Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học

doc 26 trang binhlieuqn2 08/03/2022 20093
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_ve_yeu_to_thong_ke_trong_mon.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học

  1. Với dạng biểu đồ này, bên cạnh việc đọc số liệu trên biểu đồ, học sinh còn phải biết cách xử lí các số liệu đó bằng kiến thức đã được học trong bộ môn Toán. 6.3. Các hoạt động cơ bản khi dạy học về biểu đồ. * Dạy học về biểu đồ tranh. - Hoạt động 1 (làm quen với biểu đồ tranh): Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, giáo viên giúp học sinh nhận biết các yếu tố cơ bản của một biểu đồ tranh đó là: + Tên biểu đồ: chính là nội dung mà biểu đồ thể hiện. Ví dụ: số con của các gia đình (tr.28 – toán 4); các môn thể thao đã tham gia (bài tập 1 tr 29 – toán 4); số thóc đã thu hoạch; số vải đã bán + Ý nghĩa của các hình vẽ hoặc kí hiệu tượng trưng (có thể dựa vào chú thích cho trên biểu đồ). Ví dụ: Biểu đồ “số mặt cười mà cô giáo đã thưởng cho các tổ của lớp 4A” trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. SỐ MẶT CƯỜI CÔ GIÁO ĐÃ THƯỞNG CHO CÁC TỔ CỦA LỚP 4A Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 + Tên biểu đồ: số mặt cười mà cô giáo đã thưởng cho các tổ của lớp 4A. + Ý nghĩa của hình vẽ: mỗi mặt cười biểu thị cho mỗi thành tích mà các tổ đạt được trong đợt thi đua chào mừng ngày 20-11.
  2. - Hoạt động 2: (hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ): Nhìn vào cột bên trái của biểu đồ, hãy kể tên các đối tượng thống kê được nêu trong biểu đồ (tên gia đình; tên các lớp; các thời điểm thu hoạch; tên các tổ; tên các xóm ) + Căn cứ vào mục đích và nội dung thống kê, đếm số hình vẽ hoặc kí hiệu tương ứng ở cột bên phải. Trong ví dụ ở hoạt động 1 đưa ra thì cột bên phải biểu thị số mặt cười mà cô giáo đã thưởng cho các tổ của lớp 4A. Hoạt động này, học sinh có thể tự hoạt động với bạn bên cạnh mình. - Hoạt động 3: Thực hành phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh. Đọc số liệu biểu diễn ở cột bên phải, thực hiện tính toán hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết cho các câu hỏi. Trong ví dụ ở hoạt động 1 đưa ra giáo viên có thể cho học sinh thực hành và phân tích số liệu bằng cách đưa ra hệ thống các câu hỏi sau: + Tổ nào được cô giáo thưởng cho nhiều mặt cười nhiều nhất? Tổ nào được cô giáo thưởng cho ít mặt cười nhất? + Những tổ nào được cô giáo thưởng cho 3 mặt cười trở nên? + Nhận xét gì về số mặt cười mà cô giáo đã thưởng cho tổ 1 và tổ 3? * Dạy học về biểu đồ cột: - Hoạt động 1 (Làm quen với “Biểu đồ cột”): Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, giáo viên cần giúp học sinh nhận biết các yếu tố cơ bản của biểu đồ cột đó là: + Tên biểu đồ: chính là nội dung mà biểu đồ thể hiện. + Hàng dưới của biểu đồ cho ta biết các đối tượng được nêu trong biểu đồ ví dụ tên các thành phố; các tháng; các thôn; thời điểm; thời gian + Các cột của biểu đồ và độ cao của mỗi cột biểu thị số đo đại lượng thống kê. Ví dụ: Biểu đồ nói về số lá cờ đã bán được trong tháng 5 của 1 cửa hàng 100 90 80 70 60 50 40 30 3 20 10 0 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
  3. + Tên biểu đồ: số lá cờ đã bán trong tháng 5. + Hàng dưới của biểu đồ cho biết tên các tuần trong tháng 5. + Các cột của biểu đồ và độ cao của mỗi cột biểu thị số lượng lá cờ đã bán được trong các tuần của tháng 5. - Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ. + Nhìn vào hàng dưới của biểu đồ hãy kể tên các đối tượng thống kê. + Đọc số trên đỉnh các cột hoặc gióng sang ngang tìm giao với đoạn thẳng đứng. + Phân tích thông tin cho trên biểu đồ. Trong ví dụ về biểu đồ cột đã đưa ra ở hoạt động 1 giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc được các yếu tố sau: + Các đối tượng thống kê ở hàng dưới là: tuần 1; tuần 2; tuần 3; tuần 4 của tháng 5. + Từ đỉnh cột gióng sang ngang ta được: số lá cờ tuần 1 bán được là 30 cái; tuần 2 là 20 cái; tuần 3 là 80 cái; tuần 4 là 90 cái. Giáo viên có thể chỉ tận tay nếu như học sinh còn khó khăn trong việc gióng cột sang ngang. - Hoạt động 3: Thực hành phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ cột. + Đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột. + Tính toán hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết. Trong ví dụ về biểu đồ cột đã đưa ra ở hoạt động 1 giáo viên cần hướng dẫn họ?c sinh thực hành phân tích và xử lí số liệu ở mỗi cột như sau: + Tuần nào trong tháng 5 bán được nhiều lá cờ nhất? Tuần nào trong tháng 5 bán được ít lá cờ nhất? + Tuần 4 bán được nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu lá cờ? + Tổng số lá cờ bán trong tháng 5 là bao nhiêu? Lưu ý: Các biểu đồ cột luôn được vẽ trong lưới ô vuông để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh vì nhờ đó học sinh dễ dàng hơn trong việc đọc số liệu cho trên biểu đồ và bước đầu làm quen với vẽ biểu đồ.
  4. * Dạy học về biểu đồ hình quạt: - Hoạt động 1 (làm quen với “biểu đồ hình quạt”): Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở giáo viên cần giúp học sinh nhận biết các yếu tố cơ bản của một biểu đồ hình quạt đó là: + Tên biểu đồ: là nội dung mà biểu đồ thể hiện. + Các đối tượng thống kê và tỉ số % số đo đại lượng thống kê. Chú ý: Trong quá trình giới thiệu và dạy giải toán về biểu đồ hình quạt chú ý tập cho học sinh có kĩ năng về xác định mục đích mà biểu đồ cần thể hiện. Tổng phần trăm trong biểu đồ hình quạt luôn là 100%. Nghĩa là TỔNG các thành phần thống kê (đối tượng) trong hình tròn bằng 100%. Bên cạnh đó giáo viên giúp học sinh nhận biết các kí hiệu, hoặc các biểu tượng, hay chú thích làm cho các em có thói quen chú ý khi đọc trên biểu đồ- toán về biểu đồ. Ví dụ: Biểu đồ dưới đây nói về sự ưa thích các loại hoa của 32 học sinh trong một lớp học. Hoa hồng. Hoa mai. Hoa phong lan. Hoa hướng dương. + Tên biểu đồ: Tỉ số % các loại hoa ưa thích của 32 học sinh trong một lớp học. + Các đối tượng được thống kê: hoa hồng, hoa phong lan, hoa mai, hoa hướng dương. - Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ: + Đọc tên các đối tượng thống kê và tỉ số % số đo đại lượng thống kê. + Phân tích thông tin cho trên biểu đồ. Từ ví dụ đưa ra ở hoạt động 1, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc được tên đối tượng được thống kê tương ứng với tỉ số phần trăm của chúng. + Có 50% số bạn thích hoa hồng.
  5. + Có 25 % số bạn thích hoa hướng dương. + Có 12,5% số bạn thích hoa phong lan. + Có 12,5% số bạn thích hoa mai. - Hoạt động 3: Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ quạt. + Đọc số liệu biểu diễn trên biểu đồ. + Tính toán hoặc so sánh các số liệu trên để tìm câu trả lời cần thiết. Từ ví dụ đưa ra ở hoạt động 1, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hành và phân tích số liệu trên biểu đồ bằng việc đưa ra các câu hỏi sau: Hãy cho biết: + Có bao nhiêu bạn thích hoa hồng? (32 × 50 : 100 = 16(bạn)). + Có bao nhiêu bạn thích hoa hướng dương? (32 × 25 : 100 = 8(bạn)). + Có bao nhiêu bạn thích hoa phong lan và hoa mai? (32 ×12,5 : 100 = 4(bạn)). Bước 7. Số trung bình cộng. *Ý nghĩa thống kê của số trung bình cộng: - Số trung bình cộng được xem là “đại diện” cho các số liệu thống kê. Ví dụ: Số xe đạp bán được của 1 cửa hàng trong 2 tuần đầu của tháng 5 như sau Tuần 1 Tuần 2 8 9 6 7 7 8 7 9 10 12 5 4 6 7 Nếu mô tả số liệu trên 1 cách rời rạc, ta có thể nói chẳng hạn: Tuần 1 có 7 ngày trong đó ngày bán nhiều nhất là 10 chiếc xe đạp, ngày bán ít nhất là 5 chiếc xe đạp, ngày đầu tuần bán được 8 chiếc xe đạp Cách mô tả đó chưa cho ta hình
  6. dung được tình hình chung về việc kinh doanh xe đạp của cửa hàng đó. Tuy nhiên nếu tính số TBC ta có: số xe đạp bán ra của tuần đầu tiên là 7, của tuần thứ 2 là 8 thì bước đầu ta có thể nói cửa hàng đó ngày càng bán được nhiều xe đạp. - Thông qua số TBC ta có thể nhận biết về đặc điểm của mỗi phần tử trong tập hợp đó. Trong ví dụ trên, ta có thể nhận thấy rằng ngày thứ 2 của tuần 1 số xe đạp bán được là 8 đã là khá so với cả tuần; trong khi đó ở tuần 2, ngày thứ 4 cũng bán được như thế nhưng so với cả tuần chỉ đạt mức trung bình. *Dạy học số TBC. Trong toán 4, khái niệm về số TBC được hình thành gắn với ý nghĩa thực tiễn của nó. Nội dung dạy học về số TBC chủ yếu là giải quyết bài toán “tìm số TBC của nhiều số” (chủ yếu qua các bài toán có lời văn trong thực tế). - Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là số TBC của 2 số. Ví dụ: Mẹ cho anh 4 quả cam, cho em 6 quả cam. Hỏi nếu số cam đó chia đều cho hai anh em thì mỗi người được mấy quả? Bài giải Tổng số cam hai anh em có là: 4 + 6 = 10 (quả) Số cam chia đều cho anh và em là: 10 : 2 = 5 (quả) Đáp số: 5 quả. - Hoạt động 2: Xây dựng quy tắc tìm số TBC của nhiều số. Muốn tìm số TBC của nhiều số ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng. - Hoạt động 3: Vận dụng: Ví dụ: + Tìm số TBC của 16, 26,21? Theo cách tính trực tiếp ta được TBC của 3 số đó là: (16 + 26 + 21) : 3 = 21. + Số trung bình cộng của 2 số là 47. Biết 1 trong 2 số đó là 52. Tìm số kia?
  7. Theo cách tính gián tiếp ta được số kia là: 47 × 2 – 52 = 42. + Số lá cờ bán được của 1 cửa hàng trong 3 tháng tăng thêm lần lượt là: 36 lá cờ; 42 lá cờ; 57 lá cờ. Hỏi TB mỗi tháng số lá cờ bán được của cửa hàng đó tăng lên bao nhiêu? Bài toán mang ý nghĩa thực tiễn và ta có thể tính như sau: TB mỗi tháng số lá cờ bán được của cửa hàng đó tăng lên là: (42 + 36 + 57) : 3 = 45 (lá cờ). 2.3.2 Những điểm cần lưu ý về phương pháp dạy học theo chủ đề “Các yếu tố thống kê” trong môn Toán ở Tiểu học. Tăng cường tính định hướng tích hợp - Việc dạy yếu tố thống kê trong môn Toán thực chất là dạy học một số nội dung quen thuộc trong số học và trong đo lường theo tinh thần và tư tưởng của “thống kê”. * Tích hợp nội dung số học: Ví dụ (bài 3 trang 120 - toán 4): Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. Để viết được dãy số theo thứ tự từ bé tới lớn, giáo viên có thể cho học sinh làm bài theo hình thức cá nhân, yêu cầu học sinh phải có kỹ năng so sánh hai phân số cùng mẫu và khác mẫu. * Tích hợp nội dung đại lượng và đo đại lượng. Ví dụ (bài 2 trang 29 - Toán 4): Biểu đồ dưới đây nói về số thóc gia đình bác Hà đã thu hoạch trong ba năm: 2000, 2001, 2002. Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Chú ý: Mỗi chỉ 10 tạ thóc.
  8. Dựa vào biểu đồ, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây: a) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được mấy tấn thóc? b) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu tạ thóc? c) Cả ba năm gia đình bác Hà thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc? Năm nào thu hoạch được nhiều thóc nhất? Năm nào thu hoạch được ít thóc nhất? Muốn làm được bài toán này, học sinh cần có kiến thức và kĩ năng biến đổi giữa các đơn vị khối lượng cụ thể ở đây là tạ và tấn. Các câu trong bài tập này, giáo viên có thể cho học sinh làm bài theo nhóm đôi dưới dạng hỏi và đáp. Qua đó, rèn cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. * Tích hợp yếu tố thống kê với các kiến thức của các khoa học khác (như dân số, môi trường ) góp phần hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu giáo dục chung cũng như yêu cầu giáo dục của từng địa phương. Muốn làm được dạng bài tập này, giáo viên cũng như học sinh cần phải có kiến thức phong phú trong các môn học để có thể đi xử lí, phân tích được các số liệu, yêu cầu của bài. Chẳng hạn, thông qua các hoạt động thực hành của môn học Tự nhiên xã hội, Địa lí các em có thể khai thác thông tin, lấy số liệu phục vụ cho môn Toán qua việc ghi chép theo dõi kết quả về tình hình xuất khẩu gạo của nước ta qua các năm, tình hình dân số của nước ta so với các nước trên thế giới Ngược lại, học sinh cũng có thể dựa vào số liệu thống kê, biểu đồ cột để đánh giá tình hình phát triển kinh tế qua các thời kì. Hay thông qua môn Tiếng Việt giúp các em có kỹ năng trình bày ngôn ngữ của mình trong việc phân tích các số liệu thống kê, báo cáo kết quả điều tra, đọc bảng số liệu biểu đồ - Nội dung dạy học yếu tố thống kê phải được thực hiện trong mối liên hệ gắn bó với thực tiễn sinh hoạt, đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Dữ liệu thực tế được sử dụng để xây dựng các bài tập mang ý nghĩa và ứng dụng của kiến thức thống kê thường gồm 3 dạng: dữ liệu liên quan đến gia đình,
  9. nhà trường, xã hội; dữ liệu liên quan đến thể chất của học sinh; dữ liệu liên quan đến sở thích cá nhân của học sinh. Tăng cường thực hành: tăng cường bài học thực hành, tiết học thực hành; tận dụng những giờ học trên hiện trường. Chẳng hạn, giáo viên cho mỗi học sinh nói về môn thể thao yêu thích của mình với các bạn nhóm. Từ đó hướng dẫn các nhóm học tập vẽ biểu đồ quạt hoặc biểu đồ cột biểu thị kết quả về ý thích chơi các môn thể thao của các bạn trong nhóm. Tận dụng cơ hội: Giáo viên nên nận dụng cơ hội trình bày theo chủ đề riêng về các yếu tố thống kê để học sinh được làm quen và được cung cấp tri thức về thống kê, góp phần rèn luyện “tư duy thống kê”. Trong sách giáo khoa Toán 3,4 và 5 đều dành 1 số tiết học riêng về các yếu tố thống kê để học sinh làm quen một cách hệ thống với những tri thức sơ giản, ban đầu về các yếu tố thống kê. Để đạt được mục đích đó, giáo viên cần nắm vững cấu trúc và mức độ nội dung cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh. Kết hợp linh hoạt: Giáo viên cần kết hợp một cách linh hoạt, hợp lí các phương pháp và hình thức tổ chức các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) để vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và các điều kiện thực tiễn (học theo nhóm, học cá nhân, học kết hợp với tổ chức trò chơi ). III. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN MANG LẠI * Hiệu quả giáo dục - Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách sáng tạo, chủ động tích cực tham gia các hoạt động. Sau khi triển khai, cuối năm học 2020 – 2021 tôi đã tiến hành khảo sát thông qua các bài kiểm tra về yếu tố thống kê số liệu, kết quả đạt như sau:
  10. Lớp Sĩ HS chủ động chiếm HS còn cần sự hỗ trợ số kiến thức SL % SL % 1A 30 25 83,3 5 16,7 2C 29 26 89,7 3 10,3 3D 33 29 87,9 4 12,1 4C 30 25 83,3 5 16,7 5E 29 27 93,1 2 6,9 - Giúp học sinh học yếu tố thống kê và rèn luyện ngôn ngữ qua việc trả lời câu hỏi hoặc qua lời nhận xét. - Giúp học sinh hiểu rõ các câu hỏi yêu cầu; không bỏ sót các dữ liệu của đề bài trong phạm vi và phục vụ cho nhận xét và phân tích. Điều này không chỉ giúp ích cho học sinh khi học yếu tố thống kê ở môn Toán ở mà còn xuyên suốt cho các môn học khác. - Giúp học sinh rèn luyện tư duy thống kê; rèn luyện tính ham hiểu biết, yêu khoa học; phong cách làm việc khoa học, tỉ mỉ và kiên trì; rèn luyện vận dụng kiến thức vào thực hành cho học sinh ngay từ khi sớm tiếp cận với các tri thức của nhân loại. * Về phía đội ngũ giáo viên - GV được hệ thống kiến thức về thống kê một cách rõ ràng, có tầm nhìn khái quát về bản chất cũng như xác định được nội dung và mức độ cần đạt về kiến thức và kỹ năng của mạch kiến thức này nên bài dạy diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ truyền đạt cho học sinh. Như vậy, tôi vừa hệ thống lại và đưa ra một số phương pháp trong dạy học yếu tố thống kê ở Tiểu học. Qua thực tế giảng dạy các yếu tố thống kê và sự nghiên cứu học hỏi của đồng nghiệp, tôi hi vọng trong thời gian tới tôi cùng đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và học sinh sẽ thực hiện tốt đề tài này hơn nữa.
  11. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam đoan không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến của tác giả khác. Tác giả sáng kiến Ngô Thị Thu Thủy Ngô T
  12. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIAO XUÂN Xác nhận đánh giá, xếp loại PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Xác nhận đánh giá, xếp loại
  13. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến Phòng giáo dục và Đào tạo Giao Thủy Tỷ lệ (%) Trình độ đóng góp Số Ngày tháng Họ và tên Nơi công tác Chức danh chuyên vào việc TT năm sinh môn tạo ra sáng kiến Trường Tiểu Đại học sư 1 Ngô Thị Thu Thủy 23/05/1995 học Giao Giáo viên 100% phạm Xuân Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tìm hiểu về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học”. Thông tin về sáng kiến: 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán (02)/Tiểu học 2. Ngày sáng kiến được áp dụng Tháng 9 năm 2020. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp trước khi có sáng kiến: Thuận lợi - Việc dạy học yếu tố thống kê cùng với việc dạy học yếu tố đại số, hình học, các đại lượng cơ bản vừa giúp cho việc chuẩn bị dạy học các nội dung có liên quan ở trung học vừa phục vụ cho dạy học nội dung trọng tâm môn Toán ở Tiểu học.
  14. 2 - Học sinh làm quen với “dãy số liệu” và “bảng thống kê số liệu” “biểu đồ”. Từ đó tạo cơ sở để học sinh bước đầu có biểu tượng trực quan về “thống kê”, làm quen số trung bình cộng. - Học sinh được rèn luyện và củng cố một số kỹ năng thống kê thường thức, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học. - Góp phần rèn luyện tư duy thống kê; rèn luyện tính ham hiểu biết, yêu khoa học; phong cách làm việc khoa học, tỉ mỉ và kiên trì; rèn luyện ý thức vận dụng kiến thức “thống kê” vào các môn khoa học khác và vào cuộc sống. Khó khăn * Giáo viên: GV còn hạn chế, thiếu hụt các kiến thức về thống kê, chưa có tầm nhìn khái quát về bản chất cũng như chưa xác định được nội dung và mức độ cần đạt về kiến thức và kỹ năng của mạch kiến thức này. Hơn nữa, việc tiếp cận tích hợp ở trường Tiểu học còn khá mới mẻ nên GV còn hạn chế về phương pháp khai thác nội dung theo hướng tích hợp. * Học sinh Do đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học, học sinh chưa thể dựa trên phép suy diễn để tiếp thu được kiến thức. Ở giai đoạn đầu Tiểu học, học sinh có khuynh hướng ghi nhớ máy móc, khả năng diễn đạt theo ý hiểu của mình còn hạn chế. Với giai đoạn cuối Tiểu học, ghi nhớ có chủ định đã phát triển song hiệu quả của việc ghi nhớ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực học tập, hứng thú, sự hấp dẫn của nội dung tài liệu Tuy nhiên hoạt động phân tích, ghi nhớ, tổng hợp kiến thức còn ở mức sơ đẳng. * Phụ huynh Với chương trình giáo dục như hiện nay, chắc chắn một điều rằng không phải cha mẹ nào cũng có thể dạy con học được. Qua tiếp xúc với phụ huynh, một số bậc phụ huynh có nói với tôi rằng: “Hồi cháu học lớp 1 và 2 thì tôi còn dạy và hướng dẫn làm bài tập được. Lên lớp trên có một số bài toán tôi không giải được, có khi biết làm cũng không biết cách phải nói thế nào cho cháu hiểu”.
  15. 3 Đặc biệt với yếu tố vùng miền như ở nông thôn, phụ huynh chủ yếu là nông dân, không có kiến thức nên việc hỗ trợ con em mình trong việc học là rất hạn chế. 3.2. Mục đích sáng kiến: - Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học - Giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập,nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh. 3.3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Trong phương pháp dạy học giáo viên cần: + Tăng cường tính định hướng tích hợp: Việc dạy yếu tố thống kê trong môn Toán thực chất là dạy học một số nội dung quen thuộc trong số học và trong đo lường theo tinh thần và tư tưởng của “thống kê”. + Tăng cường thực hành: tăng cường bài học thực hành, tiết học thực hành; tận dụng những giờ học trên hiện trường. + Tận dụng cơ hội: Giáo viên nên nận dụng cơ hội trình bày theo chủ đề riêng về các yếu tố thống kê để học sinh được làm quen và được cung cấp tri thức về thống kê, góp phần rèn luyện “tư duy thống kê”. + Kết hợp linh hoạt: Giáo viên cần kết hợp một cách linh hoạt, hợp lí các phương pháp và hình thức tổ chức các phương pháp dạy học khác nhau 4. Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: + Đối với giáo viên: Nhiệt tình, tâm huyết, tích cực nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: tăng cường các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. + Học sinh tích cực, chăm chú nghe giảng. 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Học sinh rất có hứng thú với môn học, chất lượng học tập bộ môn toán của học sinh ngày một tiến bộ.
  16. 4 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Giáo viên được hệ thống kiến thức về thống kê một cách rõ ràng, có tầm nhìn khái quát về bản chất cũng như xác định được nội dung và mức độ cần đạt về kiến thức và kỹ năng của mạch kiến thức này nên bài dạy diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ truyền đạt cho học sinh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Xuân, ngày 25 tháng 3 năm 2021 Người nộp đơn Ngô Thị Thu Thủy