Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng E-Learning trong trường Trung học Cơ sở

pdf 34 trang binhlieuqn2 6511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng E-Learning trong trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_ung_dung_e_learning_trong_t.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu ứng dụng E-Learning trong trường Trung học Cơ sở

  1. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở tượng dễ tri giác, các giáo viên chưa sử dụng máy tính thành thạo cũng có thể sử dụng Adobe Presenter để soạn bài sau vài lần được hướng dẫn từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Được Bộ giáo dục khuyến khích sử dụng vì đạt được nhiều tiêu chí do cục công nghệ thông tin đặt ra. Từ đó những cuộc thi sáng tạo bài giảng trình chiếu, bài giảng e-learning, Adobe Presenter được sử dụng nhiều nhất để tạo ra các sản phẩm hay, chất lượng để dự thi. Các công cụ của Adobe Presenter mang lại tính đa phương tiện cho bài giảng, học sinh sẽ thích thú học tập nhiều hơn với một bài giảng trình chiếu có đầy đủ tranh ảnh, video mô phỏng, có cả lời giảng của giáo viên như vậy các em học sinh có thể hiểu bài nhiều hơn so với đọc sách giáo khoa hoặc quan sát tranh thông thường. Hiện nay ở các trường học đã tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể tiếp xúc với mạng internet và học tập trực tuyến, hơn nữa một số phụ huynh còn trang bị các thiết bị máy tính cho con em họ để có thể học tập trực tuyến. Do đó học sinh có thể học lại bài giảng trên lớp của giáo viên qua mạng ở nhà, thật tiện lợi. 1.2.2. Khó khăn: Adobe Presenter sau khi cài đặt sẽ chạy cùng phần mềm Microsoft Powerpoint. Tuy nhiên, Presenter vẫn chưa nhúng được trên phần mềm Presentation của bộ OpenOffice. Sử dụng bài giảng trình chiếu không thể thay thế hoàn toàn các mẫu vật thật, hiện tượng thật. III. KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM: 1. Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter: . Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng Microsoft Powerpoint: có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp. GV: Lê Thị Ngọc Anh 5 Trường: THCS Long Hòa
  2. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối với những giáo viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế. . Bước 2: Biên tập: Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (Quizz), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp. . Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng: Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect, với phần mềm Captivate mã nguồn mở, các tệp Flash video (FLV). Nghĩa là nếu quý thầy cô có một tên miền trong Adobe Connect, chẳng hạn như địa chỉ: do Cục CNTT cung cấp hoặc tự tạo trang tin riêng, sau đó thầy cô upload nội dung được tạo ra bằng Microsoft Powerpoint tích hợp Adobe Presenter, thế là thành bài giảng e-Learning trực tuyến. Quý thầy cô có thể đưa bài giảng điện tử e-learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. (Xin mời xem tại địa chỉ: Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web được tạo ra bằng Moodle riêng. Sau khi cài đặt lên máy tính, Adobe Presenter sẽ được gắn vào (Add-in) phần mềm Microsoft Powerpoint và bổ trợ cho Microsoft Powerpoint các tính năng biên soạn bài giảng nâng cao để tạo ra các bài giảng điện tử tuân thủ các chuẩn về e-learning. GV: Lê Thị Ngọc Anh 6 Trường: THCS Long Hòa
  3. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Phần mềm này sẽ nhúng vào trong phần mềm Microsoft Powerpoint dưới dạng một hệ thống menu như sau: Quản lý các Slide Đóng gói bài giảng Ghi âm trực tiếp Chèn file âm thanh Đồng bộ âm thanh và Chỉnh sửa âm thanh hiệu ứng Ghi hình trực tiếp Chèn file video Chỉnh sửa video Chèn flash Quản lý flash Thiết kế câu hỏi Chèn câu hỏi Thêm thông báo GV: Lê Thị Ngọc Anh 7 Trường: THCS Long Hòa
  4. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu Xin nhắc lại là bài giảng được soạn trên phần mềm Microsoft Powerpoint như bài trình chiếu bình thường và sử dụng các công cụ, chức năng bổ sung của Adobe Presenter để tạo bài giảng e-Learning. Đây là mục thiết lập các thông số khi chạy bài giảng nên có ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình học của người học. Chọn mục Presentation Setting, xuất hiện hộp thoại gồm có 4 thẻ như sau: - Thẻ Appearance: + Mục Title: Đặt tên tiêu đề cho bài giảng. + Mục Theme: Chọn giao diện cho bài giảng, nháy vào , chọn giao diện cần trong danh sách và quan sát. Nếu muốn tinh chỉnh sắp xếp theo ý muốn thì nháy nút lệnh Theme Editor (Thay đổi màu nền, phông chữ, vị trí đặt bảng điều khiển, hiển thị thông tin người tạo bài giảng, chế độ hiển thị, ) GV: Lê Thị Ngọc Anh 8 Trường: THCS Long Hòa
  5. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở - Thẻ Playback: - Thẻ Quality: Thiết lập chất lượng của âm thanh, hình ảnh của bài giảng khi xuất bản ra bài giảng. - Thẻ Attachments: Đính kèm các file theo bài giảng. Thiết lập hồ sơ giáo viên hay báo cáo viên Từ menu Adobe Presenter, chọn Preference. Xuất hiện hộp thoại, trong thẻ Presenter, nháy nút lệnh Add, sau đó điền các thông tin cá nhân. Ví dụ: Họ và tên, nghề nghiệp, ảnh, logo và sơ yếu lý lịch khoa học nếu muốn (Biography). Minh họa hình ảnh như dưới đây. GV: Lê Thị Ngọc Anh 9 Trường: THCS Long Hòa
  6. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Để thông tin của giáo viên luôn xuất hiện ở bảng điều khiển, ta thực hiện như sau: Chọn Adobe Presenter, chọn Slide Manager, nháy nút lệnh Select All, nháy chọn Edit, nháy chọn tên giáo viên (có thể tạo nhiều tên khác nhau bằng nút lệnh Add như trên), OK. 2. Một số tính năng của Adobe Presenter: 2.3. Ghi âm lời bài giảng: B1: Tạo file mới: New File, sau đó Save File vào thư mục mà chúng ta muốn lưu. B2: Vào Adobe Presenter/ Record Audio, một hộp thoại cảnh báo xuất hiện + Ở đây, máy tính sẽ tự động điều chỉnh âm lượng cho microphone của máy tính. Hãy nhấn nút Skip để bỏ qua bước này. Khi đó hộp thoại Record Audio xuất hiện như sau: GV: Lê Thị Ngọc Anh 10 Trường: THCS Long Hòa
  7. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở + Để ghi âm lời giảng khi nhấn nút Record Audio ( ) + Sau khi thực hiện ghi âm, muốn dừng lại thì nhấn nút Stop Recording + Muốn nghe lại đoạn âm thanh đã ghi, nhấn nút Play Audio ( ) + Có thể gõ chú thích cho đoạn ghi âm ở hộp chú thích như hình trên. + Cuối cùng, nhấn nút Stop để kết thúc việc ghi âm lời giảng. B3: Sau khi chèn lời giảng cần xuất bản ra sản phẩm cuối cùng bằng cách: Vào Adobe Presenter / Publish / Publish / OK Lưu ý: đang publish với slide đầu tiên, sau khi soạn nhiều slide mới Publish 1 lần, vì mỗi lần Publish sẽ tạo ra 1 file Adobe Presenter riêng. Đưa file âm thanh có sẵn vào bài giảng: Nếu giáo viên đã có file âm thanh (*.mp3, ), phần sau đây sẽ hướng dẫn cách lồng ghép file âm thanh có sẵn vào bài giảng, cách thực hiện như sau: Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Import Audio, hộp thoại sau xuất hiện: GV: Lê Thị Ngọc Anh 11 Trường: THCS Long Hòa
  8. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Chỉnh sửa âm thanh: Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Edit Audio, hộp thoại sau xuất hiện: 2.3. Chèn video vào bài giảng: Vào Adobe Presenter \ Capture video, hộp thoại sau xuất hiện: GV: Lê Thị Ngọc Anh 12 Trường: THCS Long Hòa
  9. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Đưa video có sẵn vào bài giảng: Vào Adobe Presenter \ Import Video, hộp thoại sau xuất hiện: Chỉnh sửa video: Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Edit Video, hộp thoại sau xuất hiện: GV: Lê Thị Ngọc Anh 13 Trường: THCS Long Hòa
  10. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở 2.3. Chèn câu hỏi tương tác (bao gồm cả câu hỏi trắc nghiệm) vào bài giảng: Một điểm nổi trội của Adobe Presenter là cho phép chèn các câu hỏi tương tác lên bài giảng. Có thể quản lý và chèn vào nhiều câu hỏi cũng như nhiều loại câu hỏi tương tác cho một bải giảng (hiện nay giáo viên dùng nhiều nhất là dạng câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn). Để chèn các câu hỏi tương tác vào bài giảng, ta mở menu Adobe Presenter \ Quiz manager, hộp thoại Quiz manager xuất hiện như sau: GV: Lê Thị Ngọc Anh 14 Trường: THCS Long Hòa
  11. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Trên hộp thoại Quiz manager, ta có thể khai báo được một thư viện các câu hỏi tương tác để sử dụng cho bài giảng. Sau đó các câu hỏi này có thể được sử dụng vào từng vị trí, tình huống trong bài giảng sau này. Trước hết, cần phải hiểu được cấu trúc tổ chức câu hỏi kiểm tra trên Presenter. Cấu trúc đó như sau: Quiz là một tập hợp các câu hỏi kiểm tra (Question) được tổ chức trong một bài kiểm tra. Ví dụ: Các câu hỏi TIN HỌC là một Quiz hoặc các câu hỏi ÂM NHẠC lại là một Quiz khác. Mỗi câu hỏi trong Quiz có thể thiết lập một điểm số (score) nếu trả lời đúng. Khi đó, sau khi người học thực hiện làm bài các câu hỏi kiểm kiểm tra trên mỗi Quiz sẽ đạt được một tổng số điểm mà điểm tối đa là tổng điểm trả lời đúng của tất cả các câu hỏi trong Quiz. Tiếp theo, Presenter cho phép đánh giá câu hỏi trong một Quiz như sau: nếu tổng điểm số của Quiz đạt bao nhiêu/ bao nhiêu điểm tối đã thì Đạt hay Không đạt. GV: Lê Thị Ngọc Anh 15 Trường: THCS Long Hòa
  12. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Các câu hỏi trong mỗi Quiz có thể được gom thành từng nhóm (Question Group). Cuối cùng phải tạo ra từng câu hỏi (Question) trong từng nhóm câu hỏi (nếu có) hoặc cho từng Quiz. Hình dưới mô tả một tập các câu hỏi cho một tiết dạy: Quan sát hộp thoại trên ta thấy: có 3 câu hỏi, trong đó Câu hỏi 1, 2 thuộc Quiz thứ nhất có tiêu đề TIN HỌC Câu hỏi 3 thuộc Quiz có tiêu đề ÂM NHẠC. Tiếp theo sẽ hướng dẫn các thao tác thực hiện quản lý (tạo mới, chỉnh sửa, xóa) các Quiz, Group Question và các câu hỏi trắc nghiệm (Question). Cách thêm một Quiz – nhấn nút Add Quiz rồi điền thông tin của Quiz vừa tạo. Cách xóa một Quiz – chọn Quiz cần xóa rồi nhấn nút Delete Cách thêm một nhóm câu hỏi (Question Group) – cái này không bắt buộc phải tạo: Chọn Quiz, nhấn nút Add Question Group rồi điền thông tin cho nhóm câu hỏi vừa tạo. GV: Lê Thị Ngọc Anh 16 Trường: THCS Long Hòa
  13. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Cách thêm một câu hỏi (là quan trọng nhất), ta làm như sau: + Chọn Quiz hay nhóm câu hỏi, nhấn nút Add Question. Một hộp thoại xuất hiện cho phép chọn kiểu câu hỏi (Question Types) cần tạo như sau: + Tiếp theo, thực hiện khai báo nội dung các câu hỏi và thông tin liên quan. Nội dung tiếp theo sẽ hướng dẫn cách khai báo một số dạng câu hỏi trong 6 dạng câu hỏi được adobe Presenter hỗ trợ. Câu hỏi dạng đa lựa chọn (Multi Choice) Câu hỏi trắc nghiệm dạng đa điều kiện là dạng được giáo viên sử dụng phổ biến hiện nay. Để tạo câu hỏii này trên Presenter, thực hienẹ theo các thao tác sau đây: Sau khi nhấn kép chuột lên loại câu hỏi Multi choice, chọn nút Create Graded Question hộp thoại xuất hiện cho phép khai báo thông tin về câu hỏi: GV: Lê Thị Ngọc Anh 17 Trường: THCS Long Hòa
  14. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Bạn cần phải điền các thông tin sau đây: Name Đánh số câu hỏi ( Ví dụ: Câu hỏi 1) Question Nội dung câu hỏi. (Ví dụ: Thủ đô của nước Việt Nam là: ) Score Điểm số cho câu hỏi này (ví dụ: 10 điểm) Answer Để khai báo danh sách các đáp án có thể xảy ra. Trong ví dụ trên đã khai báo 4 đáp án như sau: Bạn có thể chèn thêm đáp án (bằng cách nhấn nút Add) hoặc xóa bỏ đáp án (bằng cách nhấn nút Delete). Chú ý: Hãy chọn đáp án đúng bằng cách tích (selected) ô chọn ở đầu đáp án (chỉ được thiết lập duy nhất một đáp án đúng) GV: Lê Thị Ngọc Anh 18 Trường: THCS Long Hòa
  15. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Câu hỏi dạng đúng/sai (True/False) Câu hỏi dạng đúng sai là một trường hợp đặc biệt của câu hỏi dạng đa lựa chọn (trong trường hợp cho phép chọn 1 đáp án đúng trong 2 khả năng). Cách tạo câu hỏi này như sau: Tại hộp thoại Adobe Presenter – Qestion Types, chọn mục True / Flase: GV: Lê Thị Ngọc Anh 19 Trường: THCS Long Hòa
  16. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Chọn nút Create Graded Question Hộp thoại tiếp theo xuất hiện, yêu cầu khai báo các thông tin cho câu hỏi dạng Đúng / Sai như sau: Ý nghĩa các mục của hộp thoại trên như sau: Name Đánh số câu hỏi (Ví dụ Câu hỏi 2) Question Nội dung câu hỏi. Ví dụ: “Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau”. Đúng hay Sai? Score Điểm số cho câu hỏi này (Ví dụ: 10 điểm) Answer Việt hóa 2 đáp án là Đúng và Sai. Hãy khai báo đáp án đúng bằng cách tích (selected) ô chọn ở đầu đáp án (chỉ được thiết lập duy nhất một đáp án đúng). GV: Lê Thị Ngọc Anh 20 Trường: THCS Long Hòa
  17. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Câu hỏi dạng điền vào ô trống (Fill-in-the-blank) Đây là dạng câu hỏi được sử dụng phổ biến đối với môn học Ngoại ngữ dạng điền vào ô trống. Cách tạo câu hỏi này trên Presenter như sau: Tại hộp thoại Adobe Presenter – Qestion Types, chọn mục Fill-in-the- blank: GV: Lê Thị Ngọc Anh 21 Trường: THCS Long Hòa
  18. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Chọn nút Create Graded Question Hộp thoại tiếp theo xuất hiện cho phép khai báo các thông tin về câu hỏi: Ý nghĩa các mục ở hộp thoại trên như sau: Name Fill-in-the-blank Question Complete the sentence below by filling in the blanks Score Điểm số cho câu hỏi này (Ví dụ: 10 điểm) Phrase Nội dung câu mà có chứa các khoảng trống (Blanks) để yêu cầu người học điền vào. Một Phrase có thể chứa nhiều các khoảng trắng để yêu cầu người học điền vào. Blanks Là nơi khai báo các đáp án đúng tương ứng với các khoảng trắng ở mục Phrase đã nêu ở trên. GV: Lê Thị Ngọc Anh 22 Trường: THCS Long Hòa
  19. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Tiếp theo là hướng dẫn cách tạo một câu hỏi yêu cầu điền từ vào 3 khoảng trống. Từ thứ nhất là: Where ___ you from ? Ta cần khai báo cho đáp án đúng cho khoảng trống này là are. Cách làm như sau : + Ở mục Pharse gõ vào nội dung : Where, sau đó nhấp nút Add Blank để khai báo đáp án đúng cho khoảng trống đầu tiên này, hộp thoại sau xuất hiện : + Ở hộp thoại trên thực hiện 2 thiết lập: - Chọn mục The user will type in the answer, which will compared to the list below có nghĩa là: giáo viên sẽ khai báo một danh sách các từ là đáp án đúng mà khi trả lời người học sẽ gõ đáp án và phần mềm sẽ kiểm tra xem đúng hay sai. - Tiếp theo khai báo danh sách các đáp án đúng ở bảng phía dưới. Có thể dùng nút Add để thêm mới hoặc Delete để xóa một đáp án đúng. GV: Lê Thị Ngọc Anh 23 Trường: THCS Long Hòa
  20. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Câu hỏi dạng tự luận (Short answer) Câu hỏi dạng tự luận (hoặc câu hỏi yêu cầu câu trả lời ngắn) là dạng câu hỏi yêu cầu người học gõ trực tiếp đáp án để trả lời câu hỏi. Mỗi câu hỏi, Adobe Presenter cho phép gõ vào một số đáp án có thể chấp nhận được (đáp án đúng). Một chừng mực nào đó, câu hỏi dạng tự luận giống với câu hỏi dạng điền vào ô trống. Tiếp theo đây là cách tạo một câu hỏi dạng tự luận: GV: Lê Thị Ngọc Anh 24 Trường: THCS Long Hòa
  21. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Chọn nút Create Graded Question Hộp thoại tiếp theo xuất hiện cho phép khai báo các thông tin về câu hỏi: Ý nghĩa các mục ở hộp thoại trên như sau: Name Đánh số câu hỏi (Ví dụ Câu hỏi 4) Question Nội dung câu hỏi. Ví dụ: Hãy nêu một tên khác của Bác Hồ Score Điểm số cho câu hỏi này (Ví dụ: 10 điểm) Acceptable Answer Những đáp án được chấp nhận là đáp án đúng. GV: Lê Thị Ngọc Anh 25 Trường: THCS Long Hòa
  22. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Câu hỏi dạng ghép các phương án đúng (Maching) GV: Lê Thị Ngọc Anh 26 Trường: THCS Long Hòa
  23. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Chọn nút Create Graded Question Hộp thoại tiếp theo xuất hiện cho phép khai báo các thông tin về câu hỏi: Ý nghĩa các mục ở hộp thoại trên như sau: Name Đánh số câu hỏi (Ví dụ Câu hỏi 5) Question Nội dung câu hỏi. Ví dụ: Hãy ghép các tổ hợp phím tắt tương ứng với các thao tác trong Microsoft Word Score Điểm số cho câu hỏi này (Ví dụ: 10 điểm) Shufffe Options Chọn mục này để trộn đáp án. Lưu ý: sau khi viết đáp án xong phải ghép đáp án đúng cho mỗi lựa chọn. GV: Lê Thị Ngọc Anh 27 Trường: THCS Long Hòa
  24. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Câu hỏi dạng biểu quyết (Rating Scale): GV: Lê Thị Ngọc Anh 28 Trường: THCS Long Hòa
  25. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Chọn nút Create Graded Question Hộp thoại tiếp theo xuất hiện cho phép khai báo các thông tin về câu hỏi: 2.3. Xuất bản (Public): Xuất ra bài giảng chuẩn e-Learning trên máy tính, hay trực tiếp lên mạng qua Adobe Connect, ghi ra đĩa CD tự chạy hoặc thành giáo trình, Trong quá trình thực hiện bài giảng Thầy/Cô nên xuất ra trên máy tính để chạy thử theo từng bước nội dung, chỉnh sửa cho phù hợp sẽ tiết kiệm thời gian và dễ kiểm soát khi thiết kế. GV: Lê Thị Ngọc Anh 29 Trường: THCS Long Hòa
  26. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Mở menu Adobe Presenter \ Publish, hộp thoại Publish Presentation xuất hiện cho phép khai báo các thông tin và xuất bản bài giảng như sau: Mục Output Option cho thấy: Có thể xuất ra đĩa CD để tự động chạy, hoặc file nén lại (Zip files). Chọn Publish để xuất bản bài giảng, chờ một lát nhanh hay chậm tùy vào dung lượng bài giảng, sau khi hoàn thành sẽ báo: Nháy chuột vào View Output để xem sản phẩm. GV: Lê Thị Ngọc Anh 30 Trường: THCS Long Hòa
  27. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Lưu ý: Khi xuất bài giảng trực tiếp lên mạng qua Adobe Connect Sau đó nháy chọn , nhập địa chỉ Máy sẽ hỏi tiếp tên và mật khẩu đăng nhập. Những ai đã đăng kí mới được phép úp bài giảng lên phòng học ảo được. Đây là phòng học ảo và thư viện bài giảng điện tử e-Learning đã được Cục CNTT xây dựng lên. Quý thầy cô có thể liên hệ với CucCNTT@moet.edu.vn để tham gia tải lên (upload) bài giảng của mình vào phòng học ảo này. III. KẾT LUẬN Hiện nay, không chỉ có sinh viên đại học mà ngay cả học sinh các cấp cũng có thể tham gia tự học, đánh giá, kiểm tra kiến thức thông qua mạng E- learning của những trung tâm, công ty cung cấp dịch vụ giáo dục như: Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo, Công ty Cổ phần đầu tư và Dịch vụ giáo dục Đây thực sự là một tin vui đối với mỗi học sinh chúng ta. Chắc chắn trong thời gian tới kết quả học tập của thế hệ học sinh – sinh viên sau này sẽ tiến bộ vượt bậc nhờ sự chăm chỉ của các bạn và công nghệ học mới này. GV: Lê Thị Ngọc Anh 31 Trường: THCS Long Hòa
  28. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở Như vậy, sử dụng bài giảng trình chiếu từ sự kết hợp giữa MS Power Point và Adobe Presenter để dạy học có thể áp dụng nhiều ở nhiều trường hợp khác nhau như sử dụng như một bài giảng thực thụ, sử dụng để phối hợp với các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn, hiệu quả của bài giảng trình chiếu bắt đầu từ những thao tác đơn giản trên phần mềm MS Power Point và Adobe Presenter, tính đa phương tiện của bài giảng sẽ giúp phát triển khả năng tư duy, hành vi thái độ của người học và góp phần giáo dục học sinh thành những con người hoàn thiện. Long Hòa, ngày tháng 11 năm 2016 Long Hòa, ngày 03 tháng 11 năm 2016 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Người viết HIỆU TRƯỞNG Lê Thị Ngọc Anh Bình Thủy, ngày tháng 11 năm 2016 DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG GV: Lê Thị Ngọc Anh 32 Trường: THCS Long Hòa
  29. Nghiên cứu ứng dụng e-learning trong trường trung học cơ sở TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tài liệu tập huấn sử dụng Adobe Presenter 7. - Các bài viết từ mạng internet về tổng hợp các cách chèn video, hình ảnh, âm thanh vào MS Power Point . - Tham khảo phần mềm Violet tại địa chỉ: GV: Lê Thị Ngọc Anh 33 Trường: THCS Long Hòa