SKKN Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường Mầm non 8-3

docx 15 trang binhlieuqn2 03/03/2022 8811
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường Mầm non 8-3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_tre_y_thuc_va_ky_nang_can_thiet_de_ung_pho_voi.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai tại trường Mầm non 8-3

  1. + Thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhận diện một số loại hình thiên tai và biến đổi khí hậu. + Các hoạt động có tác động tới môi trường và khí hậu + Các đối tượng dễ bị tổn thương từ thiên tai và biến đổi khí hậu + Ứng phó với biến đổi khí hậu + Các hoạt động rèn luyện kỹ năng trong ứng phó với biến đổi khí hậu + Giảm nhẹ rủi ro và thiên tai - hành động của bé. - Thi tạo môi trường về giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai giữa các lớp. - Tổ chức, hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến về chuyên đề - Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện chuyên đề - Đánh giá kết quả triển khai chuyên đề của các lớp, giáo viên. Sau khi đã xây dựng kế hoạch, nội dung hoàn chỉnh Ban giám hiệu chúng tôi đã đăng ký việc thực hiện chuyên đề với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Đây được coi là một giải pháp sáng tạo của trường chúng tôi trong việc góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non. Một nội dung quan trọng trong việc thực hiện chuyên đề đó là chỉ đạo giáo viên thiết kế các chủ đề giáo dục. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các nội dung, hoạt động dạy trẻ về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai mà tôi còn hướng dẫn giáo viên nghiên cứu và sáng tạo ra những chủ đề giáo dục độc lập ứng với các chủ đề khác trong chương trình giáo dục mầm non. Như chúng ta đã biết, trong năm học giáo viên lựa chọn các chủ đề giáo dục dựa theo mục tiêu, nội dung của chương trình giáo dục mầm non. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyên đề; căn cứ vào yêu cầu cần đạt theo lứa tuổi và đặc biệt là căn cứ vào nhu cầu, hứng thú của trẻ sau quá trình khảo sát, giáo viên trường tôi đã thiết kế được một số chủ đề giáo dục mới, vừa giúp học sinh nắm được các kiến thức, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai mà vẫn đảm bảo việc thực hiện chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Sau đây là một số chủ đề giáo dục trường chúng tôi đã thiết kế và thực hiện theo các lứa tuổi: "Đừng sợ thiên tai", "Khi thiên nhiên nổi giận", "Bão lụt", "Nắng nóng", "Ở nhà một mình", "Hỏa hoạn", "Sau cơn bão", "Kỹ năng thoát hiểm", "Phòng tránh thiên tai", "Giá rét", "Bé bảo vệ môi trường", "Dông sét", "Thiên tai là gì, "Hãy bảo vệ rừng", "Tiết kiệm năng lượng", "Cùng tiết kiệm điện, nước", "Trái đất nóng lên", "Bé làm gì khi có thiên tai", "Nước sạch" (Phụ lục 4) Bằng việc thực hiện sáng tạo các chuyên đề và các chủ đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, các giáo viên trường chúng tôi đã rất tích cực nghiên cứu, tìm tòi và phát huy năng lực của mình trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Học sinh trong trường có nhiều cơ 7
  2. hội làm quen, khám phá và thực hành ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai. Đặc biệt được làm quen với những chủ đề giáo dục hấp dẫn, được tham gia các buổi hội thảo chuyên đề hấp dẫn các cháu cảm thấy rất hứng thú. Các cháu đã bắt đầu tự nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phòng chống với biến đổi khí hậu và có kỹ năng ứng phó với rủi ro và những thiên tai. Ban giám hiệu chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo chuyên đề, nhất là những chuyên đề sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới trong từng giai đoạn khác nhau. * Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ Qua quá trình chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục chúng tôi nhận thấy rằng đối với trẻ mầm non thì việc được tham gia hoạt động thực hành là điều trẻ vô cùng hứng thú bởi qua đó trẻ được thể hiện mình, được phát huy năng lực, sở trường. Đây cũng là cơ hội để trẻ hình thành được kỹ năng ứng phó với những rủi rõ, những thay đổi của thời tiết. Qua đó trẻ có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường để góp phần giảm nhẹ thiên tai. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động thực hành, khám phá về nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Yêu cầu đầu tiên khi thiết kế các hoạt động đó là phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ theo từng độ tuổi. Căn cứ vào quá trình khảo sát trẻ và những kinh nghiệm tổ chức các hoạt động, giáo viên lựa chọn những hoạt động mà trẻ yêu thích và vừa sức với trẻ. Những hoạt động phải đảm bảo nhiều trẻ được tham gia với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt - những hành động đúng - hành động không đúng; kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với thiên nhiên, với môi trường sống và đặc biệt là được thực hành, ứng phó với những tình huống thực tế để trẻ bộc lộ khả năng, thái độ của mình. Sau khi hướng dẫn cho giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu và đăng ký các hoạt động thực hành tôi đã tổ chức dự giờ các hoạt động của giáo viên. Giáo viên trong trường được tham gia dự giờ, nhận xét để rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp và bản thân về cách lựa chọn hoạt động, điều hành và sử dụng các phương tiện cho trẻ hoạt động. Qua một quá trình tổ chức thực hiện, trường chúng tôi đã thiết kế được rất nhiều các hoạt động, trò chơi cho trẻ thực hành, trải ngiệm. Những hoạt động đó được thực hiện trong các hoạt động giáo dục: trò chơi đóng vai (công nhân bảo vệ môi trường, Bé tập làm nội trợ ), trò chơi học tập (so sánh, phân loại, giải câu đố, tập diễn đạt ), trò chơi vận động (mô tả các hành vi bảo vệ môi trường 8
  3. hoặc làm hại môi trường ), trò chơi đóng kịch (thể hiện nội dung các câu chuyện về bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi ), trò chơi với một số phương tiện công nghệ hiện đại ( làm thí nghiệm, chơi các trò chơi trên máy vi tính ) và xuyên suốt trong các thời điểm trong ngày: Đón trẻ, trò chuyện sáng, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh ăn ngủ Cụ thể các hoạt động chúng tôi đã thiết kế như sau: - Hoạt động, trò chơi thực hành: "Gia đình ngăn nắp", "Ích lợi của nước", "Đô mi nô về biến đổi khí hậu", "Ngôi nhà xanh", "Sử dụng giấy đúng cách", "Trồng cây", "Ai biết bảo vệ cơ thể", "Làm gì khi có hỏa hoạn", "Tránh bão", “Năm giác quan của bé ”, “Tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên”, "Bốn mùa quanh em", "Vệ sinh lớp học", "Giữ đảo", "Những đồ vật an toàn", "Tiết kiệm điện, nước", "Không khí quanh ta", "Những chiếc áo phao", "Những con số biết nói", "Ngày trái đất", "Đường đi của rác thải", "Tác hại của tiếng ồn", "Thức ăn bị ô nhiễm" - Thí nghiệm: "Tác dụng của cây xanh", "Cây cần ánh sáng", "Khám phá về gió", "Quá trình hình thành mưa", "Bảng theo dõi thời tiết", "Phân loại rác thải", "Truy tìm dấu vết cacbon", "Hoa màu gì", "Nước bẩn - nước sạch", "Hành vi đúng sai", "Không khí ô nhiễm", "Mắt bão" Song song với việc tổ chức các hoạt động thực hành tại các lớp tôi tìm hiểu, xây dựng kế hoạch cho trẻ đi trải nghiệm sáng tạo tại một số đơn vị, trang trại giáo dục nhằm giúp trẻ mở rộng kiến thức, hiểu biết và thực hành các kỹ năng ứng phó và bảo vệ môi trường một cách thực tế, hiệu quả nhất. (Phụ lục 3) Với mỗi nội dung giáo dục khác nhau, tôi lựa chọn các điểm thăm quan trải nghiệm như: Thăm quan trạm khí tượng thủy văn Kiến An để tìm hiểu, làm quen với các thiết bị đo lường, hình ảnh các hiện tượng thời tiết, thiên tai, mô hình, dự báo thời tiết, chơi các trò chơi ứng phó với biến đổi khí hậu ; Thăm quan đơn vị phòng cháy, chữa cháy Hải Phòng để tìm hiểu về công việc của các chú công an cứu hỏa, tìm hiểu các nguyên nhân gây cháy nổ và luyện tập biện pháp phòng chống ; Thăm quan Công ty cấp thoát nước Hải Phòng để hiểu về nguồn nước, tầm quan trọng của nước sạch, các biện pháp giữ sạch nguồn nước; Thăm quan khu trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng để được tìm hiểu và thực hành các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây cối, đất, nguồn nước Thăm quan làng bánh đa Nông Xá để khám phá về làng nghề truyền thống từ đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường Ví dụ: Chúng tôi tổ chức cho các cháu đi thăm quan trạm khí tượng thủy văn Kiến An. Tại đây các cháu được nhân viên quản lý mạng lưới trạm của đài giới thiệu một số hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông sét, lốc xoáy, mưa đá, bão Đồng thời liệt kê, giải thích rõ hơn về một số thuật ngữ thường dùng trong bản tin dự báo thời tiết như: mây, mưa, nhiệt độ, gió. Các bé chăm chú lắng 9
  4. nghe một cách say sưa. Nhiều cháu còn hỏi các cô những câu hỏi rất ngây thơ như: "Cô ơi làm thế nào để bắt sấm chớp lại?", "Tại sao ở nhà cháu có mưa mà dưới nhà bà ngoại cháu lại nắng?", "Cô ơi mưa đá là như thế nào ạ?", "Làm thế nào để không có bão nữa hả cô?" Sau khi nghe giới thiệu, các cháu được đi xem một số thiết bị, được tham quan không gian làm việc cũng như nhìn thấy các công cụ như bản đồ, ảnh mây vệ tinh dùng cho công việc dự báo thời tiết của các cô chú. Trong chuyến thăm quan đơn vị phòng cháy, chữa cháy Hải Phòng, các em học sinh được xem phim về công tác phòng cháy và chữa cháy; được hướng dẫn kỹ năng thoát nạn khi có sự cố xảy ra; tham quan thực tế việc tập luyện và triển khai đội hình chữa cháy của các chiến sĩ chữa cháy và tham quan thực tế các phương tiện, dụng cụ thường dùng trong công tác chữa cháy như bình chữa cháy, quần áo chữa cháy, xe chữa cháy, xe thang. Các em học sinh rất háo hức và thích thú khi được tận mắt nhìn thấy các chú Cảnh sát PCCC ngoài đời thực, được sờ vào những bộ quần áo cứu hộ và đội thử những chiếc mũ của Cảnh sát PCCC để cảm nhận, được cán bộ chiến sỹ phòng cảnh sát PCCC giới thiệu về kiến thức cháy, nổ; các phương tiện sử dụng khi có tình huống cháy nổ xảy ra; kỹ năng xử lý tình huống, thoát nạn thoát hiểm Qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy trong sinh hoạt gia đình, tại trường học cũng như nơi công cộng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác phòng ngừa cháy nổ cho các bậc phụ huynh và học sinh. Có thể nói những cuộc thăm quan, dã ngoại là sự luyện tập cho các bé kiểm soát bản thân, tinh thần đồng đội, tác phong kỷ luật khi đi lại và khả năng ứng phó nhanh nhẹn trước những tình huống bất ngờ xảy ra. Chương trình đi trải nghiệm được phân bố trong năm học vào các thời điểm thích hợp. Với mỗi chuyến đi trải nghiệm tôi đều xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định rõ mục đích, phân công cụ thể nhiệm vụ các thành viên. Đồng thời tôi cũng liên hệ, phối hợp trước với các đơn vị thăm quan để thống nhất các nội dung cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Chính vì vậy các chuyến đi trải nghiệm của trường chúng tôi luôn đạt được kết quả mong đợi, vừa đảm bảo an toàn, thời gian thời điểm hợp lý và mang lại tâm thế vui tươi, hào hứng cho toàn trường. * Huy động ủng hộ của phụ huynh tổ chức phong trào thi đua dưới hình thức sân chơi "Bé không sợ thiên tai" Như chúng ta đã biết việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp hiệu quả đối với tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt phụ huynh là một nguồn sáng tác vô cùng phong phú bởi có rất nhiều phụ huynh công tác ở các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, tận dụng điều này tôi đã xây dựng xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Sáng tạo đồ chơi, trò chơi, nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai" dưới hình thức tổ chức 10
  5. sân chơi "Bé không sợ thiên tai" để phụ huynh, giáo viên, học sinh có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo và thể hiện các hoạt động giáo dục qua các hình thức biểu diễn đặc sắc, hấp dẫn. Sân chơi được tổ chức tại sân khấu của nhà trường với sự tham gia của đông đảo phụ huynh, giáo viên và đặc biệt là 100% học sinh được tham gia. Chương trình gồm các nội dung về tìm hiểu kiến thức; dấu hiệu của thiên tai, biến đổi khí hậu; cách phòng tránh và biện pháp giảm nhẹ rủi ro, thiên tai được tổ chức với các thể loại: thực hành, hát, múa, kịch, hò vè, thơ ca (Phụ lục 5) Bằng việc tổ chức sân chơi "Bé không sợ thiên tai", truờng chúng tôi đã thực hiện thành công phong trào thi đua sáng tác, sưu tầm các tình huống, bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, trò chơi về giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Khi tham gia ngày hội giáo viên và phụ huynh phải nghiên cứu kỹ mục đích, nội dung chương trình để sáng tác, sưu tầm những trò chơi, tình huống, bài hát, bài thơ, tiểu phẩm mới và thi đua thể hiện dưới hình thức biểu diễn nghệ thuật. Các tiết mục đặc sắc, phong phú, mới lạ đã tạo nên một ngày hội có ý nghĩa lớn lao và đạt được mục đích mà chương trình đặt ra. Và tôi biết để có được điều này các giáo viên và phụ huynh trường chúng tôi đã dành rất nhiều tâm huyết cho những sáng tác của mình. Kết thúc ngày hội chúng tôi có các bộ tập san với rất nhiều trò chơi, tiểu phẩm, tình huống, bài hát, bài thơ về nội dung giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai theo từng độ tuổi và được sử dụng rộng rãi trong toàn trường. Phụ huynh các lớp còn tiếp tục ủng hộ rất nhiều các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi để giúp nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục. Và điều quan trọng nhất là qua tổ chức sân chơi trẻ được tham gia các hoạt động từ lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện, chuẩn bị các điều kiện hoạt động đến việc giúp đỡ người lớn tổ chức, thực hiện. Trẻ cảm thấy mình chính là chủ thể của hoạt động nên rất hào hứng, chủ động, tích cực tham gia. 2. Tính mới, tính sáng tạo: + Tính mới: Với giải pháp mà tôi nêu ở trên thì việc tổ chức thực hiện nội dung giáo dục giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai trong trường chúng tôi có rất nhiều điểm mới. Cụ thể: - Mới về nội dung: Trước đây giáo viên vẫn có nhận thức là việc ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai thường chỉ dành cho người lớn. Cha mẹ, cô giáo và người lớn thực hiện các biện pháp phòng chống và nhắc nhở trẻ phải làm theo người lớn. Nay chúng tôi đã giáo dục cho trẻ ý thức, mong muốn được bảo vệ và tự bảo vệ bản thân trước những rủi ro, thiên tai. Đồng thời trẻ cũng tự nhận thấy trách nhiệm của mình, có thái độ, kỹ năng ứng phó trước những biến đổi khí hậu, thiên tai. 11
  6. Việc giáo dục cũng không chỉ dừng lại ở các nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu mà chúng tôi còn khai thác dạy trẻ các biện pháp giảm nhẹ thiên tai. Các nội dung giáo dục được mở rộng để trẻ hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân của biến đổi khí hậu cũng như lựa chọn các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bằng các việc làm vừa sức. - Mới về cách quy trình triển khai: Trước đây các nội dung giáo dục giáo dục biến đổi khí hậu chỉ tổ chức nhỏ lẻ tại các lớp. Giáo viên tự lựa chọn các hoạt động để đưa vào các thời điểm trong ngày. Giải pháp của tôi đã thay đổi quy trình thực hiện: giáo dục biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai được tổ chức thành một chuyên đề và các chủ đề giáo dục độc lập. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch chi tiết với mục đích yêu cầu, nội dung, các tiêu chí thi đua, phân công lớp điểm, giáo viên mũi nhọn - Mới về hình thức: trước đây nội dung giáo dục chỉ lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động trong ngày, chủ yếu sử dụng các phương pháp làm quen, quan sát, nhận biết, trò chuyện. Giải pháp của tôi đã đổi mới bằng cách tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế để trẻ có cơ hội nâng cao hiểu biết, thể hiện năng lực cá nhân, tinh thần hợp tác Đây là nội dung mới được chúng tôi đầu tư rất nhiều thời gian nghiên cứu, sáng tạo. Đồng thời tôi còn lựa chọn hình thức giáo dục dưới hình thức tổ chức sân chơi "Bé không sợ thiên tai" để huy động sự vào cuộc, phối hợp của phụ huynh và nhà trường và giáo dục trẻ theo phương pháp "Học bằng chơi". + Tính sáng tạo: Việc thực hiện các nội dung giáo dục là việc làm thường niên, mang tính bắt buộc nhưng việc thực hiện có sáng tạo thì sẽ mang lại thành công rất lớn. - Trước đây, khi tổ chức thăm quan, trải nghiệm chúng tôi thường chỉ tổ chức cho trẻ vui chơi là chính nhưng bây giờ chúng tôi đã tổ chức ở các dạng hoạt động khác nhau như: Thăm quan, tìm hiểu, thực hành các kỹ năng để 100% trẻ được hoạt động theo nhóm, cá nhân. Trẻ được hóa thân vào các vai khác nhau như lính cứu hỏa, bác nông dân, công nhân môi trường, đầu bếp, nhà khoa học , được tự mình xử lý các tình huống nên cảm thấy vô cùng hào hứng, thích thú. - Việc lựa chọn các chủ đề giáo dục phù hợp cũng không mới đối với giáo viên mầm non nhưng qua sự định hướng, chỉ đạo của tôi các giáo viên trường tôi đã lựa chọn được rất nhiều những chủ đề mới lạ, sáng tạo, hấp dẫn. Các nội dung, hoạt động được thiết kế trong chủ đề phù hợp với mục tiêu và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn và khả năng của trẻ, điều này rất phù hợp với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Cũng là phong trào sáng trò chơi, bài hát, thơ truyện về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai nhưng thực hiện dưới hình thức sân chơi "Bé 12
  7. không sợ thiên tai", phụ huynh và giáo viên thi đua thể hiện tài năng của mình trước sự chứng kiến của tất cả mọi người nên các thành viên tham gia hứng thú hơn; các sáng tác đuợc thể hiện dưới hình thức biểu diễn nghệ thuật sẽ đặc sắc hơn và chuyên nghiệp hơn. Và để có được những tiết mục đặc sắc như vậy các "diễn viên" đã phải dày công nghiên cứu, sáng tạo, tâm huyết để sản sinh ra đứa con tinh thần được mọi người đánh giá cao. Tất cả những hoạt động chăm sóc, giáo dục đều có sự tham gia của trẻ, từ việc lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện, chuẩn bị các điều kiện hoạt động đến việc giúp đỡ người lớn tổ chức, thực hiện. Trẻ cảm nhận mình chính là chủ thể của hoạt động nên rất hào hứng, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động. Qua những hoạt động đó hình thành cho trẻ ý thức và kỹ năng ứng phó một cách tự nhiên và phù hợp. Tóm lại, với việc thực hiện thành công giải pháp trường chúng tôi đã thu được rất nhiều những kết quả đáng khích lệ. Nhận thức của giáo viên đã thay đổi rất nhiều, đa số đã biết lựa chọn, tổ chức các hoạt động theo phương pháp cùng tham gia. Trẻ đã tự hình thành cho mình một số thói quen như: giữ gìn vệ sinh thân thể, đồ dùng cá nhân, đồ chơi, phòng ngủ biết đeo khẩu trang mỗi khi ra đường; có kỹ năng phòng chống khi có mưa lớn, giông bão, sấm chớp ; biết ứng xử phù hợp với thời tiết: không chơi ngoài sân khi trời quá nắng nóng, trời mưa; biết đề nghị với người lớn điều chỉnh các thiết bị hỗ trợ như điều hòa, bình nóng lạnh, quạt, máy sưởi Biết lựa chọn, từ chối những món ăn có lợi và không có lợi; Hào hứng tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt là trẻ chủ động chia sẻ với cô giáo và cha mẹ về những suy nghĩ và cảm nhận của mình khi thời tiết thay đổi, tình hình sức khỏe và những nhu cầu, mong muốn của bản thân. Nhiều trẻ không muốn nghỉ học vì không muốn bỏ các buổi tập luyện của câu lạc bộ Để làm được những điều đó không dễ nhưng chúng tôi tin mình đã làm được và sẽ làm tốt hơn. 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Giải pháp được thực hiện thành công ở trường của tôi và theo tôi có thể nhân rộng trong tất cả các trường Mầm non toàn quận, thành phố và toàn quốc. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: Có thể nhận thấy rằng áp dụng giải pháp sẽ rất tiết kiệm được thời gian và nhân lực, cụ thể như sau: - Thời gian: Nhà trường có một ngân hàng các chủ đề giáo dục, trò chơi, hoạt động, thí nghiệm bài hát, thơ, câu chuyện về giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Giáo viên tiết kiệm thời gian nghiên cứu hoạt động dạy trẻ. 13
  8. - Nhân lực: Các thành viên trong trường dễ dàng sử dụng ngân hàng dữ liệu các sản phẩm đó trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. - Trẻ biết tự bảo vệ bản thân trước sự thay đổi của thời tiết nên không bị ốm, tiết kiệm kinh phí khám chữa bệnh. b. Hiệu quả về mặt xã hội: - Đối với trẻ: Do giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nên các cháu có nhiều cơ hội được tiếp cận, tham gia những hoạt động mới lạ, hấp dẫn, giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất. Học sinh trường tôi luôn có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường; có kiến thức và kỹ năng tốt trong việc ứng phó với những sự thay đổi của thời tiết, thiên tai. - Đối với giáo viên: Đã nhận thấy việc chăm sóc trẻ sẽ đạt hiệu quả hơn khi chính đứa trẻ có ý thức tự chăm sóc mình. Vì vậy giáo viên đã thay đổi cách giáo dục sao cho trẻ có được ý thức, trách nhiệm với bản thân mình. Các giáo viên đã có thói quen tìm tòi, học hỏi, khám phá những phương pháp, hình thức giáo dục mới đáp ứng yêu cầu đổi mới từng ngày của xã hội. - Phụ huynh trong trường rất tin tưởng, phấn khởi vì sự thay đổi của nhà trường. Nhiều phụ huynh còn thường xuyên trao đổi thông tin, cung cấp tài liệu, hỗ trợ giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, tích cực tham gia các phong trào do nhà trường và giáo viên phát động. - Trường chúng tôi được đánh giá là thực hiện thành công giải pháp sáng tạo đã đăng ký với Phòng Giáo dục và Đào tạo về nội dung giáo dục trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. c. Giá trị làm lợi khác: - Khi giáo viên đã tích cực chủ động hơn trong việc đón nhận các nội dung, phương pháp mới của nhà trường đồng nghĩa với việc giáo viên đã cùng chung vai, gắng sức cùng với Ban giám hiệu thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường. - Giải pháp thực hiện thành công chính là chúng tôi đang chung tay với thế giới bảo vệ môi trường, giảm nhẹ những biến đổi khí hậu và thiên tai. - Giải pháp đóng góp thêm những kinh nghiệm quản lý cho các nhà trường nói riêng và các đơn vị nói chung, đồng thời bổ sung vào cơ sở lý luận về khoa học quản lý./. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Quận Ngô Quyền, ngày 08 tháng 3 năm 2019 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến Lương Thị Oanh Ngô Thị Diệp Hoa 14