Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 4 và Khối 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 4 và Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- xay_dung_he_thong_chuyen_de_nang_cao_danh_cho_boi_duong_hoc.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 4 và Khối 5
- và kiến thức nền tảng Đối với học sinh ở bậc tiểu học, nội dung kiến thức và mẫu câu không nhiều, nhưng đòi hỏi các em phải có một lượng ngữ pháp nhất định để thực hành và tham gia vào các cuộc thi. Đó là lý do tôi chọn đề tài " “Xây dựng hệ thống chuyên đề nâng cao dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4 và khối 5.” với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học. 1.2. Điểm mới trong sáng kiến Trong việc dạy Tiếng Anh, giúp học sinh học được, học tốt một ngoại ngữ, là một vấn đề luôn băn khoăn, trăn trở của các giáo viên dạy Tiếng Anh. Việc học không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh một cách chung chung mà còn là việc giúp các em làm bài tập chính xác và áp dụng trong thực tế bằng Tiếng Anh. Vì vậy, việc tìm ra những cách thức giúp các em học tốt ngữ pháp là nhiệm vụ của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu, nắm vững kiến thức. Trên thực tế để có được phương pháp học tốt ngữ pháp tiếng Anh thì người học phải có quá trình rèn luyện thường xuyên,lâu dài với các hình thức và nội dung học tập khác nhau. Việc dạy và học môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh vùng khó khăn,vùng sâu vùng xa. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong sẽ ghóp phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy ngữ pháp nâng cao có hiệu quả hơn,học sinh học tích cực,chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của bài học. Vấn đề này cũng đã có 1 số giáo viên nghiên cứu,song tôi thấy vẫn chung chung vì chỉ lý thuyết mà chưa tách ra chuyên đề cụ thể cho từng dạng bài tập. Qua gần 10 năm dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học tôi nhận thấy điểm mới của đề tài là một số thủ thuật phù hợp và thực sự gây được hứng thú và yêu thích môn học trong việc học ngữ pháp tiếng Anh. 2
- 2. Phần nội dung 2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Năm học 2017-2018,Bộ giáo dục xác định nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ,đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm. Nghành giáo dục sẽ hoàn thiện các các định dạng đề thi theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam,ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ theo khung này. Việc đa dạng hóa các chương trình,sách giáo khoa,học liệu, xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ cũng là một nhiệm vụ được đạt ra Theo Bộ giáo dục,năm 2015-2016 cả nước có hơn 1,8 triệu học sinh học theo chương trình đề án tiếng Anh. Đến năm 2016-2017 con số này tăng lên 4,9 triệu người,trong đó đông nhất là khối tiểu học lớp 3-5 là hơn 2,1triệu người. Có 5490 giáo viên ngoại ngữ các cấp đã được bồi dưỡng nghiệp vụ. Tuy đạt được một số kết quả nhưng Bộ giáo dục cũng thừa nhận rằng việc triển khai chương trinh ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn lung túng,số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới còn thấp so với mục tiêu giai đoạn. Hiện chưa có giải pháp cụ thể trong dạy và học ngoại ngữ ở các vùng miền,địa phương dẫn đến việc nâng cao chất lượng giáo viên đạt chuẩn tại tất cả các địa phương trở lên khó khăn. Việc dạy tiếng Anh tăng cường trong các cơ sở đào tạo cũng chưa tốt dẫn đến nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp cấp Tiểu học chưa đáp ứng được yêu cầu và năng lực ngoại ngữ. Chính vì vậy,mục tiêu nâng cao bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ được quan tâm hơn bao giờ hết. Như vậy muốn đạt được mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng tiêng Anh của học sinh,sinh viên. Chúng ta cần chú trọng ngay từ lúc đặt nền móng-môi trường tiếng Anh ở cấp Tiểu học. Môi trường học tiếng Anh của học sinh cũng đang được nâng cao với sự quan tâm cả vật chất và tinh thần của nhà 3
- trường,phòng Giáo dục, Sở giáo dục như xây dựng các phòng học tiếng Anh,mua sắm trang thiết bị chyên biệt phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân và chất lượng dạy và học tiếng Anh ở cấp tiểu học chưa đạt kết quả như mong muốn. Hơn nữa hiện nay tình trạng dạy và học tiêng Anh vẫn chưa được đảm bảo vì phụ thuộc vào việc chủ động vào tính tích cực học tập của các em học sinh? Làm thế nào để thu hút các em học sinh chú ý và các việc học ngoại ngữ là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục các thầy cô tâm huyết với nghề luôn nõ lực đề ra kế hoạch,chương trình và cái tiến phương pháp để dậy và học tốt hơn,nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập. Với cá nhân tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: - Học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học này. - Trường học có cơ sở vật chất xây dựng phòng học riêng. - Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh. - Có nhiều sự quan tâm từ phía phụ huynh học sinh. Khó khăn: - Hầu hết học sinh tại trường đều là con em nông dân hoặc công nhân nên điều kiện đầu tư cho các con còn hạn chế. - Học sinh tiểu học chưa có điều kiện,thói quen để tìm hiểu kiến thức mở rộng trên mạng internet và các kênh thông tin phục vụ cho việc học. Vào đầu năm học 2020-2021 tôi đã dạy và khảo sát chất lượng môn tiếng Anh qua một tiết dạy theo phương pháp thông thường và cho là bài kiểm tra tiêng Anh ở 4 lớp 4A,4B,4C,4D. Qua đó có kết quả khảo sát như sau: 4
- Trước khi thực hiện sáng kiến: Đầu năm học 2020-2021 Lớp Số học sinh Số học sinh làm được Số học sinh làm và chưa kiến thức nâng cao làm được kiến thức cơ bản SL TL SL TL 4A 31 7 22% 24 78% 4B 32 4 12,5% 28 87,5% 4C 30 6 20% 24 80% 4D 32 5 15,6% 27 84,4% Chúng ta có thể thấy, mặc dù chất lượng bài làm không thấp nhưng tỷ lệ học sinh làm được các dạng bài tập nâng cao là rất thấp. Điều này chứng tỏ là các em có sự yêu thích môn học nhưng chưa được nâng cao về mặt kiến thức mở rộng,chưa biết vận dụng để làm các dạng bài tập. đây cuãng là điều tôi trăn trở để làm sao nâng cao chất lượng môn học hơn. Vì vậy tôi đã thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm này vào lớp 4D trường Tiểu học Thị trấn Tân An và so sánh sự thay đổi sau khi áp dụng sáng kiến giữa lớp 4D và các lớp còn lại để khảo sát tính đúng đắn của đề tài. Sau khi áp dụng sang kiến,tôi nhận thấy lớp 4D có sự thay đổi khả quan về kiến thức ngữ pháp. Để giải quyết những khó khăn trăn trở trong công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu tôi đã tập trung vào một số vấn đề sau: 1. Công tác chuẩn bị. 2. Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức. 3. Một số dạng bài tập nâng cao cho học sinh. 2.2. Kết quả,giải pháp 1. Công tác chuẩn bị : Đầu năm sau khi nhận sự phân công giảng dạy của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã bắt tay vào công tác giảng dạy và lên kế hoạch cho công tác bồi 5
- dưỡng học sinh năng khiếu như sau: * Đăng kí nhóm học tập: - Sau khi nhận lớp trực tiếp giảng dạy tôi đã tiến hành cho học sinh tự đăng kí tham gia bồi dưỡng năng khiếu Tiếng Anh và tạo địa chỉ mail của cá nhân cho học sinh. * Xếp lịch bồi dưỡng cho học sinh cụ thể như sau: - Lập kế hoạch cụ thể về việc đăng kí và bồi dưỡng học sinh năng khiếu từ đầu năm học và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu. - Kế hoạch phải đầy đủ thông tin theo yêu cầu, vạch ra công việc cụ thể năm, tháng, tuần. - Kế hoạch còn phải dự nguồn học sinh năng khiếu của năm học sau. Giáo viên Tiếng Anh cần liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh năng khiếu để bồi dưỡng trong hè. - Trước và sau giờ học 15 phút: giải đáp và đưa ra bài tập tự luyện tại nhà cho học sinh. - Trong giờ học: + Chú ý học sinh có năng khiếu Tiếng Anh, đưa ra các bài tập hổ trợ nhằm giúp các em phát triển các kỹ năng trong Tiếng Anh như nghe, nói, đọc, viết. - Ngoài giờ học: + Bản thân tôi đã thiết kế các dạng bài tập trên máy cho học sinh, nhằm giúp học sinh tự học trên mạng để chuẩn bị tốt cho các em tham gia các kì thi qua mạng, giao lưu trực tuyến. + Tạo các địa chỉ mail để chia sẻ bài tập và làm bài trực tuyến với các em thông qua mạng Internet * Tài liệu bồi dưỡng: - Tôi đã cung cấp cho học sinh những tên sách cần thiết để học sinh tìm đọc 6
- ở thư viện và các nguồn khác: Ví dụ: + Vở bài tập bổ trợ nâng cao lớp 4, 5 + Vở luyện bài tập lớp 4, 5 + 50 bộ đề lớp 4, 5 + Activity book 1, 2 + Vở tự luyện Olympic 4, 5 + Một số đề thi các cấp. - Tranh ảnh minh họa từ vựng cho học sinh giúp các em hứng thú tìm tòi học hỏi đồng thời tăng thêm vốn từ vựng cho học sinh. 2. Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức: Chương trình học Tiếng Anh Tiểu học không yêu cầu giáo viên dạy ngữ pháp tuy nhiên học sinh năng khiếu cần nhiều kiến thức về ngữ pháp giúp các em hệ thống toàn bộ những gì đã học. Ngoài ra điều này còn giải đáp những thắc mắc của học sinh cụ thể như sau: “Tại sao chúng ta viết I get up at six o’clock nhưng She gets up at six o’clock”. Cần cung cấp cho học sinh Tiểu học những chủ điểm ngữ pháp như: Present Simple tense, Present Proggressive Tense, Past Simple Tense, Future Simple Tense, Intension Future with “be going to”, Modal Verb, * Ngữ pháp: - Nắm cách chia các dạng động từ trong câu.Tôi đã tiến hành như sau cho các em quan sát: * Cách chia động từ “ TOBE “ + He , She , Hoa is + They, We, You, Hoa and Lan are + I am 7
- * Cách chia động từ “ TO HAVE “ + He, She, Hoa has + They , We , You , I , Hoa and Lan have - Các dạng mẫu câu trong ngữ pháp. * Mẫu câu hỏi và đáp về số lượng: How many ? Ví dụ: How many books are there on the table? * Mẫu câu hỏi với các từ để hỏi: What/Where/When Ví dụ: Where are you from? * Xếp từ theo đúng chủ đề. Ví dụ: - Job: doctor, nurse, teacher, pilot, - Animal: dog, cat, lion, tiger,elephant, . - Country: America, Japan, Malaysia, * Viết đoạn văn ngắn theo từng chủ đề: + Viết đoạn văn ngắn về bản thân, những người thân trong gia đình, bạn thân, giáo viên, con vật em yêu thích, môn học yêu thích, hoạt động hằng ngày, món ăn yêu thích + Hay viết đoạn văn theo thông tin cho sẵn: Name : Duy Anh Age : 21 Country : Vietnam Birthday: May 8
- Time to go to school: 6.30 Favourite subject: English Ability: play football, draw pictures + Viết câu / đoạn văn theo từ gợi ý: 1. father’s / Hung 2. Oh. House / big? a livingroom / two bedrooms/ house. - Chúng ta có thể cho dạng bài tập điền từ khuyết trong câu hoặc đoạn văn: Ví dụ: Hi. My is Mai . This is my . This is my He is 30. This is my . She is 25. This is my . His is Minh . He is 4 . I love my family. + Hay chúng ta có thể cho các em đặt câu hỏi cho câu trả lời: Ví dụ: 1. It’s ten o’clock. What time is it? 2. I like monkey. What animal do you like? + Chúng ta có thể cho các em nhìn tranh và hoàn thành câu : Ví dụ: This is my . I have - Để các em khắc sâu nội dung phần ngữ pháp tôi đã cho các em thực hành theo nhóm học tập qua các phiếu bài tập tại lớp và bài tập về nhà để các em có thể ghi nhớ và vận dụng ngữ pháp vào thực tế. *Từ vựng: 9
- - Nắm lại các từ chỉ đồ dùng học tập để các em ghi nhớ và vận dụng vào các năm học sau. Ví dụ: book , notebook , pen , ruler, - Cụm từ nói về các thành viên trong gia đình: Ví dụ: father, mother, brother, sister, grandfather, grandmother - Cụm từ chỉ các phòng trong nhà : Ví dụ: living room, bathroom, bedroom, kitchen, dining room. - Để các em khắc sâu từ vựng tại lớp và nâng cao vốn từ vựng ngoài việc cho các em đọc đồng thanh, nhóm, cá nhân. Tôi đã vận dụng một số trò chơi vào việc học từ vựng giúp các em “chơi mà học, học mà chơi”. Ví dụ: Remembering picture, hot seat - Ở phần từ vựng giáo viên có thể cho học sinh làm cá nhân một số dạng bài sau: + Khoanh tròn một từ khác loại: Ví dụ: dog ship cat bird + Chọn từ có cách phát âm khác với các từ còn lại: Ví dụ: can have watch badminton * Kĩ năng nghe: - Giáo viên cần phổ biến các dạng bài nghe, hướng dẫn kĩ năng nghe cho học sinh nghe ba lần ( lần 1: lắng nghe; lần 2: nghe và chọn đáp án; lần 3: kiểm tra đáp án.) 10
- - Sử dụng phần mềm Balabolka, Talk- itwindows-malavida thiết lập các bài tập nghe cho học sinh như Listen and number, Listen and check, Fill in the missing words, * Kĩ năng nói: - Gợi ý cho học sinh những chủ đề nói đơn giản, gần gũi với thực tế và theo những chủ điểm trong chương trình sách giáo khoa như về cá nhân, trường lớp, bạn bè, thế giới xung quanh, - Đặt câu hỏi theo từng chủ đề giúp học sinh thảo luận dễ dàng hơn. Theo sát sửa lỗi cho học sinh, đặc biệt quan tâm phát âm của học sinh. - Tạo điều kiện cho học sinh hùng biện trước lớp, thành viên trước lớp dặt câu hỏi tranh luận. Giáo viên chỉ bổ sung khi cần thiết. - Để phát triển kĩ năng nói cho học sinh tôi đã chú ý đến một số vấn đề sau: luyện tập cho các em cách phát âm chuẩn của từ có các âm cuối.Tổ chức cho các em quan sát từ và tập phát âm theo nhóm đôi. Ví dụ: bat, book, pencils * Kĩ năng đọc: - Cung các dạng bài đọc hiểu như Read answer, Read and complete, Read and choose the correct answer, True or false, Nội dung bài đọc cần đa dạng giúp học sinh làm quen nhiều từ mới. - Hướng dẫn học sinh cách đọc như thế nào để tránh mất thời gian mà vẫn hiểu nội dung chính và hoàn thành các bài tập. Giáo viên sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm của bài học và tạo không khí cho lớp học. - Giải thích từ mới cho học sinh trước khi đọc hiểu là rất cần thiết. Điều đó làm cho học sinh thấy dễ dàng tiếp cận bài hơn. - Đọc thầm giúp học sinh tự diễn đạt khả năng phát âm tự mình diễn đạt có thể tự đọc đi, đọc lại. Kiểm tra độ hiểu bài của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. Học sinh có thể làm việc theo cặp, theo nhóm (Hỏi- Đáp) Ví dụ: Câu hỏi: Is Mercury the smallest or the biggest planet in the Solar system?( Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất hay lớn nhất của hệ mặt trời?). Đáp án: 11
- The smallest ( nhỏ nhất). Câu hỏi: Is it the nearest or the fastest planet to the Sun?(Nó gần mặt trời hay xa mặt trời nhất?). Đáp án: The nearest (gần nhất). * Kĩ năng viết: - Yêu cầu học sinh viết câu, đoạn văn ngắn, hội thoại theo chủ đề trong phần kĩ năng nói trên lớp hoặc về nhà. Giáo viên sửa sai cho học sinh viết lại hoàn chỉnh. - Cung cấp giới thiệu các bài viết mẫu cho học sinh năm trước, bài mẫu của giáo viên, bài viết từ sách hay, phù hợp cho học sinh tham khảo thêm. - Cho học sinh quan sát tranh liên quan đến chủ đề chuẩn bị viết. Yêu cầu học sinh miêu tả về nội dung bức tranh. Học sinh dựa vào nội dung bức tranh và từ gợi ý để viết thành đoạn văn. Học sinh có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm. Khi viết xong các em có thể trao đổi bàiviết cho nhau để góp ý và cùng nhận xét. Ví dụ: 12
- 3. Một số dạng bài tập nâng cao cho học sinh. a. Matching A B 1.Where is Mary from? a. She is an engineer. 2.Where does Lan live? b. Six days a week. 3.When were you born? c. Because she gets good marks. 4.What does your mother do? d. She comes from Britain. 5.What is Nga doing? e. There are thirty- five. 6.How often does Minh go to school? f. Her uncle and aunt. 7.What did you do last night? g. In My Duc district , Hanoi 8.How many students are there in your capital. class? h. She is cooking dinner. 9.Why is Lan happy today? i. On May 6th 1998. 10.Who does Hoa live with? j. I did my homework. Answers: 1 d ; 2 g ; 3 i ; 4 a ; 5 h ; 6 b ; 7 j ; 8 e ; 9 c ; 10 f . b. Chọn đáp án đúng 1. She is from Moscow, so she is A. Chinese B. Russian C. American D. Vietnamese 2. He lives 86 Tran Hung Dao street. A. on B. in C. at D. from 3. Look! It . again. A. rains B. is raining C. raining D. to rain 4. How often do you play tennis?- I play it A. often B. sometimes C. never D. all A, B, C 5. Where Mrs Mai live two years ago? A. did B. do C. does D. is 6. She works in a hospital, so she is a A. teacher B. driver C. worker D. nurse 7. Music, English, Math are at school. 13
- A. subjects B. favourites C. games D. festivals 8. There a lot of people at the party last night. A. did B.are C.was D. were Answers: 1 B ; 2 C ; 3 B ; 4 D ; 5 A ; 6 D ; 7 A ; 8 D . c. Chia dạng đúng của từ trong ngoặc 1. The children . ( play ) in the garden now. 2. Mai usually .( study ) her lessons in the early evening. 3. They ( buy ) that house in 1996. 4.We . ( not have ) our lessons yesterday. 5.Lan and Minh .( not take ) a bus to school everyday. 6.There are some black clouds in the sky. I think it ( rain). d. Điền từ thích hợp vào chỗ trống It ( 1 )teachers’ day last week.We had celebrations ( 2 ) the school yard. ( 3 ) were a lot of teachers and students. Many ( 4) sang and danced, some told funny stories and some ( 5 ) exciting games. Everyone enjoyed ( 6 ) celebrations very much . e. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi Last month, the students in Hanoi city had an English language festival. At eight o’clock in the morning, the festival began. All the teachers and students at the festival were in beautiful school uniforms. Flowers were everywhere. They had a big concert in the school yard. They danced, sang, told stories and performed plays in English. They had a big part, too. The festival finished at half past eleven. They altogether enjoyed a good time. Questions: 1. What did the students in Hanoi city have last month? => 2. Did the teachers and the students wear uniforms at the festival? => 3. Where did they have a big concert? => 14
- 4. What did they do at the festival? => 5. What time did the festival finish ? => . f. Ô chữ 1=> 2=> 3=> Nói tóm lại, chúng ta cần cho các em nhiều dạng đề càng tốt để khi các em tham gia thi không gặp trở ngại. Vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời các em nhiệt tình tham gia vào cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet các cấp và đạt nhiều hiệu quả cao. Cụ thể như sau: Lớp Số lượng Số học sinh làm được Số học sinh làm được Hs kiến thức nâng cao(trước kiến thức nâng cao(sau khi áp dụng skkn) khi áp dụng skkn) SL TL SL TL 4D 32 5 15,6% 12 37,5% Những kết quả đạt được nêu trên nói lên niềm vui của thầy và trò trong quá 15
- trình bồi dưỡng. 2.3. Kinh phí thực hiện theo từng nội dung nhiệm vụ Đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi đúc rút qua nhiều năm giảng dạy,nên kinh phí thực hiện không đáng kế. Chủ yếu là nguồn tài liệu thu thập từ trên mạng internet và các sách,tài liều có sẵn trong quá trình công tác. Ngoài ra phát sinh thêm khoản chi phí in các tài liệu,bài tập cho học sinh khoảng 250.0000đ cho một năm học 2020-2021 trên 1 lớp 4D. 3. Phần kết luận 3.1.Ý nghĩa,khả năng ứng dụng và nhân rộng. - Để giúp học sinh rèn kĩ năng đọc và viết một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố nâng cao. - Để giúp các em phát triển kĩ năng nghe, nói giáo viên chú trọng đến việc phát âm đúng, đọc đúng, viết đúng ngay từ đầu. - Trong phần luyện các kĩ năng giáo viên cần chú ý tới việc giúp đỡ các em, giáo viên cần động viên kịp thờ để khích lệ các em. - Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn học sinh bồi dưỡng cho đúng cho hay. Muốn vậy giáo viên phải nắm chắc kiến thức phải quan tâm đến học sinh trong quá trình học tại lớp cũng như tại nhà. - Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu cho mỗi buổi bồi dưỡng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy hợp lý. - Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. - Tôi đã thường xuyên áp dụng biện pháp trên trong bồi dưỡng học sinh năng khiếu lớp Bốn, Năm của trường Tiểu học Thị Trấn Tân An năm học 2020 - 2021. Đặc biệt quan tâm đến các em chưa có điều kiện tiếp cận Internet tại nhà tạo điều kiện cho các em các em hoàn thành bài tập trên mạng tại trường qua các buổi bồi dưỡng. 3.2. Hiệu quả kinh tế-xã hội sang kiến mang lại Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang lại một kết quả khả quan rõ rệt. Gíao viên tham gia bồi dưỡng có sự chủ động 16
- mạnh dạn, ít gặp những lung túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã rút ngắn được nhiều thời gian trong bồi dưỡng mà vẫn đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi. Riêng các em học sinh có hứng thú tích cực học tập, tìm tòi kiến thức mới hơn. 3.3. Kiến nghị đề xuất Qua quá trình nghiên cứu sang kiến kinh nghiệm này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng môn tiếng Anh cho học sinh Tiểu học như sau: Phòng giáo dục nên thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn theo từng cụm trường cho giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện để chúng tôi có điều kiện trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên có chương trình cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh của từng khối. Cần lựa chọn và thống nhất về chương trình,sách giáo khoa bộ môn tiếng Anh tiểu học. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh tiểu học và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tôi mạnh dạn nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung, góp ý kiến để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học. Tân An, ngày tháng 5 năm 2021 Tân An, ngày tháng 5 năm 2021 CƠ QUAN CHỦ TRÌ SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 17