông Hương trở thành người tình thủy trình sông ? Sông Hương ở đồng bằng dịu dàng và thủy chung của cố đô. Hương. và ngoại vi thành phố bộc + Đó là một dòng chảy sống động lộ những phẩm chất nào qua những địa danh khác nhau của 13
  4. trong ngòi bút của tác giả? xứ Huế: Hiệu quả? * Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy Nhóm 2 cử đại diện trình hoa dại, sông Hương như cô gái đẹp bày. ngủ mơ màng. HS khác lắng nghe. * Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương GV nhận xét, chốt ý. như nàng tiên được đánh thức, bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng liên tục, khi vòng đột ngột, khi uốn mình theo những đường cong thật mềm và khi vẽ một hình cung thật tròn, * Màu sắc thay đổi: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. * Sông Hương có vẻ đẹp trầm mặc GV tích hợp kiến khi qua bao lăng tẩm, đền đài, rồi nó thức văn hóa, bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi giáo dục công gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ dân về giữ gìn di ngân nga sản văn hóa: lăng -> Bằng bút pháp kể và tả được kết tẩm, đền đài hợp nhuần nhuyễn và tài hoa, nghệ thuật nhân hóa, so sánh tác giả miêu tả vẻ đẹp sông Hương như triết lí, như cổ thi. c. Vẻ đẹp sông Hương khi - Trước khi giáp mặt: vui tươi hẳn GV tiếp tục chảy trong lòng thành phố lên. hướng dẫn cho Huế - Khi giáp mặt: uốn một cánh cung HS xem trên bản ? Khi chảy vào thành phố thật nhẹ, như một tiếng vâng không đồ đoạn sông Huế, Sông Hương có nét nói ra của tình yêu. Hương chảy khác biệt gì? Phát hiện của - Chảy trong lòng thành phố: chậm trong lòng thành tác giả về nét riêng, độc như điệu slow tình cảm dành riêng phố Huế. đáo của dòng sông cho cho Huế. (Tích hợp Địa lí) thấy những điều gì trong - Sông Hương có những nét tương tình cảm của tác giả với xứ đồng với những dòng sông nổi tiếng Huế và dòng sông? trên thế giới: sông Xen của Pa-ri, Nhóm 3 cử đại diện trình sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét bày. nhưng sông Hương chỉ dành riêng HS khác lắng nghe. cho Huế. 14
  5. GV nhận xét, chốt ý. - Sông Hương trở thành người tài GV tích hợp kiến nữ đánh đàn lúc đêm khuya, toàn thức văn hóa, đời bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã sống cho HS xem được sinh thành trên mặt nước của clip ca Huế, nhã dòng sông này nhạc cung đình -> Bằng lối hành văn lịch lãm, tài Huế (được hoa, tác giả cho thấy sông Hương UNESSCO công như người con gái đẹp, chung thủy, nhận là di sản dịu dàng; cũng cho thấy tình yêu, văn hóa phi vật niềm tự hào của tác giả dành riêng thể của nhân cho xứ Huế và sông Hương. loại) Tích hợp môn GDCD giáo dục trách nhiệm đối với việc giữ gìn di sản văn hóa. d. Vẻ đẹp sông Hương khi - Lưu luyến ra đi giữa màu xanh bếc GV gợi mở để rời khỏi kinh thành Huế của tre, trúc giáo dục nếp sống ? Khi rời khỏi thành phố - Không muốn rời xa thành phố: đột văn minh, thanh Huế, sông Hương có nét ngột đổi dòng, rẽ ngoặt để gặp lại lịch. đặc trưng gì? thành phố lần cuối. Đó là nỗi vấn Nhóm 4 cử đại diện trình vương, chút lẳng lơ kín đáo của tình bày. yêu. HS khác lắng nghe. - Sông Hương (như nàng Kiều) chí GV nhận xét, chốt ý. tình trở lại tìm gặp thành phố (như Kim Trọng) để nói lời thề trước khi về với biển cả. * Tiểu kết: Với lối viết kí lịch lãm, tài hoa, mê đắm, kết hợp giữa tả và kể cùng những lời bình luận, nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp của sông Hương hòa lẫn vào thiên nhiên khi ở đầu nguồn, ở đồng bằng và đặc biệt gắn bó với thành phố Huế. 2. Vẻ đẹp sông Hương - Trong mối quan hệ nghiêm trang Tích hợp với dưới góc độ lịch sử và văn này, sông Hương mang vẻ đẹp của Lịch sử: Lịch sử hóa: một bản hùng ca ghi dấu những thế lớp 12- Bài 16: a. Vẻ đẹp sông Hương kỉ vinh quang: Phong trào giải 15
  6. trong mối quan hệ với lịch - Thời vua Hùng là dòng sông biên phóng dân tộc và sử dân tộc: thùy xa xôi của đất nước. Tổng khởi nghĩa ? Những chi tiết nào cho - Thời Nguyễn Trãi (TK XV): “Nó Cách mạng tháng thấy tác giả miêu tả sông được ghi là Linh Giang” (dòng Tám (1939-1945); Hương gắn với những sự sông thiêng). Bài 22: Hai miền kiện lịch sử? - Thời Nguyễn Huệ (TK XVIII), nó đất nước trực tiếp vẻ vang soi bóng kinh thành Phú chiến đấu chống Xuân. đế quốc Mĩ. - TK XIX, nó đọng lại đến bầm da, tím máu: “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa”. - Thời đại của Cách mạng tháng Tám ghi dấu bao chiến công rung chuyển. - Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968. Sông Hương – chứng nhân của lịch sử, gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc, là bản hùng ca tấu lên bao chiến công. b. Vẻ đẹp sông Hương * Sông Hương - Dòng chảy của âm Tích hợp với âm được khám phá dưới góc nhạc. nhạc độ văn hóa - Sông Hương trở thành người tài ? Vẻ đẹp sông Hương được nữ đánh đàn lúc đêm khuya. khám phá dưới góc độ văn - Nó được ví như người nghệ nhân hóa như thế nào? già gần thế kỉ chơi đàn. Bằng ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm mạnh mẽ, tác giả mang đến cho người đọc một sự bồi hồi, xao xuyến. * Sông Hương- Dòng chảy của thi ca: Đó là dòng thơ không lặp lại mình: - Trong cái nhìn tinh tế của Tản ? Vẻ đẹp của sông Hương Đà: “Dòng sông trắng- lá cây xanh” được khám phá như thế (Chơi xuân-Tản Đà) nào? Những đặc sắc và nét - Trong khí phách của Cao Bá 16
  7. riêng trong cách viết của Quát: như kiếm lập thanh thiên (như tác giả? kiếm dựng trời xanh) rất hùng tráng - Trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan đó là nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng. - Trong thơ Tố Hữu thì đột ngột GV đọc cho HS thành sức mạnh phục sinh của tâm nghe bài thơ hồn. Tiếng hát sông - Trong thơ Thu Bồn lại là con Hương của Tố sông tình tứ: “Con sông dùng dằng, Hữu. con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” * Tiểu kết: Hình tượng sông Hương được cảm nhận từ nhiều góc độ làm nên vẻ đẹp đa dạng, phong phú của dòng sông. 3. Ý nghĩa “Ai đã đặt tên “Dòng sông ai đã đặt tên ? GV cho HS xem cho dòng sông ?” Để người đi nhớ Huế không clip về huyền ? Em hãy kể lại huyền quên?” thoại dòng sông thoại về cách lí giải nguốn - Kết thúc bài kí bằng cách lí giải Hương. gốc tên của dòng sông về cái tên của dòng sông – sông Hương? thơm. - Bài kí mở đầu bằng một câu hỏi đầy trăn trở “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” tạo trí tò mò gây hứng thú cho người đọc và những dòng cuối của tác phẩm, tác giả đưa ra câu trả lời độc đáo: “Có một huyền thoại kể lại rằng nấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông ” 4. Những đặc sắc về nghệ - Văn phong tao nhã, hướng nội, thuật tinh tế và tài hoa. ? Bài bút kí có những đặc - Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi sắc nghệ thuật nào? Những cảm; câu văn giàu nhạc điệu. biện pháp nghệ thuật chính - Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, tác giả đã sử dụng trong nhân hóa, so sánh được sử dụng một bút kí này? cách có hiệu quả. 17
  8. III. Tổng kết - Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp ? Hãy khái quát lại toàn bộ của Huế, của tâm hồn người Huế nội dung và nghệ thuật của qua sự quan sát sắc sảo cảu Hoàng bài? Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương. Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. - Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước. 3. Củng cố, dặn dò: * Củng cố: - Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên. - Vẻ đẹp của sông Hương dưới góc độ văn hóa. - Vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử. - Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường. * Dặn dò: - Học bài cũ. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên và dưới góc độ lịch sử, văn hóa? - Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm: “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” – Võ Nguyên Giáp. 4. Rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện Ngày . tháng . năm GIÁO VIÊN Tổ trưởng chuyên môn 1.5. Quy trình tổ chức dạy tích hợp văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp Bước 2: Biên soạn giáo án tích hợp: Gồm các bước sau: * Xác định mục tiêu của bài học Xác định chi tiết mục tiêu học tập của từng bài ở các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, những năng lực mà học sinh cần phát triển. 18
  9. * Xác định nội dung bài học: Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích và để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng. * Xác định các hoạt động dạy-học của GV và HS: - Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu. - HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác. - Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học. - HS phải học cách tìm kiếm thông tin. - HS bộc lộ năng lực. - HS rèn luyện để hình thành kỹ năng sống. Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáo viên sẽ lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài dạy. * Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy. Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn các phương tiện dạy học nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy - học của bài học. * Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án. * Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án: Công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh lĩnh hội được. Bước 3: Thực hiện bài dạy tích hợp Bài dạy tích hợp tương ứng với kỹ năng, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Trong kỹ năng này thường gồm nhiều tiểu kỹ năng. Vì vậy, để thực hiện bài dạy tích hợp, GV cần dạy từng tiểu kỹ năng. Bước 4: Kiểm tra đánh giá - Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra. - Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp dạy học để chất lượng dạy - học ngày một tốt hơn. 1.6. Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp - Chương trình dạy học: Chương trình đào tạo được xây dựng mới theo hướng tích hợp. - Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng tích hợp giữa truyền thụ kiến thức/lý thuyết với hình thành rèn và 19
  10. luyện kỹ năng/thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành nghề. - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế, phát triển phù hợp với chương trình đào tạo. - Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. - Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thong qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài học, giáo viên đã vận dụng và hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tích hợp một cách linh hoạt, đa dạng ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và nhiều phạm vi. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến đã được sử dụng một cách hiệu quả trong công tác dạy học theo định hướng tích hợp môn Ngữ văn nói chung và bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nói riêng. - Sáng kiến có tính khả thi trong việc giảng dạy bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong hệ thống nhà trường THPT. - Lợi ích từ sáng kiến: Học sinh dễ tiếp thu, nhớ lâu, liên hệ tốt và có kĩ năng sống linh hoạt, năng động và hoàn thiện. VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Phải có kiến thức về các bộ môn có liên quan như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học và Kĩ năng sống. - Phòng học bộ môn đảm bảo cơ sở vật chất về Máy chiếu, máy tính xách tay, - Sưu tầm hệ thống hình ảnh có giá trị đối với học sinh. Hệ thống bản đồ, tranh ảnh, video 20
  11. IX. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng cụ thể sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân nhận thấy những lợi ích do áp dụng sáng kiến như sau: * Về phía học sinh: - Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả. - Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học văn khi được liên hệ với các môn học khác. - Học sinh vừa nắm được bài học lại đồng thời có điều kiện ôn lại kiến thức Lịch sử, hiểu thêm về Địa lý, về những hiểu biết xã hội, văn hóa văn nghệ, áp dụng vào thực tế đời sống * Về phía giáo viên: - Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. - Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học. Đặc biệt chú trọng đến kiến thức của phân môn tiếng Việt và làm văn. - Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiễm lính kiến thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng, bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan. - Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều. Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy học tích hợp trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường” góp phần nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn ở trường THPT. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 21
  12. X. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Học sinh các lớp Trường THPT Ngô Gia - Phạm vi: Môn Ngữ khối 12 Tự - Lập Thạch – Vĩnh văn 12, học kì I. Phúc. - Lĩnh vực áp dụng: 2 - Tổ Văn Trường THPT Ngô Gia Giảng dạy môn Ngữ - Tên giáo viên: Tự - Lập Thạch – Vĩnh văn trong nhà trường Nguyễn Thị Nhung Phúc. THPT. Nguyễn Thúy Hằng - Dạy học bài “Ai đã đặt Nguyễn Thị Thúy tên cho dòng sông? của Đỗ Thị Hạnh Hoàng Phủ Ngọc Vũ Thị Như Hoa Tường. , ngày tháng năm , ngày tháng năm Lập Thạch, ngày 20 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Trần Thị Thúy Nguyệt 22
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 1, 2) NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12 (tập 1, 2), NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội 4. Nguyễn Trí (2003), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn - tiếng Việt, NXB Giáo dục. 5. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT. 6. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 7. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2010), Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 8. Sách giáo khoa Lịch Sử 12. 9. Sách giáo khoa Địa Lí 12. 10. Sách giáo khoa GDCD 12. 11. Tài liệu tìm kiếm trên mạng internet. 23
  14. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên GDCD Giáo dục công dân TK Thế kỉ 24