Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến dạy một số dạng Toán có liên quan đến yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4

doc 33 trang binhlieuqn2 03/03/2022 9292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến dạy một số dạng Toán có liên quan đến yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_sang_kien_day_mot_so_dang_toan_co_lien.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến dạy một số dạng Toán có liên quan đến yếu tố hình học cho học sinh Lớp 4

  1. Lúc này việc vẽ hình có những yêu cầu gần như việc dựng hình. Giáo viên cần hướng dân học sinh vẽ hình theo một quy trình gồm nhiều bước và sử dụng các công cụ hình học như thước, êke, để vẽ Ví dụ 1: Vẽ hai đường thẳng song song (Bài 1 trang 53 toán 4) Hãy vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD Hướng dẫn - Trước hết cho học sinh quan sát hình vẽ thao tác - Cho học sinh quan sát tìm hiểu cơ sở của cách vẽ hai đường thẳng song song. Chẳng hạn: Quan sát hình ảnh hai đường thẳng AB và CD là hai cạnh đối diện của hình chữ nhật ABCD kéo dài, Ta thấy hai đường thẳng đó cùng vuông góc với đường thẳng CD và được gọi là hai đường thẳng song song với nhau. - Từ cơ sở trên ta có thể vẽ hai đường thẳng song song như sau: + Vẽ đường thẳng PQ đi qua điểm M và vuông góc với CD + Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và vuông góc với PQ ta đường thẳng AB song song với đường thẳng CD. Như vậy CD và AB cùng vuông góc với MN và song song với nhau. Ví dụ 2 : - Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.(Bài 2–trang 54 – Toán 4) 16
  2. - Quy trình vẽ hình chữ nhật trên như sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC dài 4cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D. Trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 3cm Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên đường thẳng đó lấy đoạn CB= 3cm Bước 4: Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD cần vẽ ( chỉnh kí hiệu góc vuông cho đúng) 4.3. Mở rộng và nâng cao kiến thức: 4.3.1.Tính ngược: (Tìm thành phần chưa biết trong một hình). Việc hình thành công thức tính chu vi, diện tích thì sách giáo khoa đã nêu rất rõ cho mỗi trường hợp. Duy chỉ có điều, 4 công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật và hình vuông được hình thành rải rác trên các bài tập ở lớp 4: - Chu vi hình vuông (P = a x 4): Bài tập 4, trang 7, SGK 4. - Chu vi hình chữ nhật [P = (a + b) x 2]: Bài tập 5, trang 46, SGK 4. - Diện tích hình chữ nhật (S = a x b): Bài tập 5, trang 74, SGK 4. - Diện tích hình vuông (S = a x a): Các em tự hình thành công thức ở Bài tập 5, trang 75, SGK 4. Cần phải nhắc nhở và xây dựng lại để các em nhớ rõ hơn về 4 công thức này. 17
  3. Một điều khiến tôi quan tâm nhiều, chính là cách hướng dẫn các em tìm được những thành phần chưa biết của hình đó khi biết các thành phần khác (như tìm chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng hay diện tích và chiều rộng ) Với trường hợp này, tôi dựa vào cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính (cộng-trừ-nhân-chia) để gợi ý giúp học sinh tình ra kết quả. Đi đến một quy tắc và hình thành cả công thức cho các em. Ví dụ: Một hình chữ nhật có diện tích là 54 cm 2 và chiều dài bằng 9 cm. Tính chiều rộng hình chữ nhật. Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật S = a x b, cho các em phân tích xem phần nào đã biết và ta cần tìm thành phần nào? Các em sẽ xác định được đề bài yêu cầu tìm chiều rộng khi biết diện tích và chiều dài của hình chữ nhật. Để đi đến: 54 = 9 x b ( xem a là chiều dài và b là chiều rộng). Sau đó các em xác định được “b” là thừa số chưa biết trong một tích và biết cách tìm “Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết”. b = 54 : 9 b = 6 Các em sẽ kết luận vấn đề bằng quy tắc “Muốn tìm chiều rộng ta lấy diện tích chia cho chiều dài” (ngược lại). Gợi ý các em hình thành công thức: a = S : b hoặc b = S : a Tương tự đối với chu vi: * Hình vuông: P = a x 4 Tìm cạnh thì có: a = P : 4 Các em sẽ có quy tắc: “ Muốn tìm cạnh ta lấy chu vi chia cho 4 * Hình chữ nhật: P = (a + b) x 2 Nửa chu vi bằng P : 2 (Quy tắc và công thức: “Muốn tìm chiều dài (rộng) ta lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng (dài). * Với các hình khác tôi cũng hướng dẫn các em vận dụng tương tự để tìm ra các thành phần chưa biết khác. 18
  4. 4.3.2. Hướng dẫn học sinh giải toán có nội dung hình học Trong chương trình lớp 4 các bài toán giải có nội dung hình học ở tiểu học giữ vai trò rất quan trọng, những nội dung này các em sẽ vận dụng được rất nhiều điều trong cuộc sống thực tế. Khi giải các bài toán này học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức và hiểu biết về: + Yếu tố hình học: Công thức tính P, S và các công thức ngược + Cách giải các loại toán điển hình + Các phép tính số học + Cách tính giá trị những đại lượng thông dụng trong cuộc sống xung quanh như tính: số gạch lát nền, tính diện tích quét vôi nhà, tính số tiền mua gạch Ví dụ 1: Một hình bình hành có diện tích bằng 86436m 2 và độ dài đáy bằng 588m. Hỏi độ dài đáy của hình bình hành gấp mấy lần chiều cao của nó ? Để giải bài toán này học sinh biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để tìm chiều cao. Từ đó mới tính được độ dài đáy gấp mấy lần chiều cao. Ví dụ 2: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 76m, chiều cao là 48m. Người ta thu hoạch thóc từ thửa ruộng đó biết trung bình cứ 4m 2 thu được 3kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam thóc ? Đối với bài toán này để đi tính số thóc thu được phải tính diện tích thửa ruộng . Vậy các em phải áp dụng quy tắc tính diện tích hình bình hành để hoàn thành bài toán. Ví dụ 3: Một nền nhà có chiều rộng 4m, chiều dài 12 m, người ta muốn lát gạch hoa hình vuông có cạnh là 4dm. Hỏi người ta cần bao nhiêu tiền để mua đủ số gạch để lát? Biết rằng giá mỗi viên 32 000 đồng. Các em biết vận dụng công thức tính diện tích nền nhà bằng m 2, diện tích viên gạch bằng dm2. Biết đổi ra cùng đơn vị đo dm 2 để tính xem diện tích nền nhà gấp bao nhiêu lần diện tích viên gạch tức đã tính được số gạch. Cuối cùng tính được số tiền mua gạch. 19
  5. Như vậy từ các kiến thức đã học, học sinh đã biết vận dụng vào nhiều điều trong thực tế cuộc sống. Trên đây tôi trình bày cách thực hiện theo từng loại bài. Nhưng trong quá trình luyện tập và thực hành, tôi soạn xen kẽ đều nhau nhiều loại bài như : chu vi, diện tích, tìm thành phần chưa biết . để từng loại bài các em được lập đi lập lại nhiều lần, như thế các em sẽ không quên những kiến thức đã học. 5. Kết quả đạt được 5.1. Mục đích của sáng kiến. Sáng kiến “Sáng kiến dạy một số dạng Toán có liên quan đến yếu tố hình học cho học sinh lớp 4” nhằm : Giúp GV có phương pháp dạy học phù hợp, chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị bài giảng, linh hoạt trong sử dụng các hình thức dạy học. Đồng thời giúp các em nắm được kiến thức đầy đủ, tổng hợp về môn Toán. Qua đó các em thấy được giá trị thực tiễn của toán trong cuộc sống, làm cho các em càng yêu thích học toán hơn. Từ đó góp phần phát triển tư duy cho các em một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, trang bị cho các em vốn kiến thức cơ bản về hình học phẳng, hình học không gian để làm cơ sở cho việc học hình học ở cấp học trên. 5.2. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến - Trong sáng kiến này tôi đã đi sâu vào việc dạy kiến thức mới thông qua kiến thức cũ đồng thời kết hợp thực hành, mở rộng, nâng cao phù hợp với nhận thức của học sinh cũng như phù hợp với địa phương. - Áp dụng sáng kiến này giúp GV không còn phụ thuộc vào hướng dẫn giảng dạy của SGV, không dừng lại như nội dung của SGK. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở mục tiêu của các tiết học đảm bảo phát triển kĩ năng thực hành cho HS. Dạy học phải đi đôi với thực hành. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến 20
  6. - Với sáng kiến này, tôi đã áp dụng và thấy sự tiến bộ rõ rệt của học sinh trường tôi công tác. Chính vì vậy tôi nghĩ sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh đang học chương trình sách giáo khoa hiện hành. 5.4. Lợi ích của sáng kiến Sáng kiến đã mang lại những kết quả khả quan. Cụ thể sáng kiến đã: *Giúp GV: - Có phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh, đổi mới hình thức dạy học, tập trung vào học sinh, phát huy tính sáng tạo của các em. - GV linh hoạt hơn trong việc sử dụng SGK, sáng tạo trong dạy học, phát huy được tính chủ động của HS, liên hệ được thực tế giúp HS hiểu rõ vấn đề. *Giúp HS: - Tự tìm hiểu, tích lũy và làm chủ kiến thức, nắm vững kiến thức đồng thời vận dụng được trong thực tế cuộc sống. - Các em được thực hành, tìm hiểu bài học một cách chủ động, hiểu về bản chất của các biểu tượng hình học, các công thức liên quan. - HS nắm chắc các công thức hình học, vận dụng tính xuôi, tính ngược. - Nhiều học sinh vận dụng được công thức một cách thành thạo, chính xác. - Vận dụng giải toán có lời văn liên quan đến các yếu tố hình học một cách chính xác, linh hoạt. Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên tôi áp dụng sáng kiến này trong việc giảng dạy các yếu tố hình học cho học sinh. So với năm học trước, năm học này nhiều học sinh học rất tiến bộ, nắm chắc kiến thức, biết vận dụng trong thực tế. Cụ thể thông qua một bài kiểm tra ngắn, tôi thu được kết quả như sau: (So sánh với bài làm của học sinh lớp khác) 21
  7. Đề bài (thời gian 10 phút) Một khu vườn hình chữ nhật có chiều chu vi là 240m, chiều dài hơn chiều rộng 20m. Trên thửa ruộng đó người ta trồng rau, biết rằng mỗi mét vuông thu hoạch được 10kg rau. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu kg rau? Với đề toán tổng hợp này tôi muốn học sinh vận dụng tối đa các kiến thức hình học đã học để tìm ra kết quả bài toán. Lớp Năm HS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 4a 2014-2015 17 0 0 7 41,2% 8 47,1% 2 11,7% 4b 2014-2015 18 7 38,9% 8 44,4% 3 16,7% 0 0 Qua bảng kết quả trên, tôi thấy sử dụng sáng kiến này vào dạy học về yếu tố hình học cho học sinh lớp 4 sẽ đạt kết quả cao hơn hẳn so với lớp chưa ứng dụng phương pháp đó. Sở dĩ lớp năm nay tôi dạy có kết quả cao hơn là do các tiết học các em được phát huy tính tích cực, chủ động trong việc rèn luyện, củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức, nắm chắc các phương pháp giải từng dạng bài khác nhau nên khả năng vận dụng tốt. Như vậy, khi tôi áp dụng biện pháp trên, 100% các em có kĩ năng tìm được các yếu tố hình học chưa biết dựa vào dạng toán cơ bản. Học sinh nắm vững, hiểu sâu và chắc chắn hơn về kiến thức. Cụ thể là trong những đợt kiểm tra cuối tháng môn Toán, lớp do tôi trực tiếp giảng dạy đều đạt 100% hoàn thành theo Thông tư 30 (trong đó tỉ lệ điểm tương ứng với 9-10 tương đối cao) Sáng kiến cũng giúp cho việc dạy học được thuận lợi mà không phải tốn kém kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng. Đồng thời, sáng kiến mang lại cho học sinh một điều kiện học tập tốt, đảm bảo tính năng động, sáng tạo cho các em. Tạo cho các em một môi trường học tập tích cực giúp các em phát triển trí tuệ. Các em 22
  8. học sinh có những vận dụng tốt trong thực tế, giúp ích cho gia đình, cho cộng đồng. 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: - Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo, được lên bảng trình bày lời giải của mình, biết nhận xét cách trình bày, kết quả bài làm của bạn và có thể đưa ra cách làm khác ( nếu có) trong tiết Luyện tập tất cả học sinh cả lớp phải cùng được làm việc. - Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và bám tất cả các đối tượng học sinh. - Các cấp quản lí cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng. Động viên giáo viên kịp thời để giáo viên hứng thú hơn trong việc nâng cao, sáng tạo trong giảng dạy. 23
  9. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua thực tế giảng dạy và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra " Sáng kiến nâng cao chất lượng dạy các yếu tố hình học trong Toán 4". Qua qua trình nghiên cứu, tôi nhận thấy: - Là giáo viên tiểu học, việc nghiên cứu nội dung và phương pháp truyền thụ có hệ thống sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Đặc biệt lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phân hóa đối tượng học sinh, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra kết luận cho mình. Có như vậy các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá. Đặc biệt tôi rất chú ý thời điểm và thời lượng tung ra các bài tập và tổ chức các trò chơi phù hợp. Vì vậy bước đầu có kết quả trong giảng dạy môn Toán. - Trong dạy môn Toán lớp 4 nói riêng và các môn học khác nói chung giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh giúp học sinh nắm chắc kiến thức hiểu sâu và biết phát huy khả năng và giải toán thành thạo. - Trong khi lên lớp giáo viên cần nói ít, giảng giải ít, thường xuyên làm việc với từng cá nhân học sinh, nhóm học sinh và lớp. Để thực hiện được các bài toán khó, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp để lớp học sôi nổi hào hứng, học sinh hăng hái phát biểu nắm chắc bài học, học sinh hiểu bài mới đạt kết quả cao. Như vậy môn toán học khô khan nhưng nó là hoạt động trí tuệ sáng tạo và hấp dẫn thực tế đối với học sinh. Trong quá trình thực hiện sáng kiến này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết kính mong các đồng nghiệp tham gia góp ý cho đề tài của tôi được hoàn hảo hơn. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với giáo viên 24
  10. Cần nghiêm túc nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, đọc thêm tài liệu tham khảo để hiểu sâu, rộng hơn. Nghiên cứu bài kĩ, chu đáo phân dạng bài tập và có cách thực hiện cho từng dạng bài. - Kết hợp các phương pháp dạy học một cách khéo léo, tổ chức tốt các hình thức dạy học, phù hợp với bài tập, từng tiết dạy. Áp dụng thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy, dạy học phân hóa, phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp. - Giáo viên cần phải kiên trì vượt khó, tìm tòi, sáng tạo, thực say mê với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đặt chất lượng học sinh lên hàng đầu. Tạo nên hình ảnh đẹp và niềm tin ở thầy cô cho các em. 2.2. Đối với các cấp quản lí - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để cùng nhau bàn bạc tháo gỡ những khó khăn, thống nhất, tìm ra phương pháp tốt nhất. - Với những kinh nghiệm có tính thiết thực cao, các cấp quản lí nên tổ chức các buổi báo cáo Sáng kiến để phổ biến rộng rãi cho mọi giáo viên tham khảo và học tập. Có như vậy việc tổ chức viết SK hàng năm mới có ý nghĩa thiết thực và sâu rộng. 25
  11. PHỤ LỤC GIÁO ÁN MINH HỌA Bài : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH I. Mục tiêu - Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan. - Vận dụng tính toán trong cuộc sống, phát huy tìm tòi, sáng tạo. II. Đồ dùng: - Giáo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng : Một hình bình hành, kéo. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: - Học sinh lắng nghe - Yêu cầu lớp hát . 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên đưa ra một hình chữ nhật và - Một học sinh trả lời: hình chữ nhật và hình bình hành và hỏi học sinh. Đây là hình bình hành những hình gì ? - Giáo viên nhận xét và hỏi : + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta - Một học sinh nêu làm thế nào? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Một học sinh nhận xét + Giáo viên đưa ra một hình chữ nhật có - Một học sinh trả lời chiều dài là a, chiều rộng là h và hỏi học sinh tính diện tích hình chữ nhật - Gọi học sinh nhận xét - Một HS nhận xét - Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề - Lớp lắng nghe 3. Bài mới a, Giới thiệu bài: Giờ học này chúng ta 26
  12. cùng nhau hình thành công thức và cách - HS cả lớp lắng nghe tính diện tích hình bình hành. - Giáo viên ghi tên bài và gọi học sinh đọc tên bài - Hai HS đọc tên bài b, Giới thiệu chiều cao, đáy của hình bình hành - Ba HS nêu: Hình bình hành ABCD - Giáo yêu cầu học sinh nêu tên hình bình hành ABCD - 3 HS nêu - Giáo viên nêu: DC là độ dài đáy của hình bình hành và gọi học sinh nhắc lại.(GV bật máy) - Cả lớp lắng nghe - GV nêu: kẻ AH vuông góc với DC, độ dài AH được gọi là chiều cao của hình bình hành. - 3 HS nêu, lớp theo dõi - Gọi HS nhắc lại. -3 HS nhắc lại - Gọi HS nhắc lại toàn bộ. c, Hình thành công thức, quy tắc tính diện tích hình bình hành. - Cả lớp theo dõi, lắng nghe GV nêu: Cô vừa giới thiệu với các em chiều cao và cạnh đáy tương ứng của hình bình hành. Bây giờ chúng ta tìm cách tính diện tích của hình bình hành này, để cho tiện gọi chiều cao là h, độ dài đáy là a. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp tìm - HS lắng nghe cách cắt ghép hình bình hành thành một hình đã học để tính diện tích. - Các nhóm thảo luận, GV quan sát. 27
  13. - HS thảo luận theo cặp tìm cách - Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận cắt,ghép - HS các nhóm báo cáo kết quả, nhóm - GV nhận xét, chốt và khen học sinh. khác nhận xét, bổ sung. - GV nêu: bây giờ cả lớp quan sát cô minh hoạ lại các bước cắt, ghép hình bằng hình - HS cả lớp lắng nghe vẽ.(GV minh họa). Trước tiên, cắt theo chiều cao h, được một hình tam giác và 1 hình tứ giác ghép lại với nhau được hình chữ nhật - Gọi HS đọc tên hình chữ nhật. - Hình bình hành chuyển thành hình chữ nhật rồi, em có nhận xét gì về 2 hình này? - GV nhận xét, chốt: Chiều cao của hình - HS trả lời: hình chữ nhật ABHC bình hành chính là chiều rộng của hình - HS nối tiếp trả lời, HS khác nhận xét chữ nhật và độ dài đáy của hình bình hành bổ sung chính là chiều dài của hình chữ nhật. - Biết chiều dài hình chữ nhật là a, chiều - HS cả lớp lắng nghe rộng là h. Hãy tính diện tích hình chữ nhật ABHC? - Tính được diện tích của hình chữ nhật ABHC. Vậy diện tích hình bình hành ABCD là bao nhiêu? - HS nối tiếp trả lời, HS khác nhận xét - GV chốt diện tích hình bình hành ABCD bổ sung: S = a x h là a x h và ghi S = a x h. - GV chỉ hình bình hành và nói: nhìn vào - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ hình vẽ ta thấy a chính là độ dài đáy, h là sung chiều cao và S = a x h chính là công thức 28
  14. tính diện tích hình bình hành. - Gọi 3 HS nhắc lại - GV gọi HS nhắc lại công thức. - Khi viết công thức này ta cần lưu ý điều - HS cả lớp theo dõi lắng nghe gì? - Yêu cầu HS nêu công thức và nêu tên các ký hiệu trong công thức - Hãy phát biểu thành lời cách tính diện - HS nối tiếp nhau trả lời tích hình bình hành khi biết chiều cao và - HS nối tiếp nhau trả lời độ dài đáy. - GV nhận xét, chốt . - 2 HS trả lời - GV nói: cô trò mình đã xây dựng xong công thức và cách tính diện tích hình bình - HS nối tiếp phát biểu, HS khác nhận hành. Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng làm xét, bổ sung một số bài tập. e, Thực hành - HS cả lớp lắng nghe Bài tập 1 - HS cả lớp lắng nghe - GV đưa ra bài tập 1 và gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu mỗi dãy tính diện tích một hình. - GV gọi HS nêu bài làm sau đó GV nhận xét chữa bài cho HS. - 1 HS trả lời, HS cả lớp theo dõi - Để làm tốt bài tập 1em cần lưu ý điều gì ? Bài tập 2 - Nêu yêu cầu bài tập? - HS lần lượt đặt bài làm, cả lớp theo - HS tự làm bài dõi trả lời 29
  15. - Gọi HS nhận xét chữa bài ở từng phần - 1 HS nêu, lớp đọc thầm - Nhìn vào kết quả ở phần a và phần b em - 1 HS làm giấy phần b, cả lớp làm bài có nhận xét gì? vào vở - Vì sao diện tích 2 hình này bằng nhau? - Phần a một HS đọc bài làm, lớp nhận GV chốt: HCN và HBH mà có CR=CC, xét, chữa bài độ dài đáy bằng chiều dài hoặc chiều rộng Phần b 1 HS mang bài làm GV kiểm = độ dài đáy, chiều dài bằng chiều cao thì tra, lớp nhận xét chữa bài. diện tích của 2 hình bằng nhau. - 1 HS trả lời Bài tập 3 - Gọi HS nêu yêu cầu nội dung bài tập - 1 HS trả lời - Yêu cầu HS làm bài phần 3a - GV nhận xét, chữa bài. - HS cả lớp lắng nghe - GV chốt cách làm đúng và cho HS đổi bài soát . - Yêu cầu HS làm bài phần b . b, Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: - 1 HS đọc, lớp đọc thầm A. 52dm2 B. 520 dm2 - HS cả lớp làm nháp, Hs chữa bài. C. 520 dm - 1 HS nêu cách làm, HS khác nhận xét, - Yêu cầu HS suy nghĩ để nêu kết quả bổ sung. - Yêu cầu HS nêu cách làm - HS nối tiếp trả lời - GV nhận xét, chốt, trình bày bài giải - Khi làm bài tập 3em lưu ý điều gì? - HS lắng nghe. - GV chốt cần phải đổi độ dài đáy và chiều cao về cùng 1 đơn vị đo trước khi tính diện tích. 30
  16. 5/ Củng cố - 2 HS trả lời - Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào? - HS lắng nghe - GV nhận xét tiết học, dặn dò 31
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục- Tác giả: Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan. 2- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Vở bài tập Toán từ lớp 1 đến lớp 5- Nhà xuất bản Giáo dục. 3- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học. ( Bộ Giáo dục và đào tạo) 4- Tạp chí Thế giới trong ta 5- Tạp chí Toán tuổi thơ 6- Chuyên đề giáo dục Tiểu học 7- Khai thác tư liệu liên quan qua mạng Internet. 32
  18. Môc lôc STT Nội dung Trang 1 Thông tin chung về sáng kiến 2 2 Tóm tắt sáng kiến 3 Mô tả sáng kiến 1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 5 2 Cơ sở lý luận của vấn đề 7 3 Thực trạng của vấn đề 7 4 Các biện pháp, giải pháp cần thực hiện 9 5 Kết quả đạt được 20 6 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 23 Kết luận và khuyến nghị 3.1 Kết luận 24 3.2 Khuyến nghị - đề xuất 24 PHỤ LỤC 26 Giáo án minh họa 26 Tài liệu tham khảo 32 33