Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng chia cho học sinh chưa đạt mục tiêu bài học Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng chia cho học sinh chưa đạt mục tiêu bài học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_chia_cho_hoc_sinh_chua_dat.docx
Minh-SANG_KIEN_LOP_4_REN_KY_NANG_CHIA_CHO_HS_lop_4_9e938.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng chia cho học sinh chưa đạt mục tiêu bài học Lớp 4
- Bước 2 Kết quả của phép nhân úc báy giờ là: 4x14=56<57 nên kết quả này được chấp nhận –Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thực hiện phép tính này. Chú ý: Trên thực tế việc làm việc chia cho số có hai, ba, được tiến hành bằng thủ thuật cùng che bớt hai chữ số 2 và 3 ở hàng đơn vị để có 9 chia 2 được 4 chứ ít khi viết rõ như ở (A) Nếu đặt tính ta minh họa các bước như sau: Bước 1 Bước 2 Bước 3 92 23 92 92 23 4 92 4 00 Chú giải: - Nam châm dùng để che lại số 0 ở số bị chia và số chia. - Ở bước 2: Dùng nam châm để che lại số 0 ở hàng đơn vị của số chia và số bị chia. - Bước ba: Khi nhân kết quả ước lượng với số chia ta phải tháo bỏ nam châm. - Phương pháp ước lượng thương cụ thể hóa chỉ vận dụng đối với HS thật sự quá yếu. Nếu vận dụng một cách tràng lan dẫn đến lạm dụng, tiêu cực đối với HS có khả năng ước lượng thương đạt từ trung bình trở lên – thời điểm vận dụng tốt nhất là phụ đạo riêng HS yếu, kém. Trong thực tế, các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia (viết) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính vào nháp, hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại. Để việc làm tròn số được đơn giản, ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số Giải pháp 3. Vận dụng vào thực tiễn. Sau khi các em đã nắm được cách ước lượng thương, bên cạnh những bài củng cố sau mỗi ví dụ đã hướng dẫn ngay tại tiết dạy theo chương trình vào buổi học chính khóa. Tôi đã cho các em tiếp tục luyện tập bằng những bài tập luyện tập thêm vào 14
- những tiết dạy buổi sáng tôi gọi là phụ đạo HS yếu. Trong khi các em luyện tập, tôi luôn theo dõi sát sao và giúp đỡ kịp thời cho những em yếu, chấm và chữa bài cụ thể cho cả lớp cùng theo dõi. Sau đó cho các em yếu thực hiện lại với bài tập ví dụ mới ngay tại lớp. Tôi thường chú ý ra bài luyện tập với số lượng và mức độ phù hợp cho từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và có kiểm tra sửa chữa và khen ngợi động viên kịp thời để tạo sự hứng thú học tập với phép tính này. Trong quá trình Hướng dẫn học sinh tự học, giáo viên phải kiên trì, đi từng dạng bài tập. Với mỗi dạng, giáo viên hướng dẫn thật kĩ. Sau khi làm thành thạo thì cho học sinh áp dụng làm nhiều bài tập với từng dạng đó. Khi đã nắm vững kĩ năng, thao tác từng bước tính thì Sách giáo khoa sinh thực hiện bước tính trừ nhẩm để phép tính được trình bày ở dạng ngắn gọn hơn. Sau mỗi bài toán, khi tìm được kết quả phép tính, giáo viên nên tập cho học sinh thử lại kết quả: Lấy thương nhân số chia, cộng số dư (nếu có), nếu cho kết quả bằng số bị chia thì phép chia đó đúng Ngoài ra việc tổ chức “Trò chơi” trong quá trình học tập cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc củng cố các lượt chia, cách viết đúng. Ví dụ: Bài 1: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất của mỗi lượt chia sau và giải thích. 8469: 241=? Lượt 1: A. 846: 241 = 3 dư 113 B. 846: 241 = 3 dư 123 C. 846: 241 = 3 dư 122 Lượt 2: Hạ 9; 1239: 241 A. 1239: 241 = 5 dư 34 B. 1239: 241 = 4 dư 275 C. 1239: 241 = 5 dư 43 Bài 2: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất và giải thích. 83120: 92 =? A. 83120: 92 = 93 (dư 44). 15
- B. 83120: 92 = 903 (dư 40). C. 83120: 92 = 903 (dư 44) Qua các Trò chơi cho thấy học sinh rất hứng thú mỗi khi giáo viên tổ chức xen kẻ trong các tiết học nhất là trò chơi mang tính toán học như trên. Với những giai đoan thực hiện và từng giải pháp thực hiện cụ thể lớp tôi phụ trách dạy đã đạt được một số kết quả nhất định. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. 1. Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng trong việc dạy học Toán ở lớp 4 Trường Tiểu học Xuân Thành. Tuy không tạo ra hiệu quả kinh tế bằng tiền nhưng nó giúp học sinh đạt được kết quả khi học dạng toán này ở mức cao nhất. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp, tôi đã thu được những kết quả đáng mừng như sau: - Việc phối kết hợp với nhiều môi trường giáo dục trong và ngoài xã hội đã tạo ra vòng xoáy ốc giúp các em luôn có ý thức giữ gìn đạo đức, thực hiện tốt mọi nội quy nền nếp một cách thoải mái. - Việc tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tình hình về nhận thức của HS khi vào đầu năm học, mỗi tiết học đã góp phần vô cùng tích cực giúp cho việc giảng dạy thành công, HS vận động sáng tạo năng lực cá nhân. - Việc tổ chức cho học sinh phát huy tính tự giác, khả năng tự quản thông qua giờ truy bài hay học tập theo nhóm đội, tập thể, giúp các em có khả năng làm việc nhóm, biết hỗ trợ nhau khi cần thiết. Giúp các em tự tin trong giao tiếp, biết tự giác chủ động trong học tập, hoàn thiện nhân cách trở thành người tốt. - Việc phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các học sinh trong Hội đồng tự quản lớp đã đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện nền nếp và nâng cao chất lượng học tập của lớp. Đây là nhân tố quan trọng quyết định thành tích của tập thể. Và cuối cùng, hiệu quả quan trọng nhất mà sáng kiến của tôi đem lại chính là góp phần thực hiện thành công Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT sửa đổi của BGD & ĐT về việc nhận xét và đánh giá học sinh tiểu học. 16
- Trên đây tôi đã trình bày một số thủ thuật của mình khi Sách giáo khoa sinh lớp 4 thực hiện tính chia (với đối tượng chưa đạt mục tiêu bài học). Với cách làm này chất lượng môn toán của lớp tôi giảng dạy đã được nâng cao lên rõ rệt. Nhiều em từ chỗ chưa chia được đã thực hiện phép chia một cách thành thạo, chắc chắn. Giữa HKII, của năm học 2023 – 2024, các em đã đạt được: * Đặt tính rồi tính kết quả:( Mỗi bài tính đúng 2,5 điểm). 579: 36 4674: 82 301849: 7 81350: 187 Kết quả thu được như sau: Tổng số Đúng 4 bài Sai 1 bài Sai 2 bài Sai 3 bài Sai 4 bài bài 29 26 2 1 0 0 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Đối với giáo viên khi nhận lớp cần nắm rõ đối tượng học sinh và trao đổi với giáo viên phụ trách của năm học trước để biết được mức độ nhận thức, tiếp thu kiến thức của từng em học sinh. Khi đã xác định được đối tượng học sinh cần phải xây dựng kế hoạch cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Khi dạy cần có sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy và học của giáo viên và học sinh. Giáo viên xác định rõ mục đích yêu cầu của bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học Lấy việc tự học của học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, mọi học sinh đều được tham gia một cách tích cực vào quá trình hoạt động học Giáo viên cần phối hợp Ban học tập, học sinh khá giỏi cùng nhóm kèm cặp để động viên tinh thần học tập của học sinh. Giúp học sinh vận dụng phương thức chung để giải những bài toán cùng loại và lĩnh hội được hệ thống các kiến thức vào thực tiễn. Giáo viên phải có kĩ thuật sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Toán. Hướng hẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới qua trải nghiệm. 17
- Sách giáo khoa sinh thực hành, hình thành và rèn luyện kỹ năng tính toán trong khi học Toán. Đặc biệt khi rèn kỹ năng chia cho chưa đạt mục tiêu bài học cần tập trung vào các yêu cầu sau: - Yêu cầu học sinh thuộc bảng nhân, chia trong bảng. - Nắm vững một số tính chất cơ bản của phép nhân, phép chia, tính chất giao hoán, nhân với 1, nhân với 0, 0 chia cho một số bất kỳ, phép chia mà chữ số cuối của số bị chia và số chia là 0, - Sách giáo khoa sinh thực hiện tính chia theo từng dạng từ dễ đến khó (Từ số bị chia có 1 chữ số đến 2, 3, 4, 5, 6 chữ số; số chia từ 1, 2, 3 chữ số). - Kiểm tra, thử lại kết quả. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn có kế hoạch: “Muốn đầu tư cho chất lượng mũi nhọn thì trước hết phải nâng cao chất lượng đại trà.” V.ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ. Qua đây, tôi cũng mong muốn đề nghị các cấp giáo dục ngoài việc tổ chức những chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên tổ chức các chuyên đề, những buổi nói chuyện, giao lưu về những kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ học sinh đối tượng yếu, trung bình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Với điều kiện thời gian, khả năng còn hạn chế, chắc rằng những gì tôi đã trình bày ở trên còn nhiều thiếu sót, mong được đồng nghiệp góp ý. VI. KẾT LUẬN CHUNG. Dạy-học Toán cần nắm vững những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nó chỉ như vậy giáo viên mới hiểu được ý đồ lựa chọn nội dung cụ thể ở các bài, của Sách giáo khoa cũng như quy trình và phương pháp học từng bài trong Sách giáo khoa, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Từ đó tổ chức,hướng dẫn và điều khiển tốt mọi hoạt động của mình,của học sinh, tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục cao. Như vậy giáo viên luôn tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức của mình để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn, Sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng, 18
- VII. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin hứa những nội dung và giải pháp sáng kiến này là do tôi thực hiện, không vi phạm bản quyền của tác giả nào. Nếu vi phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Thành, ngày 10 tháng 4 năm 2024 Người viết NGUYỄN NGỌC MINH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 19