Sáng kiến kinh nghiệm Tạo động lực rèn luyện chữ viết cho học sinh ở trường Tiểu học

docx 22 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo động lực rèn luyện chữ viết cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_dong_luc_ren_luyen_chu_viet_cho_ho.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo động lực rèn luyện chữ viết cho học sinh ở trường Tiểu học

  1. 2A3, 2A4, 2A5, 2A6 và 2A7 của trường Tiểu học Liên Minh cũng đưa ra kết quả như báo cáo tổng kết của nhà trường. Tìm hiểu và xem xét nguyên nhân đề tài đã chỉ ra được những nguyên nhân chính như sau : Nguyên nhân chủ quan và khách quan + Trước hết đó là do ý thức rèn luyện chữ viết của các em hầu như không có, nhiều em học sinh và cả các bậc phụ huynh cho rằng, chữ viết ngày nay không còn quan trọng, nhất là phần lớn học sinh có xu hướng theo học khối A, B. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng ở thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chỉ cần có trí tuệ là đủ, vì tất cả đã có máy tính “viết” thay tay người. Theo chúng tôi, suy nghĩ đó hoàn toàn lệch lạc bởi việc rèn chữ cho các em học sinh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường càng trở nên cần thiết, vì rèn chữ cũng chính là rèn tính nết của con người. + Mặt khác, còn phải nói tới nguyên nhân là giáo viên chưa sát sao rèn chữ viết. Áp lực công việc, thời gian chăm sóc gia đình, con cái cùng với ý thức trách nhiệm còn chưa cao, cho nên không ít giáo viên còn chưa chú ý quan tâm nhận xét về chữ viết, bài làm của học sinh. + Việc các em phải đầu tư thời gian cho học chính khóa ảnh hưởng lớn đến lượng thời gian dành cho đầu tư luyện chữ viết. Càng học lên cao càng phải ghi nhanh để kịp bài giảng cho nên chữ viết ngày càng xấu. + Không chỉ có chữ viết xấu, mà nhiều học sinh còn viết sai lỗi chính tả, nhiều em không biết phân biệt và sử dụng đúng các loại dấu câu; lại chưa cẩn thận trong khâu trình bày cho nên bài làm của các em nhiều khi bị trừ điểm. + Ngoài ra, khả năng đọc và cảm nhận các loại văn bản, các bài văn, bài báo, các trang sách của nhiều học sinh chưa tốt, không thể hiện được cái hồn của bài học, thậm chí qua cách đọc của các em làm cho người nghe có thể sẽ hiểu sai hoặc không hiểu được hết dụng ý của tác giả. Vô hình trung, văn hóa đọc cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong lúc thế giới đang chọn một ngày trong năm làm ngày đọc sách. Hơn thế nữa nét chữ cũng được xem là nết người qua chữ viết, qua các bài học, qua các bài kiểm tra định kỳ, học sinh vừa thể hiện được kiến thức vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của mình, qua đó tạo được tình 5
  2. cảm đối với người đọc và chấm bài. + Rèn chữ viết là cả một quá trình, còn chữ viết tạo cho mỗi con người trong chúng ta các tính kiên trì, cẩn thận kỷ luật và văn hoá viết ở mỗi người và các em h ọc sinh cùng nằm chủ yếu trong đó. Với xu hướng học lên càng cao thì thi cử chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm, chính điều này cũng đã tạo cho học sinh thói quen là trong các bài kiểm tra, hay thi cử, chỉ cần đánh dấu vào các đáp án đã có sẵn nếu đúng là có điểm; nên không có cơ hội và cũng không cần rèn luyện kỹ năng viết. Đặc biệt không ít học sinh còn “kế thừa” nét chữ từ phía người thầy của mình cũng không phải là ngoại lệ. [8] 7.3. Nội dung sáng kiến 7.3.1. Yêu cầu đối với giáo viên: Bản thân tôi luôn ý thức được rằng chữ viết của giáo viên trong các trường học đóng vai trò rất quan trọng vì nó là luyện chữ mẫu để các em học tập và viết theo. Chính vì thế, bản thân tôi thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn chữ viết đẹp và viết theo đúng mẫu chữ ở Tiểu học. Bản thân các thầy cô giáo luôn phải viết chuẩn về chữ viết ở mọi lúc mọi nơi như: trên bảng, các câu chữ phê trong vở, làm mẫu cho các em noi theo. Cá nhân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến luyện chữ cho học sinh như: Tài liệu “Nết chữ - Nết người”. Các bộ mẫu chữ viết dành cho giáo viên và học sinh trong trường Tiểu học hiện nay là tài liệu không thể thiếu trong mỗi giờ tập viết. Bên cạnh đó tôi đã đi thăm quan, tìm hiểu và học hỏi các kinh nghiệm của những người có chuyên môn vững vàng trong việc rèn luyện chữ viết cho các em học sinh hiện nay. Tôi chú trọng rèn chữ cho học sinh trong tất cả các giờ học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử Tôi thường xuyên có các cách động viên tuyên dương những học sinh có tiến bộ về chữ viết, có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ, viết chữ đẹp. 7.3.2.Yêu cầu giữ gìn vở sạch, khoa học: Những ngày đầu của năm học tôi đã giúp các em có ý thức hiểu được vai 6
  3. trò, tác dụng, ý nghĩa của kỹ năng viết cẩn thận, trình bày sạch sẽ. Tôi thường xuyên sưu tầm các bài viết đẹp, những quyển vở đạt chuẩn mẫu từ những khóa trước để các em có thể trực quan và cảm nhận từ thực tế, khuyến khích nâng cao ý thức để động viên học sinh chăm chỉ luyện tập, rèn luyện từ đó đạt kết quả cao nhất trong học tập. Những buổi đầu tiên tôi nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ vở mẫu, bút mực, bút chì, tẩy theo đúng mẫu đã chọn để tạo sự đồng nhất trong quá trình học tập. Đồ dùng học tập của các em khi viết chữ cần có giấy thấm, giấy lau bút, mực, một tờ kê giúp vở luôn sạch không thấm mồ hôi. Bên cạnh đó tôi giúp học sinh nắm được kĩ năng chuẩn bị bút chì, bơm mực (không bơm quá đầy, bơm vừa đủ để mực không trào ra ngoài ngòi bút). Trong quá trình viết giáo viết chúng ta cần lưu ý các em không tỳ bút quá mạnh tay, mở nắp cẩn thận để tránh mực bắn ra trang giấy. Nếu bút chưa sạch cần sử dụng giấy lau sạch rồi mới sử dụng bút viết. Bản thân tôi luôn nhắc các em kỹ năng thử bút ra giấy đến khi nào thấy nét mực đều, đẹp thì các em mới trình bày bài viết vào vở. Trước mỗi buổi học tôi nhắc các em làm sạch mặt bàn và rửa tay cẩn thận khi vào viết bài. Trong khi thực hiện bài viết nếu các em viết chưa đúng cần gạch chân chữ viết chưa đúng bằng thước kẻ và bút chì, tránh tẩy xóa trong bài viết. Tôi luôn khích lệ, động viên các em học sinh, kiểm tra hàng ngày, hàng giờ trong mỗi buổi học, tiết học để uốn nắn các em giúp các em, có thêm kĩ năng khi viết. Đối với những em đã viết đẹp cần được phát huy, những em viết chưa đẹp, chưa cẩn thận cần cố gắng hơn. 7.3.3. Yêu cầu đối với học sinh Để học sinh có kỹ năng viết đúng, đẹp tôi luôn trau dồi tìm đọc kiến thức các tài liệu tham khảo. Thời gian đầu của năm học tôi giành thời gian hướng dẫn các em cách cầm bút khi viết, để bút sau khi viết, để vở ngay ngắn trên mặt bằn và ngồi viết đúng tư thế. 7
  4. + Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn đúng tư thế viết theo quy định, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, hơi cúi đầu, cách vở từ 25-30cm. Cánh tay trái đặt lên trên mặt bàn bên trái của vở, bàn tay trái đặt tì vào vở để giữ vở để cho vở không bị xê dịch khi viết bài. Cánh tay phải cùng nằm ở trên mặt bàn. Tư thế ngồi viết đúng Với cách để tay được uốn nắn như vậy, khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển rất thuận lợi từ trái sang phải một cách thuận lợi dễ dàng . + Cách cầm bút : Khi viết tôi hướng dẫn các em học sinh cách cầm bút đúng bằng các ngón tay trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ bàn tay phải đặt ở phía trên, đầu ngón cái bàn tay phải giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa cạnh đốt đầu ngón tay giữa . Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút chuyển động linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự kết hợp cử động của cổ tay khuỷu tay và cả cánh tay. Cách cầm bút đúng của học sinh tiểu học 8
  5. + Vị trí đặt vở khi viết chữ : Vở viết cần đặt đúng quy định một góc nghiêng so với mép bàn vừa phải (nghiêng về bên phải). Chúng ta phải đặt như vậy vì để đảm bảo chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt Nam chúng ta vận động theo chiều từ trái sang phải. Trong các bài viết của học sinh ở các giờ tôi luôn giành thời gian chú ý quan sát các em học sinh ngồi viết chưa chuẩn tư thế hoặc để vở chưa đúng quy định để giúp các em sửa đúng theo tư thế từ đó các em sẽ viết chuẩn, đúng và đẹp. Để đạt kết quả cao tôi có lập cho mình kế hoạch phù hợp ở những thời gian, thời điểm khác nhau. Trong các giai đoạn đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ, ở các môn học, giờ học khác nhau. Trong giờ học Tập Viết, trong giờ Chính tả, trong các giờ học khác và rèn chữ viết ở gia đình. a. Tiếng Tập viết: Tôi cho các em học sinh nêu lại, đặc điểm và cách sử dụng vở Tập viết để các em biết dùng vở Tập viết đúng yêu cầu của giáo viên và quy định chung. Xác định độ cao các chữ cái: Chữ cái viết trong bài có độ cao một li được xác định bằng dòng kẻ ngang trên và dòng kẻ ngang dưới (Khi ở trên cùng một dòng viết có hai đường kẻ). Các chữ cái viết trong bài có độ cao hai li rưỡi được xác định bằng dòng kẻ ngang trên, dòng kẻ ngang giữa. * Ô li vuông trên khung chữ quy định. Các ô li vuông này do các dòng kẻ ngang, dọc tạo nên, khoảng cách giữa 3 ô li vuông nhỏ theo chiều dọc là một đơn vị chữ. * Xác định tạo độ và chiều hướng chữ. * Kỹ năng tìm điểm đặt bút: là điểm khi chúng ta bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. * Kĩ năng viết liền mạch: là điểm thao tác khi chúng ta viết đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét tiếp theo. * Cách lia bút: là thao tác đưa ngòi bút trên không viết trên không. * Cách rê bút: là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết, ở đây có hai dụng cụ viết (Đầu ngòi phấn, bút) "Chạy nhẹ" từ điểm kết 9
  6. thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét đứng sau. Khi học sinh nắm được các ký hiệu và cách viết chuẩn con chữ tôi bắt đầu dạy học sinh cẩn thận và học kĩ kiến thức tiết Tập Viết: Khi dạy các em nắm chắc kiến thức của tiết tập viết các em sẽ viết đúng và đẹp hơn rất nhiều. Khi bắt đầu tiết tập viết tôi luôn chú ý đến các mẫu chữ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục trong trường Tiểu học ở cả trong vở và trên bảng lớp để hướng dẫn thao tác viết cho học sinh cẩn thận, chi tiết cho học sinh. Luyện viết cho học trong các trang vở, bảng con. Bên cạnh quá trình rèn chữ viết tỉ mỉ cho các em trong giờ Tập Viết tôi còn rèn luyện thêm cho các em ở tiết ôn tập vào buổi chiều. Trong tiết ôn tập này tôi phát triển thêm kiến thức luyện viết cho các em với cách viết chữ hoa để bài viết mềm mại và thu hút hơn, luyện cách viết chữ thường Việc dạy học các bài này tôi thường xuyên làm chi tiết, cụ thể, cẩn thận tới từng giờ, từng đối tượng học sinh đã phân loại. b. Tiết chính tả: Tiết học chính tả giúp cho học sinh nắm chắc cẩn thận kỹ năng nghe đọc và từ đó viết chính xác theo quy tắc chính tả. Học sinh biết cách viết đúng quy tắc các phụ âm dễ nhầm lẫn trong các bài viết như: ngh/ng, v/d, n/l - Trong phân môn Chính tả bài Tập chép: Cá nhân tôi luôn định hướng và rèn luyện cho các em học sinh cách đọc nhẩm chép, cách viết phân biệt các từ, phụ âm dễ bị nhầm để viết đúng, chính xác thông qua cách phát âm và ghép các tiếng để tạo từ ngữ. (Dựa vào các quy tắc chung trong luật chính tả). - Trong phân môn Chính tả bài Nghe viết: Cá nhân tôi luôn chú ý luyện tập cho học sinh phương pháp nghe chính xác để viết đúng các từ ngữ, bên cạnh đó giờ học này còn giúp các em viết đúng, viết đẹp hơn nữa. - Trong phân môn Tập Viết, Chính tả tôi luôn quan tâm đến việc đánh giá kết quả bài viết của cá nhân học sinh để đảm bảo tính nghiêm khắc trong quá trình giảng dạy, đồng thời thể hiện được sự động viên khuyến khích kịp thời nhất. Từ đó sẽ đánh giá và nắm được thực chất kết quả bài viết của học sinh và khích lệ các em cố gắng rèn luyện hơn nữa trong quá trình học tập. 10
  7. c. Các giờ học khác: Để viết chữ đúng chính tả và nhanh học sinh cần đọc thông thạo văn bản. Chính vì vậy tôi luôn chú ý đến các tiết tập đọc. Trong 2 tiết này tôi giúp các em phát âm thật chuẩn và chính xác, đọc đúng và nhanh. Từ kiến thức đó các em sẽ có những kiến thức cơ bản, nền tảng để tích cực trong các giờ luyện viết, tạo được hứng thú, không nhàm chán đây là những thuận lợi cho các em. 7.3.4. Phân loại chữ viết của học sinh Sau khi nhận lớp tôi khảo sát chữ viết của học sinh. Tôi chấm bài và chia chữ viết của học sinh theo các nhóm khác nhau. Từ đó tôi có biện pháp, kế hoạch để giúp từng em tiến bộ và sửa các kỹ thuật, các nét viết chưa đúng, chưa chuẩn. Ví dụ: Các em đặt bút chưa đúng tôi hướng dẫn cho các em cách xác định các dòng kẻ và điểm đặt bút từng nét chữ Các em viết chưa thẳng tôi sẽ luyện các nét cơ bản như nét sổ thẳng, nét khuyết trên, khuyết dưới. Các em viết chữ chưa tròn tôi luyện các nét cong tròn khép kín thật tỷ mỷ và cẩn thận Từ cách luyện các nét cơ bản trên các em sẽ nắm được chính xác quy trình viết các nét chữ. Từ đó kết quả viết sẽ có nhiều tiến triển. 7.3.5. Yêu cầu viết chữ Đây là một trong những yêu cầu cơ bản nhất giúp học sinh viết đúng và viết đẹp. Người giáo viên cần chú ý yêu cầu viết kỹ thuật liên kết liền mạch các chữ cái viết hoa với các chữ viết thường. Tôi đã chia ra các nhóm viết liên kết như sau: * Viết các nét liên kết thuận lợi: Nét móc cuối cùng của chữ cái đứng đầu nối với nét móc đầu tiên của chữ cái liền sau đó. Ví dụ: Anh em như thể chân tay Quy trình viết nối chữ Anh Đầu tiên viết chữ cái A đã được học. Từ điểm cuối nét lượn ngang ở giữa 11
  8. chữ A đưa bút xuống điểm cuối của nét móc chữ cái A để viết tiếp nét nối với nét móc trái tiếp theo là chữ n. Tiếp theo viết nét móc thứ hai của chữ cái n. Khi viết đến phần tiếp theo phía dưới lượn cong bình thường có thể nối với phần nét khuyết trên của chữ cái h sau đó hoàn thiện chữ cái h. * Viết các nét liên kết khó: Đây là trường hợp nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau mà chúng ta không viết nét nối. Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn - Quy trình viết chữ Công - Viết chữ C như đã học, từ điểm dừng bút của chữ C đưa bút viết tiếp chữ Ô rồi lại lia bút viết tiếp chữ n và chữ cái g. - Dựa vào các nét cơ bản của chữ cái tôi chia ra 4 nhóm từ đơn giản đến phức tạp như sau: + Nhóm 1: Nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc hoặc nét hất đầu tiên của chữ cái liền sau. Ví dụ: â - n = ân; e - m = em; t - ô = tô Trường hợp trên viết đơn giản cần lưu ý các em về khoảng cách giữa 2 con chữ sao cho phù hợp, đẹp. + Nhóm 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái sau với nét móc đầu trên của chữ cái liền sau đó. Ví dụ: c - a = ca, x - e = xe Trường hợp này lưu ý các em về khoảng cách phù hợp và hình dạng chữ vần rõ ràng. + Nhóm 3: Nét móc hoặc nét khuyết của chữ cái trước nối với nét cong của chữ liền sau. Ví dụ: a - c = ac, h - ô = hô, â - c = âc Đây là trường hợp phức tạp hơn, đòi hỏi kĩ thuật cao hơn cần kết hợp cách lia bút, khoảng cách chữ đạt chuẩn. Cần xác định được điểm bắt đầu và điểm kết thúc của các con chữ. + Nhóm 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau: Ví dụ: o - è = òe, o - a = oa, x - a = xa 12
  9. Đây là trường hợp phức tạp nhất cần chú ý kỹ thuật rê bút, lia bút, chuyển hướng để tạo nét nối với yêu cầu ước lượng khoảng cách phù hợp trên cơ sở viết khá tốt của học sinh. Người giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ. 7.3.6. Áp dụng các biện pháp, phương tiện dạy học, đồ dùng phù hợp Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi của học sinh tiểu học, đặc biệt là lớp 1, 2 tôi nhận thấy việc sử dụng các phương tiện dạy học như các bộ chữ mẫu, tranh ảnh là rất phù hợp và cần thiết, kích thích được trí tưởng tượng, tư duy của các em. Từ đó giúp các em viết đúng. - Chữ mẫu được tôi sử dụng dưới nhiều hình thức: Chữ mẫu in sẵn, chữ mẫu dùng trên bảng phóng to, bộ chữ mẫu của Bộ giáo dục và đào tạo. - Mỗi loại chữ mẫu đều có một hiệu quả khác nhau. + Chữ mẫu trên bảng được phóng to: Giúp các em học sinh dễ nhận biết, quan sát từ đó giúp các em nắm được hình dạng các nét cơ bản của chữ viết, thứ tự viết các nét, các chữ. + Chữ viết mẫu trong bộ đồ dùng giúp các em kết hợp được các giác quan: Mắt nhìn, tay sờ để tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ - Để việc dạy tập viết đạt kết quả cao người giáo viên cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ có hiệu quả các mẫu chữ. 7.3.7. Chú ý luyện tập thực hành Đây là một trong những yêu cầu cơ bản nhất giúp học sinh viết đẹp thành thạo. Học sinh thực hành ở tất cả các môn học, các tiết học. Tôi đã cho học sinh thực hành ở các nội dung khác nhau. + Học sinh viết chữ trên bảng lớp, trên bảng con: Đây là cách lam giúp người giáo viên kiểm tra dễ nhất các đối tượng học sinh và uốn nắn kịp thời trước khi trình bày vào giấy. + Học sinh luyện trong vở tập viết: Người giáo viên cần chú ý các em viết đủ, viết đúng các chữ, các dòng. + Học sinh luyện viết ở các môn học khác nhau: Chúng ta cần cho học sinh tận dụng việc tập viết ở tất cả các môn, các bài. Tôi thường xuyên hướng dẫn nội dung ôn tập cụ thể cho học sinh. 13
  10. + Đầu năm học: Học sinh viết một bài chính tả theo quy định trên lớp, luyện viết mẫu chữ thường cỡ vừa giống các bài đã học (luyện viết vào vở ô li) theo mẫu đã quy định của các vở luyện chữ đẹp đầu năm. + Giữa năm học: Các em luyện viết hai bài (theo yêu cầu của thầy cô giáo) ra vở ô li có dòng kẻ ô li nghiêng theo đúng quy định ở kỳ I. Rèn chữ cho học sinh chúng ta cần phải tiến hành đầy đủ, ở lớp ở nhà ở mọi môn học phải tiến hành rèn luyện kiên trì, đồng bộ kết hợp khen ngợi khuyến khích học sinh. Chúng ta nên động viên khuyến khích bằng cách nhận xét, trưng bày các sản phẩm đẹp, ngay ngắn, khoa học, tuyên dương, khen thưởng để các em có thêm động lực. 7.4. Khả năng áp dụng sáng kiến. - Áp dụng cho học sinh của các trường tiểu học trong Thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cần đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quá trình dạy và rèn chữ viết như: lớp học đầy đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách phù hợp với học sinh, vì có như vậy sẽ giúp giáo viên và học sinh phát huy khả năng dạy và học. Cần có định hướng đúng đắn ,cụ thể từ các cấp cho từng năm học,tạo các sân chơi rèn chữ viết cho học sinh. Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp rèn chữ viết cho giáo viên. Giáo viên cần không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tự học, tự bồi dưỡng để từ đó giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các em cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở, bút chì, thước kẻ, tẩy, giấy kê tay luôn có ý thức rèn chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi. Cần có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường trong công tác dạy và học. 14
  11. 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Từ kết quả khảo sát các lớp mà tôi áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả học tập của các em học sinh nói chung và kết quả chữ viết nói riêng của các em học sinh được nâng lên rất nhiều. - Bài kiểm tra định kì của các lớp khi áp dụng kĩ năng, đạt kết quả cao hơn, học sinh tự tin hơn. - Qua nhiều lần áp dụng tôi thấy học sinh đã tự tin hơn, yêu thích hơn khi viết bài, trình bày các đoạn văn bản. - Nếu học sinh của bạn chưa viết tốt, còn sai nhiều lỗi, tôi cho rằng bạn nên sử dụng phương pháp rèn chữ viết này. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các cá nhân trong tổ Từ thực tế qua nhiều lần khảo sát học sinh viết bài đã đạt được kết quả như mong muốn. Với kết quả đó giúp tôi phấn chấn hơn trong việc dạy học và rèn chữ. Tôi kịp thời động viên tuyên dương trước lớp và nhắc nhở số ít em còn lại sẽ cố gắng rèn chữ để lớp đạt kết quả cao hơn. Cụ thể : Với cùng một đề bài, cùng một tiêu chí chấm điểm, cùng trên một đối tượng song kết quả trước và sau khi triển khai đề tài đã có tiến bộ khác biệt rõ rệt (Điển hình đối với học sinh lớp 2 trong thành phố): + Trước khi triển khai Thời Tổng Điểm kiểm tra chữ viết Lớp gian số HS 9-10 7-8 5-6 < 5 2A1 45 6 = 13,3% 17 = 37,7% 18 = 40,2% 4 = 8,8% Kết 2A2 42 4 = 9,5% 15 = 35,7% 20 = 45,9% 3 = 7,1% quả 2A3 36 3 = 8,3% 13 = 36,1% 17 = 47,2% 3 = 8,4% trước 2A4 45 5 = 11,1% 16 = 35,5% 21 = 46,8% 3 = 6,6% khi 2A5 44 6 = 13,6% 15 = 34% 20 = 46,8% 3 = 6,8% áp 2A6 45 5 = 11,1% 18 = 40% 20 = 44,5% 4 = 4,4% dụng 2A7 44 4 = 9,0% 16 = 36,3% 21 = 48,1% 6 = 6,8% 15
  12. + Sau khi triển khai Thời Tổng Điểm kiểm tra chữ viết Lớp gian số HS 9-10 7-8 5-6 < 5 2A1 45 22 = 52,3% 23 = 47,7% 0 = 0% 0 = 0% Kết 2A2 42 24 = 57,1% 20 = 42,9% 0 = 0% 0 = 0% quả 2A3 36 19 = 32,7% 17 = 47,3% 0 = 0% 0 = 0% sau 2A4 45 23 = 51,1% 22 = 48,9% 0 = 0% 0 = 0% khi 2A5 44 23 = 52,2% 21 = 47,8% 0 = 0% 0 = 0% áp 2A6 45 25 = 55,6% 23 = 54,4% 0 = 0% 0 = 0% dụng 2A7 44 23 = 52,2% 23 = 47,8% 0 = 0% 0 = 0% * Một số bài viết minh họa 16
  13. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử gồm: Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng TT sáng kiến Nguyễn Thị Thanh Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A của trường 1 Hương Liên Bảo Tiểu học Liên Bảo Hoàng Thị Hoa Lý Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A1 của 2 Liên Minh trường Tiểu học Liên Minh Dương Thị Huệ Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A2 của 3 Liên Minh trường Tiểu học Liên Minh Vũ Thị Khanh Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A3 của 4 Liên Minh trường Tiểu học Liên Minh Đoàn Thị Minh Huệ Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A4 của 5 Liên Minh trường Tiểu học Liên Minh Trương Thị Thu Hà Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A5 của 6 Liên Minh trường Tiểu học Liên Minh Đoàn Thị Thùy Ngân Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A6 của 7 Liên Minh trường Tiểu học Liên Minh Nguyễn Thị Thanh Trường Tiểu học Học sinh lớp 2A7 của 8 Xuân Liên Minh trường Tiểu học Liên Minh Vĩnh Yên, ngày 24 tháng 4 năm 2019 Vĩnh Yên, ngày 23 tháng 4 năm 2019 Xác nhận của nhà trường Người viết báo cáo (Ký, ghi rõ họ tên) Đoàn Thị Thùy Ngân 20
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cao Thị Hoàng Oanh (2013) - Đối tượng nghiên cứu [2]. Kế hoạch năm học 2018 - 2019 của trường Tiểu học Liên Minh - TP Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc. [3]. Báo Nhi đồng chăm học hàng tháng. [4]. Yêu cầu về kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 2. [5]. Vì sao chữ viết học sinh ngày càng xấu - Dân trí. com [6]. Vì sao chữ viết học sinh ngày càng xấu - Phan Anh Tú [7, 8]. Báo Dân trí. 21