Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn Toán học Lớp 4

doc 12 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7134
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn Toán học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_lay_hoc_sinh_lam_t.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn Toán học Lớp 4

  1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM TRONG MÔN TOÁN LỚP 4” Quảng Bình, tháng 05 năm 2020
  2. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM TRONG MÔN TOÁN LỚP 4” Họ và tên: Phạm Thị Châu Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường Tiểu học số 2 Hồng Thủy Quảng Bình, tháng 05 năm 2020 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014
  3. I . PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Chương trình Sách giáo khoa đổi mới tuy đến nay đã thực hiện được hết 3 cấp học, xong dường như, đối với nhiều giáo viên tiểu học, phương pháp mà sách giáo khoa mới đòi hỏi là phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động dạy học, phải dạy học sinh tự phát hiện và làm chủ tiết học quả là rất khó. Một phần là do đa số giáo viên đã quen với cách dạy truyền thống. Phần khác, nếu dạy học theo phương pháp này, tuy lấy học sinh làm trung tâm nhưng không vì thế mà giáo viên được “ nhàn” hơn thậm chí giáo viên phải vất vả hơn vì phải chuẩn bị rất kĩ tại nhà và tới lớp cũng vẫn phải linh hoạt theo học sinh. Hơn nữa, cách dạy này rất tốn thời gian và học sinh nước ta còn chưa quen nên nhiều khi khó thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả. Tình trạng trên diễn ra ở rất nhiều trường, đặc biệt là đối với các trường ở cấp huyện, xã nơi mà mặt bằng trình độ của học sinh tương đối thấp. Tuy thế, rõ ràng là phương pháp dạy học này là một phương pháp dạy học rất hiệu quả. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn tâm huyết tìm tòi và nghiên cứu nhằm thực hiện phương pháp dạy học này. Sáng kiến “Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn toán học lớp 4” này chính là những bài học mà bản thân tôi đã đúc rút qua quá trình dạy học và ứng dụng rất thành công vào công tác giảng dạy thực tiễn. Tôi lựa chọn môn Toán là bởi vì trong những môn học ở trường thì môn Toán luôn được coi là một trong những môn học chính vì tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống. Đây cũng là môn học đòi hỏi sự tư duy và tính sáng tạo cao nhưng đồng thời cũng lại tương đối “khô khan” và khó với đa số học sinh. 1.2. Điểm mới của đề tài: Đây là sáng kiến đã được nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, tuy nhiên, điểm mới của sáng kiến này là dạy học theo hướng tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, tranh luận, thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề thì mới có thể phát huy hết ưu điểm của sách giáo khoa mới. Cách dạy này cũng sẽ giúp trẻ có điều kiện để tự thể hiện tài năng, trí thông minh, óc sáng tạo của mình; Qua đó, các em có thể rèn luyện tính tháo vát, năng lực xoay sở, óc dám nghĩ, dám làm, đồng thời cũng rèn luyện cho trẻ năng lực “phát minh”, năng lực trình bày và diễn đạt, tính tự tin trong cuộc sống. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài: Như tôi đã đề cập ở trên, vì đây là một phương pháp khá khó ứng dụng và tốn thời gian nên giáo viên không nên lạm dụng mà chỉ nên thực hiện đối với một số môn nhất định. Trong sáng kiến này, tôi chỉ đưa ra một mô hình chung cho phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phân tích các bước của mô hình để thấy được những khó khăn giáo viên hay gặp phải khi thực hiện nó để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc
  4. phục những khó khăn đó. Cuối cùng là một ví dụ về một tiết Toán học mà tôi đã ứng dụng. II. PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: * Đối với giáo viên: Năm học 2019 – 2020, lớp tôi có 25 học sinh, đa số các em đều xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn vì đây là địa phương ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, kèm theo sự nhút nhát, sợ thể hiện của học sinh phần nào làm giảm đi sự tích cực trong học tập. * Đối với học sinh: Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, xếp vào 4 nhóm: - Nhóm 1 – số học sinh tiếp thu nhanh: 7 em - Nhóm 2 – số học sinh tiếp thu khá nhanh: 9 em - Nhóm 3 – số học sinh tiếp thu chậm: 7 em - Nhóm 1 – số học sinh tiếp thu rất chậm: 2 em * Đối với phụ huynh: Do hoàn cảnh gia đình của học sinh khó khăn, sống chủ yếu nhờ vào đất nông nghiệp nên hầu hết các bậc phụ huynh đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm, kèm cặp việc học hành và rèn chữ của con em mình. Từ thực trạng trên, tôi quyết tâm áp dụng phương pháp này cho học sinh lớp mình với mong muốn cải thiện trình độ nhận thức và đạt kết quả cao. 2.2. Một số giải pháp: 2.1. Nêu vấn đề: Trong bước 1 khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện theo mô hình này là khâu “Tổ chức bàn bạc để định hướng giải quyết”. Lý do là vì học sinh chưa quen với phương pháp này. Hơn nữa, lúc này các em chưa có một kiến thức gì về vấn đề mà giáo viên nêu ra ( vì đây là bài mới chưa học). Để khắc phục khó khăn trên đòi hỏi người giáo viên cần phải sâu sát với trình độ của học sinh, từ đó có những câu hỏi, câu gợi ý phù hợp, hướng dẫn các em sử dụng kiến thức mà các em đã có từ những bài học trước để đưa ra ý kiến. Giáo viên cũng cần lưu ý rằng những ý kiến này nên có tính khái quát mà không cần phải cụ thể và chi tiết. Có thể xảy ra trường hợp học sinh đưa ra một ý kiến sai hoặc thậm chí các em không đưa ra được ý kiến nào. Không sao. Điều đó là bình thường và dễ gặp phải bởi vấn đề mà giáo viên nêu ra trong phần này là kiến thức của bài mới chưa học. Vì vậy, giáo
  5. viên cũng không nên sửa ngay. Giáo viên chỉ cần tập hợp lại một số ý, dựa vào ý của các em (nếu có) để định hướng suy nghĩ cho các em. Mục đích của bước này đơn giản chỉ để tạo hứng thú đồng thời hướng các em vào nội dung chính, trọng tâm của bài. 2.2.1.Từng học sinh tự nghĩ cách giải quyết: Giáo viên có thể cho học sinh làm việc cá nhân trong khoảng ít phút ( một hoặc hai phút) theo hướng đã định ra trong phần nêu vấn đề, nên yêu cầu các em ghi tắt ý kiến của mình ra một mảnh giấy. Sau đó, để công việc của học sinh hiệu quả hơn, giáo viên có thể cho các em trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm. Hiệu quả nhất là nên làm việc theo nhóm bốn học sinh (vì thông thường, bàn học sinh là bàn ngồi hai người; tổ chức nhóm bốn vừa dễ sắp xếp, đỡ tốn thời gian, dễ cho việc trao đổi của các em cũng như việc quản lý của giáo viên, ít gây ồn ào trông công việc lập nhóm.) Trong lúc học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ này, giáo viên nên đi quanh lớp để quan sát, quản lý đảm bảo tất cả các học sinh đều làm việc, đồng thời đôn đốc, khuyến khích các ý hay hoặc gợi ý và trả lời một số câu hỏi của học sinh. Để khắc phục vấn đề tốn thời gian vì lí do học sinh không quen, giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động nhóm thường xuyên trong các buổi học. Điều này sẽ tạo ra một thói quen giúp các em nhanh hơn trong các thao tác như trao đổi, thảo luận, lập nhóm và giúp đỡ lẫn nhau trong khi cùng làm việc trong nhóm. Các nhóm cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu giáo viên có thể sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho các em (đảm bảo trong mỗi nhóm đều phải có một thành viên khá giúp điều khiển nhóm). Giáo viên cũng nên hướng dẫn cho các nhóm chọn ra một thành viên làm “thư kí” ghi lại toàn bộ các ý kiến của nhóm đã thảo luận và nghĩ ra. Những ý này có thể ghi vào một tờ giấy hoặc tốt hơn là ghi vào một bảng phụ để tiện cho việc trình bày và sửa chữa trước lớp ở bước tiếp theo. 2.2.2. Thảo luận trước lớp cách giải quyết: Sau khi các nhóm đã thảo luận xong, giáo viên nên dành thời gian cho ít nhất một hoặc hai học sinh được đứng trước lớp trình bày cách giải quyết của mình hoặc của nhóm mình vì hoạt động này giúp rèn luyện tính tự tin, năng lực trình bày và diễn đạt sự việc cho trẻ. Nếu thời gian hạn chế không cho phép đại diện của tất cả các nhóm trình bày thì giáo viên nên treo bảng phụ của các nhóm này lên bảng. Trong khi các đại diện trình bày, giáo viên yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó so sánh, trao đổi, thảo luận để nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn và cho mình. Ở hoạt động này, giáo viên nên yểm trợ về mặt sư phạm. Điều đó có nghĩa là giáo viên nêu lại cho rõ các ý mà học sinh đã nói. Học sinh nói đúng thì giáo viên nêu lại cho rõ cái ý đúng ấy; học sinh nói sai thì giáo viên nêu lại cho rõ cái ý sai ấy để cả lớp hiểu rõ các ý kiến của các “báo cáo viên”. Đây là việc làm hết sức cần thiết vì học sinh thường trình bày các vấn đề một cách lúng túng, lộn xộn, không rõ ràng, mạch lạc. Nếu thiếu sự yểm
  6. trợ về mặt sư phạm này thì rất dễ xảy ra trường hợp “không ai hỏi ai nói gì”.Giáo viên tuyệt đối không nên vội khẳng định là ý nào đúng, ý nào sai để khuyến khích học sinh sáng tạo trong trao đổi, thảo luận để tự nhận ra ý sai, ý đúng, ý hay. Nói tóm lại là giáo viên chỉ yểm trợ về mặt sư phạm mà không yểm trợ về mặt khoa học ở hoạt động thảo luận. 2.2.3. Giáo viên nhận xét, đánh giá: Đây chính là lúc mà giáo viên đưa ra sự yểm trợ về mặt khoa học cho học sinh. Giáo viên tổng kết thảo luận: nêu lại các cách làm của học sinh; đánh giá đúng, sai, hay, dở, sau đó chốt lại ý quan trọng (ý này có thể là một trong những ý kiến của học sinh hoặc nếu học sinh chưa đưa ra được thì giáo viên đưa ra ý của mình, trọng tâm của bài học). Nói chung, khi thực hiện phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên có thể gặp một số khó khăn nhất định như học sinh không quen, tốn thời gian, khó tổ chức và quản lý. Tuy nhiên, với cách tiến hành như tôi đã trình bày ở trên, các khó khăn này sẽ được khắc phục và phương pháp này chắc chắn phát huy hiệu quả tối ưu. *MỘT VÍ DỤ MINH HOẠ TOÁN 4 – TIẾT 73 DẠY BÀI : NHÂN VỚI SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ BƯỚC 1 : NÊU VẤN ĐỀ a) GV nêu vấn đề : Tính 38 x 24 = ? - Làm thế nào bây giờ ? b) HS thảo luận, nói vắn tắt ý của mình c) GV dựa vào ý của HS để định hướng suy nghĩ : - Đây là phép nhân với số có 2 chữ số, ta chưa học. - Ta mới chỉ học cách nhân với số có một chữ số. - Vậy phải tìm cách quy về phép nhân với số có một chữ số (hay quy về các phép nhân đã học) BƯỚC 2 : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Hoạt động 1 : HS tự nghĩ cách nhân theo hướng nêu trên, ghi tắt vào giấy các ý riêng của mình. Sau đó các em bàn bạc trong nhóm nhỏ (nhưng phải nói thì thầm). Trong lúc đó GV đi quanh để giám sát, đôn đốc, khuyến khích các ý hay, trả lời các câu hỏi của học sinh (GV cũng phải nói thầm). Hoạt động 2 : a) Một số học sinh lên công bố “phát minh” của mình (hoặc nhóm mình) trước cả lớp. Học sinh này được nói và viết tự do trên bảng lớp. Chẳng hạn: - HS A : + Tách 24 = 8 x 3 => 38 x 24 = 38 x (8 x 3) = (38 x 8) x 3 + 38 nhân 8 là một phép nhân với số có một chữ số, em đã biết làm
  7. + 38 x 8 được bao nhiêu nhân tiếp với 3,cũng là nhân với số có một chữ số, em biết làm rồi. + Cả lớp hoan hô. GV khen : tuyệt hay, giỏi ! - HS B: + Em tách theo phép cộng 24 = 7 + 8 + 9 + Dùng quy tắc nhân một số với một tổng 38 x 24 = 38 x (7 + 8 + 9 ) = 38 x 7 + 38 x 8 + 38 x 9 + Đây toàn là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi. + Cả lớp hoan hô. GV khen - HS C : + Em dùng phép trừ 38 = 40 - 2 + Dùng quy tắc nhân một hiệu với một số 38 x 24 = (40 – 2) x 24 = 40 x 24 – 2 x 24 + 40 x 24 là nhân với số tròn chục : học rồi. + 2 x 24 là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi. + Hoan hô khen - HS D : + Em dùng phép cộng theo cách khác : 24 = 10 + 10 + 4 + Dùng quy tắc nhân một một số với một tổng: 38 x 24 = 38 x (10 + 10 + 4 ) = 38 x 10 + 38 x 10 + 38 x 4 + Phép nhân với 10 : quá dễ. + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học. + Hoan hô khen - HS E : + Em tách theo phép cộng : 24 = 20 + 4 + 38 x 24 = 38 x (20 + 4 ) = 38 x 20 + 38 x 4 + 38 x 20 : có dạng phép nhân với số tròn chục : đã học. + 38 x 4 là phép nhân với số có một chữ số: đã học. + Khen Hoan hô - HS F : + Em bắt chước cách cộng viết : nhân số chục với số chục, số đơn vị với số đơn vị : 3 x 2 = 6 ; 8 x 4 = 32 + 38 x 24 = 632 + Khen Hoan hô (mặc dù sai !) b) Thảo luận về các “phát hiện” đã được công bố : - Đúng, sai ? - Cách nào gọn hơn, dễ làm hơn ? - Cách nào dài, khó làm ? - Cách nào quá đặc biệt ? - .Chẳng hạn : - A làm hay nhưng nếu 38 x 17 thì làm sao tách 17 thành tích của 2 số ? A trả lời (cãi): thế thì em tách 38.
  8. Chất vấn : Tách thử coi. 38 = 2 x 19 Vậy 38 x 24 = 2 x 19 x 24 vẫn là nhân với số có hai chữ số. A thừa nhận là kẹt đường, cách này không dùng được. - B làm đúng song dài hơn C : ba phép tính dài hơn hai phép tính. - C làm đúng nhưng không hay bằng E : phép trừ khó làm hơn phép cộng. Cách làm của D và E cũng giống nhau nhưng D làm dài hơn. - Cách làm của F sai vì không thể làm tính nhân giống như tính cộng được ( chỉ tính 38 x 20 đã lớn hơn 700 rồi không thể bằng 632 được.) - Cách làm của E hay nhất. Hoạt động 3 : a) GV tổng kết thảo luận để chốt lại cách làm của E sau đó nêu cách tính thực tiễn như trong sách giáo khoa. b) HS vận dụng giải bài tập. * Kết quả đạt được Qua thời gian thực nghiệm suốt học kỳ I đã có kết quả rõ rệt. Kết quả kiểm tra học kì I môn Toán thay đổi như sau: Kết quả kiểm tra GHKI Kết quả kiểm tra CHKI + Tổng số học sinh : 25 + Tổng số học sinh : 25 Giỏi : 13 em = 52% Giỏi : 8 em = 28% Khá : 12 em = 48% Khá : 16 em = 40% TB : 0 TB : 2 em = 32% 3. PHẦN KẾT LUẬN Phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một trong những cách dạy học tiên tiến bậc nhất hiện nay. Khi thực hiện phương pháp này trong các tiết toán trên lớp, tôi nhận thấy ban đầu đúng là các em còn lúng túng bỡ ngỡ trong các thao tác nhưng qua một vài lần thực hiện và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên (sự yểm trợ đúng lúc một số câu hỏi, gợi ý, yểm trợ về mặt sư phạm hay về mặt khoa học, ) các em đã trở nên quen dần và thậm chí còn tỏ ra rất thích thú vì bản thân các em được trực tiếp tham gia vào bài học. Các em học tập hào hứng và hăng say hơn vì hoạt động nhóm giúp giảm bớt căng thẳng đặc biệt là đối với những học sinh có học lực yếu, không thể tự làm việc một mình. Học sinh có thể hỏi giáo viên hoặc bạn bè ngay những điều mà các em không
  9. biết, không hiểu. (Điều mà ở cách dạy truyền thống, khi giáo viên tự mình “diễn trình”, học sinh rất ngại làm). Chính vì thế mà các tiết học đều đạt hiệu quả rất cao, hầu như mọi học sinh đều hiểu bài và vì vậy bước thực hành ( HS giải bài tập) diễn ra rất tốt. Tuy nhiên, rõ ràng phương pháp dạy học này vẫn mang trong mình nhiều nhược điểm. Hai trong số đó là việc giáo viên và học sinh chưa quen lắm với cách dạy, học này và cách dạy, học này cũng khá tốn thời gian. Song như tôi đã đề cập, những khó khăn này sẽ dễ dàng được khắc phục dựa vào lòng nhiệt tình, vào tâm huyết với nghề của người giáo viên. Nếu người giáo viên “chịu khó đầu tư” kĩ cho tiết dạy tại nhà, nghiên cứu kĩ về khả năng của từng học sinh để có sự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể giúp đỡ nhau, trao đổi, thảo luận trong nhóm cũng như giữa các nhóm. Thêm vào đó, đôi lúc giáo viên cũng cần phải khích lệ, dặn dò học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà. Có một vài nhược điểm của phương pháp dạy học này mà không có cách khắc phục. Đó là phương pháp này sẽ rất khó thực hiện nếu như học sinh đã học trước bài từ trong hè. (Bởi nếu vậy học sinh đã biết trước kiến thức của bài mới và việc này hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Ngoài ra, nó cũng chỉ có thể thực hiện ở một số loại bài mà không phải ở tất cả các môn, các bài. Chính vì thế, điều cần thiết là người giáo viên phải biết linh hoạt sử dụng phương pháp này vào đúng bài học, đúng đối tượng, linh hoạt trong từng tiết dạy, từng tình huống phát sinh trên lớp từ những ý kiến, những câu trả lời của học sinh thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, giáo viên nên ghi nhớ một điều cốt lõi : phải tạo được một không khí học tập thật thoải mái không gò ép thì học sinh mới không thụ động mà ngược lại sẽ chủ động tham gia vào các hoạt động, phát huy được tối đa khả năng và óc sáng tạo của tất cả học sinh. Cuối cùng, cho dù phương pháp có hay đến mấy mà giáo viên sử dụng không tốt đôi khi lại gây ra hiệu ứng ngược: làm học sinh rối tung và không hiểu bài. Việc sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra tâm lý nhàm chán ở học sinh. Bởi vậy, giáo viên không nên chỉ sử dụng phương pháp này mà phải biết kết hợp sử dụng một số phương pháp dạy học khác nữa nhằm tạo ra sự phong phú trong việc dạy các môn khác nhau. Nói tóm lại, để một tiết dạy được thành công, điều kiện quyết định không phải là ở phương pháp mà ở chính người giáo viên. Và phương pháp chỉ là một phương tiện giúp
  10. người giáo viên đạt được mục đích đó. “Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm” mà tôi vừa giới thiệu trong sáng kiến này hi vọng sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp cho các bạn đồng nghiệp gần xa trong việc giảng dạy với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu!” Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn!