Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và hiệu quả

doc 14 trang binhlieuqn2 07/03/2022 11780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_xanh_sach_dep_va_h.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp và hiệu quả

  1. môn cho giáo viên, khuyến khích sự chuyên cần tích cực chủ động, tự tin sáng tạo của trẻ động viên trẻ thực hiện tốt các hoạt động của lớp, của trường, ở các góc chơi Tham gia bày tỏ ý kiến của trẻ đối với cô, với bạn, biết làm quen với các công nghệ hiện đại như đàn, máy tính *Rèn kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên. Đối với giáo viên: Ngay từ đầu năm học nhà trường phát động phong trào cho giáo viên ký cam kết thực hiện các phong trào trọng tâm trong năm. Tập trung xây dựng quy tắc chuẩn mực của giáo viên. Giáo dục cho giáo viên nhân viên sống lành mạnh, yêu nghề mến trẻ thực sự là mẹ hiền của trẻ. Luôn gương mẫu mọi lúc mọi nơi. Đối với trẻ: - Lòng ghép vào nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ để rèn cho trẻ kỹ năng ứng xữ hợp lý với các tình huống xãy ra trong cuộc sống. Ví dụ: Giáo dục trẻ biết cảm ơn khi được cho, tặng hay được giúp đỡ. Biết yêu thương giúp đỡ những em nhỏ và bạn bè, biết gần gũi chăm sóc với vật nuôi cây trồng. Biết lễ phép với Ông, Bà, Cha, Mẹ và mọi người. - Giáo dục trẻ kỹ năng ứng xữ văn hóa, chung sống hòa bình, không bạo lực và các tệ nạn xã hội, giáo duc trẻ hiểu biết một số khái niệm về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông và một số tai nạn thương tích khác Thông qua hoạt động cho trẻ khám phá môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và hoạt động mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ. * Tổ chức tốt ngày hội ngày lễ, các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. Các hoạt động tập thể tổ chức các hội thi, các ngày lề lớn đã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh, các tầng lớp xã hội về vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ qua đó tạo được sự ủng hộ của cộng đồng xã hội chung tay góp sức để tạo nên chất lượng giáo dục mầm non, hoạt động lễ hội trong năm học và các hội thi dành cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì qua hội thi trẻ được tham gia vào hoạt động giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hiểu được nét đẹp truyền thống của địa phương : Ví dụ: Hội thi Bé hát dân ca, trò chơi dân gian và hò khoan Lệ Thủy. Trẻ được chơi các trò chơi dân gian, ca dao đồng dao, được hát và nghe các làn điệu dân ca của các quê hương và nghe làn điệu học khoan của quê hương Lệ Thủy, trẻ được giao lưu với bạn bè trong trường, biết chia sẽ hợp tác với nhóm bạn để chơi Tùy vào từng thời điểm khác nhau để chỉ đạo các cụm, tổ, nhóm, lớp tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ tại lớp hoặc chung toàn trường. Ví dụ: TT Thời Nội dung Hình thức tổ Người phụ trách gian chức 1 Tháng 09 Vui hội bé đến trường Toàn trường BGH và cô giáo Tết trung thu 2 Tháng 10 Lễ hội ngày thành lập HLH phụ Tại lớp Giáo viên chủ nữ Việt Nam 20/10 nhiệm 6
  2. 3 Tháng 11 Ngày hội Cô giáo Toàn trường BGH và cô giáo Hội thi hát dân ca, trò chơi dân gian và hò khoan Lệ Thủy 4 Tháng 12 Kỷ niệm ngày 22/12 Tổ chức tại lớp G.viên chủ nhiệm 5 Tháng 02 Lễ hội mừng xuân Tổ chức tại lớp Giáo viên CN 6 Tháng 03 Ngày hội Bà, Mẹ, Cô giáo, Bạn Toàn trường BGH và cô giáo gái 7 Tháng 05 Tổ chức ngày 1/6 và tổng kết Toàn trường BGH và cô giáo năm học Từ kế hoạch của nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể của nhóm lớp, hướng cho giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình lễ hội xen kẻ các bài ca dao đồng dao, các trò chơi dân gian. Tổ chức cho trẻ xem các băng hình hoạt động lễ hội của quê hương đất nước để cho giáo viên và trẻ hiểu được các phong tục tập quán, các hoạt động lễ hội của từng vùng miền, các phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Ngoài những chương trình văn nghệ của các cháu các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức giao lưu văn nghệ, chơi trò chơi kéo co giữa các tổ vào dịp 26/3 và 08/03 20/10 đã tạo nên một không khí vui tươi ấm áp thân thiện giữa cô giáo và trẻ, cô giáo và cô giáo, phụ huynh và nhà trường. *Tổ chức cho trẻ tham gia tìm hiểu di tích lịch sữ văn hóa địa phương. Đầu năm học nhà trường tham mưu với lãnh đạo địa phương để chăm sóc nhà bia tưởng niệm của xã. Tiến hành vệ sinh và dâng hương vào các ngày lễ lớn và ý nghĩa như 27/7; 22/12 và các ngày tết, ngày lễ Tổ chức cho trẻ cùng tham gia chăm sóc và tham quam, sau mỗi lần tham gia cùng cô đã để lại cho trẻ nhiều ấn tượng tốt đẹp. Giáo dục trẻ tình yêu thương và quý trọng quê hương, thôn, xóm nơi mãnh đất trẻ đang sống và học tập. Biện pháp 3. Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học tích cực: Song song với việc xây dựng môi trường Xanh - sạch - đẹp - an toàn, thân thiện thì việc tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ góp phần rất quan trọng và tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học tích cực. Đội ngũ giáo viên trường tôi số lượng khá đông, phần đa là giáo viên trẻ mới vào trường trình độ đào tạo trên chuẩn cao, vì vậy nắm vững phương pháp được nhưng để có nhiều kinh nghiệm thủ thuật và tiếp cận phương pháp đổi mới thì vẫn còn nhiều hạn chế. Phương pháp dạy học thụ động cô là trung tâm vẫn còn phổ biến, bởi vậy trẻ còn nhút nhát trong mọi hoạt động. Làm thế nào để tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động một cách hứng thú trong mọi hoạt động. Tập cho trẻ thói quen giao tiếp tự tin, thích tò mò đặt các câu hỏi và tham gia hoạt động theo nhóm một cách tích cực để trẻ có tình cảm, biết hợp tác với bạn trong lớp thì vai trò Cô giáo là rất quan trọng. Nắm được điểm yếu của giáo viên về phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế tôi đã có kế hoạch để bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm bằng cách xây dựng các tiết dạy mẫu để giáo viên được dự giờ và học hỏi trao đổi kinh nghiệm. 7
  3. Giáo viên phải nhẹ nhàng tạo cho trẻ sự tự tin, không quát nạt, không phê bình, cho trẻ được làm theo cách thử sai với trẻ mầm non tạo hứng thú ban đầu không những chỉ mềm dẻo mà phải nắm được đặc điểm của trẻ độ tuổi để trò chuyện trao đổi một cách tự nhiên, ngồi hoặc đứng thoải mái không gò bó áp đặt trẻ, cách tạo tâm thế đó đã làm cho trẻ tự tin thoải mái trong quá trình tham gia vào hoạt động. Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp chuyển tải truyền thụ kiến thức. Giáo viên mầm non nói chung trong quá trình lên lớp còn hạn chế vận dụng sáng tạo của trẻ chỉ đặt các câu hỏi đơn điệu như là "Đây là cái gì ?", "Quả chuối màu gì? " . chứ rất ít giáo viên đặt các loại câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ, câu hỏi mở rộng vì vậy tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên từng lĩnh vực phát triển nên hỏi như thế nào ? Từ những câu hỏi đơn giản nhưng tạo cho trẻ hứng thú hoạt động tích cực và hiệu quả đạt rất cao trong phương pháp dạy học tích cực. Bồi dưỡng cho giáo viên xây dựng tiết dạy và hoạt động vừa học vừa chơi hoạt động theo cá nhân, nhóm nhỏ. Là người quản lý chúng ta không nên quan niệm rằng phải hoạt động chung cả lớp mới gọi là tiết học. Với tôi nắm được kiến thức kỹ năng đặt ra trong tiết học là mục tiêu chủ yếu và một tiết học nên cho trẻ được hoạt động nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân thì mới đạt được mục tiêu đặt ra. Với những tiết dạy và hoạt động xây dựng nhiều trò chơi xen kẽ thì trẻ rất hứng thú học, không bị nhàm chán và đạt hiệu quả cao. Muốn giáo viên thực hiện tốt các hoạt động với trẻ chúng tôi đã đầu tư tài liệu về các trò chơi, câu đố cho trẻ mầm non, hướng dẫn làm trò chơi tự tạo bằng vật liệu mở, nối mạng Internet để giáo viên tham khảo thêm các trò chơi, giáo án, trò chơi cho giáo viên trao đổi với nhau về các thủ thuật lên lớp, cách làm trò chơi Bồi dưỡng cho giáo viên về tổ chức các trò chơi dân gian, và hát các bài hát dân ca. Duyệt các kế họach của giáo viên hàng tháng hướng cho giáo viên đưa các bài ca dao, đồng dao, các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca các vùng miền và trong các chủ điểm một cách phù hợp để dạy trẻ. Từ những biện pháp trên mà giáo viên đã đổi mới đựơc rất nhiều về phương pháp dạy học tích cực, trẻ hoạt động tích cực tự tin, các trò chơi dan gian, hát dân ca, ca dao đồng dao trẻ thuộc nhiểu và tham gia hứng thú vào các hoạt động thể hiện ở kết quả đánh giá trẻ cuối năm học đạt 95% trẻ đạt yêu cầu trở lên. Biện pháp 4. Công tác xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị thực hiện có hiệu quả phong trào - Để giúp giáo viên có đủ điều kiện dạy học theo phương pháp mới, ngay từ đầu năm học nhà trường đả chỉ đạo khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học và từng khối lớp. Phát động hội thi “ Tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương”. Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. - Tăng cường tham mưu với lãnh đạo địa phương, phụ huynh và các ban, ngành đoàn thể để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm trang thiết bị dạy học và đồ chơi ngoài trời theo thông tư 02. Cụ thể trong năm qua BGH nhà trường đã huy động được nguồn xã hội hóa giáo dục với 43,200Triệu đồng 8
  4. Sữ dụng có hiệu quả nguồn quỷ đó nhà trường đã tu sữa hệ thống công trình nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước, xây dựng bồn hoa ở cụm trung tâm, quét lại sơn hàng rào, ngoài ra còn mua sắm thêm 3 loại đồ chơi ngoài trời phục vụ chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Sau khi đầu tư xây dựng, mua sắm môi trường học tập của trẻ được cải thiện, phong phú, trẻ đến trường chuyên cần, hăng say học tập, thích được học qua máy chiếu, thích học âm nhạc qua băng đĩa, thích hoạt động thể dục qua nền nhạc Điều đó cho thấy rằng trẻ đã thực sự tích cực trong các hoạt động nhờ môi trường học tập thân thiện đảm bảo mọi điều kiện giúp trẻ sẵn sàng khám phá tìm tòi thế giới xung quanh. Biện pháp 5: Phối hợp gia đình, trường mầm non và các tổ chức đoàn thể để xây dựng môi trường lành mạnh nhất cho trẻ. Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giữa gia đình và trường mầm non. Đây là sự kết hợp hai chiều cùng chung một mục đích vì sự phát triển của trẻ thơ. Trong sự kết hợp này cả gia đình và trường mầm non đều là chủ giáo dục, đều là tích cực chủ động. Bởi vậy về phía trường mầm non phải xác định được là cơ sở giáo dục mầm non là cơ sở giáo dục hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được Nhà nước giao cho, là nơi nắm vững đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ mầm non. Vì vậy cần phải chủ động trong việc kết hợp gia đình để có thêm điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục của nhà trường. Trước hết phải chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, làm cho trẻ đến trường mầm non khỏe mạnh, thông minh và biết hướng thiện để gây lòng tin cho các bậc phụ huynh yên tâm gửi các cháu vào trường mầm non. Bồi dưỡng cho giáo viên có kỹ năng trao đổi với phụ huynh, có thái độ ân cần thân mật với phụ huynh để trao đổi tình hình học tập của trẻ. Đồng thời phụ huynh đóng góp ý kiến cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đối với cô giáo. Trao đổi với phụ huynh những việc cần quan tâm như cùng giáo viên làm đồ chơi tạo môi trường, tham gia các hoạt động lễ hội. Phối hợp giáo viên cùng thống nhất quan điểm giáo dục trẻ, không nghe theo ý chủ quan Xác định rõ mục tiêu trường học thân thiện là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các cháu có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Ngay từ đầu năm nhà trường đã quán triệt trong đội ngũ về đạo đức nhà giáo. Thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo. Đối xữ công bằng, tôn trọng trẻ để trẻ tự tin, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hứng thú các hoạt động trẻ nhận thấy sự gần gũi như ở nhà. Ngoài ra bản thân đã chỉ đạo nhà trường xây dựng mối quan hệ đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong đội ngũ, tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn cho từng cá nhân. Một phần quan trọng không kém đó là chỉ đạo toàn thể hội đồng, thiết lập mối quan hệ thân mật, gần gũi giữa nhà trường với phụ huynh và cộng đồng để tăng cường sự hỗ trợ các nguồn lực cho nhà trường, đồng thời có sự kết hợp tìm ra các vấn đề cần được chăm sóc, giáo dục đối với trẻ kịp thời. 9
  5. * HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Qua việc chỉ đạo hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở đơn vị. Tôi đã chỉ đạo tập thể đội ngũ xây dựng thành công đáng kể và đạt kết quả sau + Công tác tuyên truyền: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ nhiệt tình, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của phong trào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. +Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả. - Nhiều phụ huynh đả ủng hộ nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, sách truyện tranh cho trẻ, ủng hộ cây xanh, chậu hoa, phân lân,cây cảnh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong và ngoài lớp học. - Ngay sau đợt phát động đầu năm của nhà trường mỗi giáo viên đã tham gia tốt phong trào mỗi giáo viên 2 chậu và hoa tạo được môi trường và không khí thi đua sôi nỗi trong giáo viên. Xây dựng vườn hoa “ Cô - Mẹ- Bé” cùng chăm có 8/9 nhóm lớp đạt kết quả cao. Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, giáo viên trang trí lớp gọn gàng theo từng chủ đề, phù hợp với trẻ. Có đủ công trình vệ sinh cho trẻ và giáo viên, luôn được giữ gìn sạch sẽ. Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu của nhà trường. Có bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đồ chơi ngoài trời cho trẻ vui chơi và học tập. Sân trường đã tạo được bóng mát bởi cây xanh; có chỗ cho các cháu chơi nước, chơi cát, với sân chơi bãi tập an toàn. Ngày ngày trẻ được cùng với cô giáo chăm sóc vườn rau, bồn hoa, cây cảnh và nhất là được gieo hạt, chăm bón, theo dõi sự lớn lên của cây đã tạo cho các cháu những ấn tượng sâu sắc về môi trường thiên nhiên khiến các cháu vô cùng thích thú. Đây là cơ hội tốt nhất để các cháu được hoạt động, khám phá, giao tiếp và phát triển Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình cuả phụ huynh sự tham gia hăng say của CB, GV,NV nên trường đã đẹp nay càng đẹp hơn, đã xanh lại càng xanh và thân thiện hơn. Nên trong năm qua trường đạt giải khuyến khích trong hội thi “ Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, thân thiện và hiệu quả” cấp Huyện. + Nâng cao kỹ năng sống cho giáo viên, trẻ: - Ý thức tự học tự bồi dưỡng phấn đấu để vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao rỏ rệt. 100% giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể hàng tháng, hàng tuần . Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn giáo viên : 100%. Số giáo viên dạy giỏi cấp trường: 13/20 đạt 65% Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 2 đồng chí. Không có giáo vieenyeeus về chuyên môn nghiệp vụ. - Tập thể cán bộ, giáo viên , nhân viên đoàn kết có lối sống giãn dị, giúp đỡ tôn trọng đồng nghiệp và những người xung quanh, gương mẫu trong hành vi lời nói + Đối với trẻ: 100% cháu có ý thức giữ gìn văn minh, biết bảo vệ môi trường và sức khỏe. Tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp của trường. Biết phòng tránh một số tai nạn thương tích và thực hiện quy định luật giao thông theo độ tuổi. Năm qua 100%trẻ đảm bảo an toàn tính mạng về thân thể và tinh thần. 10
  6. Trẻ thích được đến trường; Tỷ lệ chuyên cần đạt 99,2%. +Phát huy được giá trị di tích văn hóa ở địa phương và tạo được sân chơi lành mạnh bổ ích cho trẻ. Bằng việc tổ chức cho trẻ tham quan và tham gia các hoạt động cùng cô tại nhà bia tưởng niệm của xã đã kích thích trẻ tìm hiểu sâu sắc cội nguồn và ý nghĩa của lịch sữ địa phương. Truyền cảm hứng đến cho trẻ một cách có ý nghĩa. + Xây dựng cơ sở vật chất: Địa phương, phụ huynh và CB,GV,NV ủng hộ quỷ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực với trị giá 7.200.000 sữ dụng vào việc mua sắm các hạng mục 3 bộ đồ chơi ngoài trời và các đồ chơi ở góc phát triển vận động. Với sự hỗ trợ của UBND xã đã tu sữa hệ thống công trình vệ sinh, làm mới hệ thống thoát nước, xây mới bồn hoa cây cảnh ở cụm trung tâm với tổng kinh phí: +Chất lượng đội ngũ: Đã tạo được niềm tin và sự ghi nhận của nhân dân về năng lực chuyên môn của đội ngũ. Các cháu đã thực sự hứng thú tự nguyện tham gia vào các hoạt động. Trẻ đạt được các kỷ năng cơ bản, ý thức được bản thân trong việc nhận thức về môi trường sống. Kết quả cho thấy trong năm học 2014-2015, toàn thể đội ngũ đều đạt 100% chuẩn nghề nghiệp của GVMN đạt từ khá trở lên 100%, trong đó đạt xuất sắc 14/20 đạt tỷ lệ 70%. Giáo viên giỏi cấp trường 13/25 tỷ lệ 65%, Giáo viên giỏi cấp huyện đạt 2 đ/c, Chiến sĩ thi đua các cấp 4 đ/c. Năng lực sư phạm xếp loại tốt 14/20 đạt tỷ lệ 70%. Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 100%; trên chuẩn 22/31 tỷ lệ 71% so với năm học trước tăng 4%. 100% CB,GV,NV có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. + Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cán bộ, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, gương mẫu thương yêu, tôn trọng và đối xữ công bằng trong việc CS-GD trẻ. 100% trẻ được rèn tính mạnh dạn. Giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách hứng thú các hoạt động thực hành, vui chơi, giao tiếp, giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên biết quan tâm đến nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, công bằng, thái độ thân thiện và dân chủ. Đa số giáo viên nhân viên đều có thái độ, cởi mỡ hòa nhã, gần gũi khi đến trường, trong đấu tranh phê và tự phê tuy vẫn đảm bảo sự thẳng thắn nhưng vẫn đủ sự tế nhị để không khí tập thể luôn được nhẹ nhàng và hợp tác. Vai trò của BCH công đoàn nhà trường luôn được phát huy để duy trì mối quan hệ gần gũi, hợp tác và cùng giúp nhau, chia sẽ khó khăn và động viên chị em vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên đả xây dựng được mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng CS-GD trẻ và hổ trợ nhà trường về vật chất củng như tinh thần trong các hoạt động của đơn vị. 11
  7. Nhà trường thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước và ngành phát động đặc biệt là cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung; Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Xếp loại Xuất sắc. 3. PHẦN KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi và trải nghiệm thực tế đã chỉ ra một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và hiệu quả”.Dù kết quả đạt được chưa được nhiều nhưng bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt là toàn thể phụ huynh, cộng đồng và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp về phong trào "Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả” mang một ý nghĩa rất quan trọng, là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ đây là môi trường gần gũi thân thiện giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại ý nghĩa quan trọng đó là nó đã tạo nên một không khí thi đua trong toàn thể CBGV – NV và các cháu học sinh, nó đã tạo cho nhà trường có một môi trường an toàn cả về thể chất và tinh thần, gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động học tập, cũng như vui chơi. Đặc biệt đã nâng cao được chất lượng chung của nhà trường, tạo được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo và của các bậc phụ huynh học sinh Nói chung phong trào “ Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả” là một việc làm rất mới, rất khó khăn và lâu dài; đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt các biên pháp để huy động tốt nhất mọi đối tượng với mục đích tất cả vì thế hệ tương lai. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Để công tác "Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả” đạt được kết quả cao hơn tôi xin được kiến nghị như sau: * Đối với Phòng GD&ĐT: - Tạo điều kiện cho BGH và một số giáo viên trong đơn vị trường được tham quan các cơ sở trong và ngoài tỉnh đã thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để chúng tôi có cơ hội học tập các kinh nghiệm hay của đơn vị bạn. - Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 02/BGD-ĐT để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hoạt động dạy và học ở trường Mầm non. * Đối với sở GD& ĐT Tổ chức hội thảo, tuyên dương về phong trào“ Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả” trong phạm vi toàn tỉnh để các huyện có cơ hội tham khảo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình quản lý chỉ đạo. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, trong quá trình nghiên cứu những giải pháp thiết thực mà tôi đã thực hiện tại đơn vị đem lại kết quả khả quan trong 12
  8. việc xây dựng “Trường học thân thiện học xanh, sạch, thân thiện và hiệu quả” hy vọng những giải pháp này sẽ tiếp tục áp dụng thực hiện vào những năm tiếp theo. Trong quá trình làm sáng kiến không tránh khỏi những sai sót hạn chế kính mong các đồng chí, hội đồng khoa học góp ý kiến giúp đỡ, bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! 13
  9. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG . NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT 14