Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_hien_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_m.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp
- 3.5. Hướng dẫn học sinh làm bài, sửa bài, rút ra bài học kinh nghiệm Học tập mà không rèn luyện thì chẳng khác gì học bơi nhưng không bao giờ xuống nước. HSG môn Văn ngoài vốn kiến thức nhờ tích lũy, học hỏi thì cần phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng lập luận. Chỉ có thông qua quá trình trau dồi đó thì cách viết của các em mới trở nên sắc sảo, chặt chẽ và thuyết phục được. Thực tế giảng dạy ta vẫn thường bắt gặp những học sinh khi trên lớp phát biểu xây dựng bài rất tốt nhưng khi làm bài lại dễ làm giáo viên chấm bài thất vọng. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng HSG cần thường xuyên cho các em rèn luyện cách lập luận, cách viết thông qua các bài viết trên lớp hoặc bài tập về nhà để các em rèn luyện cách viết, trau dồi vốn từ, cách diễn đạt Song song với rèn luyện cách viết bài là giúp học sinh sửa bài, theo tôi khâu này là rất quan trọng, nếu giáo viên vì lười mà chỉ làm qua loa thì học sinh mình khó mà tiến bộ được. Trong khi sửa bài cho học sinh tôi cố gắng tránh nhận xét chung chung mà đi sâu vào việc chỉ ra và phân tích nhữ từ ngữ dùng hay, đắt giá những câu văn, cách diễn đạt độc đáo, sắc sảo của học sinh cũng như chỉ ra các lỗi không được lặp lại, những lỗi cần tránh. Ngoài việc giáo viên sửa bài cho học sinh tôi còn mạnh dạn cho học sinh “ đóng vai giáo viên” để chấm bài của các bạn học sinh để các em có thêm kinh nghiệm, sau đó cho các em trao đổi, tranh luận để cùng nhau rút ra bài học kinh nghiệm. Quá trình này được thực hiện thường xuyên sẽ giúp các em nhanh chóng tiến bộ, giáo viên cũng sẽ đạt được kết quả mà mình mong muốn. Những phần kinh nghiệm trình bày ở trên, là những thao tác được tôi áp dụng trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn và đã đạt được kết quả cao. 4. Kết quả đạt được 4.1. Đối với học sinh: Học sinh được quan tâm ngay từ những ngày mới bước chân vào trường, các em được gần gũi động viên, khuyến khích và có cơ hội bộc lộ hết phẩm chất, năng lực của mình. Có nhiều em khi học ở THCS chỉ là học sinh bình thường hoặc có những em chỉ đạt những giải thấp nhưng khi được áp dụng một số kinh nghiệm trên các em đã đạt được những thành tích cao hơn. Ví du; em Lô Thị Thúy ở xã Tam Thái ở THCS chỉ là học sinh bình thường, khi học ở THPT Tương Dương một đạt giải Ba học sinh giỏi Tỉnh; em Nguyễn Hoài Thương đạt giải khuyến khích cấp huyện môn văn THCS, khi học tại THPT Tương Dương1 em đạt giải Ba Học sinh giỏi Tỉnh 4.2. Đối với giáo viên bồi dưỡng: Các kinh nghiệm trên có thể giúp các giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới có bước đi dài hơi và đầy đủ hơn để giải quyết bài toán khó, đặc thù của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở những trường có chất lượng đầu vào thấp như ở THPT Tương Dương1. Với cá nhân tôi, Trong quá trình giảng dạy bản thân từng 4 lần được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG và cả bốn lần học sinh đều đạt giải. 19
- Năm học 2003 - 2004, Bồi dưỡng HSG tại Trung tâm GDTX Tương Dương và đây là lần thứ 2 Trung tâm có HSG Tỉnh kể từ ngày thành lập. Tại trường THPT Tương Dương 1 bản thân ba lần được giao bồi dưỡng HSG. Lần 1: Năm học 2012 – 2013: HS đạt HSG Tỉnh Lần 2: Năm học 2016 – 2017: HS đạt HSG Tỉnh Lần 3: Năm học 2020 – 2021: HS đạt HSG Tỉnh Một số hình ảnh về thành tích của thầy và trò: Tác giả được Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện tặng hoa và giấy khen trong lễ tuyên dương giáo viên có HSG cấp Tỉnh Em Nguyễn Kiều Trang HSG Tỉnh được Bí thư và Chủ tịch huyện tặng hoa và giấy khen 20
- Ban giám hiệu Trường THPT Tương Dương1 khen thưởng các em HSG Hiệu trưởng THPT Lê Viết Thuật tặng quà học sinh THPT Tương Dương1 trong chương trình “ Trường giúp trường” 21 Ông: Vi Tân Hợi nguyên giáo viên trường THPT Tương Dương1, nguyên phó Chủ tịch huyện tặng sách cho học sinh nhà trường
- ông Vi Tân Hợi nguyên giáo viên trường THPT Tương Dương1, nguyên phó Chủ tịch huyện tặng sách cho học sinh nhà trường Học sinh trong đội tuyển HSG giảng bài cho các bạn 22
- Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện tặng năm 2013 Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện tặng năm 2017 23
- Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện tặng vì thành tích đóng góp cho sự phát triển của trường THPT Tương Dương1 Giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện tặng năm 2021 Giấy khen của BCH Công đoàn nghành giáo dục tỉnh Nghệ An 24
- Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận. Trường THPT Tương Dương1 là một cơ sở giáo dục ở vùng cao của Tỉnh Nghệ An. Mặc dù chất lượng mũi nhọn không thể sánh được với các trường ở vùng đồng bằng, thành phố nhưng lãnh đạo và giáo viên nơi đây không vì thế mà lơ là, buông bỏ nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng HSG mà ngược lại các thế hệ nhà giáo nơi đây vẫn luôn đau đáu một khát khao làm sao từng bước nâng cao được chất lượng giáo dục của nơi được xem là khó khăn nhất này. Với kinh nghiệm chưa nhiều, thành tích đạt được chưa phải là lớn nhưng bản thân tôi luôn luôn cố gắng học hỏi và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn ở những trường có chất lượng đầu vào thấp như ở THPT Tương Dương1 với hy vọng công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG ở những vùng như nơi đây sẽ được quan tâm hơn và qua đó có thể có cơ hội được chia sẻ những gì bản thân học hỏi và trải nghiệm được, dù ít ỏi nhưng có thể có ích với các đồng nghiệp, nhất là các đồng nghiệp trẻ từ miền xuôi lên công tác miền ngược. Vì nội dung đề tài là rất rộng và sâu về chuyên môn trong khi hiểu biết và kinh nghiệm bản thân còn khá hạn hẹp nên cũng rất mong nhận được sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ và góp ý chân thành của các quý đồng nghiệp gần xa, đặc biệt là các giáo viên cốt cán, các thầy cô chuyên viên của sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đề cá nhân bản thân tôi cũng như các giáo viên Ngữ văn vùng cao có thêm cơ hội được trau dồi, học hỏi thêm. 2. Một số kiến nghị 2.1. Với phụ huynh: Cần là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho các em, tạo điều kiện tốt nhất để con em mình phát huy hết những năng lực, phẩm chất của mình. Đồng thời giữ liên hệ thường xuyên với giáo viên và nhà trường để cùng giúp đỡ , giáo dục và bồi dưỡng các em. 2.2. Với nhà trường: Xây dựng được kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn cho việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nói chung và việc phát hiện bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi nói riêng. Quan tâm đầy đủ và tạo điều kiện cả về tinh thần và cơ sở vật chất cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.3. Với địa phương: Do đặc thù vùng núi cao, vùng sâu vùng xa nên sự quan tâm vào của của các cấp chính quyền địa phương từ thôn bản đến xã, huyện cho công tác giáo dục nâng cáo dân trí là rất quan trọng. Các cấp địa phương cần thường xuyên liên hệ với nhà trường để tạo sự tương tác, hợp tác tích cực để cùng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung. Trên đây là “ Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp” như Trường 25
- THPT Tương Dương1. Vì dung lượng kiến thức của lĩnh vực được đề cập đến rất rộng lớn, trong khi đó bản thân tác giả vẫn còn phải học hỏi nhiều và giới hạn của bản sáng kiến kinh nghiệm này không thể trình bày hết được những công việc cần làm trong công tác bồi dưỡng HSG ở những trường có chất lượng đầu vào thấp. Vì vậy rất mong nhận được sự đồng cảm, sẻ chia và góp ý của các quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! 26
- Mục lục TT Nội dung Trang 1 Phần I. Đặt vấn đề 1 1. Lựa chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 6. Tính mới của đề tài 2 2 Phần II. Nội dung nghiên cứu 4 I. Cơ sở khoa học 4 1.Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1 Thực trạng 5 2.2 Kết quả khảo sát tại trường THPT Tương Dương1 5 2.3 Nhận xét, đánh giá số liệu khảo sát 6 II. Kết quả nghiên cứu 7 1. Phát hiện và chọn học sinh tham gia đội tuyển HSG 7 2. Lập kế hoạch bồi dưỡng 8 3. Rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh thi HSG môn văn 10 3.1 Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, Nghị luận xã hội 10 3.2 Kỹ năng viết đoạn văn hay, bài văn hay, độc đáo 16 3.3 Kỹ năng nhận diện đề thi 17 3.4 Kỹ năng phân bố thời gian hợp lí 18 3.5 Hướng dẫn học sinh làm bài, sửa bài, rút ra bài học KN 18 27
- 4. Kết quả đạt được 19 4.1 Đối với học sinh 19 4.2 Đối với giáo viên bồi dưỡng 19 3 Phần III. Kết luận 25 1. Kết luận 25 2. Một số kiến nghị 25 28
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 GD Giáo dục 2 THCS Trung học cơ sở 3 THPT Trung học phổ thông 4 CLC Chất lượng cao 5 HSG Học sinh giỏi 6 NLXH Nghị luận xã hội 7 NLVH Nghị luận văn học 29
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn (Đỗ Ngọc Thống, NXB GD, H, 2011). 2. Văn – bồi dưỡng học sinh giỏi (Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, NXB GD, H, 2001). 3. Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên, NXB GD, H, 1997). 4. 18 chuyên đề văn phổ thông trung học (Nguyễn Thị Hòa, NXB ĐHQG, Tp.HCM, 1999). 5. Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT ( Phiên bản mới – Nhiều tác giả). Và các tài liệu khác 30