SKKN Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh Lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng Số 2

pdf 46 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh Lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng Số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_mot_so_chien_thuat_doc_hieu_van_ban_nham_nang.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh Lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng Số 2

  1. 2. Ấn tượng về lần đầu tiên gặp gỡ của anh và chị là như thế nào? (Tôi chỉ hò đùa một câu, ai ngờ nhà tôi chạy ton ton ra đẩy xe bò cho tôi thật). 3. Lần thứ hai anh gặp lại chị là trong hoàn cảnh nào? Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của chị nhà lần này ra sao? (Lần thứ hai, tôi vừa trả hàng xong, đang ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ thì nhà tôi ở đâu sầm sập chạy đến, mắng vào mặt tôi, bảo tôi là điêu. Hôm ấy trông nhà tôi rách lắm, điệu bộ thì cong cớn, lời lẽ thì chua ngoa cứ nhất mực đòi được ăn). 4. Trong hoàn cảnh đó, cảm xúc của anh đối với chị như thế nào? Anh đã hành động ra sao? (Lúc ấy, thú thật tôi cũng hơi sốc. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ ra tới giờ, tôi chưa gặp người đàn bà nào như thế. Nhưng nhìn thị rách quá, tôi cũng thương, chắc là đói lắm rồi đây. Tôi liền mời thị ăn thật. Thị ăn xong thì dò hỏi tôi Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Tôi bảo Làm đếch gì có vợ rồi rủ đùa thị về theo mình. Ai ngờ thị về thật. Lúc đầu, tôi cũng sợ lắm, vì thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi, lại còn đèo bòng. Nhưng mạnh hơn cả nỗi sợ là niềm khao khát hạnh phúc, tôi cũng mong có được cuộc sống lứa đôi lắm. Vậy là bất chấp tất cả, tôi đưa nhà tôi về.) 5. Trên đường về, anh thấy biểu hiện của chị có gì khác không? Lúc gặp mẹ anh, dáng điệu, tâm trạng của chị như thế nào? (Trên đường về, nhà tôi bỗng nhiên khác hẳn, không còn đâu vẻ chao chát, vô duyên như lúc trước, nhà tôi ngượng nghịu, xấu hổ, chân nọ bước ríu cả vào chân kia. Khi gặp mẹ tôi, thị ý tứ lễ phép rồi cứ cúi mặt, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Chắc là nhà tôi lúc ấy xấu hổ, lo lắng lắm). 6. Lần đầu tiên anh phát hiện ra những điều mới mẻ, tốt đẹp về chị là khi nào? Đó là những điều gì? Cảm xúc của anh khi đó ra sao? (Đó là vào sáng hôm sau, khi tôi thức dậy, thấy quang cảnh trong nhà hoàn toàn đổi khác, mọi thứ đều đã được dọn dẹp, ngăn nắp tinh tươm. Ngoài vườn, mẹ tôi đang lúi húi giẫy cỏ còn vợ tôi thì đang quét lại cái sân. Vợ tôi hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực. Bao nhiêu cái vẻ chao chát, chỏng lỏn, thị đã bỏ ở ngoài chợ hết rồi. Nhìn thấy cảnh 31
  2. tượng ấy, bỗng nhiên tôi thấy gắn bó, thương yêu với cái gia đình của tôi đến lạ lùng. Tôi thấy mình nên người và thấy mình có bổn phận phải lo lắng cho gia đình mình). 7. Anh nghĩ điều gì đã giúp chị trở lại đúng là chính mình? Qua câu chuyện của mình, anh muốn nhắn gửi điều gì đến bạn đọc? (Vậy là tình thương yêu của tôi, tấm lòng bao dung, nhân hậu của mẹ tôi đã khiến cho nhà tôi trở lại đúng là chính mình. Trước đó, vợ tôi quả thật đã có những lúc vô duyên, mất hết tự trọng, nhưng đó không phải là bản chất mà là do cái đói xô đẩy buộc nhà tôi phải hành động liều lĩnh. Nhưng khi về với gia đình tôi, có lẽ nhà tôi đã thấm thía một điều: không phải là miếng ăn mà chính tình yêu thương mới đem đến cho con người hạnh phúc. Và đó cũng là điều mà tôi muốn nhắn gửi tới bạn đọc. 8. Trong cuộc trò chuyện này, anh có muốn nói gì với mẹ và vợ anh không? (Tôi muốn gửi lời cảm ơn vợ và mẹ tôi đã ở bên tôi trong cơn hoạn nạn, khó khăn, đã yêu thương tôi và cho tôi một gia đình đúng nghĩa). Trân trọng cảm ơn anh về cuộc trò chuyện! Chúc anh chị trăm năm hạnh phúc! II. Dựa vào bài phỏng vấn đã hoàn thành, hãy đánh giá về nhân vật người vợ nhặt và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. 1. Nhân vật người vợ nhặt đã thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: đề cao khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc gia đình; khẳng định hạnh phúc gia đình đem đến ý nghĩa cho cuộc sống, làm con người thay đổi, trở nên tốt đẹp hơn; ngợi ca niềm hi vọng vào cuộc sống và tương lai. 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật hiện lên qua tình huống truyện đặc sắc với những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, cử chị, dáng vẻ, lời nói, rất sinh động. 5. Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động luyện tập, vận dụng - Mục tiêu: + Kiến thức: vận dụng những kiến thức đã tiếp nhận vào thực hiện các nhiệm vụ, từ đó, rèn luyện kĩ năng cho thuần thục, nhuần nhuyễn hơn. 32
  3. + Năng lực: phân tích nhân vật văn học, cảm nhận về chi tiết nghệ thuật; giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp + Phẩm chất: bồi dưỡng lòng nhân ái - Tổ chức hoạt động: + Sử dụng chiến thuật cuộc giao tiếp văn học kết hợp phương pháp dạy học hợp tác. + Chuẩn bị trước giờ học: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (6 học sinh 1nhóm). Nhiệm vụ các nhóm là hoàn thành 3 bài tập sau, trình bày trên giấy A0, chuẩn bị thuyết trình. Bài tập số 1: Trong Vợ nhặt, Kim Lân nhiều lần miêu tả phản ứng của thị trước miếng ăn. Lần thứ nhất, khi được mời ăn giầu, thị cong cớn: Có ăn gì thì ăn, chứ chả ăn giầu. Lần thứ hai, khi được mời ăn bánh đúc, thị Cắm đầu ăn liền một mạch bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì Lần thứ ba, trước bát cháo cám, thị điềm nhiên và vào miệng Hãy phân tích để rút ra ý nghĩa của từng chi tiết. Từ đó, nhận xét về sự thay đổi trong con người thị và ý nghĩa của sự thay đổi đó. Điền các thông tin tìm được vào sơ đồ số 2 Sơ đồ số 2: Chủ đề “Miếng ăn và nhân cách con người” 1. Có ăn gì thì 2. Cắm đầu ăn ăn, chứ chả ăn liền một mạch giầu bốn bát bánh → Ý nghĩa Miếng ăn đúc và nhân → Ý nghĩa cách của thị 3. Điềm nhiên và vào miệng bát cháo cám → Ý nghĩa Nhận xét về sự thay đổi và ý nghĩa của sự thay đổi đó: 33
  4. Bài tập số 2: Từ phản ứng của bà cụ Tứ trước sự việc Tràng nhặt vợ, ta liên tưởng tới phản ứng của bà cô Thị Nở khi Thị Nở về xin phép bà cho lấy Chí Phèo. Hãy so sánh hai chi tiết này, chỉ ra điểm khác nhau trong thái độ của từng nhân vật (bà cô Thị Nở và bà cụ Tứ). Đưa ra ý kiến đánh giá của anh/ chị. Điền các thông tin tìm được vào sơ đồ số 3 như sau: Sơ đồ số 3: Phản ứng trước hôn nhân Thái độ của bà cô Thị Nở khi đứa Thái độ của bà cụ cháu về xin phép Tứ trước việc lấy Chí Phèo: Tràng nhặt vợ: Phản ứng trước hôn nhân Ý kiến HS: Bài tập số 3: Tìm hiểu thái độ, hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật trong gia đình Tràng trước chi tiết bát cháo cám. Điền thông tin tìm được để hoàn thành sơ đồ 4 dưới đây: Sơ đồ số 4: Bát cháo cám với mọi người trong gia đình Tràng Bà cụ Tứ Tràng Bát cháo cám với mọi người trong gia đình Ý kiến HS Tràng Cô vợ nhặt về ý nghĩa chi tiết này 34
  5. + Hoạt động trong giờ học: học sinh treo tất cả các sản phẩm học tập lên. Mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên thuyết trình về sản phẩm thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận. (Làm tuần tự các bước này với từng bài tập). - Phương án đánh giá: Đánh giá hoạt động của học sinh (sơ đồ kiến thức, khả năng trình bày, trả lời câu hỏi phản biện, mức độ hợp tác giữa các thành viên trong nhóm) dựa theo bảng mô tả các tiêu chí và mức độ như ở phần đánh giá sơ đồ 1: Tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật và ý nghĩa của tình huống truyện mà chúng tôi đã trình bày phía trên - Sản phẩm mong đợi của hoạt động vận dụng, luyện tập Sơ đồ số 2: Chủ đề “Miếng ăn và nhân cách con người” 1. Có ăn gì thì ăn, chứ 2. Cắm đầu ăn liền chả ăn giầu một mạch bốn bát → Ý nghĩa: cái đói bánh đúc khiến con người ta từ → Ý nghĩa: cái đói bỏ hết phép tắc giao khiến người ta quên đi tiếp. Miếng ăn và hết lòng tự trọng. nhân cách của thị 3. Điềm nhiên và vào miệng bát cháo cám → Ý nghĩa: Thị biết chấp nhận hoàn cảnh, chia sẻ với cảnh ngộ của gia đình. Nhận xét: Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của nhân vật Thị nhờ vào sự cưu mang của mẹ con Tràng.→ Sức mạnh của tình thương yêu. 35
  6. Sơ đồ số 3: Phản ứng trước hôn nhân Thái độ của bà cô Thị Nở khi đứa cháu về xin phép Thái độ của bà cụ Tứ lấy Chí Phèo: trước việc Tràng nhặt vợ: - Tức tối, ghen tị - Ai oán, thương xót, thấu - Chửi bới, chia rẽ, không hiểu đồng ý - Mừng lòng, biết ơn, vun Phản ứng trước hôn vén nhân Ý kiến HS: - Thái độ của bà cô Thị Nở hà khắc, đầy định kiến. - Thái độ của bà cụ Tứ đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha, đáng để chúng ta cảm phục, trân trọng. Sơ đồ số 4: Bát cháo cám với mọi người trong gia đình Tràng Bà cụ Tứ Tràng - Chủ động tạo ra - Gợt một miếng, bỏ vội vào miệng - Mặt chun ngay lại. - Lật đật, lễ mễ, tươi cười, đon đả, dỗ dành hai con → Phản ứng rất trẻ con. → Người mẹ cố mang lại niềm vui cho các con. Bát cháo cám với mọi người trong gia đình Ý kiến HS Tràng Cô vợ nhặt về ý nghĩa chi tiết này: - - Hai con mắt tối lại, điềm nhiên - Tô đậm giá trị hiện thực: cái đói. và vào miệng. - Khắc sâu giá trị nhân đạo: tình → Biết chấp nhận hoàn cảnh, tương người trong nạn đói (họ đã ở bên lai sẽ là người vợ biết gánh vác. nhau, cưu mang nhau trong những ngày đói). 36
  7. 6. Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động mở rộng - Mục tiêu: + Kiến thức: vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm chiếm lĩnh được từ bài học vào thực hiện nhiệm vụ học tập mới. + Năng lực: tưởng tượng, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. + Phẩm chất: yêu thương, trân trọng con người - Tổ chức hoạt động: + Sử dụng chiến thuật cuộc giao tiếp văn học kết hợp phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm đôi. + Chuẩn bị trước giờ học: Giáo viên để học sinh tự ghép thành các nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ: phỏng vấn bạn đọc về tương lai của gia đình Tràng. Hình thức sản phẩm là video phỏng vấn. Học sinh tự ghép cặp, tự phân vai, xây dựng nội dung, tiến hành phỏng vấn và quay video. + Hoạt động trong giờ học: GV mời HS trình chiếu video sản phẩm và tiến hành nhận xét, bổ sung. - Phương án đánh giá: đánh giá qua video (Nội dung, khả năng nhập vai, chất lượng kĩ thuật.) 37
  8. PHỤ LỤC IV THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRUYÊN NGẮN “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN THEO HƯỚNG VẬN DỤNG CHIẾN THUẬT “THINK - ALOUD” 1. Vận dụng chiến thuật think – aloud vào dạy đọc hiểu đoạn văn : “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà chợt hắn thấy sờ sợ” (tr.25, sgk) - Mục tiêu + Kiến thức: sự việc Tràng đưa người vợ nhặt về tới nhà; cử chỉ, lời nói và tâm trạng của hai nhân vật trước gia cảnh nghèo nàn của Tràng. + Năng lực: phân tích nhân vật văn học, thẩm bình chi tiết; sử dụng ngôn ngữ + Phẩm chất: bồi dưỡng lòng nhân ái - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng chiến thuật think – aloud, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm - Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp: + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu một đoạn văn theo hướng vận dụng chiến thuật think – aloud (đọc chậm, hình dung, tưởng tượng, lí giải, phán đoán, đánh giá, ) + Giáo viên làm mẫu cho học sinh bằng “cuốn phim trí óc” miêu tả cảnh Tràng dẫn vợ về nhà qua xóm ngụ cư (xem chi tiết ở phụ lục IV.1). + Giáo viên giới thiệu đoạn văn cần tìm hiểu, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: xây dựng “cuốn phim trí óc” miêu tả cảnh Tràng đưa vợ về tới nhà trong đoạn văn “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà chợt hắn thấy sờ sợ” (tr.25, sgk). Thời gian 12 phút. + Học sinh làm việc cá nhân, xây dựng cuốn phim dạng viết. + Giáo viên mời một học sinh lên “phát cuốn phim” của mình (xem chi tiết “cuốn phim trí óc” của em Lê Mai Phương ở phụ lục IV. 4). + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận đánh giá về một tiêu chí của cuốn phim vừa phát theo bảng dưới đây: 38
  9. Tiêu chí đánh giá Nhận xét về cuốn Dẫn chứng Bổ sung Điểm phim trí óc Hiểu đúng sự việc/ nhân vật (4 điểm) Giải thích sự việc (2 điểm) Hình dung, tưởng tượng về sự việc/ nhân vật (2 điểm) Nhận xét, đánh giá về sự việc/ nhân vật (2 điểm) + Các nhóm học sinh sẽ thảo luận, nhận xét về cuốn phim vừa được trình bày. + Giáo viên kết luận và rút kinh nghiệm cho hoạt động lần sau. 2. Vận dụng chiến thuật think – aloud vào dạy đọc hiểu đoạn văn : “Bà lão lật đật chạy xuống bếp Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người” (tr. 31, sgk) - Mục tiêu + Kiến thức: phản ứng của bà cụ Tứ, của Tràng và người vợ nhặt trước bát cháo cám. + Năng lực: phân tích nhân vật văn học, thẩm bình chi tiết; sử dụng ngôn ngữ + Phẩm chất: bồi dưỡng lòng nhân ái - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng chiến thuật think – aloud, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm - Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp: + Giáo viên giới thiệu đoạn văn cần tìm hiểu, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: xây dựng “cuốn phim trí óc” miêu tả cảnh bữa ăn đầu tiên đón nàng dâu mới trong đoạn văn “Bà lão lật đật chạy xuống bếp Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người” (tr. 31, sgk). Thời gian 10 phút. 39
  10. + Học sinh làm việc cá nhân, xây dựng cuốn phim dạng viết. + Giáo viên chữa bài, nêu ra các yêu cầu cần đạt. Sau đó, hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài mình và đánh giá đồng đẳng theo hai mẫu phiếu sau: Mẫu 1: Phiếu dành cho HS tự đánh giá cuốn phim của mình Tên “cuốn phim”: Họ và tên hs: Tiêu chí đánh giá Tự nhận xét Điểm Hiểu đúng sự việc/ nhân vật(4 điểm) Giải thích sự việc (2 điểm) Hình dung, tưởng tượng về sự việc/ nhân vật (2 điểm) Nhận xét, đánh giá về sự việc/ nhân vật (2 điểm) Mẫu 2: Phiếu đánh giá dành cho HS nghe/ xem phim Tên “cuốn phim”: Họ và tên HS đánh giá: . Họ và tên HS được đánh giá: Tiêu chí đánh giá Nhận xét về cuốn Dẫn chứng Bổ sung Điểm phim trí óc Hiểu đúng sự việc/ nhân vật (4 điểm) Giải thích sự việc (2 điểm) Hình dung, tưởng tượng về sự việc/ nhân vật (2 điểm) Nhận xét, đánh giá về sự việc/ nhân vật (2 điểm) 40
  11. PHỤ LỤC V CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIẢI PHÁP 2 VÀ SẢN PHẨM CỦA GIẢI PHÁP 2 1. Xây dựng “cuốn phim trí óc” đoạn văn Kim Lân miêu tả cảnh Tràng dẫn cô vợ nhặt về nhà qua xóm ngụ cư Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. (Một sự việc thật lạ lùng). Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường.(Khuôn mặt phớn phở là thế nào nhỉ? Chắc hẳn đó là vẻ ngoài rạng rỡ, biểu lộ niềm vui sướng trong lòng). Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. (Hạnh phúc như một thứ ánh sáng kì diệu từ bên trong tâm hồn Tràng, rạng ngời trên khuôn mặt đang nở ra vì sung sướng, trong ánh mắt lấp lánh không kiềm chế được niềm hân hoan).Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn.(Dáng điệu của thị đúng là cái dáng điệu của cô dâu mới về nhà chồng, chả trách mà chưa cần một lời giới thiệu nào cả, những đứa trẻ con và người dân xóm ngụ cư đã có thể nhận ra). Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng. (Sao hôm nay anh Tràng tự dưng lại nghiêm túc thế nhỉ, mà hình như anh ta đang lo cô vợ nhặt xấu hổ thì phải?) Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên: - Anh Tràng ơi! – Tràng quay đầu lại. Nó lại cong cổ gào lên lần nữa – Chông vợ hài. Tràng bật cười: - Bố ranh! (Câu chửi yêu vừa hàm chứa ngụ ý hôm nay anh đã lớn, anh đã có vợ rồi vừa thể hiện niềm sung sướng, hãnh diện của Tràng. Thế là chỉ vừa mới có vợ, lập tức trong Tràng đã có sự thay đổi. Từ một anh con trai hiền lành, ngờ nghệch, vô tâm vô tính, Tràng như đã lớn hơn, trưởng thành hơn, biết quan tâm tới người vợ nhặt). 41
  12. 2. Xây dựng “cuốn phim trí óc” đoạn văn Kim Lân miêu tả cuộc gặp gỡ lần thứ hai của Tràng và cô vợ nhặt Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: - Điêu! Người thế mà điêu! (Hành động và ngôn ngữ của thị thật sự gây sốc). Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. (Thị chính là bức chân dung điển hình cho con người trong nạn đói. Nhìn thị hình như trong Tràng có chút cảm thương). - Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt. (Thị đang mắng anh Tràng bằng thái độ chua ngoa, đanh đá). À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười.(Tự dưng bị người ta mắng mà vẫn cười. Đúng là anh chàng ngờ nghệch). - Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. (Tràng rất lịch sự). - Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.(Thị khước từ miếng trầu xã giao để đòi miếng ăn thật. Sao mà thị vô duyên thế!) Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. - Đấy, muốn ăn gì thì ăn. (Tràng rất hào hiệp). Hắn vỗ vỗ vào túi. - Rích nố cu, hở! Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: - Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì. (Thị rất vui sướng khi được ăn. Tưởng như thị bất chấp tất cả để được ăn. Nhưng hóa ra đằng sau câu nói tỏ vẻ không sợ ấy lại là một tâm lí có sợ. Vậy thị sợ gì nhỉ? Thị vẫn sợ bị người ta đánh giá chăng?) Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. (Hành động của thị cho thấy sự vô duyên của 42
  13. người đàn bà nhưng cũng cho thấy tình cảnh thê thảm của thị. Người đàn bà bị cái đói dồn đuổi đến mức phải tạm quên đi lòng tự trọng để kiếm miếng ăn, để bảo toàn mạng sống). Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: - Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. (Làm việc xấu một cách thản nhiên thì là người mất hết nhân cách nhưng với thị, khi làm cái việc vô duyên, thiếu tự trọng ấy, thị luôn thấy lo sợ. Điều đó cho thấy thị không hoàn toàn mất hết nhân cách). Hắn cười: - Làm đếch gì có vợ. (Câu nói tưởng như vô tư nhưng lại hàm chứa một thái độ chua chát về cảnh ngộ của bản thân). Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. (Cái đói dồn đuổi khiến thị hành động liều lĩnh. Thị bám lấy người đàn ông xa lạ với mong ước kiếm miếng ăn, kiếm một chỗ nương thân). Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuổi nổi không, lại còn đèo bòng. (Tràng đang lo sợ cho tương lai, đang băn khoăn lựa chọn giữa tính vị kỉ và lòng vị tha). Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ! (Câu nói bật ra tưởng như một sự liều lĩnh, bất chấp, phó mặc số phận nhưng kì thực nó xuất phát từ khát vọng hạnh phúc đã lấn át mọi lo lắng, biến Tràng thành con người hào hiệp, mạnh mẽ). Hôm ấy, hắn đưa thị vào chợ tỉnh, bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về (Tràng bắt đầu có sự thay đổi, anh ta biết quan tâm thị, chăm lo cho thị. Điều đó chứng tỏ Tràng rất trân trọng người vợ nhặt này). Như vậy, có thể thấy, sự chao chát, chỏng lỏn, vô duyên của thị không phải là bản chất. Hành động của thị không xuất phát từ một tâm địa xấu mà là do cái đói xô đẩy khiến thị buộc phải liều mình. Anh Tràng tưởng như ngờ nghệch, vô tâm nhưng kì thực sâu bên trong con người ấy là lòng thương người, là niềm khao khát hạnh phúc. Câu chuyện từ đùa mà thành thật ẩn chứa nhiều nỗi bi hài, éo le, cảm động. 43
  14. 3. Xây dựng “cuốn phim trí óc” đoạn văn Kim Lân miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng ra mắt vợ với mẹ Bà lão cúi đầu nín lặng. (Có gì đó ngậm ngùi trong hành động của bà cụ Tứ. Tại sao sau khi nghe con giới thiệu vợ bà cụ lại nín lặng như thế?) Bà lão hiểu ra rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự (Chắc là bà đã hình dung ra được hoàn cảnh anh con trai nhặt vợ, bà còn mường tượng được ra cả tình cảnh của cô vợ nhặt và hiểu được lí do vì sao cô ta lại theo không con trai mình về. Trong bao nhiêu cơ sự ấy là biết bao những éo le, ngang trái, trớ trêu của số phận, bà lão hiểu cả nhưng không nỡ nói cũng không nỡ hỏi. Vì nói ra chỉ khiến cho các con mình thêm tủi hổ, bẽ bàng, đặc biệt là người đàn bà xa lạ theo không về kia), vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con trai mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì (Mừng vì con có được vợ mà bà vẫn trăn trở về bổn phận làm mẹ, vẫn buồn tủi vì số kiếp con mình thật bất hạnh khi chẳng được cha mẹ lo dựng vợ gả chồng một cách tử tế, mở mặt mở mày, phải đi nhặt vợ một cách chua xót). Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. (Trước tình cảnh con trai lấy vợ giữa những ngày đói quay đói quắt, người mẹ già càng cảm thấy thương con, lo lắng cho tương lai của các con). Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. (Tâm trạng của thị lúc này thế nào nhỉ? Thị xấu hổ hay thị đang lo lắng, sợ hãi? Có thể còn là cả cảm giác có lỗi nữa? Người ta đã đói khổ thế rồi mà còn phải đèo bòng thêm mình. Mình thành cái của nợ đời của nhà người ta). Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được (Không một lời phán xét, tra hỏi, bà cụ Tứ nhìn người đàn bà xa lạ bằng cái nhìn đầy cảm thông, thấu hiểu và hơn thế nữa là cả thái độ biết ơn. Nhờ có thị nên con trai bà mới có vợ. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm hàm chứa sắc thái đối thoại như để bênh vực cho cô con dâu. Tấm lòng của người mẹ này quả thật là 44
  15. bao dung, vị tha). Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chế cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? (Thương con bà cụ Tứ vừa ngậm ngùi chấp nhận vừa tự an ủi chính mình). Đoạn văn này miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ thật tinh tế và sâu sắc. Qua đó, ta nhìn thấy vẻ đẹp của tấm lòng thương con, nhân hậu, bao dung ở người mẹ nghèo. 45