Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên

pdf 31 trang thulinhhd34 11882
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_y_thuc_bao_ve_suc_khoe_sinh_s.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên

  1. CHƯƠNG 3 GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH 1. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT Giáo dục giới tính là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống hiện nay, bởi lẽ trong tình hình Việt Nam đang hội nhập thế giới, bên cạnh những nét văn minh, tích cực, chúng ta cần tiếp thu, thì những hành vi ngoại lai không phù hợp với chuẩn mực văn hóa, lối sống của chúng ta đang xâm nhập vào giới trẻ. Điều này đã dẫn tới một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay có lối sống buông thả, sống thực dụng. Hậu quả là sự gia tăng tỉ lệ nạo phá thai của các nữ thanh niên. Các tai biến do thai sản, lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS gia tăng. Theo thống kề mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em do các cô gái tuổi vị thành niên sinh ra, chiếm khoảng 11% tổng số sinh. Theo Uỷ ban Quốc gia về phòng chống AIDS, ở nước ta, số người chính thức phát hiện nhiễm HIV tính đến tháng 5/2002 là 49000 người, trong đó có khoảng 93 - 94% đang ở tuổi 13 - 29. Những con số trên cảnh báo sự suy giảm nòi giống dân tộc, nguồn nhân lực quốc gia và tình hình bất ổn xã hội trong tương lai. An toàn tình dục và sức khỏe sinh sản là một phần trong tổng thể sức khỏe con người trong cả cuộc đời. Nó liên quan chặt chẽ đến đời sống vật chất và tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi luôn tự khẳng định mình, nhân cách chưa hoàn thiện, tính tình còn bồng bột, thiếu chín chắn, nhưng mong muốn kám phá thế giới mãnh liệt và không loại trừ khám phá tình dục. Trong khi đó các em lại ít có hểu biết về giới tính, tình dục, kinh nghiệm sống và đặc biệt là hành vi tự kiềm chế bản thân. Trước tình hình thực tế như trên, trang bị kiến thức về giới tính, sinh lý sinh sản cho các em trước khi bước vào tuổi dậy thì là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm giúp các em có những hiểu biết tình dục và có những cách phòng tránh trước những điều bất lợi có thể xảy ra. 20
  2. 2. Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh thông qua bài 12 GDCD 10 Như phần trên tôi đã đề cập đến một số giải pháp để nhằm hạn chế phần nào những tác hại của sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên gây ra. Có rất nhiều biện pháp, xong đối với học sinh THPT trong các nhà trường thì việc giáo dục thông qua các bài giảng, xen kẽ trong các tiết học đặc biệt là các môn xã hội là việc làm có thể nói là mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên có thể lồng ghép kiến thức về giáo dục giới tính trong các bài dạy của mình một các phù hợp và khéo léo, giúp các em có thể tiếp thu một cách thoải mái nhất, dễ hiểu nhất và hiệu quả nhất. Trong khuân khổ của đề tài, tôi chỉ xin trình bày cách giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên cho các em học sinh thông qua giảng dạy bài 12 của môn giáo dục công dân lớp 10: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. 2.1. Một số điểm cần lưu ý khi giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh thông qua bài 12- GDCD 10: Đây là bài học mang tính giáo dục, định hướng và trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản nhất về tình yêu chân chính, hôn nhân lâu bền, hợp pháp luật và gia đình hạnh phúc, thuận hoà. Đối tượng học sinh hướng tới là học sinh lớp 10, được coi là lứa tuổi mới lớn, tâm lý chưa có định hướng rõ ràng, lại mới chuyển từ cấp THCS lên nên có phần chưa tiếp cận hết những nội dung giáo dục từ các môn học. Đây vừa là điều khó khăn nhưng cũng là thuận lợi nhất định khi chúng ta tiến hành giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em. Giáo dục giới tính cho các em lúc này rất quan trọng bởi chúng ta chính là người giúp các em định hướng rõ ràng hơn, những học sinh chưa có định hướng sẽ dễ dàng hơn trong nhận thức của mình về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Trước hết, đối với đối tượng học sinh lớp 10, đặc biệt là cả bài 12 đều chứa đựng nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản nên nếu giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục hiệu quả, các em sẽ dễ dàng tiếp thu và định hướng được thông qua bài giảng. Hơn nữa, do các em mới là lớp đầu cấp nên việc giáo dục của chúng ta cũng sẽ thuận lợi hơn bởi chúng ta chính là người đặt nền móng cho sự giáo dục đó, sau này chúng ta sẽ 21
  3. tiếp tục giáo dục thông qua việc giảng dạy ở lớp 11, 12. Điều này cũng giống như việc chúng ta uốn nắn một cây non sẽ dễ hơn một cây đã già. Việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên trong bài cũng phải chú ý không làm ảnh hưởng đến nội dung bài học, không làm quá tải nội dung học, đảm bảo tính vừa sức của học sinh. * Mục đích – yêu cầu: Thông qua bài giảng yêu cầu học sinh cần nắm được: - Thế nào là tình yêu và tình yêu chân chính, từ đó cần biết được những điều cần tránh trong tình yêu. - Những điều cơ bản nhất về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. - Khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình. Ngoài ra học sinh cũng cần có thái độ đồng tình và ủng hộ những quan niệm, những hành động đúng và tiến bộ, phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, sau khi học xong, học sinh sẽ trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. 2.2. Tích hợp giáo dục vào những mục, những phần bài cụ thể: Đơn vị kiến thức 1. Thế nào là tình yêu. a. Tình yêu là gì? Ở phần này, giáo viên có thể khuyến khích cho các em nêu lên ý kiến cá nhân của mình hiểu thế nào là tình yêu. Sau đó giáo viên cho các em nhận xét lẫn nhau. Cuối cùng kết luận : Mỗi người có một quan niệm khác nhau về tình yêu, vì vậy có rất nhiều khái niệm về tình yêu. Chúng ta có thể tham khảo quan niệm về tình yêu sau: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt Họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó, nguyện sống với nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Giáo viên có thể nhận xét về tình yêu của học sinh: ở lứa tuổi của các em, do chưa có sự trưởng thành về tâm, sinh lý và nhận thức xã hội nên quan niệm về tình yêu của các em ít nhiều còn lệch lạc, mang màu sắc cảm tính nhiều hơn. Tốt nhất ở lứa tuổi này các em chưa nên yêu mà nên dành thời gian cho học tập và vui chơi lành mạnh. 22
  4. b. Tình yêu chân chính. Ở mục này giáo viên cho học sinh thảo luận về những tình huống về tình yêu. * Tình huống 1: Hai gia đình là bạn thân của nhau và ép buộc hai con của hai gia đình yêu và lấy nhau để kết chặt hơn về tình cảm. * Tình huống 2: A có nhiều người ngỏ lời yêu nhưng cô chỉ yêu B là một người lính. Gia đình đã yêu cầu A bỏ B để yêu một chàng trai giàu có hơn. Tình huống 3: H và T chơi thân với nhau từ hồi học phổ thông. Đến năm cuối của Đại học, hai người chính thức tuyên bố với bạn bè về tình yêu của họ. Thông qua giải quyết tình huống, giáo viên hỏi học sinh: Em hiểu thế nào là một tình yêu chân chính?. Sau khi nhận xét các câu trả lời của học sinh, giáo viên kết luận: Tình yêu chân chính là tình cảm trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ. Tình yêu chân chính có những biểu hiện: Tình cảm cuốn hút, chân thực, sự quyến luyến, gắn bó của cả hai người. Sự quan tâm sâu sắc đến nhau không vụ lợi, sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía, lòng vị tha và sự thông cảm. c. Một số điều cần tránh trong tình yêu. Đây là mục có thể đưa nội dung lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và giáo dục giới tính một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Vì vậy giáo viên có thể tận dụng lồng ghép nội dung giáo dục vào từng ý của mục. Để làm được việc này, trước hết giáo viên nêu lên những điều cần tránh trong tình yêu, sau đó cho học sinh thảo luận và giáo viên dành thời gian phân tích, lấy ví dụ và minh hoạ bằng những số liệu cụ thể. Những điều cần tránh trong tình yêu gồm: yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Ở ý này, giáo viên cần giáo dục cho học sinh: ở lứa tuổi của các em, tình cảm nam nữ chưa thể coi là tình yêu, đặc biệt là tình yêu chân chính. Các em chỉ thấy quý mến một bạn khác giới nào đó nhưng đó chỉ hoàn toàn theo cảm tính, chưa thể gọi là tình yêu. Hơn nữa, yêu sớm, nhất là ở lứa tuổi học sinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc học hành, ảnh hưởng đến tương lai sau này. Ở ý tiếp theo: Tránh có quan hệ tình dục trước hôn nhân. ở phần này, giáo viên cần nhấn mạnh cho các em hiểu rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân dù ở lứa tuổi nào thì cũng tác hại vô cùng và sẽ để lại hậu quả to lớn cả trước mắt cũng 23
  5. như lâu dài, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả một đời người sau này. Quan hệ tình dục trước hôn nhân ở lứa tuổi học sinh sẽ dẫn đến có thai ngoài ý muốn do chưa có hiểu biết về các biện pháp bảo vệ. Cũng do nhận thức của các em về vấn đề này chưa cao nên đa số mang thai mà không hề hay biết đến khi thai to rồi thì phải nghỉ học do xấu hổ với bạn bè, thầy cô. Như vậy là cánh cửa tương lai đã khép lại trước mắt các em. Đó là còn nhẹ nhàng, rủi ro hơn, có những bạn học sinh khi biết mình mang thai đã tự ý đi phá thai gây nên hậu quả khôn lường, rủi ro rất cao. Ngoài ra thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên khiến các em bị những biến chứng nặng nề vì phá thai như: chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung, các tai biến có thể dẫn đến vụ sinh ở lứa tuổi có khả năng sinh sản cao. Vô sinh đối với phụ nữ chưa có con và nhất là đối với tuổi vị thành niên như các em học sinh THPT là nỗi đau cả đời về thể chất và tâm hồn, gây nỗi ám ảnh suốt cuộc đời. Chưa kể đến sự thiếu hiểu biết còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lây truyền như: viêm nhiễm, nấm ngứa, lậu, giang mai và HIV/AIDS Tất cả các trường hợp mang thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi học sinh đều để lại hậu quả rất đáng tiếc và ảnh hưởng đến tâm lý, sinh lý và sức khỏe sinh sản của các em sau này. Cũng có những bạn lựa chọn con đường bỏ học để lấy chồng khiến cuộc sống vô cùng khó khăn và sóng gió bởi tuổi của các em còn quá nhỏ, là tuổi ăn tuổi chơi, tuổi học, giờ phải đối mặt với nỗi lo gia đình, con cái, với vốn sống quá ít ỏi như các em thì khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi còn vi phạm Luật hôn nhân và gia đình ( Điều 2, 9, 10, 18, 19), là đầu mối của biết bao hệ lụy trong gia đình và xã hội, là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội. Để minh hoạ cho những phân tích của mình, cũng là để việc tuyên truyền giáo dục có hiệu quả hơn, giáo viên nêu lên những số liệu cụ thể ở địa phương và một số tỉnh thành trong nước về nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (theo số liệu thống kề của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam năm 2011, tính trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 300 nghìn ca nạo phá thai ở độ tuổi từ 15 - 19, trong đó trên 60 đến 70% là học sinh- sinh viên. Việt Nam luôn nằm trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên cao nhất thế giới. Tỷ lệ nạo phá thai cũng đang có xu hướng gia tăng mạnh ở độ tuổi vị thành niên, từ 12 - 19 24
  6. tuổi. Riêng tại Hà Nội, tỉ lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 30% dân số, trong khi đó, tỷ lệ nạo phá thai chiếm trên 22%. Với con số kỷ lục này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam á và đứng thứ 5 trên thế giới.). Số liệu về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở lứa tuổi vị thành niên (Theo Uỷ ban Quốc gia về phòng chống AIDS, ở nước ta, số người chính thức phát hiện nhiễm HIV tính đến tháng 5/2002 là 49000 người, trong đó có khoảng 93 - 94% đang ở tuổi 13 - 29. Những con số trên cảnh báo sự suy giảm nòi giống dân tộc, nguồn nhân lực quốc gia và tình hình bất ổn xã hội trong tương lai.) Ngoài ra, giáo viên còn có thể nêu cuộc sống của một số bạn học sinh ở trường đã từng mang thai ngoài ý muốn và nghỉ học để xây dựng gia đình. Giờ đây cuộc sống của các bạn vô cùng khó khăn vất vả. Lúc này các bạn mới thấy tiếc vì không nghe lời thầy cô và cha mẹ. Sau khi phân tích xong, giáo viên có thể kết luận : Tuổi của các em nên dành thời gian cho việc học tập và vui chơi lành mạnh, không nên yêu sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, ảnh hưởng đến sức khỏe và chính tương lai của bản thân mình. Đơn vị kiến thức 2: Hôn nhân Giáo viên lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên bằng cách nêu chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay và đánh giá: Kết hôn sớm là vi phạm Luật hôn nhân gia đình, sẽ bị pháp luật xử lý.( Điều 2, 9, 10, 18, 19 Luật Hôn nhân, gia đình) Đơn vị kiến thức 3: Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ trong gia đình: Ở mục này, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh bằng cách cho các em liên hệ: là một người con trong gia đình thì các em cần phải biết vâng lời, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. để làm được điều đó thì chúng ta không nên yêu sớm mà nên tập trung vào học tập để cho mọi người vui lòng, góp phần làm cho gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Đồng thời, sau khi nêu chính sách hiện nay của Nhà nước ta về gia đình như : Sinh đẻ có kế hoạch, kế hoạch hóa gia đình Là một người học sinh, để làm tốt chính sách này của Nhà nước, chúng ta 25
  7. không nên yêu và kết hôn sớm, đặc biệt là không quan hệ tình dục trước hôn nhân. Như vậy, là các em đã góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc, một xã hội phồn vinh và lành mạnh. Kết luận: Cuối bài, giáo viên có thể nêu câu hỏi : Sau khi học xong bài này, các em rút ra được bài học gì? Sau đó giáo viên hướng các em trả lời: Không nên yêu sớm, đặc biệt là không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân, làm tốt bổn phận của một người con và cháu trong gia đình góp phần tạo nên tương lai tươi sáng cho bản thân mình sau này, điều đó cũng góp phần làm cho đất nước ngày càng ổn định hơn. VIII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Giáo dục giới tính và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cho học sinh hiện nay là một việc làm hết sức cấp thiết và cấp bách. Bởi nhận thức và suy nghĩ của các em về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên hầu hết ở các khía cạnh và góc độ đều có những vấn đề đáng nói. Ở đây, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh bằng cách lồng ghép vào các bài dạy trong môn giáo dục công dân để dần tích lũy cho các em kiến thức cơ bản nhất về sức khỏe sinh sản vị thành niên, giúp các em hiểu bản chất của vấn đề này. Từ đó, hình thành cho các em ý thức sống, học tập, sinh hoạt theo những chuẩn mực phù hợp với lối sống lành mạnh, trong sáng của lứa tuổi học trò. Điều này cũng góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa. Đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên là học sinh THPT hiện nay còn giúp các em nâng cao tinh thần cảnh giác để trang bị cho mình những biện pháp phòng, chống lại những cám dỗ của cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một môi trường học đường trong sáng, lành mạnh, một gia đình hạnh phúc. Để làm tốt việc giáo dục ýthức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT thông qua giảng dạy các môn học nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết trong thời kỳ hiện nay,tuy nhiên, làm thế nào và ai làm lại là một vấn đề không nhỏ. Từ việc trình bày chi tiết của đề tài ở những chương trên, tôi có một số đề xuất sau: * Về phía Nhà trường và các cấp quản lý: 26
  8. Tôi mong muốn nhận được sự quan tâm sâu sắc nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục trong chỉ đạo việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, khi mà ý thức, lối sống của các em có phần bị chính các em xem nhẹ Trên cơ sở đó, các cấp lãnh đạo đề ra kế hoạch cụ thể để triển khai tới các giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Giáo dục công dân bằng việc lồng ghép, tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh trong quá trình giảng bài, tạo điều kiện cho môn Giáo dục công dân thực hiện đúng chức năng của nó: Dạy cái Đức – dạy làm Người. * Về phía giáo viên Các giáo viên cần luôn xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ môn, từ đó lồng ghép vào trong bài giảng của mình một cách chủ động để việc giáo dục cho các em không gò bó, gây hứng thú học cho học sinh, làm cho giờ học có không khí thoải mái mà vẫn hiệu quả. Bên cạnh đó, các giáo viên cũng thường xuyên trao đổi, học hỏi từ các nguồn tư liệu để nâng cao nhận thức và tích luỹ kiến thức, chủ động cập nhật các thông tin, đặc biệt là các thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên phục vụ cho quá trình giảng dạy sinh động hơn, góp phần tăng hiệu quả của giờ dạy. * Về phía học sinh Học sinh tích cực tìm hiểu các thông tin về sức khỏe sinh sản, về giáo dục giới tính thông qua các tài liệu, môn sinh học, trên các phương tiện thông tin như báo mạng để có những kiến thức cơ bản về tình yêu, sức khỏe sinh sản. IX. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Bản thân tôi với tư cách là tác giả của sáng kiến đã áp dụng thử nghiệm trong giảng dạy môn GDCD cho học sinh lớp 10 từ tháng 2/ 2018- 2/ 2019 của trường PTTH,tôi đã thu được kết quả như sau: Sau khi áp dụng phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT thông qua giảng dạy bài 12 – GDCD 10, một số năm tại một số lớp của trường PTTH, bản thân tôi đã thấy có những biến chuyển đáng kể về nhận thức của học sinh, cụ thể như sau: - Nhận thức về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh được nâng cao, nhận thức của học sinh về tình yêu đúng đắn hơn. 27
  9. Việc đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực đã khiến việc học tập của học sinh tích cực hơn, kết quả thu được cao hơn so với năm học trước. Nhận thức của học sinh về tình yêu và những hệ lụy từ việc yêu sớm, có quan hệ tình dục trước hôn nhân được chuyển biến rõ rệt, đa số học sinh đã biết những hậu quả của sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Điều này thể hiện ở chỗ nhiều học sinh đã biết tập trung vào học tập, duy trì tình bạn trong sáng ở lứa tuổi học trò, biết những cách tự bảo vệ mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Các em cũng hiểu được việc yêu sớm, có quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tương lai của chính bản thân các em sau này - Các em cũng đã biết đấu tranh với những biểu hiện sai lầm, lệch lạc, thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên của các bạn bố cùng trang lứa. Trước kia tồn tại một số học sinh còn có những biểu hiện không lành mạnh thì bây giờ hiện tượng đó đã không còn nữa. Các em đã biết dành thời gian nhiều hơn cho việc học, và quan trọng hơn là nếu như trước kia nhắc đến vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, các em thường có tâm lý e dố, ngại ngựng thì giời đây các em đã thoải mái chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này. Đây cũng là một kết quả rất thuận lợi cho việc giáo dục của chúng ta, bởi lẽ phải để chính bản thân các em nói ra những suy nghĩ của mình thì chúng ta mới xác định được điểm hạn chế, từ đó mới có phương pháp định hướng, uốn nắn những sai lầm cho các em được. Khi được hỏi có cần thiết phải giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh thông qua việc giảng dạy môn Giáo dục công dân không? Phần lớn học sinh đã cho rằng đây là một việc làm cần thiết. Có được kết quả khả quan như trên là nhờ sự áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau trong đó có việc áp dụng phương pháp lồng ghép, tích hợp giáo dục ýthức bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh thông qua giảng dạy bài 12 môn Giáo dục công dân lớp 10. Thiết nghĩ kết quả đạt được như trên cũng là một thành công rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, góp phần quan trọng vào việc giáo dục học sinh trở thành người có Tài, có Đức, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. 28
  10. X. DANH SÁCH CÁC LỚP THAM GIA ÁP DỤNG Số Tên tổ Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp 10 A3 Trường THPT Nguyễn Bài 12- Công dân với tình Thị Giang – Xã Đại Đồng yêu, hôn nhân và gia đình – Huyện Vĩnh Tường – (Giáo dục công dân lớp 10 ) Tỉnh Vĩnh Phúc. 2 Lớp 10 A4 Trường THPT Nguyễn Bài 12- Công dân với tình Thị Giang – Xã Đại Đồng yêu, hôn nhân và gia đình – Huyện Vĩnh Tường – (Giáo dục công dân lớp 10 ) Tỉnh Vĩnh Phúc. VĩnhTường,ngày tháng năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 02 năm2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) 29
  11. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Hãy vui lòng cho biết ý kiến của em về những thông tin sau: Câu 1. Em quan niệm như thế nào về tình yêu? Câu 2. Theo em, tình yêu học sinh là một thứ tình cảm A. đúng đắn và hoàn toàn tự nhiên, sẽ bền lâu B. chưa đủ để được gọi là tình yêu C. cảm tính, nhất thời, không lâu bền Câu 3. Theo em, lứa tuổi học sinh THPT có nên yêu? A. Có nên và cần khuyến khích B. Chưa nên yêu. Câu 4. Em hãy kể tên các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà em biết? Câu 5. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa được không? Câu 6. Các cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục? Câu 7. Nơi có thể chữa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục? Xin cảm ơn! ( Lưu ý: Học sinh không cần thiết phải ghi tên của mình vào phiếu) 30
  12. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa môn giáo dục công Dân 10 - NXB Giáo dục - 2016 2. Sách giáo viên giáo dục công Dân 10 - NXB Giáo dục - 2016 3. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh - NXB Chính trị quốc gia - 2015 4. Đạo đức học - NXB Giáo dục - 1999 5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - NXB giáo dục - 2010 6. Sắc lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 của Chủ tịch nước CHXHCNVN 7. Các tài liệu, tư liệu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên các báo in, báo mạng. 31