Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy và huấn luyện môn kéo co

doc 13 trang thulinhhd34 11140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy và huấn luyện môn kéo co", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_va_huan_luyen_mo.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy và huấn luyện môn kéo co

  1. 1. Lời giới thiệu Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát triển toàn diện. TDTT là phương tiện rất có hiệu quả trong việc giáo dục “đức – trí – thể mĩ” cho thế hệ trẻ. Cùng với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước cũng như giữ gìn bản sắc dân tộc, TDTT còn phản ánh sự lớn mạnh của đất nước, tạo ra rất sự ổn định chính trị nâng cao cuộc sống tinh thần văn minh, tạo mối hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta rất coi trọng phát triển TDTT, bản sắc dân tộc nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền TDTT phát triển tiến bộ, có tính dân tộc và khoa học. Kéo co là một môn thể thao (TT) và là một trò chơi thông dụng, đơn giản trên thế giới hiện nay. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình trạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập đã từng tổ chức các cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước công nguyên (TCN) khi đó người ta kéo co mà không dùng dây thừng. Theo các tài liệu ghi lại kéo co là một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là thời nhà Đường và sau này là thời nhà Tống. Ở Tây Âu lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau công nguyên (SCN) thường chơi trò chơi có tên gọi là “kéo da” trong đó người ta dùng da động vật thay cho dây thừng. Kéo co là môn thể thao hiện đại có mặt trên đấu trường olimpic khoảng những năm 1900 đến năm 1920. nhưng kể từ năm 1920 trở về sau kéo co bị loại khỏi thế vận hội. Năm 1985 liên đoàn kéo co Anh được thành lập hai năm sau tức năm 1960 liên đoàn kéo co quốc tế ra đời do George (người Anh) cùng Rudorf Ullmark (người Thuỵ Điển) đứng đầu. Cuộc họp đầu tiên của liên đoàn kéo co quốc tế diễn ra tại Thuỵ điển năm 1964 cũng trong năm đó, kéo co lần đầu tiên được đưa vào thi đấu tại ĐHTT Baltic. 1
  2. Kéo co sẽ là di sản của nhân loại? “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” sẽ được đề nghị Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước dó đầu tháng 12/2013, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Uỷ ban UNESCO Việt Nam (Bộ ngoại giao) về việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia kéo co truyền thống đệ trình UNESCO xem xét đưa vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015. Kéo co là một loại hình di sản phi vật thể đặc sắc thuộc loại hình các thực hành xã hội, nghi lễ và lễ hội, có ở nhiều nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt nam. Là một biểu đạt văn hoá gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, di sản này thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, niềm tin và ước nguyện của con người, đặc biệt là của cộng đồng dân cư nông nghiệp về mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở và tôn vinh sức mạnh của sự đoàn kết. Kéo co là một trong những trò chơi dân gian của Việt Nam. Trong những năm gần đây, kéo co đã có những cải tiến rất lớn về luật thi đấu để có thể đáp ứng tiêu chí của những cuộc thi quốc tế. thoạt nhìn các cuộc kéo co, ai cũng nghĩ rằng môn này chỉ cần chọn ra những người có sức khoẻ tốt, thể hình lực lưỡng là có thể chơi được. Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng một phần. kéo co là trò chơi dân gian nhưng khi hội nhập với bạn bè thế giới, môn này buộc phải có những thay đổi lớn từ cách tuyển chọn người chơi, luật thi đấu, chiến thật và để đủ sức thi đấu các giải quốc tế lớn, người chơi kéo co phải tuân thủ nghiêm ngặt các bài tập khắc nghiệt về thể lực: Chạy 3-7 km trong 10 phút, tập gánh tạ 1 đến 1 tiếng rưỡi và gồng với dây như đã nói ở trên, có sức khoẻ, thể hình thôi chưa đủ, yếu tố quyết định để giành chiến thắng trong môn kéo co chính là chiến thuật. Cũng như các môn thể thao khác, kéo co đòi hỏi có sự kết hợp giữa các vị trí để tạo nên sức mạnh chung cho toàn đội. 8 người chơi được sắp xếp và phối hợp ăn ý sao cho nghiêng thì cả đội cùng nghiêng, chùng xuống thì cùng chùng. Vị trí số 8 (xếp 2
  3. cuối cùng) vừa có vai trò là một vai trụ vừa quan sát để điều chỉnh đội hình. Trong khi đó, những vị trí đầu tiên luân đòi hỏi có sức khoẻ, độ lì và trụ vững nhất, bởi khi gặp các đối thủ mạnh, ngay những pha đầu tiên cả đội có thể sẽ bị kéo đổ. Môn kéo co có tính chất đối kháng, chơi giằng co, nhưng chỉ kéo dài khoảng 2 -3 phút, nên chiến thuật được đặt lên hàng đầu. Năm 2009, Kéo co Việt nam lại tiếp tục gặt hái thành công tại Giải Vô địch Kéo co Đông Nam Á lần 1 tại Singapore khi đạt HCV Nữ, HCB Nam và HCB Nam Nữ phối hợp, trong năm cũng đã tổ chức thành công Giải Vô địch quốc gia và Giải Vô địch Kéo co Tp HCM mở rộng, Tổng cục TDTT cũng đã có bước ngoặc quan trọng khi phối hợp cùng Bộ Giáo dục tổ chức khóa tập huấn cho Cán bộ, giáo viên thể dục của 63 Tỉnh thành và các trường Đại học trên toàn quốc tại Trung tâm HL Quốc gia III - Đà Nẳng và có 112 học viên tham dự, Giải Vô địch Học sinh khuyết tật Toàn quốc lần 1 tại Daklak là ghi nhận thành công đó với 19 đội Nam và 16 đội Nữ tham dự. Năm 2010, Kéo co Việt Nam tiếp tục chứng tỏ vị trí của mình, khi đội Nữ giữ vững thành tích HC Đồng Giải Vô địch Châu Á tại Hàn Quốc, đồng thời đạt them 02 huy chương ở giải Hàn Quốc Mở rộng: HCB Nữ và HC Đồng Nam Nữ phối hợp. Trong năm 2010 diễn ra Giải Vô địch Kéo co học sinh lần 1 tại Cần Thơ (đây là giải thử nghiệm cho công tác tổ chức Hội khỏe Phù Đổng 2012), với sự tham dự của các đơn vị TP HCM , Long An, Tiền Giang, Cân Thơ Giải Vô địch Học sinh Dân tộc nội trú Toàn quốc tại Quảng Ngãi có 20 đội Nam và 20 đội Nữ tham dự và Giải Vô địch Kéo co Toàn quốc lần 3 tại Daklak . Qua thực tế cho thấy hiện nay nước ta đang chú trọng phát triển và đầu tư lớn cho các môn thể thao nói chung và đặc biệt từ HKPĐ lần thứ VIII năm 2012 Bộ giáo dục đã đưa môn kéo co vào là môn thi đấu chính thức tại HKPĐ, cũng như các lễ hội của các địa phương thì môn kéo co là không thể thiếu, còn đối với trường THCS Hoàng lâu được sự quan tâm của chi bộ, ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ chức khác nhà trường. Bộ môn thể dục đã xây dựng được nhiều đội tuyển như: Bóng 3
  4. chuyền, kéo co, bóng đá, điền kinh, cầu lông, đá cầu đã đưa phong trào TT nhà trường ngang tầm với các đội tuyển của các trường khác trong huyện cũng như các trường trong tỉnh thực tế cho thấy môn kéo co cũng đã có mặt trong trường học từ rất lâu, nhưng chỉ coi là trò chơi dân gian từ xa xưa để lại cho nên người tập và thi đấu không có kỹ chiến thuật. Để đạt được hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên, huấn luyện viên phải có các phương pháp giảng dạy, huấn luyện khoa học hiện đại phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính Xuất phát từ những yêu cầu trên, bản thân tôi cần tiến hành nghiên cứu với đề tài “ phương pháp giảng dạy và huấn luyện môn kéo co”. 2. Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện môn kéo co. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Trần Trí cường Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Hoàng Lâu – Tam Dương- VP Số điện thoại: 0976376564 Email: tranlethuyduong@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bản SKKN này được rút ra từ thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện trong trường phổ thông nói chung và trường THCS Hoàng Lâu nói riêng. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Là học sinh phổ thông, đội kéo co của xã và các đội tuyển học sinh của ngành giáo dục. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Kinh nghiệm này đã được áp dụng trong nhiều năm học gần đây. Đặc biệt từ ngày 6/9/2015 đến nay. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Về nội dung của sáng kiến: Để sáng kiến đạt được hiệu quả, tôi đã tóm tắt sơ lược lịch sử môn kéo co: Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình trạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy Ai cập đã từng tổ chức các cuộc thi 4
  5. đấu kéo co từ năm 2500 TCN. Khi đó người ta chơi kéo co mà không dùng dây thừng. Theo các tài liệu ghi lại kéo co là trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt vào thời nhà Đường và sau này là thời nhà Tống. Ở tây âu lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 SCN các chiến binh Vikin thường chơi một trò chơi có tên gọi là “kéo da” trong đó người trong đó người ta dùng da động vật thay cho dây thừng để chơi kéo co. Tại nước Anh kéo co đầu tiên được ghi nhận là diễn ra vào thế kỉ XVI giữa hai làng vùng Norfolk. Tuy nhiên theo nhiều câu chuyện kể lại thì kéo co dưới hình thức là một môn TT hiện đại bắt đầu từ con tàu Cutty Salk vào khoảng thời gian năm 1885 – 1895. Kéo co là môn TT hiện đại có mặt trên đấu trường Olimpic khoảng những năm 1900 đến 1920. Nhưng kể từ năm 1920 trở về sau kéo co có bị lại khỏi nội dung thi đấu của thế vận hội. năm 1958 liên đoàn kéo co Anh được thành lập hai năm sau tức năm 1960 liên đoàn kéo co quốc tế ra đời và do George hutton (người Anh) cùng Rudolf Ullmark (người Thuỵ Điển) đứng đầu (liên đoàn kéo co quốc tế viết tắt là: TWIF). Cuộc họp đầu tiên của Liên đoàn kéo co quốc tế diễn ra tại Thuỵ Điển. Việt Nam là thành viên thứ 52 của liên đoàn kéo co quốc tế năm 2007 từ đó đến nay các giải lớn thì Việt Nam cũng khẳng định được tên tuổi của mình. + Định hướng của nhà nước ta đối với hoạt động GDTC trong nhà trường Ngày nay Đảng và nhà nước ta luân quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc quyết tâm xây dựng cho dân tộc ta cuộc sống văn minh, hạnh phúc. Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta chỉ ra rằng: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người mới”, những con người mới đó là những con người có tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức khoa học, có thể lực cường tráng, có tinh thần lành mạnh, hay nói như Thủ tướng Phan Văn Khải thì: “Đi đôi với giáo dục tri thức, nghề nghiệp phải coi trọng giáo dục nhân cách, hoài bão, lí tưởng và rèn luyện thể lực, đảm bảo con người phát triển toàn diện, trung thành với chế độ, hết lòng vì sự nghiệp của đất nước”. 5
  6. Mục tiêu của GDTC hiện nay là: “Làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên qua đó phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng tài năng thể thao cho quốc gia, góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, thể chất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước” (Hà Quang Dự - Bộ trưởng - chủ nhiệm UBTDTT Việt nam). + Cơ sở lí luận Kéo co là một môn thể thao và là một trò chơi thông dụng và đơn giản trên thế giới hiện nay, kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức khoẻ, kéo co không chỉ là môn rèn luyện sức khoẻ, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao đem lại niềm vui, sự thoả mái cho mọi người khi tham gia. Ở Việt Nam kéo co là trò chơi truyền thống. Đó là những thuận lợi cho cả giáo viên, huấn luyện viên, học sinh trong giảng dạy và huấn luyện. Khi xem xét xong cơ sở để tiến hành giảng dạy và đặc biệt là huấn luyện môn kéo co tôi đã tiến hành tìm hiểu và xác định. + Đối với giáo viên và học sinh. Giáo viên, huấn luyện viên không chỉ là người truyền đạt những kĩ thuật, chiến thuật cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Muốn đạt được như vậy bài soạn không chỉ thiết kế công việc của thầy mà chủ yếu thiết kế hoạt động tập luyện của học sinh như; thị phạm động tác, quan sát động tác, sửa sai động tác, sử dụng tranh ảnh minh hoạ, các bài tập phù hợp .Khi lên lớp người thầy là huấn luyện viên, giao nhiệm vụ học sinh thực hiện, giáo viên uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn còn đối với học sinh các em phải tích cực, kiên trì, chủ động chiếm lĩnh tri thức của các bài tập. Tạo nhu cầu nhận thức có mong muốn tìm hiếu các động tác kĩ thuật cần thiết cho bản thân. Tự lực tham gia các hoạt động tập luyện do giáo viên, huấn luyện viên hướng dẫn. 6
  7. Có điều kiện bộc lộ hết khả năng của bản thân, khuyến khích các em nêu thắc mắc và tham gia cùng giải quyết. + Đối với nội dung. Đối với mỗi tiết học, thời gian tập luyện cần lựa chọn các kĩ thuật, các bài tập phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ lượng vận động thấp đến lượng vận động cao và tuỳ vào từng đối tượng tham gia tập luyện Ngoài giờ tập tôi yêu cầu học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm thu hút đông đảo các em yêu thích môn học và có thêm thời gian tập luyện ở nhà để tăng cường tính tự lực của bản thân. + Đối với trang thiết bị dụng cụ học tập, tập luyện. Trong giảng dạy và huấn luyện môn kéo co thì các trang thiết bị, dụng cụ có vai trò quan trọng, nó vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện giúp học sinh tìm tòi tri thức, tập luyện hiệu quả. Do đó việc tạo ra phương pháp tập luyện hiệu quả, thích hợp là nhiệm vụ quan trọng của người thầy. xác định rõ như vậy tôi lựa chọn một số đồ dùng dễ kiếm, dễ làm + Cơ sở khoa học. - Những đặc điểm sinh lí và tác dụng của TDTT. Xét về mặt khoa học ở lứa tuổi 11-15 (THCS) các em có sự thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng. Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hoạt động TDTT là một biện pháp rất có hiệu quả để phát triển thể lực và hoàn thiện khả năng vận động của con người. Mỗi môn thể thao đều có tác dụng khác nhau đến việc rèn luyện cơ thể. Dưới đây là những đặc điểm sinh lí, tác dụng của TDTT nói chung và môn kéo co nói riêng. - Hệ vận động Tập luyện TDTT có tác dụng phát triển hệ thống cơ bắp, sức mạnh, tốc độ làm tăng khả năng hưng phấn và tính linh hoạt của quá trình thần kinh vận động. Ngoài ra, các động tác kĩ thuật có ảnh hưởng rất tốt tới sự phát triển của các tố chất khác nhau 7
  8. như: Sự mềm dẻo, sức bền khéo léo và khả năng phản ứng nhanh trước những tình huống bất ngờ, đột ngột. - Hệ thần kinh. Lứa tuổi học sinh THCS hệ thần kinh đã phát triển khá tốt, tính linh hoạt của quá trình thần kinh tương đối cao, nhưng độ khuếch tán tương đối, khả năng điều khiển vận động căng thẳng, thả lỏng đúng lúc nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện các kĩ thuật - Đặc điểm hệ thống tim mạch. Ở lứa tuổi này hệ thống tim mạch của các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh về thể tích, cung lượng tim đã đạt xấp xỉ người trưởng thành. Tuy vậy do nhu cầu trao đổi chất tăng cường nên tần số mạch đập của tim vẫn còn cao hơn người trưởng thành. - Rèn luyện đạo đức, ý chí, phẩm chất. Thông qua việc tập luyện TDTT nói chung cũng như môn kéo co nói riêng, người tập sẽ rèn luyện đựơc tính kiên trì, tính can đảm, tính cam chịu, quả quyết, ý chí vượt khó, tinh thần đoàn kết tập thể 1.4.2. Giá trị của môn kéo co. Thông qua quá trình tập luyện sẽ có tác dụng lớn đối với việc củng cố sức khoẻ, nâng cao tính tích cực, tự giác, sức chịu đựng, gây nên hứng thú, say mê tập luyện có cơ thể cường tráng, dẻo dai. Kéo co là môn TT khi tập luyện sẽ tác động tới các cơ quan trong cơ thể phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Hiện nay Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ đa quốc gia kéo co truyền thống đệ trình UNECO xem xét đưa vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015. + Cơ sở lí luận. Từ cơ sở lí luận, khoa học trên đây, thông qua quá trình nghiên cứu một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện môn kéo co, phạm vi là đối tượng rộng, có thể 8
  9. sử dụng cho tất cả các bậc học, cấp học, lứa tuổi, giới tính, huấn luyện thi đấu. Nhưng ở đây tôi chỉ áp dụng đối với lứa tuổi THCS trong toàn huyện. Cụ thể là các đội tuyển của nhà trường, của ngành. * Một số bài tập phát triển sức mạnh và kĩ thuật huấn luyện. + Các bài tập thể lực. - Đứng lên, ngồi xuống thẳng lưng - Bật cóc - Các bài tập với tạ - Nhảy dây bền - Nhanh khéo - Kéo lốp xe ô tô - Chạy 3-7 km trong 10 phút - Lên xà đơn - Leo dây - Chống đẩy + Kĩ thuật cầm nắm. Sợi dây được đặt bên phải VĐV, nhặt sợi dây lên từ tư thế đứng thẳng, hai bàn chân dang ngang, sợi dây được luồn dưới nách bên tay phải, bàn tay phải nằm dưới sợi dây lòng bàn tay hướng lên trên cánh tay trái mở rộng với bàn tay trái năm chặt sợi dây, vị trí bàn tay trái bên trên bàn tay phải. Sợi dây phải nằm trên một đường thẳng từ đầu cho đến cuối sợi dây, cả hai bàn tay phải ở gần nhau. + Kĩ thuật gồng dây. Đây là kĩ thuật không thể thiếu trong tập luyện môn kéo co, đòi hỏi người tập phải ngả người về sau ở một góc nhỏ hơn 45 độ. Ngả người là kĩ thuật quan trọng nhất trong môn kéo co, góc ngả càng nhỏ thi lực căng dây càng lớn, sức mạnh sẽ chuyển về đội có góc ngả nhỏ hơn và ở trong tư thế này với dây duy trì thời gian tăng dần. + Kĩ thuật di chuyển. 9
  10. Di chuyển bước chân là yếu tố quan trọng trong thi đấu kéo co đòi hỏi các yếu tố sau: - Sức mạnh của đôi chân - Sự phối hợp đồng bộ - Yếu tố chiến thuật + Huấn luyện kĩ thuật tâm lí. Đặc điểm tâm lí cá nhân của các nhóm: * Nhóm 1: Huấn luyện tâm lí cho học sinh tham gia thi đấu lần đầu. - Cho học sinh tham gia nhiều cuộc thi đấu giao hữu với nhiều đối tượng nhất là có trình độ tương đương hoặc cao hơn trong các trường hợp khác nhau. - Giúp học sinh tập chuyển hướng sự chú ý vào thi đấu hoặc tự động viên, cổ vũ của chính mình khi có những động tác xấu. - Trước thi đấu HLV cần động viên khích lệ cùng với việc đưa ra thực trạng của ta và đối phương, đưa ra các đấu pháp nhằm hạn chế điểm mạnh của đối phương, phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu của ta. * Nhóm 2: Đối với đội chuẩn bị bước vào trận đấu quan trọng (trận trung kết hoặc trận chuẩn bị bước vào trung kết). * Nhóm 3: Những học sinh thua do tâm lí thi đấu. - Trang bị lại cho học sinh về kĩ chiến thuật, chỉ rõ nguyên nhân gây ra khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện kĩ thuật, chiến thuật. qua đó tạo cho họ niềm tin trên cơ sỏ mở rộng về kiến thức. - Học tập kinh nghiệm của đồng đội và chính bản thân trong quá trình tập luyện và thi đấu. - Giáo dục động cơ quyết thắng, tính tự tin của bản thân - Giáo dục năng lực điều chỉnh và huy động năng lực thể chất thông qua các bài tập như: Tập trong các tình huống phức tạp, tập luyện đòi hỏi sự khắc phục khó khăn cao hơp thực tế thi đấu, tập cùng những học sinh có trình độ cao hơn. + Huấn luyện chiến thuật trong thi đấu. 10
  11. - Kĩ thuật ngã người. - Di chuyển của chân - Trong quá trình thi đấu, huấn luyện viên chỉ đạo trực tiếp sẽ đưa ra đấu pháp thích hợp nhất dựa vào sơ hở của đối phương - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng cho công tác giảng dạy và huấn luyện môn kéo co trong toàn huyện, đội kéo co ngành Giáo dục Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thời gian là nhiều năm học và số lượng HS tham gia năm học 2018-2019 các trường TH, THCS trong huyện. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Kết quả học sinh thi đấu đạt giải cao qua các kỳ thi: Cấp huyện, Tỉnh và toàn quốc. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Kết quả HS đạt giải cao qua các kỳ thi: Cấp huyện, Tỉnh, toàn quốc. - Năm học 2011 – 2012: + Giải cấp huyện là 13 giải ( 03 nhất, 05 nhì, 05 ba). + Giải nhì kéo co tỉnh (huấn luyện ở trường THCS Đồng Tĩnh). + Giải toàn quốc 03 giải (02 HCV kéo co nữ, nam nữ phối hợp, có học sinh đat HCĐ môn bóng chuyền). - Năm học 2012 – 2013: Đạt 7 giải ( 02 nhất, 03 nhì, 01 ba). - Năm học 2013 – 2014: + Đạt 7 giải cấp huyện (06 giải ba, 01 giải nhì) + Đạt 01 HCV môn bóng chuyền nữ THCS. 11
  12. - Năm học 2014 – 2015: + Hội khoẻ phù đổng cấp huyện đạt 15 giải (07 giải nhất, 04 giải nhì, 04 giải ba) + Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh đạt 03 giải (01 HCV môn đẩy gậy hạnh cân 41kg nam, 01 HCB hạng cân 44kg nữ, 01 HCB hạng cân 47kg nam). - Năm học 2015 – 2016: Đạt 06 giải cấp huyện. HKPĐ toàn quốc 01 HCV bóng chuyền nam, 01HCB đẩy gậy 41Kg, 01 học sinh đạt HCĐ môn bóng rổ. - Năm học 2016 – 2017: Trường TH Liên Minh đạt 01 giải nhất cấp thành phố. - Năm học 2017 – 2018: Trường TH Ngô Quyền đạt 01 giải nhì cấp thành phố. - Năm học 2019: Đội kéo co xã Hoàng Lâu đạt 01 giải nhì. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực TT Trường THCS Hoàng Xã Hoàng Lâu – Tam Dương Giảng dạy và huấn 1 Lâu – Vĩnh Phúc luyện Đội tuyển kéo co của Huấn luyện thi Toàn 2 Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Sở GD Vĩnh Phúc quốc Đội kéo co học sinh TH xã Hướng Đạo, Hợp Hoà 3 TH của huyện Tam Huấn luyện thi tỉnh – TD -VP Dương Đội kéo co huyện Tam 4 TTVH huyện Tam Dương Huấn luyện thi tỉnh Dương Đội tuyển keo co xã Giao lưu mừng Đảng, 5 UBND xã Hoàng Lâu Hoàng Lâu mừng xuân 12
  13. Đội kéo co trường 6 Liên Bảo – TP Vĩnh Yên Trò chơi dân gian Tiểu học Liên Minh Đội kéo co trường TH Hợp Thịnh – Tam Dương - 7 Trò chơi dân gian Hợp Thịnh VP Đội kéo co trường TH Ngô Quyền TP Vĩnh Yên - 8 Trò chơi dân gian Ngô Quyền VP Hoàng Lâu, ngày thán năm 2019. Hoàng Lâu, ngày 03 tháng 3 năm 2019. Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Trí Cường 13