Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_an_toan_than_thien_ph.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học an toàn, thân thiện phù hợp với bối cảnh địa phương
- 16 và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là tinh thần món ăn của trẻ, tôi đã nắm bắt được tâm lý của trẻ theo đúng độ tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “ Con cần gì” “ Cô nghĩ là còn làm được” .Biết được trẻ cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ, Tôi luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của trẻ nên hàng đầu, khi cô đặt trẻ nên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có tin tưởng thì mới có thể yên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan. Trẻ đến trường học với một niềm vui thì đấy gọi là một ngôi trường hạnh phúc bởi môi trường an toàn khi đứa trẻ được đến vòng tay thân thiện của cô giáo. 2.7. Biện pháp 7: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm. Môi trường giáo dục an toàn, thaan thiện là trẻ phải luôn được khám phá được tham gia trải nghiệm nêu ý tưởng, được trải nghiệm, thực hành, được khám phá. Vì vậy tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia cùng cô sưu tầm, làm đồ chơi, trang trí Thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động của lớp càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó. Ví dụ: Đối với học liệu, đồ dùng đồ chơi: Trẻ cùng cô tham gia chuẩn bị các hộp học liệu, đánh dấu kí hiệu riêng cho từng loại để trẻ có thể sưu tầm, tự phân loại vật liệu theo nhóm. Trẻ cùng cô trang trí tranh chủ đề. Như chủ đề “Bản thân” tôi hướng dẫn trẻ tự in, vẽ, cắt, xé hình bàn tay, bàn chân, các bộ phận trên của mình, trang phục, đồ dùng để dán lên tranh chủ đề. Trang trí xây dựng các góc chơi cùng cô. Đối với góc thiên nhiên: Cô cùng trẻ sưu tầm cây, hoa, hướng dẫn trẻ trồng, chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho cây. Thông qua các buổi dạo chơi ngoài trời, khám phá thiên nhiên. Việc tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô là cách kích thích niềm say mê học hỏi, tìm hiểu của trẻ. Các học liệu bố trí đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ chơi theo nhiều cách sáng tạo để trẻ có thể chủ động tích cực vui
- 17 chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hiện, hợp tác và trẻ thoải mái trò chuyện chia sẻ ý tưởng cùng bạn bè. Trẻ hoạt động tích cực, hiệu quả. 2.8. Biện pháp 8. Tạo cơ hội cho trẻ được thuyết trình theo ngôn ngữ tự do và hành động theo suy nghĩ của trẻ. Tôi cho trẻ sự tự do sáng tạo nhưng luôn đưa ra những giới hạn nhất định để giáo dục trẻ. Tôi thường giao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó vào ngày nghỉ, ví dụ như một lời dặn dò, hay một câu hỏi để trẻ tò mò và hỏi những người lớn xung quanh. Trẻ đã được hướng dẫn từ cô giáo, và thông qua việc trò chuyện với cha mẹ, trẻ lại một lần nữa được học cách nói chuyện, cách trình bày của chính người thân của trẻ. Như vậy, với hình thức này tôi thấy trẻ được giao tiếp, trao đổi với nhiều người lớn, học được nhiều cách trình bày ngôn ngữ khác nhau và cũng qua đó giúp cho bản thân trẻ mạnh dạn, tư tin hơn trong giao tiếp hằng ngày. Ví dụ: Với chủ đề gia đình. Tôi sẽ giao cho trẻ một nhiệm vụ là hãy kể về sở thích của những người thân trong gia đình. Với chủ đề này, khi về nhà trẻ sẽ đặt câu hỏi hoặc trò chuyện cùng với người thân trong gia đình để tìm hiểu. Qua đó tôi kết hợp giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình. Đặc biệt, với những hoạt động vui chơi ngoài trời sau hoạt động chính, tôi luôn bao quát hướng dẫn trẻ rồi sau đó cho trẻ hoạt động tự do theo ý thích và sáng tạo của riêng trẻ. Đây chính là nền tảng để trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ của mình một cách hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang thực hiện. Ví dụ : Trong giờ hoạt động ngoài trời, với nội dung chơi tự do tôi hướng trẻ vào các trò chơi dân gian như: Chi chi chành chành, ô ăn quan, cờ gánh, lộn cầu vồng, Thông qua các trò chơi này trẻ được giao tiếp một cách thoải mái nhất, thỏa thuận, hợp tác với nhau để cùng chơi trò chơi. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1.Hiệu quả về mặt kinh tế Qua thực tế bản thân tôi nhận thấy kinh nghiệm trên đã giúp công tác tổ chức các hoạt động cho trẻ lớp tôi đạt hiệu quả cao. Trẻ luôn mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo trong đó có sự đóng góp rất nhiều từ các Các bậc phụ huynh, vì vậy phụ huynh lớp tôi luôn ủng hộ và sẵn sàng kết hợp cùng cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các tiết học tạo ra một môi trường học tập đẹp, xanh, sạch thoáng mát
- 18 Thu hút được nhiều sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Và trong năm học này lớp tôi đã làm công tác xã hội hóa giáo dục, vận động phụ huynh kết hợp cùng cô giáo thiết kế làm đồ dùng, đồ chơi, đầu tư trang trí lắp rèm mùa thảm cho lớp. kinh phí là 5.800.000 đồng. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Qua quá trình nghiên cứu thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc tôi đã đạt được một số kết quả sau a.Đối với trẻ: - Hình thành cho trẻ những mối quan hệ gần gũi yêu thương với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng được củng cố, khả năng sáng tạo được thể hiện rõ rệt. Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở cuốn hút trẻ và trẻ rất thích thu khi được đến trường, lớp. b.Đối với giáo viên: Bản thân tôi đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm và bước đầu tôi đã thành công xây dựng được lớp học hạnh phúc tạo được môi trường thân thiện cho trẻ. Tôi đã lan tỏa được ý tưởng cho đồng nghiệp về xây dựng lớp học hạnh phúc. Sau quá trình trăn trở, suy nghĩ, nghiên cứu tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc Yêu trường, yêu lớp, yêu trẻ. Tôn trọng môi trường sư phạm. c. Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất tin tưởng và hưởng ứng cùng với cô giáo. Nhiệt tình sưu tầm ủng hộ cô giáo và nhà trường những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, đóng góp kinh phí tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học tạo nên sự phong phú, đa dạng, giàu sự ấm áp, yêu thương và chia sẻ. Qua thực tế áp dụng các biện pháp trong sáng kiến của tôi, tôi nhận thấy. “Xây dựng lớp học thân thiện, xanh – sạch đep – an toàn” là xây dựng môi trường, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Yêu thương hơn nữa giữa bạn bè đồng nghiệp, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, trẻ với phụ huynh, phụ huynh với giáo viên xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; và tôn trọng
- 19 Bảng 2 : Kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp Mức độ % trên trẻ Đạt Chưa đạt Tổng Nội dung Tỉ số trẻ Số Số Tỉ lệ lệ lượng lượng % % Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi 33 31 93 2 7 người. Trẻ hiểu quy tắc xã hội, biết thể hiện tình cảm yêu thương, chia sẻ, với cô 33 30 90 3 10 giáo và các bạn Trẻ tham gia các hoạt động tích cực 33 33 100 0 0 hứng thú, yêu thích đến trường , lớp 3 3.Khả năng áp dụng và nhân rộng Qua áp dụng các biện pháp xây dựng lớp học xanh – sạch đẹp – an toàn mang lại cho trẻ có được một môi trường thật sự thân thiện, trẻ được chăm sóc giáo dục được yêu thương tôn trọng. Qua việc thực hiện các biện pháp đã đạt được một số kết quả như trên. Với mong muốn các biện pháp này được áp dụng và nhân rộng trong mỗi giáo viên, lớp học ở trường. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến trên là kinh nghiệm được đúc rút qua quá trình công tác của tôi, không sao chép của ai, nếu vi phạm bản quyền tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN TRẦN THỊ PHƯƠNG
- 20 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ( Ký tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT . ( Ký tên, đóng dấu)
- 21 Tài liệu tham khảo 1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình GDMN. NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2009. 2. Tài liệu tập huấn Chương trình giáo dục mầm non - TS Lê Minh Hà - Vụ trưởng vụ Giáo dục mầm non, năm 2009 3. Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề trẻ 5-6 tuổi. (Viện chiến lược và chương trình giáo dục - 2008) 4. Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Nguồn tư liệu trên mạng Internet.
- Hình ảnh: Lớp học D5 Hình ảnh: Lớp học hạnh phúc ( Biện pháp 1)
- Hình ảnh: Trẻ chơi các góc ( Biện pháp 2)
- Hình ảnh: Trẻ vui chơi vườn cổ tích ( Biện pháp 3
- Hình ảnh: Trẻ hào hứng được nhận quà noel ( Biện pháp 4) Hình ảnh: Tổ chức sinh nhật cho trẻ ( Biện pháp 5) Hình ảnh : Khu nhà vệ sinh luôn sạch sẽ ( Biện pháp 6)
- Hình ảnh: Tuyên truyền thông điệp 5k, quy tắc 5 ngón tay cho trẻ Hình ảnh: Trẻ tưới nước chăm sóc rau xanh ( Biện pháp 7)
- Hình ảnh: Trẻ tự học. Tự thuyết trình theo ý của mình ( Biện pháp 8)
- Hình ảnh: Trẻ vui ca hát
- Hình ảnh : Trẻ chơi đoàn kết
- Hình ảnh: Trẻ tìm hiểu và khám phá hoa
- Hình ảnh: Trẻ nhặt lá cây
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm trường mầm non Giao Thịnh Tỷ lệ % Trình độ đóng góp Số ngày tháng Nơi công Chức Họ và tên chuyên vào việc TT năm sinh tác danh môn tạo ra sang kiến 1 TRẦN THỊ 15/11/1989 Trường Giáo ĐHSPMN 100% PHƯƠNG Mầm viên Non xã Giao Thịnh - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát Triển kỹ năng - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 10/9/2021 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Mô tả bản chất của sáng kiến: Qua thực tế áp dụng các biện pháp trong sáng kiến của tôi, tôi nhận thấy. “Xây dựng lớp học hạnh phúc” là xây dựng môi trường, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ + Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở cuốn hút trẻ và trẻ rất thích thu khi được đến trường, lớp + Trẻ được thực hành trải nghiệm tích cực hoạt động vui vẻ, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui + Tạo được niền tin phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả giữa nhà trường với gia đình giũa phụ huynh với giáo viên.
- - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử( nếu có): Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Thịnh, ngày 20 tháng 4 năm 2022 Người nộp đơn Trần Thị Phương