Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5

docx 29 trang binhlieuqn2 08/03/2022 10293
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giai_cac_bai_toan.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5

  1. Tóm tắt: Tiền vốn: 42000 đồng Tiền bán: 52 500 đồng a. Tiền bán: .% tiền vốn? b. Tiền lãi: .% tiền vốn? Trong bài toán này giáo viên cần hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế để biết: Tiền bán = tiền vốn + tiền lãi; Tiền vốn = tiền bán – tiền lãi Tiền lãi = Tiền bán – tiền vốn. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức để giải bài toán. Bài giải: a.Tỉ số phần trăm tiền bán ra so với tiền vốn là: 52 500 : 42 000 = 1, 25 = 125% b. Số phần trăm tiền lãi là: 125% - 100% = 25% Đáp số: a.125%; b.25% GV yêu cầu HS tìm ra cách giải khác của phần b) ở bài toán này.Chẳng hạn: b. Số tiền lãi của người đó là: 52 500 – 42 000 = 10 500( đồng) Số phần trăm tiền lãi của người đó là: 10 500 : 42000 = 0,25 = 25% Sau khi học sinh đã nắm được ba dạng cơ bản của bài toán về tỉ số phần trăm, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa dạng 2 và dạng 3 để tránh nhầm lẫn khi vận dụng . Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập các bài toán tổng hợp cả ba dạng để củng cố cách giải, rèn kĩ năng và phân biệt sự khác nhau của ba dạng bài đó bằng cách thay đổi dữ kiện của bài toán trên để có bài toán mới. Bài 4: Một người bỏ ra 42000 đồng tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó được lãi 25% giá vốn. Hỏi: a. Người ấy được lãi bao nhiêu tiền? b. Người ấy bán rau được bao nhiêu tiền? c. Người ấy được lãi bao nhiêu phần trăm so với giá bán? Giải: Cách 1: a. Người ấy được lãi số tiền là: 42000 : 100 x 25 = 10 500( đồng) b. Người ấy bán rau được số tiền là: 42000 + 10 500 = 52 500( đồng)
  2. c. Tiền lãi so với tiền bán thì chiếm số phần trăm là: 10 500 : 52 500 = 0,2 = 20% Đáp số: a. 10 500 đồng; b. 52 500 đồng; c. 20% Cách 2: Nếu coi tiền vốn là 100% thì tiền lãi là 25% tiền bán là: 100% + 25% = 125% Người ấy bán rau được số tiền là: 42 000 : 100 x125 = 52 500( đồng) Người ấy được lãi số tiền là: 52 500 - 42000 = 10 500( đồng) Tiền lãi so với tiền bán thì chiếm số phần trăm là: 25% : 125% = 20% Bài 5: Một người bỏ ra 42000 đồng tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó được lãi 20% giá bán. Hỏi: a.Người ấy bán rau được bao nhiêu tiền? b.Người ấy được lãi bao nhiêu tiền? * Hướng dẫn: Giáo viên cần hướng dân học sinh hiểu : lãi 20% giá bán có nghĩa là nếu coi giá bán là 100% thì tiền lãi là 20% và tiền vốn là : 100% - 20% = 80%. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập. Bài giải Nếu coi giá bán là 100% thì tiền lãi là 20% và tiền vốn là : 100% - 20% = 80%( giá bán) Người ấy bán rau được số tiền là: 42000 : 80 x 100 = 52 500( đồng) Người ấy được lãi số tiền là: 52 500 - 42 000 = 10 500( đồng) Đáp số: a. 52 500 đồng b.10 500 đồng; Bài 6: Một người bỏ một số tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52 500 đồng, tính ra được lãi 25% giá vốn. Hỏi: a.Người ấy bỏ ra bao nhiêu tiền để mua rau? b.Người ấy được lãi bao nhiêu tiền? Bài giải Nếu coi giá vốn là 100% thì tiền lãi là 25% và tiền bán là : 100% + 25% = 125%( giá vốn) Người ấy bỏ ra số tiền vốn để mua rau là:
  3. 52 500 : 125 x 100 = 42000( đồng) Người ấy được lãi số tiền là: 52 500 – 42 000 = 10 500( đồng) Hoặc: 42 000 : 100 x 25 = 10 500( đồng) Đáp số: a. 42000 đồng; b.10 500 đồng Giáo viên có thể tiếp tục thay đổi dữ kiện của bài toán trên để được nhiểu bài toán khác. Với sự thay đổi dữ kiện của bài toán như trên học sinh sẽ được khắc sâu về ý nghĩa của tỉ số phần trăm và cách giải từng dạng toán về tỉ số phần trăm. Giáo viên tiếp tục nâng mức độ khó của bài tập: Bài 7: Một thư viện có 6 000 quyển sách. Cứ sau mỗi năm số sách thư viện lại tăng thêm 20% ( so với năm trước). Hỏi sau hai năm thư viện có tất cả bao nhiêu quyển sách? * Các bước giải: + Tìm số sách thư viện tăng năm thứ nhất + Tìm tổng số sách có sau năm thứ nhất + Tìm số sách thư viện tăng năm thứ hai + Tìm tổng số sách có sau năm thứ hai. Bài giải: Năm thứ nhất thư viện tăng số sách là: 6 000 : 100 x 20 = 1 200 (quyển) Sau năm thứ nhất số sách thư viện có là: 6 000 + 1 200 = 7 200 (quyển) Năm thứ hai thư viện tăng số sách là: 72 000 : 100 x 20 = 1 440 (quyển) Sau hai năm số sách thư viện có tất cả là: 72 000 + 1 440 = 8 640 (quyển) Đáp số: 8 640 quyển GV gợi ý HS giải theo cách 2: Tỉ số phần trăm của số sách năm sau so với năm trước là: 100% + 20% = 120% Sau năm thứ nhất thư viện có số sách là: 6 000 : 100 x 120 = 7 200 (quyển) Sau hai năm số sách thư viện có tất cả là: 72 000 : 100 x 120 = 8 640 (quyển) Đáp số: 8 640 quyển
  4. Bài 8: Lượng nước trong hạt tươi là 16 %. Người ta lấy 200 kg hạt tươi đem phơi khô thì lượng hạt đó giảm đi 20 kg. Tính tỉ số phần trăm lượng nước trong hạt phơi khô? *Phân tích: Lượng nước trong hạt tươi là 16% nên ta tìm được lượng nước có trong 200kg hạt tươi. Từ đó tìm lượng nước còn lại trong hạt khô, tìm lượng hạt đã phơi khô và đưa bài toán về tìm tỉ số phần trăm hai số để tìm lượng nước trong hạt phơi khô. Bài giải Vì lượng nước chứa trong hạt tươi là 16% nên trong 200 kg hạt tươi có lượng nước đó là: 200: 100 x 16 = 32( kg) Sau khi phơi khô 200 kg hạt tươi thì lượng hạt đó nhẹ đi 20 kg, nên lượng còn lại trong hạt phơi khô là: 32 – 20 = 12( kg) Lượng hạt đã phơi khô còn lại là: 200 – 20 = 180 (kg) Tỉ số phần trăm của lượng nước trong hạt phơi khô là: 12 : 180 = 6,7% Đáp số: 6,7% Để phát triển năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm của học sinh giáo viên đưa ra các bài toán không thuộc dạng cơ bản. Để giải được các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng biến đổi bài toán đó để đưa về các dạng toán điển hình đã học. Biết làm thành thạo các phép tính với các tỉ số phần trăm và các phép đổi tỉ số phần trăm ra phân số và ngược lại. Khi thực hiện phép nhân và phép chia hai tỉ số phần trăm học sinh phải biết cách đổi các tỉ số phần trăm đó ra phân số sau đó thực hiện phép nhân, chia các phân số. Bài 9: Giá hàng tháng Chạp tăng 10% so với tháng 11, nhưng giá hàng tháng Giêng lại giảm 10% so với tháng Chạp. Hỏi giá hàng tháng Giêng tăng hay giảm mấy phần trăm? *Phân tích: Giá hàng trong bài toán này được tính qua 3 thời điểm: Tháng 11 – tháng Chạp – tháng Giêng. Trong đó giá hàng tháng Chạp tăng 10% so với tháng 11 ; giá hàng tháng Giêng giảm 10% so với tháng Chạp. Ở bài toán này giáo viên khắc sâu cho học sinh hiểu ý nghĩa của từng tỉ số phần trăm trong bài để giải bài toán. Bài giải Nếu coi giá hàng tháng 11 là 100% thì giá hàng tháng Chạp là:
  5. 100% + 10% = 110%( Giá hàng tháng 11) Nếu coi giá hàng tháng Chạp là 100% thì giá hàng tháng Giêng là: 100% - 10%= 90%( giá hàng tháng Chạp) Vậy giá hàng tháng Giêng so với tháng 11 là: 110% x 90% = 99%( giá hàng tháng 11) Vì 100%> 99% nên giá hàng tháng Giêng giảm hơn tháng 11 và giảm hơn là: 100% - 99% = 1% Đáp số: Tháng Giêng giảm 1%. Bài 10: Một cánh đồng vụ này diện tích được mở rộng thêm 20% so với diện tích vụ trước nhưng do thời tiết nên năng suất lúa của vụ này bị giảm đi 20% so với vụ trước. Hỏi số thóc thu được của vụ này tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với vụ trước? * Phân tích:Muốn biết số thóc thu được của vụ này tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với vụ trước ta phải đi tìm xem số thóc thu được của vụ này chiếm bao nhiêu phần trăm so với vụ trước. Từ cách tính: Số thóc thu được bằng năng suất lúa nhân với diện tích cấy lúa Ta có cách giải sau: Bài giải: Coi năng suất lúa của vụ trước là 100%, diện tích cấy lúa của vụ trước là 100%, số thóc thu được của vụ trước là 100% thì: Năng suất lúa của vụ này là: 100% - 20% = 80% ( năng suất lúa vụ trước) Diện tích cấy lúa của vụ này là: 100% + 20% = 120% ( diện tích lúa vụ trước) Số thóc của vụ này thu được chiếm số phần trăm so với vụ trước là: 80% x 120% = 96% ( Số thóc vụ trước) Vì 96% < 100% nên số thóc vụ này thu được giảm hơn so với vụ trước và giảm số phần trăm là: 100% - 96% = 4% Đáp số: 4% Giáo viên cần cho các em nắm chắc lại một số tính chất của phép cộng và phép trừ hai số như: tổng hai số không đổi nếu ta thêm vào số này đồng thời bớt ở số kia đi cùng một số như nhau. Hiệu hai số không đổi nếu ta cùng thêm hoặc cùng bớt ở hai số đi một số như nhau. Để giải được các bài toán phần trăm có chứa các yếu tố hình học nắm chắc các công thức liên quan đến tính chu vi, diện tích và các yếu tố cạnh của các hình đó.
  6. Bài 11: Một mảnh đất hình chữ nhật nay được mở rộng chiều dài thêm 10%, chiều rộng thêm 10%. Hỏi diện tích hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhêu phần trăm? *Phân tích: Muốn biết diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm phải đi so sánh diện tích mảnh đất sau khi mở rộng với diện tích ban đầu. Từ công thức: S = a x b Ta có cách giải sau: Bài giải: Coi chiều dài mảnh đất ban đầu là 100% , chiều rộng mảnh đất ban đầu là 100% , diện tích mảnh đất ban đầu là 100% thì: Chiều dài mới của mảnh đất là: 100% + 10% = 110%(chiều dài ban đầu) Chiều rộng mới của mảnh đất là: 100% + 10% = 1 10% (chiều rộng ban đầu) Diện tích mảnh đất mới sẽ là: 110% x 110% =121%( diện tích ban đầu) Như vậy, diện tích của mảnh đất tăng thêm số phần trăm là so với diện tích mảnh đất ban đầu là: 121% - 100% = 21% Đáp số: 21% Bài 12: Cho một hình chữ nhật. Nếu tăng chiều rộng của hình chữ nhật đó thêm 6,4 cm, đồng thời giảm chiều dài của nó đi 15% thì diện tích của hình chữ nhật tăng thêm 2%. Tính chiều rộng hình chữ nhật ban đầu? * Phân tích: Muốn tìm được chiều rộng hình chữ nhật ban đầu ta phải đi tìm xem chiều rộng sau khi tăng thêm 6,4cm so với chiều rộng ban đầu chiếm bao nhiêu phần trăm. Từ cách tính: Chiều rộng bằng diện tích chia cho chiều dài. Ta có cách giải sau: Bài giải: Coi chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là 100% , chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là 100% , diện tích của hình chữ nhật ban đầu là 100% thì: Chiều dài của hình chữ nhật sau khi giảm chiếm số phần trăm là: 100% - 15% = 85% (chiều dài ban đầu) Diện tích hình chữ nhật khi đó là: 100% + 2% =102%(diện tích ban đầu) Chiều rộng hình chữ nhật sau khi tăng 6,4 cm chiếm số phần trăm là: 102% : 85% = 120% (chiều rộng ban đầu) Như vậy, 6,4cm chiếm số phần trăm là: 120% - 100% = 20%( chiều rộng ban đầu)
  7. Chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là: 6,4 : 20 x 100 = 32 (cm) Đáp số: 32cm Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng hai tỉ số, học sinh thường hay mắc phải sai lầm là thiết lập các phép tính không cùng đơn vị. Để khắc phục tồn tại này, khi hướng dẫn học sinh giải giáo viên cần cho các em thảo luận để tìm ra đại lượng không đổi trong bài toán đó. Lấy đại lượng không đổi đó làm đơn vị so sánh để thiết lập tỉ số giữa các đại lượng liên quan với đại lượng không đổi đó. Bài 13: Lượng nước trong cỏ tươi chiếm 55%, trong cỏ khô là 10%. Hỏi phơi 100 kg cỏ tươi được bao nhiêu ki – lô- gam cỏ khô? * Phân tích: Trong bài toán này giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện được lượng cỏ nguyên chất không thay đổi khi phơi khô từ đó đi tìm lượng cỏ nguyên chất và sẽ tìm được lượng cỏ khô theo yêu cầu của bài tập. Bài giải Lượng cỏ nguyên chất trong cỏ tươi chiếm: 100% - 55% = 45%( lượng cỏ tươi) Lượng cỏ nguyên chất trong 100kg cỏ tươi là: 100 : 100 x 45 = 45(kg) Vì lượng cỏ nguyên chất không thay đổi sau khi cỏ phơi khô nên 45kg này ứng với: 100% - 10% = 90%( lượng cỏ khô) Vậy sau khi phơi 100 kg cỏ tươi ta thu được số cỏ khô là: 45 : 90 x 100 = 50(kg) Đáp số: 50 kg * Lưu ý: Do phạm vi hẹp của đề tài nên tại sáng kiến này tác giả chỉ đưa ra một số bài toán điển hình của từng loại. Trong quá trình vận dụng, đối với mỗi loại bài toán giáo viên có thể đưa ra nhiều bài tương tự để học sinh nắm vững cách giải sau đó mới chuyển sang loại bài toán khác. Sau khi hoc xong phần các bài toán về tỉ số phần trăm tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để nhận thông tin ngược từ phía học sinh. Trên cơ sở kết quả học tập của học sinh tôi sẽ điều chỉnh phương pháp dạy của minh để năm học tiếp theo sẽ đạt được kết quả cao hơn. 2. Hiệu quả khi áp dụng đề tài. Với cách làm trên, trong nhiều năm liền dạy môn Toán lớp 5, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi giảng dạy không còn “ngại” khó khi tiếp cận với các bài toán về tỉ số phần trăm.
  8. Trong năm học 2014 – 2015, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Toán và một số môn học khác của lớp 5A5 và 5A6, với cách thực hiện theo hướng nghiên cứu trên tôi nhận thấy các em đều rất hào hứng khi học các bài toán về tỉ số phần trăm. Nhờ vậy kết quả học tập của các em ở dạng toán này đã đem đến một kết quả rất đáng tự hào: +) 100% học sinh tham gia khảo sát đều đạt yêu cầu trở lên. Trong các cuộc thi giải toán qua Internet bằng tiếng Anh và bằng tiếng Việt có: Cấp trường: 66 HS đạt giải, trong đó có 37 HS đạt giải Nhất và giải Nhì. Cấp thành phố: có 51 học sinh dự thi ( cấp trên chưa xếp giải) Cấp tỉnh có: 11 HS đạt giải, trong đó 2 HS đạt giải Nhì, 2 HS đạt giải Ba. Cấp quốc gia: có 2 học sinh dự thi(cấp trên chưa xếp giải). Tuy nhiên hai học sinh này đều đạt điểm tương đối cao so với số học sinh trong toàn quốc. Em Vũ Ngọc Bình xếp thứ 124/ 1656 học sinh; Em Bùi Thị Thùy Trang đứng thứ 201/1656 học sinh ( Toàn quốc lấy tất cả 500hs điểm cao nhất để xếp giải.) 3. Những bài học rút ra mở hướng nghiên cứu tiếp theo. Một năm học kết thúc đã để lại trong tôi những kinh nghiệm sâu sắc: Đó là muốn kết quả học sinh giỏi đạt loại cao thì yếu tố quan trọng hàng đầu là cần có người thầy giỏi. Người thầy thật sự có nhiệt tình, thường xuyên trau dồi kiến thức, tổng hợp các kiến thức theo logic và cũng không ngừng học hỏi đồng nghiệp xung quanh trong nhà trường hoặc các trường bạn. Yếu tố quan trọng thứ hai quyết định sự thành công của việc nâng cao chất lượng dạy và học là yếu tố học sinh. Học sinh phải thật sự say mê, ham học, ham hiểu biết và đặc biệt cần có tính cẩn thận. Học sinh ngoài sự thông minh, có kiến thức cũng cần có vốn ngôn ngữ trong cuộc sống. Yếu tố thứ ba là gia đình, gia đình là cái nôi để tạo nhân tài, gia đình phải tạo điều kiện về thời gian, sách vở để các em học tập. Đặc biệt gia đình cũng phải đoàn kết, hạnh phúc đó là tấm gương cho các em học sinh phấn đấu. Ngoài các yếu tố đó thì sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và sự kết hợp giữa gia đình – Nhà trường và xã hội là yếu tố quan trọng đem đến sự thành công của công tác dạy và học ở mỗi Nhà trường.
  9. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Các bài toán về tỉ số phần trăm là một loại toán khó nhưng lại chiếm một vị trí quan trọng trong môn Toán lớp 5. Bởi vậy để phát triển năng lực giải Các bài toán về tỉ số phần trăm cho hoc sinh lớp 5 luôn là nỗi trăn trở của các những người làm công tác giáo dục. Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy trong nhiều năm. Qua kết quả thực hiện cho thấy đề tài đã góp phần không nhỏ việc nâng cao chất lượng dạy học giải Các bài toán về tỉ số phần trăm và có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập. Với đề tài này tôi đã được nhà trường Tiểu học Đống Đa đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành được bước tiếp theo là áp dụng vào thực tế những lý luận tôi đã xây dựng. 2.Ý kiến đề nghị Kính mong các cấp luôn quan tâm đến công tác giáo dục hơn nữa để tạo niềm say mê giảng dạy và học tập của thầy và trò trường Tiểu học. Hàng năm nên có lớp tập huấn về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên, đồng thời tạo điều kiện để các giáo viên có cơ hội được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh trong nhà trường Tiểu học.
  10. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài . .1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .2 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 6. Giả thuyết khoa học 2 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 2 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .3 I. Cơ sở lý luận 3 1.Vai trò của môn Toán và dạy học giải toán trong nhà trường tiểu học 3 2.Tỉ số và tỉ số phần trăm 3 2.1.Khái niệm tỉ số .3 2.2. Khái niệm về tỉ số phần trăm 4 2.3. Mối liên hệ giữa tỉ số và tỉ số phần trăm 4 3. Khái niệm năng lực .4 3.1. Khái niệm chung .4 3.2. Khái niệm năng lực học sinh . 5 II. Cơ sở thực tiễn . 5 1. Về phía học sinh . 5 2. Về phía giáo viên . 7 Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM CHO HỌC SINH LỚP 5 8 I. Xác định nội dung dạy học các bài toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5 .8 II. Xác định mục tiêu dạy học các bài toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5 8 III. Một số biện pháp cụ thể. .8 1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh 8 2. Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm vững các dạng toán về tỉ số phần trăm và cách giải của từng dạng toán đó. .8 2.1. Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số .9
  11. 2.2. Dạng 2: Tìm một số phần trăm của một số 9 2.3. Dạng 3: Tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó 10 3. Biện pháp 3: Dạy học phân hóa đối tượng học sinh . 10 4. Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực giải toán cho học sinh . 11 Chương 3: ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ GIẢNG DẠY 12 1. Quá trình áp dụng của bản thân 12 2. Hiệu quả khi áp dụng đề tài . 19 3. Những bài học rút ra mở hướng nghiên cứu tiếp theo. 20 Phần III: PHẦN KẾT LUẬN 1.Kết luận .21 2.Kiến nghị 21
  12. KẾT THÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước đây (ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh): Sáng kiến kinh nghiệm “ Phát triển năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5” đã đưa ra được những lý luận quan trọng về các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài. Dựa trên cơ sở lý luận đó, tác giả đi tìm hiểu thực tiễn và chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn khi dạy học giải Các bài toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5. Từ những thực tế trên, bằng kinh nghiệm giảng dạy cùng với sự nghiên cứu, thử nghiệm tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực giải Các bài toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5. XÁC NHẬN CỦA THỦ Đống Đa , ngày 16 tháng 4 năm 2015 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện SKKN Hà Thị Thúy An
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Áng (2007)(chủ biên), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5, NXBGD. 2. Phạm Văn Đồng, Dạy học là một quá trình rèn luyện toàn diện,Tạp chí Giáo dục, số 29,NXBGD, Hà Nội. 3. Trần Diên Hiển (2003),Thực hành giải toán ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), (2004), Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 5. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan(1996),Phương pháp dạy học Toán, giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 6. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học toán ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm , Hà Nội. 7. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học toán, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Đỗ Như Thiên, Rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải toán cho học sinh Tiểu học, tập 3, NXBGD. 9. Một số thông tin được tìm kiếm trên internet.
  14. PHÒNG GD&ĐT VĨNH YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐỐNG ĐA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: NGÀNH: ; TỈNH: . I. Thông tin về tác giả đăng ký SKKN 1. Họ và tên:Hà Thị Thúy An 2. Ngày sinh:01/ 6 /1981. 3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đống Đa- TP Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. 4. Chuyên môn: Giáo viên Tiểu học. 5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học:Giảng dạy môn Toán và một số môn khác của lớp 5A5 và 5A6; Chủ nhiệm lớp 5A6; Khối trưởng khối 5. II. Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm cho học sinh lớp 5. 2. Cấp học: Tiểu học. 3. Mã lĩnh vực theo cấp học : 07 4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2014 đến tháng 4/2015 5. Địa điểm nghiên cứu: Trường Tiểu học Đống Đa - TP Vĩnh Yên – VP. 6. Đối tượng nghiên cứu:Năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm của học sinh lớp 5. Ngày tháng năm 2014. Ngày tháng năm 2014. Ngày tháng năm 2014 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ TRƯỞNG/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Phan Thị Hường Hà Thị Thúy An