Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú

docx 53 trang Giang Anh 26/09/2024 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_hoa_su_dung_mang_xa_hoi_cua_hoc_si.docx
  • pdfPHAN THỊ NGUYỆT, NGUYỄN THỊ THU HÀ, LÊ THỊ VINH - PT DTNT THPT số 2- KỸ NĂNG SỐNG.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú

  1. lời nhận xét của giáo viên, phụ huynh nên có những cách cư xử đúng đắn và thông minh để những cách xử sự đó không mang lại tác dụng ngược. 3.2.4. Về phía các cơ quan truyền thông Một thực trạng rất không tốt khi sử dụng mạng xã hội là có rất nhiều thanh thiếu niên vẫn chưa hiểu rõ về hành vi này hoặc đang lạm dụng hành vi làm nhục công cộng. Có những hành động mang tính tiêu cực cao như trầm cảm, đánh người, tự tử, học sinh THPT,THCS vốn đang ở độ tuổi thay đổi về tâm sinh lý và bình luận tiêu cực giống như là nhu cầu sinh lý mỗi ngày. Trách nhiệm của các nhà chức trách là phải kiểm soát gắt gao những sách, truyện được xuất bản, kể cả các bộ phim và các chương trình truyền hình thực tế, tránh cổ xúy cho hành vi tiêu cực này. Chúng tôi đề xuất mô hình chương trình thực tế như sau: + Số lượng tham gia: 10 người + Thời gian phát sóng: Mỗi tuần một lần + Cách thức: 10 người tham gia sẽ dùng bất kì hình thức nào để chia thành 2 đội (bốc thăm, chơi trò chơi phân đội ). Mỗi đội gồm 5 người sẽ được chương trình cử đi trò chuyện, chơi trò chơi, giúp đỡ các nạn nhân bị cộng đồng mạng “ném đá”. Sau chuyến đi giúp đỡ, có thể tổ chức cuộc thi: Dùng kính “thực tế ảo” trải nghiệm cảm nhận khi bị “ném đá”. Mỗi đội sẽ lần lượt chọn ra một người để trải nghiệm cùng một người của đội kia, 2 người sẽ cùng xem một nội dung bằng kính thực tế ảo, mỗi đoạn phim sẽ có một quy định thắng thua phù hợp. Qua các lượt chuyển tiếp 1 - 1 giữa hai đội, đội nào giành nhiều điểm hơn sẽ thắng. + Ý nghĩa: Qua chương trình thực tế, những người tham gia sẽ có cơ hội tiếp xúc, thông cảm với nạn nhân bị “ném đá”, từ đó có cách nhìn tốt đẹp hơn và có thể tự chấn chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình. Đồng thời, kính thực tế ảo sẽ giúp cho người tham gia trải nghiệm như thật khoảnh khắc bị mọi người “ném đá”. Từ đây, càng nhiều người tham gia chương trình thì mức độ lan truyền càng rộng hơn, hành vi “ném đá” người khác từ đây sẽ có thể được khắc phục dần dần, đem lại lợi ích cho cả người tham gia, người xem Bên cạnh đó, phải dò soát chặt hơn nữa những bài viết sai lệch được đăng trên các trang mạng cá nhân. Bằng một cách nào đó, cơ quan chức năng phải kiểm duyệt được những trang cá nhân này. Các cơ quan truyền thông cũng có thể lồng ghép những hậu quả của nạn nhân của mạng xã hội trong một số bài báo, chuyên mục tin tức để mức độ người xem được phổ biến rộng rãi hơn. 3.2.5. Một số giải pháp được các học sinh đề xuất trong phiếu khảo sát - Suy nghĩ kĩ trước khi comment - Dùng mạng xã hội một cách văn minh, dùng nó như một phương tiện giao tiếp đúng nghĩa - Không nên đăng những nội dung riêng tư hoặc nhạy cảm dễ gây tranh cãi lên mạng xã hội. - Tôn trọng những người dùng mạng xã hội hoặc những gì thuộc về cá nhân 47
  2. - Không chạy theo các bình luận tiêu cực - Tiết chế truy cập mạng xã hội - Tìm hiểu thông tin qua những nguồn đáng tin cậy - Kiểm soát bản thân, không để cảm xúc nhất thời chi phối - Comment tích cực khi sử dụng mạng xã hội - Xây dựng bộ quy tắc sử dụng mạng xã hội - Bảo mật thông tin cá nhân. - Nghiên cứu kỹ bất kì trang mạng xã hội nào trước khi bạn sử dụng - Cẩn thận trong việc lựa chọn bạn bè trên mạng - Hãy là một người bạn thật sự. Nếu như không thật sự hiểu rõ 1 vấn đề nào đó, đừng chia sẻ nó lên mạng - Không chia sẻ những thông tin cá nhân của bạn bè hoặc của gia đình lên mạng nếu chưa có sự cho phép của họ. - Nghĩ kỹ trước khi chia sẻ - không chia sẻ quá nhiều. 3.3. Kết quả đạt được: Với việc thực hiện các giải pháp trên, trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An đã đạt được những kết quả sau : - Qua công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong toàn trường về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của ngành nói chung và vai trò, mục đích, ý nghĩa của văn hóa sử dụng mạng xã hội nói riêng đã nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc tuân thủ quy chế, quy định. - Học sinh nâng cao được ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức, làm cơ sở cho xác định thái độ, hành vi ứng xử văn hóa , có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi giao tiếp trên mạng xã hội. - Học sinh hiểu biết về Luật An ninh mạng, giúp mỗi học sinh hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa sử dụng khi tham gia mạng xã hội. - Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo, các bậc phụ huynh; phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức, cơ quan, nhà trường và gia đình trong xây dựng văn hóa sử dụng mạng xã hội - Thành lập ban truyền thông hỗ trợ cho việc xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội - Nhà trường đã nghiên cứu ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hướng tới xây dựng trường học lành mạnh, an toàn và hạnh phúc. 48
  3. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua thực tế khảo sát, nghiên cứu, phân tích văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: Văn hóa sử dụng mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến toàn bộ đời sống tinh thần của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ nhận thức đến thái độ, cảm xúc, làm tăng khả năng dẫn đến những hành vi tiêu cực, hành vi xấu, không kiểm soát. Phần lớn học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có kỹ năng sống, chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hiện tượng này đã bị lôi kéo, bị ảnh hưởng, bị tác động và để mình bị cuốn theo tâm lý đám đông, sa đà vào hiện tượng này mà chưa có sự chủ động, độc lập trong quan điểm, cách đánh giá. Cũng đa số học sinh chưa biết cách ứng phó với vấn đề, thường tự để bản thân rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn, bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, bế tắc, những cảm xúc chán nản, bi quan và tình trạng mất phương hướng. Vấn đề này có tác động rất nguy hại đến tâm lý, ảnh hưởng lớn học tập và cuộc sống của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để khắc phục được những tác động tiêu cực của vấn đề này với học sinh chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với từng nhóm đối tượng. Thực hiện tốt những giải pháp này sẽ góp phần giúp học sinh nâng cao nhận thức, độc lập trong suy nghĩ, đánh giá, giảm thiểu đáng kể những ảnh hưởng tiêu cực mà trên mạng xã hội mang lại. Đối với những học sinh đã từng là nạn nhân của mạng xã hội, những giải pháp này sẽ phần nào giúp các em vượt qua những khó khăn khi phải đối mặt với những áp lực nặng nề từ xã hội và sự khủng hoảng tinh thần của bản thân. 2. Kiến nghị: - Xây dựng phần mềm quản lý mạng xã hội: phần mềm này đưa ra chủ yếu là để phát hiện và thay thế hoặc xóa bỏ nhưng từ ngữ tiêu cực, nhục mạ người khác trên mạng xã hội. - Đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo sớm nghiên cứu ban hành quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đến trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn và xây dựng ngôi trường hạnh phúc. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu là đối tượng học sinh THPT, THCS nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các học sinh dân tộc nội trú ở Việt Nam. 49
  4. THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gustave Le Bon, Tâm lí học đám đông, Nxb Tri Thức, 2006. 2. Hải Băng, mạng xã hội có thể trở thành nơi “Tiếp tay tội phạm”, - xa - hoi - co - the - tro - thanh - noi - tiep - tay - toi - pham - 50924.html 4. Thùy Chi, Đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, - hoi/De - xuat - bo - quy - tac - ung - xu - tren - mang - xa - hoi/302985.vgp 5. Nghị định 97/2008/NĐ - CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. 6. Phạm Hải Chung, Giấy phép chơi đàn và chuyện ‘thiêu thân’ thế giới ảo, - phep - choi - dan - va - chuyen - thieu - than - the - gioi - ao - 388415.html 7. Phạm Hải Chung, “Vấn nạn '“ném đá” giấu tay', bôi nhọ trên mạng xã hội”, - nan - nem - da - giau - tay - boi - nho - tren - mang - xa - hoi - post735769.html 8. Đoàn Thuỳ Dương, “Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2014. 9. Hoàng Điệp - Ngọc Hà - Quang Khải, Cấm xe máy, tranh luận hay '“ném đá”?, - xe - may - tranh - luan - hay - nem - da - 1306743.html 10. Đặng Hoàng Giang, Thiện, ác và smartphone, Nxb Hội Nhà văn, 2015. 11. Nguyễn Thị Phương Hoa, Cuộc chiến tuổi dậy thì, Nxb Phụ nữ, 2015. 12. Bùi Thu Hoài, “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2014. 13. Đặng Minh Hoàng, “Tác động của game nhập vai online đến đời sống của sinh viên hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Văn hóa Hà Nội, 2015. 14. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên, “Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý tập 32 số 2 (2016), 68 - 74. 15. Châu Anh, Hội chứng “ném đá” trên mạng xã hội và những hậu quả đau lòng, - chung - nem - da - tren - mang - xa - hoi - va - nhung - hau - qua - dau - long - d11716.html 50