Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thiết bị dạy học trong gảng dạy môn Sinh học 8

doc 13 trang thulinhhd34 10990
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thiết bị dạy học trong gảng dạy môn Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_thiet_bi_day_hoc_trong_gang_da.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thiết bị dạy học trong gảng dạy môn Sinh học 8

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KẾN KINH NGHIỆM 1. Lời giới thiệu. Xã hội hiện nay là xã hội thông tin, kính tế, tri thức toàn cầu hóa lao động con người hiện đại đòi hỏi phải thay đổi việc dạy học, lượng thông tin ngày càng tăng, giáo dục phổ thông không cung một lượng kiến thức đủ dùng cho người học suốt đời. Vì vậy nhiệm vụ giáo dục đào tạo là phải bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là chủ yếu. Mục đích giáo dục hiện nay là phải đào tạo những con người có khả năng đáp ứng, có kinh nghiệm, giao tiếp tốt, năng lực hợp tác, năng lực tự khẳng định mình. Đó phải là những con người có nhu cầu và kỹ năng tự học để thường xuyên đổi mới tri thức để bắt kịp những tri thức đổi mới của khoa học và của xã hội. Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của mọi giáo viên. Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội. Trong chương trình sinh học lớp 8, nội dung kiến thức nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo các bộ phận và chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học sinh tìm hiểu về cơ thể con người qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận niết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể, vệ sinh một cách hợp lý đồng thời góp phần tiêu giáo dục THCS Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám 1
  2. sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Để góp phần thực hiện mục tiêu “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học, kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho vấn đề trong cuộc sống của bản thân & của xã hội”. Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khác ở THCS đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học Thông qua các giờ dạy sử dụng thiết bị dạy học tôi thấy học sinh đa số ham học hỏi thích tự mình tìm ra điều mới lạ hay khi trả lời tìm ra đượckiến thức mới các em rất vui sướng, niềm vui sướng ấy thể hiện trên khuôn mặt đầy tự hào của các em.Nhằm thúc đẩy quá trình học tập nâng cao chất lượng cho HS,trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học và xuất phát từ vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề : “Sử dụng thiết bị dạy học trong gảng dạy môn sinh học 8” 2. Tên sáng kiến: “Sử dụng thiết bị dạy học trong gảng dạy môn sinh học 8” 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Kiều Thị Thùy Hương - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Đồng Tĩnh – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0972 111 224 - Email: kieuthithuyhuong.c2dongtinh@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Họ và tên: Kiều Thị Thùy Hương - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Đồng Tĩnh – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 2
  3. - Số điện thoại: 0972 111 224 - Email: kieuthithuyhuong.c2dongtinh@vinhphuc.edu.vn 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Học sinh khối 8 trường THCS Đồng Tĩnh – huyệnTam Dương – tỉnhVĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 06/9/2018 7. Mô tả bản chất của Sáng kiến : 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lí luận khoa học của đề tài Hiện nay, kiến thức sinh học đã và đang trở nên rộng hơn, sâu hơn. Do đó việc dạy tốt bộ môn sinh học trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, song cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Mục đích chung của môn Cơ thể người và vệ sinh ở THCS là cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Những hiểu biết về cơ thể người giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, cách xử lý các tình huống gặp phải trong đời sống và sức khỏe của con người, trong đó có sức khỏe sinh sản. Qua các phương pháp dạy mà hình thành cho học sinh phương pháp học tập bộ môn nói riêng và phương pháp học tập tích cực và tự lực nói chung, tạo cho các em có cách nhìn một cách có hệ thống về sự tiến bộ khoa học và công nghệ của xã hội mới đối với người lao động. 7.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 3
  4. 7.1.2.1. Thuận lợi: - Được lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm về vấn đề chuyên môn, thường xuyên kiểm tra dự giờ và rút kinh nghiệm cho giáo viên. - Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Ngoài ra trường còn nhận được sự quan tâm của các ban ngành địa phương cũng như phòng giáo dục Tam Dương. - Học sinh đa số là con em nông thôn cần cù, chăm chỉ học tập - HS có đủ SGK, vở ghi, đồ dùng học tập cần thiết 7.1.2.2. Khó khăn - Học sinh ở địa bàn thuộc xã miền núi, địa bàn rộng nên việc trao đổi học nhóm gặp khó khăn - Phần lớn học sinh là con em nông thôn nên phải tham gia lao động sản xuất giúp gia đình. - Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, thiếu phòng học bộ môn (HS vẫn học 2 ca), chưa có trang thiết bị dạy học hiện đại. Một số thiết bị được trang bị nhưng chất lượng còn hạn chế, hiệu quả sử dụng chưa cao. Những khó khăn chung đó cô và trò chúng tôi đã phái khắc phục rất nhiều để đảm bảo chất lượng dạy và học. 7.1.3. Mô tả, phân tích các giải pháp: 7.1.3.1. Các giải pháp mới: - Dạy học bằng cách tập trung tất cả các hoạt động của học sinh là chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức cùng với sự hướng dẫn của thầy cô. - Dạy học nhằm giúp học sinh phát triển năng lực tự đánh giá 4
  5. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Giáo viên cần rèn luyện để người học có kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã học, biết tự lực và phát hiện những vấn dề đặt ra. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tuy nhiên trong chương trình sinh học 8 phương pháp trực quan (quan sát – mô tả) đóng vai trò rất quan trọng, việc sử dụng thiết bị dạy học đặc biệt là tranh ảnh, mô hình, mẫu vật trong tiết dạy sẽ giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những kiến thức quý báu c ủa môn sinh học 8, về kỹ năng, kỹ xảo nắm lý thuyết. Từ đó đúc kết những kinh nghiệm của bản thân, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. - Tùy từng bài mà giáo viên lựa chọn những phương pháp phù hợp, thể hiện tính đặc trưng của bộ môn cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em. - Giúp các em khám phá về cơ thể mình, ứng dụng trong cuộc sống nhất là khi kinh nghiệm sống của HS còn hạn chế, vốn hiểu biết còn nghèo nàn, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể thì việc xây dựng các thí nghiệm đòi hỏi cần lấy “Trực quan” làm điểm tựa. 7.1.3.2. Tổ chức thực hiện: Qua quá trình áp dụng của bản thân vào giảng dạy: Chương trình sinh học lớp 8 gồm 11 chương: Chương I: Khái quát về cơ thể người Chương II: Vận động Chương III: Tuần hoàn Chương IV:Hô hấp Chương V: Tiêu hóa Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng Chương VII: Bài Tiết 5
  6. Chương VIII: Da Chương IX: Thần kinh và giác quan Chương X: Nội tiết Chương XI: Sinh sản Vận dụng việc “Sử dụng thiết bị dạy học trong gảng dạy môn sinh học 8” Cá nhân tôi khai thác triệt để mô hình, tranh ảnh có ở phòng thiết bị trường THCS ĐồngTĩnh -huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc, áp dụng vào việc giảng dạy môn sinh học 8 ví dụ như 1. Mô hình nửa người 2. Mô hình bộ xương 3. Mô hình một đoạn tủy sống 4. Mô hình Đại não 5. Mô hình cơ quan phân tích thị giác 6. Mô hình cơ quan phân tích thính giác 7. Tranh cấu tạo các cơ quan hô hấp 8. Mô hình tim người 9. Tranh cấu tạo Tim 10.Ngoài ra còn các tranh ảnh sưu tầm trên Internet liên quan đến bài học * Cụ thể việc sử dụng các thiết bị dạy học vào giảng dạy 1 số bài trong chương trình sinh học 8 như sau: 1. Mô hình nửa người sử dụng trong các bài: Bài 2: Cấu tạo cơ thể người Giáo viên giới thiệu mô hình nửa cơ thể người HS quan sát H 1.2 trang 8 SGK các cơ quan của cơ thể người Đối chiếu với mô hình cơ thể người - Xác định các bộ phận cơ thể người? 6
  7. Các phần cơ thể người gồm: Đầu, thân, chân tay - Xác định vị trí cơ hoành:Ngăn khoang ngực và khoang bụng - Xác định các bộ phân ở khoang ngực: Tim, phổi - Các bộ phận ở khoang bụng: Gan, dạ dày, ruột non, ruột già - Gv gỡ ra từng bộ phận cho HS quan sát, xác định các bộ phận của các cơ quan, sau khi học sinh thảo luận GV cho học sinh xác định tên , vị trí của các quan trên mô hình - Hệ vận động: Cơ, xương - Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa (Miệng Hầu Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Hậu môn - Hệ Tuần hoàn: Tim và mạch máu - Hệ hô hấp: Đường dẫn khí và 2 lá phổi - Hệ bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. - Hệ thần kinh: Não, tủy sống, dây thần kinh Bài 17: Tim và mạch máu * Cấu tạo tim - Xác định được vị trí của tim nằm trong lồng ngực - Gỡ quả tim trong mô hinhfcho HS quan sát xác định các phần của tim + 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. * Mạch máu: HS thấy được sự phân bố của mạch máu: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Phần 2: Các cơ quan hô hấp: 7
  8. HS quan sát H 20.2 trang 65 SGK, đối chiếu với mô hình để xác định các bộ phận của hệ hô hấp trên mô hình nửa cơ thể người Gồm: Khoang mõi,học, thanh quản, khí quản,phế quản và 2 lá phổi Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa Phần 2: Các cơ quan tiêu hóa Học sinh quan sát H24.3 trang 79 SGK, đối chiếu với mô hình xác định các bộ phận của hệ tiêu hóa trên mô hình nửa cơ thể người. Gồm: Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh Học sinh xác định vị trí các bộ phân của hệ thần kinh trên mô hình nửa cơ thể người Gồm: + Bộ não nằm trên đầu + Tủy sống nằm trong cột sống + Các dây thần kinh phân bố khắp cơ thể 2. Mô hình bộ xương sử dụng trong các bài dạy cụ thể như sau: Bài 7: Bộ xương Học sinh quan sát mô hình bộ xương người * Nêu vai trò của bộ xương: - Tạo khung cơ thể - Nâng đỡ cơ thể - Bảo vệ nội quan * Xác định các phần của xương: 8
  9. - Gồm 3 phần: Xương đầu, xương thân, xương chân tay + Xương đầu gồm xương hộp sọ, xương mặt, xương hàm có lồi cằm + Xương thân gồm xương lồng ngực, xương cột ó nhiều đốt, cong ở 4 chỗ + Xương chi trên: Xơng bả vai, xương cánh tay, xương bàn tay, xương ngón tay + xương chi dưới: Xương đai hông, xương đùi, xương ống chân, xương bàn chân, xương ngón chân * Các loại xương: Học sinh quan sát mô hình bộ xương người, xách định được: - Xương dài: Xương cánh tay, xương ống tay, xương đùi, xương ống chân - Xương ngắn: Xương đốt sống, đốt ngón tay, đốt ngón chân - Xương dẹt: Xương đai vai, xương đai hông, xương sọ * Các loại khớp xương HS xác định trên mô hình bộ xương người gồm: - Khớp động: Khớp cổ tay, khớp hông: Khớp bả vai, khớp gối, khớp cổ chân - Khớp bán động: Xương cột sống - Khớp bất động: Xương hộp sọ 3. Mô hình một đoạn tuy sống: Bài 44: Thực hành, tìm hiểu chức năng của tủy sống. HS quan sát H44.2 trang 141 và mô hình một đoạn của tủy sống Xác định từng phần của tủy sống, các bộ phận của tủy sống: - Màng tủy: Màng nhện, màng cứng, màng nuôi - Tủy sống: Chất xám, chất trắng 9
  10. - 2 loại rễ tủy: rễ trước, rễ sau 4. Mô hình bộ não Sử dụng cho các bài Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian: HS quan sát hình 46.1 trang 144 SGK và đối chiếu với mô hình Bộ não người HS xác định được Bộ não người gồm Đại não, não trung gian, tiểu não, trụ não Bài 47: Đại não HS quan sát hình vẽ 47.1 SGK trang 147 và kết hợp với quan sát mô hình bộ não rút ra kiến thức: - Có nhiều khúc cuộn não - Rãnh liên bán cầu chia đại não thành bán cầu não trái, bán cầu não phải - Các thùy não: Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương 5. Mô hình mắt Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác HS quan sát hình 49.1,2 SGK trang 155 và quan sát mô hình mắt HS nêu được cấu tạo của cầu mắt gồm - Màng bọc: Màng cứng, màng mạch, màng lưới - Môi trường trong suốt: Thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh - Xác định được điểm mù, điểm vàng 6. Mô hình tai Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác HS quan sát H51.1 SGK trang 162 và quan sát mô hình tai 10
  11. Nêu cấu tạo ngoài của tai gồm: - Tai ngoài gồm vành tai, ống tai, màng nhĩ - Tai giữa gồm chuỗi xương tai, vòi nhĩ - Tai trong gồm bộ phận tiền đình, ốc tai Qua quá trình giảng dạy đặc biệt là sử dụng thiết bị dạy học, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh về môn sinh học có những kết quả đáng khích lệ, các em học sinh đã có hứng thú trong học tập bộ môn sinh học, thích tìm tòi khám phá khoa học. Cách làm trên đã được vận dụng vào dạy học sinh học lớp 8 ở trường THCS Đồng Tĩnh cho cả đối tượng giỏi, khá, trung bình nhờ có áp dụng phương pháp này cùng với sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các bạn đồng nghiệp tôi thấy kết quả bộ môn sinh học ở lớp tôi đã dạy được nâng lên rõ rệt, tạo cho học sinh sự say mê học tập bộ môn. Kết quả điều tra khảo sát đầu năm học 2018 - 2019 Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp TSHS TS % TS % TS % TS % 8A 45 04 8,9 12 26,7 29 64,4 0 0 8C 42 0 0 03 7,1 28 66,7 11 26,2 Kết quả điều tra khảo sát cuối học kỳ I năm học 2018 - 2019: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp TSHS TS % TS % TS % TS % 8A 45 15 32,4 26 56,8 04 10,8 0 0 8C 42 02 4,8 13 30,1 25 60,3 02 4,8 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 11
  12. - Nguồn lực: +Học sinh khối 8 trường THCS Đồng tĩnh + Giáo viên: Vững chuyên môn, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc - Thời gian: Bố trí thời gian phù hợp để tập luyện và đánh giá. - Cơ sở vật chất: Có phòng học đầy đủ. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra những kết luận như sau: Qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy rằng việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết dạy có ý nghĩa rất quan trọng từ đó giúp cho các bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng HSG lớp 8 tôi thấy việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn, hứng thú học tập bộ môn hơn, giờ học sinh động, sôi nổi và hiệu quả hơn Tuy nhiên vì thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp bổ sung góp ý cho SKKN của tôi hoàn thiện hơn. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. - Đề tài được áp dụng có hiệu quả trong năm học 2018 – 2019 và đạt được những kết quả cao. 12
  13. - Có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THCS trong toàn huyện, toàn tỉnh 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dung sáng kiến lần đầu. STT Tên tổ chức/Cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Học sinh khối 8 TrườngTHCS “Sử dụng thiết bị dạy học Đồng Tĩnh – Tam trong giảng dạy môn sinh học 8” Dương –Vĩnh Phúc Đồng Tĩnh, ngày25 tháng 02 năm 2019 Đồng Tĩnh, ngày25 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến: Kim Đức Chính Kiều Thị Thùy Hương 13