Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm

docx 23 trang Giang Anh 21/03/2024 5463
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_ky_thuat_manh_ghep_trong_tiet.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm

  1. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm *Chia sẻ và nhận kiến thức chia sẻ Kỹ thuật “ Các mảnh ghép” Giáo viên quy định thời gian để mỗi thành viên trong nhóm mới sẽ chia sẻ những kiến thức đã thảo luận từ hoạt động thảo luận trước và đảm bảo tất cả các thành viên đều trình bày và ghi nhận thông tin từ các bạn trong nhóm mới. Ở phần chia sẻ này, giáo viên cũng đến các nhóm để lắng nghe các phần trình bày, thúc đẩy phần làm việc của các thành viên trong nhóm mới. Giáo viên cũng lưu ý nhóm mới này sẽ tham gia phần trò chơi kiểm tra kiến thức sau hoạt động chia sẻ, vì vậy cần chia sẻ thật kĩ các nội dung (từ nhóm cũ) và tự kiểm tra kiến thức khi đã hoàn tất chia sẻ. Thời gian cho hoạt động này tương đương với thời gian thảo luận ở bước 4, tuy nhiên giáo viên cũng đưa ra yêu cầu nhóm nào hoàn thành xong việc chia sẻ có thể đưa tay (hoặc một bảng phát biểu/hoặc cờ nhỏ) báo hiệu hoàn thành để tiết kiệm thời gian. Ví dụ minh họa: Cách thảo luận VÒNG 2: Ở vòng 2 có 6 nhóm, mỗi nhóm 7 em: - Các học sinh có số 1 + 2 ở nhóm 1, 2, 3 và 1 em ở nhóm 7 sẽ thành 1 nhóm mới. - Các học sinh có số 3 + 4 ở nhóm 1, 2, 3 và 1 em ở nhóm 7 sẽ thành 1 nhóm mới. - Các học sinh có số 5 + 6 ở nhóm 1, 2, 3 và 1 em ở nhóm 7 sẽ thành 1 nhóm mới. - Tương tư như vậy đối với các nhóm 4.5 và 6 (ở vòng 1) - Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay Bước 5: Thảo luận nhóm mảnh ghép Trường THCS Nguyễn Thị Định 9 Năm học 2019-2020
  2. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng. Bước 6: Kiểm tra kiến thức Hết thời gian hoạt động nhóm. Giáo viên tiến hành kiểm tra kiến thức các nhóm bằng hoạt động trò chơi (bao gồm các câu hỏi liên quan đến các kiến thức mà các nhóm đã thảo luận chia sẻ). Đến từng câu hỏi, giáo viên sẽ giải thích, nhấn mạnh các ví dụ liên hệ thực tế và giảng thêm nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức và hiểu rõ bài học hơn. Các hình thức câu hỏi trò chơi cần phong phú, lạ mắt, gia tăng độ khó hay kiến thức liên quan bên ngoài. Các trò chơi có thể kể đến như: Câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi nhiều dữ kiện, Nhận biết kiến thức từ hình ảnh, phim, câu hỏi trả lời nhanh, câu hỏi liệt kê Các dụng cụ, công cụ hỗ trợ tổ chức các trò chơi: - Bảng con, bảng nhóm cho mỗi nhóm, bộ trả lời trắc nghiệm A, B, C, D cho mỗi nhóm trả lời nhanh (làm bằng bìa cứng, ép nhựa để sử dụng được nhiều lần). - Thời lượng cho phần kiểm tra kiến thức khoảng từ 10 – 15 phút, giáo viên có thể soạn nhiều câu hỏi/ hoạt động và căn cứ vào thời gian còn lại của tiết học để có thể cắt khi cần thiết. Bước 7: Tổng kết Kết thúc phần kiểm tra kiến thức, giáo viên công bố nhóm giành chiến thắng (trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất), giáo viên cũng hiển thị khát quát các nội dung chính trong bài học để học sinh nắm kiến thức, đồng thời yêu cầu học sinh về nhà tự ghi bài, hoặc hoàn tất phiếu học tập. Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau: Trường THCS Nguyễn Thị Định 10 Năm học 2019-2020
  3. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm Vai trò Nhiệm vụ Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết Thư kí Ghi chép kết quả Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện Liên lạc với giáo viên Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp Tóm tắt Cách tiến hành kĩ thuật “Mảnh ghép” trong hoạt động nhóm Vòng 1 Vòng 2 - Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 người - Hình thành nhóm 3 hoặc 4 người (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3 ) - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 dụ: Nhóm 1 nhiệm vụ A, nhóm 2 nhiệm được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy vụ B, nhóm 3 nhiệm vụ C ) đủ với nhau. - Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm - Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành nhiệm vụ được giao. lập để giải quyết - Mỗi thành viên đều trình bày được kết - Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả quả câu trả lời của nhóm. nhiệm vụ ở vòng 2. 3. Ý nghĩa khi thực hiện kỹ thuật mảng ghép trong hoạt động nhóm Kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học có ý nghĩa lớn đối với học sinh và giáo viên khi tham gia bài học/bài giảng: - Góp phần thúc đẩy khả năng tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức, tăng cường khả năng đọc hiểu của học sinh. - Thông qua việc chia sẻ kiến thức, hoạt động nhóm giúp học sinh tăng cường trao đổi hiệu quả trong tiết học. Trường THCS Nguyễn Thị Định 11 Năm học 2019-2020
  4. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm - Gia tăng bầu không khí tích cực trong hoạt động học tập, đây là yếu tố rất quan trọng đối với cả giáo viên và học sinh. - Đây là một kỹ thuật hỗ trợ tốt cho việc quản lý lớp học giáo viên thêm tích cực, hiệu quả. - Rèn luyện các kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động: Kĩ năng Thông qua hoạt động - Kĩ năng giao tiếp, khả - Trao đổi, trình bày trong nhóm khi thảo luận nội dung năng nghe, nói và ghi tốc được giao ký - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Trao đổi, trình bày trong nhóm khi thảo luận nội dung được giao. - Kĩ năng làm việc nhóm - Trao đổi, trình bày trong nhóm khi thảo luận nội dung (hợp tác) được giao và trả lời các câu hỏi kiểm tra kiến thức - Kỹ năng khám phá và - Mỗi cá nhân phải phát huy hết nội lực để tổng hợp lãnh đạo bản thân kiến thức, trình bày và chia sẻ kiến thức với nhóm. - Kĩ năng tổ chức công - Làm việc với nhóm khi thảo luận, chia sẻ, trả lời câu việc và quản lý thời gian hỏi của giáo viên. 4. Một số kinh nghiệm khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép: Thông qua việc thực hiện một số bài giảng, qua sự điều chỉnh của bản thân và phản hồi của học sinh cũng như những góp ý của đồng nghiệp, tôi đưa ra một số kinh nghiệm khi thực hiện kỹ thuật mảnh ghép như sau: - Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2. - Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2. Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau. Trường THCS Nguyễn Thị Định 12 Năm học 2019-2020
  5. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm - Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kỹ năng, thông tin cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này. - Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phát triển năng lực độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp. - Trước khi lên lớp giáo viên phải giới thiệu trước cho học sinh một số tài liệu có liên quan đến nội dung bài học để học sinh có thời gian tìm kiếm và tự nghiên cứu. Bài giảng muốn thành công, giáo viên phải chuẩn bị kĩ: • Câu hỏi, nhiệm vụ thảo luận với một cấu trúc, sườn tìm hiểu thật rõ ràng, việc này sẽ giúp học sinh tự học đúng hướng và tự tìm hiểu kiến thức một cách dễ dàng. • Bộ câu hỏi tìm hiểu kiến thức (trò chơi) thật thu hút với sự kết hợp nhiều dạng khác nhau, và quan trọng hơn là phải phù hợp với các nhiệm vụ mà học sinh đã thực hiện. - Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một chủ đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm học sinh sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện cho học sinh tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông. - Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thể học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề mà giáo viên nêu ra. Về phía giáo viên thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với giáo viên và ý thức rằng mình làm việc một cách nghiêm túc. - Một trong những yếu tố quan trọng đối với bài giảng có sử dụng kĩ thuật mảnh ghép là tính bất ngờ đối với học sinh. Vì vậy, thông thường khi áp dụng kĩ Trường THCS Nguyễn Thị Định 13 Năm học 2019-2020
  6. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm thuật này lần đầu đối với các lớp thường tạo ra hiệu ứng bất ngờ đối với học sinh, sự bất ngờ tiếp nối từ bước đầu tiên là đánh số (hoặc màu hoặc sticker phân biệt), tiếp theo là bước đổi nhóm, sau cùng là trò chơi kiểm tra kiến thức. Sự bất ngờ này làm cho học sinh vô cùng “bận rộn” và việc quản lý lớp trở nên hiệu quả, vì vậy tiết học trở nên hiệu quả và học sinh học tập trong lớp học một cách tích cực nhất. - Cần phải khẳng định: Không phải bài học nào giáo viên cũng có thể áp dụng kỹ thuật này. Kỹ thuật mảnh ghép có thể đạt hiệu quả cao đối với một số dạng bài: + Nội dung kiến thức có nhiều phần giống nhau về cấu trúc. + Nội dung kiến thức mang tính thông tin nhiều. + Một số bài không quá khó và đảm bảo 2 yêu cầu trên. - Song song với việc áp dụng kĩ thuật này, giáo viên mạnh dạn cho học sinh tự ghi bài (ở nhà sau khi kết thúc bài giảng) và không quên kiểm tra. Từ đó sẽ tạo được thói quen tốt về việc tự học cho học sinh. Phần Ba: BÀI GIẢNG MINH HỌA Tiết 38- bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Kiến thức - Trình bày được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta. - Nêu được giá trị của sông ngòi ở nước ta. - Xác định được nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch. 1.2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính - Sử dụng tranh ảnh, video để trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta và các sông lớn. - Nhận biết hiện tượng nước sông đang bị ô nhiễm qua tranh ảnh và trên thực tế. - Phân tích bảng số liệu thống kê về sông ngòi. - Giáo dục kĩ năng sống. Trường THCS Nguyễn Thị Định 14 Năm học 2019-2020
  7. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm 1.3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ MT nước của các dòng sông - Phản đối và không có những hành động làm ô nhiễm môi trường nước. - Giáo dục kỹ năng sống. 1.4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video, sử dụng số liệu thống kê, năng lực khảo sát thực tế. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2.1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ Các hệ thống sông Việt Nam, Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam (hình 33.1 SGK), Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông (bảng 33.1 SGK) - Tranh vẽ, hình ảnh, video, về sông ngòi, về những tác động của con người tới nguồn nước, hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sông ngòi. - Máy vi tính, máy chiếu, bài giảng trên Powerpoint. - Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ tư duy 2.2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc và soạn trước bài 33: Đặc điểm sông Ngòi Việt Nam. Bảng học tập cá nhân 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. ĐẶT VẤN ĐỀ/XUẤT PHÁT/KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu - Tìm ra nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu kiến thức của bài học cho HS 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở, phát vấn. 3. Phương tiện - Trình chiếu 4. Tiến trình hoạt động Trường THCS Nguyễn Thị Định 15 Năm học 2019-2020
  8. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt của Phương án học sinh gợi mở Câu đố: (Đây là gì?) Đã đi là chỉ về xuôi Dẫu năm ngả vẫn một nơi hội cùng Lúc thì giận dữ điên khùng Khi thì hiền dịu, ung dung dịu dàng. - Dòng sông GV: Em hãy kể tên một số con sông - Học sinh kể theo ở nước ta mà em biết? hiểu biết của mình - Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể - Học sinh kể theo một số lợi ích từ dòng sông mang hiểu biết của mình. lại? B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1. Khám phá về đặc điểm chung của sông ngòi I. Mục tiêu - Kiến thức: + Nhận biết được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta. + Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính - Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, số liệu thống kê để nhận biết đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại gợi mở, phát vấn; thảo luận cặp đôi/nhóm. - Khai thác tranh ảnh, sử dụng phương tiện trực quan: Bản đồ, sơ đồ. - Kỹ thuật mảnh ghép/ khăn trải bàn. 3. Phương tiện - Lược đồ địa hình Việt Nam, lược đồ hệ thống các sông lớn ở Việt Nam, phiếu học tập. Trường THCS Nguyễn Thị Định 16 Năm học 2019-2020
  9. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm 4. Tiến trình hoạt động Nhóm 2+5 Nhóm 2+5 Nhóm 2+5 Vì sao sông ngòi chảy theo hướng Tây - Do cấu trúc địa - Nhắc lại về Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung? hình nước ta có 2 hướng địa hình của hướng chính là nước ta? => sông Tây Bắc - Đông ngòi chảy theo Nam và hướng hướng địa hình vòng cung Nhóm 3+6 Nhóm 3+6 Nhóm 3+6 Vì sao sông ngòi nước ta có chế độ nước - Khí hậu nước ta- - Nhắc lại về đặc theo mùa khác nhau rõ rệt? có 2 mùa: Mùa điểm khí hậu có khô và mùa mưa tính chất theo mùa => chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa theo mùa Nhóm 7 Nhóm 7 Nhóm 7 Vì sao sông ngòi nước ta có hàm lượng - Do ¾ diện tích - Lượng phù sa phù sa lớn? là đồi núi, địa chính là lớp đất bị hình dốc, mưa nước rửa trôi => nhiều, lớp thảm như vậy trong điều thực vật mỏng kiện như thế nào thì lớp đất bị rửa trôi nhiều. Bước 2 - Học sinh tìm hiểu câu hỏi thảo luận, làm việc cá nhân tìm ý trả lời. Trao đổi với bạn bên cạnh (đã được đánh số phân chia trước: 1+2 ; 3+4 ; 5+6) cuối cùng là cả nhóm cùng thảo luận và đưa ra ý kiến cuối cùng. Ghi kết quả lên phiếu thảo luận. Trường THCS Nguyễn Thị Định 17 Năm học 2019-2020
  10. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm Lưu ý: GV cần quan sát và kịp thời hướng dẫn các nhóm thảo luận chưa đúng với nội dung yêu cầu để đảm bảo ở vòng 1 tất cả các em đều nắm được nội dung thảo luận của nhóm mình Kết thúc vòng 1, học sinh các nhóm đổi vị trí theo kỹ thuật mảnh ghép Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự. Vòng 2: Đổi nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm (sĩ số lớp 8 1 có 42 em) mỗi nhóm 7 học sinh GV: Học sinh các nhóm mới lần lượt Học sinh có trách - GV quan sát chia sẻ nội dung đã được thảo luận tại nhiệm chia sẻ nội trao đổi thêm ở vòng 1 cho nhau (3 phút) dung đã được thảo các nhóm mới khi luận cho các bạn khác các em cần trợ nhóm ở vòng 1 giúp GV: Qua việc thảo luận và chia sẻ. Các - Sông ngòi nước ta - GV gợi ý học nhóm hãy cho biết: Sông ngòi nước ta có mối quan hệ với sinh gạch chân có mối quan hệ với các nhân tố tự các nhân tố tự nhiên: các từ chìa khóa nhiên nào? + Địa hình, địa chất trong phần thảo Lưu ýNhóm trưởng giao việc cho các + Hình dạng lãnh thổ luận vòng 1 và nhóm nhỏ đảm nhận trách nhiệm, nhóm + Khí hậu được chia sẻ => trưởng chú ý quản lý thời gian khi làm HS nhận diện việc nhóm. được các nhân tố tự nhiên theo yêu cầu câu hỏi Bước 3: Nhóm đại diện báo cáo phần thảo luận, các nhóm lắng nghe, ghi chép, nhận xét, góp ý cho nhóm báo cáo Bước 4: GV nhận xét đánh giá quá trình hoạt động của các Trường THCS Nguyễn Thị Định 18 Năm học 2019-2020
  11. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức GV: Chứng minh mạng lưới sông ngòi - Nước ta có hơn - HS lấy số liệu nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp? 2360 con sông dài các con sông trên 10km, phân bố trong SGK để rộng khắp chứng minh - Quan sát bảng 33.1 em hãy cho biết mùa - Không trùng nhau lũ trên các hệ thống sông có trùng nhau vì mùa mưa ở các không? Tại sao? vùng khác nhau - Quan sát hình ảnh con đê: Hình ảnh này - Đê ngăn lũ gợi cho em nhớ điều gì? TIỂU KẾT I. Đặc điểm chung a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp. b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung. c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. (KẾT THÚC VÍ DỤ MINH HỌA ) HOẠT ĐỘNG 2. Khám phá giá trị của sông ngòi và vấn đề bảo vệ dòng sông (Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh về nhà tìm hiểu tiếp bài) - Sông ngòi có những giá trị nào đối với đời sống con người? - Hiện nay sông ngòi nước ta như thế nào? - Nguyên nhân, biện pháp khắc phục? - Sông ngòi có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố tự nhiên và đem lại những lợi ích to lớn đối với đời sống của con người. Để dòng sông được bảo vệ, chúng ta cần ý thức trách nhiệm tới việc phát triển bền vững qua đó khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lợi từ sông ngòi. Trường THCS Nguyễn Thị Định 19 Năm học 2019-2020
  12. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm III. HIỆU QUẢ MANG LẠI Năm học 2017-2018, khi chưa áp dụng sáng kiến. Điểm trung bình môn học Giáo viên Lớp Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên dạy số SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nguyễn Tiến 8A1 Dũng 40 40 100 0 0 0 0 0 0 0 0 40 100 Nguyễn Tiến 8A2 Dũng 41 14 34.15 19 46.34 8 19.51 0 0 0 0 41 100 Nguyễn Tiến 8A3 Dũng 38 10 26.32 13 34.21 12 31.58 3 7.89 0 0 35 92.11 Nguyễn Tiến 8A4 Dũng 41 12 29.27 16 39.02 11 26.83 2 4.88 0 0 39 95.12 Nguyễn Tiến 8A5 Dũng 33 11 33.33 15 45.45 7 21.21 0 0 0 0 33 100 Năm học 2018-2019, khi đã áp dụng sáng kiến. Điểm trung bình môn học cả năm Lớp Giáo viên dạy Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên số SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nguyễn Tiến 8A1 Dũng 40 39 97.5 1 2.5 0 0 0 0 0 0 40 100 Nguyễn Tiến 8A2 Dũng 44 26 59.09 16 36.36 2 4.55 0 0 0 0 44 100 Nguyễn Tiến 8A3 Dũng 42 22 52.38 17 40.48 3 7.14 0 0 0 0 42 100 Nguyễn Tiến 8A4 Dũng 43 18 41.86 16 37.21 8 18.6 1 2.33 0 0 42 97.67 Nguyễn Tiến 8A5 Dũng 32 7 21.88 11 34.38 11 34.38 3 9.38 0 0 29 90.63 - Ở trường THCS hiện nay nói chung và trường THCS Nguyễn Thị Định tôi đang dạy nói riêng, với phương pháp dạy học mới này đã làm cho học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Mặt khác còn kích thích được phong trào thi đua học tập trong lớp nhiều em rụt rè nay đã hang say phát biểu xây dựng bài, lớp học sôi Trường THCS Nguyễn Thị Định 20 Năm học 2019-2020
  13. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm nổi, học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức nhanh chóng, các em thích học hỏi, dạy học theo hướng đổi mới sẽ huy động được năng lực nghệ thuật sư phạm của giáo viên. IV. KẾT LUẬN Kỹ thuật mảnh ghép đã được áp dụng ở nhiều nơi trong cả nước trong nhiều bộ môn khác nhau. Tôi chỉ mới đưa ra một trong những ý kiến và hoạt động mà bộ môn đã thực hiện tại đơn vị, và qua đó cũng đã thấy được một số thay đổi về kết quả nhất định, tuy nhiên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện việc so sánh đối chứng thông qua việc kiểm tra cụ thể. Nói chính xác hơn, sáng kiến này được thực hiện thông qua cách nhìn chủ quan của tôi về một vấn đề nhỏ trong rất nhiều phương pháp dạy học tích cực đang được các Thầy cô giáo môn Địa lí trong các trường THCS Quận 2 thực hiện đã và đang mang lại những kết quả hết sức khả quan. Trong thời gian tới, để sáng kiến thêm hoàn thiện, việc so sánh, đối chứng bằng kết quả kiểm tra cụ thể là việc làm cần thiết cần được tiến hành, nhất là được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của Ban giám Hiệu và tất cả các giáo viên trong toàn trường. Quận 2, ngày 05 tháng 04 năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Tiến Dũng Trường THCS Nguyễn Thị Định 21 Năm học 2019-2020
  14. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm Nhận xét của Hội đồng Khoa học đơn vị: Ngày tháng năm 2020 HIỆU TRƯỞNG Trường THCS Nguyễn Thị Định 22 Năm học 2019-2020
  15. Ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép trong tiết học địa lí nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm Trường THCS Nguyễn Thị Định 23 Năm học 2019-2020