SKKN Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng môn Tin học khối ở bậc Tiểu học

pdf 18 trang binhlieuqn2 8261
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng môn Tin học khối ở bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_truc_quan_de_nang_cao_chat.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng môn Tin học khối ở bậc Tiểu học

  1. 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay trong lí luận dạy học nói chung và dạy học môn Tin học nói riêng đề cập khá nhiều đến phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp thảo luận, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp chia nhóm, Thực hiện việc đổi mới giáo dục phổ thông đã trở thành nền nếp sâu rộng từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, đặc biệt là chú trọng đến đối tượng dạy học. Phần lớn giáo viên đứng lớp đã thích nghi với chương trình, phương pháp mới nhất là sử dụng, khai thác triệt để tác dụng thiết bị thực hành, của trang thiết bị, phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm, máy chiếu. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường Tiểu học Trần Phú tôi thấy cần phải có thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với từng độ tuổi học sinh để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học. Sử dụng phương pháp như thế nào để qua mỗi phần học, tiết học học sinh hứng thú với phương pháp mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và ứng dụng của kiến thức đáp ứng yêu cầu môn học nói riêng và ứng dụng vào thực tiễn trong đời sống xã hội nói chung. Chính vì vậy là người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi luôn băn khoăn suy nghĩ bằng cách nào để phối hợp tốt các phương pháp dạy học để cho học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức bài học vận dụng tốt vào thực tế. Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy - học nên phương pháp dạy học trực quan rất cần thiết trong dạy và học các bộ môn trong trường học, nhất là đặc điểm của môn Tin học, phương pháp trực quan sẽ giúp học sinh khắc phục những khó khăn ban đầu, tiếp thu kiến thức một cách trừu tượng. Phương pháp này thường được dùng với các phương pháp khác nhất là phương pháp diễn giải. Bằng phương pháp này học sinh tiếp thu bài rất nhanh và nhớ kiến thức lâu và chất lượng học tập cũng được nâng cao. 2
  2. Từ những cơ sở trên tôi mạnh dạn chọn sáng kiến “Áp dụng phương pháp dạy học trực quan để nâng cao chất lượng môn Tin học khối ở bậc Tiểu học”, trước hết là phục vụ cho việc dạy và học của mình sau đó là góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 2. Nội dung: 2.1 Cơ sở lý luận. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học và chúng ta có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức. Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh khi học bộ môn Tin học này cũng vậy. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật và phương pháp thu thập, lưu trử, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kỉ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay. Để áp dụng phương pháp trên vào giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy giáo 3
  3. ngoài tin thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mà từ các hình ảnh, hoạt động trực quan đến tư duy trừu tượng hay còn gọi trực quan hoá thông tin thông qua các công cụ trực quan. 2.2 Cơ sở thực tiễn. * Thuận lợi: Học sinh ở trường Tiểu học Trần Phú hiện nay đã có thuận lợi trong học tập đó là: Nhà trường trang bị phòng học, máy vi tính và phần mềm phục vụ cho việc dạy và học môn tin học. Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm duy trì trao đổi thông tin thường xuyên để nắm bắt được tình hình của con em mình ở trường. Giáo viên được đào tạo chuẩn về Tin học để đáp ứng cho yêu cầu dạy và học. * Khó khăn: Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, dạy học định hướng năng lực cho học sinh giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính nhưng khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện trên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng tranh luận sôi nổi của học sinh. Để làm được điều này thì đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các trường học khi áp dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy vẫn là trang thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học còn nhiều thiếu thốn và bất cập. Để áp dụng phương pháp này vào dạy Tin học thì đòi hỏi phải có máy chiếu (Projecter), máy vi tính đó là chưa 4
  4. kể đến việc nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp cũng đều phải được trang bị. Bên cạnh đó do hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn một số gia đình không có điều kiện để mua máy tính cho con em học. Một thực tế khác là ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu hoặc chỉ biết đến máy tính như một công cụ giải trí. 2.3 Giải pháp: 2.3.1 Trực quan hoá thông tin dạy học. Trực quan hoá thông tin dạy học là một quá trình thông qua đó người học tri giác các tài liệu học tập dưới dạng các biểu trưng hình ảnh, âm thanh, mô hình, vật thật, với sự hỗ trợ của dụng cụ trực quan. Có thể nói dụng cụ trực quan có nhiều thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng ngôn ngữ. Chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng một vị trí, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dựa trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt là tranh ảnh trực quan làm tăng sự nhớ trong học tập. Như vậy nếu sử dụng các dụng cụ trực quan là máy chiếu, tranh ảnh, biểu tượng vào dạy Tin học thì có hiệu quả rất cao. Trước khi sử dụng dụng cụ trực quan cho một bài học thì trước hết giáo viên cần xác định bài nào cần dụng cụ trực quan và những dụng cụ trực quan đó là gì phục vụ cho những đơn vị kiến thức nào trong bài học. Tiếp đến là công tác chuẩn bị với dụng cụ trực quan. Ví dụ dạy bài: “Chương trình máy tính được lưu ở đâu?” cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan như: ổ cứng, các thiết bị lưu giữ thông tin như USB, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, hay hình ảnh của một số loại thiết bị nêu bằng cách chụp bởi tranh ảnh như thế học sinh mới nhớ lâu và thấy trong thực tế có thể gọi tên dụng cụ trực quan chính xác. Máy chiếu tương đối dễ sử dụng và việc chuẩn bị cho việc dạy học với máy chiếu tương đối dễ dàng, ít tốn thời gian. Tuy nhiên phải có sự chuẩn bị kiến thức và các nội dung kiến thức cần trình chiếu. Nội dung đưa lên máy chiếu phải rõ ràng chính xác và phải có máy vi tính. 5
  5. * Hiệu quả: Sau khi áp dụng một số ví dụ vào đề tài, số học sinh biết phân biệt các thiết bị của máy tính tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên một số học sinh vẫn chưa xác định đúng các vị trí thiết bị, Như vậy bước đầu việc vận dụng kiến thức, kĩ năng của các em vào làm bài tập thực hành đã có hiệu quả rõ rệt. 2.3.2 Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ hoạ, biểu trưng tranh ảnh. Muốn sử dụng phương pháp dạy học này thành công thì việc đầu tiên người thầy phải làm là thiết kế các thông điệp trực quan đòi hỏi nhiều sức lực và trí lực nhưng lại là công việc đem lại nhiều lợi ích. Việc thiết kế các tài liệu dạy học trực quan mới có thể tạo nên sự thay đổi, và khi người học chú ý sẽ cho nhiều điều bổ ích. Người thiết kế phải quan tâm tới khía cạnh giảng dạy, tính trực giác và đặc biệt quan tâm tới những kĩ năng học tập của học sinh trong nghiên cứu và thực hành. Người giáo viên phải biết phân tích chọn lựa các loại hình trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài học. 2.3.2.1 Dạy học trực quan bằng biểu trưng ngôn ngữ. Biểu trưng ngôn ngữ được tạo ra từ chữ viết dưới dạng một từ đơn lẽ hoặc câu hoàn chỉnh dùng đặt tên đối tượng, định nghĩa, mô tả đối tượng. Thường khi dạy các bài học lý thuyết tôi thường sử dụng loại biểu trưng trực quan bằng ngôn ngữ. Ví dụ 1: Dạy bài “Làm quen với máy tính” tôi chiếu hình ảnh chung của máy tính điện tử lên màn hình để học sinh quan sát và cho biết máy tính điện tử gồm những bộ phần chính nào? 6
  6. Ví dụ 2: Dạy bài “Cỡ chữ và phông chữ”, thì tôi đưa lên màn hình một trong các cách thực hiện chọn phông, chọn cỡ như sau: Bước 1. Chọn khối văn bản cần định dạng Bước 2. Click Format \ Font Bước 3. Hộp thoại Font xuất hiện chọn Font, Font style, Size trong hộp thoại Bước 4: Chọn OK Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi liên quan: Câu 1: Nêu các bước để định dạng văn bản phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ bằng menu lệnh? (học sinh quan sát màn hình và nêu các bước cần định dạng ). Câu 2: Thao tác quan trọng nhất trong định dạng văn bản là gì? (học sinh chọn phần văn bản cần định dạng). 2.3.2.2 Dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ. Biểu trưng đồ hoạ được tạo ra bằng nhiều cách đồ họa liên quan với hình ảnh, đồ hoạ liên quan với khái niệm, đồ hoạ tuỳ ý Việc dạy học trực quan bằng biểu trưng đồ hoạ trong Tin học giúp người học có thể thao tác nhanh các bước thực hành - đây là yêu cầu cần đạt của người học Tin học, dựa vào các biểu trưng đồ hoạ này học sinh có thể phát hiện ra khái niệm, ý nghĩa của nó. 7
  7. Ví dụ 1: Dạy bài “Căn lề” giáo viên cần cho học sinh làm quen với việc căn lề qua các biểu tượng. Ví dụ 2: Dạy bài “Sao chép văn bản” gi¸o viªn cÇn cho häc sinh lµm quen víi viÖc sao chÐp, di chuyÓn, c¾t (xo¸) nhanh qua c¸c biÓu t­îng. Ví dụ 3: Dạy bài “Trình bày chữ đậm, nghiêng” giáo viên đưa các biểu tượng: Ở các bài trên học sinh nhìn vào biểu tượng và nêu chức năng của các biểu trượng từ đó các em nắm chắc hơn kiến thức lí thuyết để vận dụng vào làm thực hành tốt hơn. 2.3.2.3 Dạy học trực quan bằng biểu trưng hình ảnh Biểu trưng hình ảnh được tạo ra như ảnh chụp, tranh minh hoạ, tranh vẽ. Tất cả đều phản ánh sự vật và ý nghĩa dưới dạng các biểu trưng cụ thể và mang tính hiện thực cao, người học có khả năng phiên dịch các biểu trưng hình ảnh thành các vật tương tự trong thế giới hiện thực. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Khám phá máy tính” ta có thể sử dụng một số ảnh minh hoạ về máy tính. Máy tính xưa: 8
  8. Máy tính ngày nay: Máy tính bàn Máy tính bảng Máy tính xách tay Các bộ phận chính của máy tính: Thấn máy Màn hình 9
  9. Bàn phím Chuột Tìm hiểu thêm một số thiết bị kết nối với máy tính: USB Đĩa mềm Đĩa CD Máy in Loa Hoặc khi dạy bài “Làm quen với máy tính” để giúp học sinh sớm hình thành kỹ năng làm việc với máy tính như khởi động máy tính, tắt máy tính hay phân biệt các đối tượng trên màn hình máy tính ta tiến hành đưa một số hình ảnh liên quan. Các biểu tượng 10
  10. 2.3.2.4 Kết hợp các loại hình trực quan. Giữa các loại hình trực quan, người thiết kế có thể kết hợp đa dạng các loại biểu trưng trực quan ngôn ngữ, hình ảnh, đồ hoạ với nhau. Đối với hầu hết học sinh ba loại này bao gồm nhiều mức độ khác nhau rất có ích trong học tập. * Ví dụ khi dạy phần 5 “Em tập soạn thảo”, ta có thể sử dụng kết hợp cả ba hình thức trực quan. Thanh Thanh Thanh Menu bar Formating Tool bar Thước dọc Thước ngang Thanh cuộn 11
  11. * Hiệu quả: Sau khi áp dụng biện pháp tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ họa, biểu trưng tranh ảnh học sinh nhận biết các biểu tượng được nhanh hơn, phân biệt và ghi nhớ các biểu tượng, các nút lệnh điều khiển được lâu hơn. Từ đó học sinh có thể sử dụng các kiến thức đã học để thực hành cũng như vận dụng vào thực tiễn tốt hơn. 2.3.3 Xây dựng các kĩ năng, thực hành: 2.3.3.1 Kĩ năng nhận biết tính năng các loại biểu tượng. Sau một tiết học tôi thường củng cố lại cho học sinh những cái vừa học bằng các dạng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh nắm lại bài, học sinh có thể phân biệt được lệnh, các biểu tượng và nắm ý nghĩa của các biểu tượng. Ví dụ 1: Dạy bài “Làm quen với soạn thảo văn bản”: Nối các ý của cột A, B, C, D sao cho hợp lý. A B C D Ctrl + O File \ Open Tạo tập tin văn bản mới Ctrl + N File \ Save Đóng tập tin văn bản Ctrl + S File \ Exit Mở văn bản đã có Alt + F4 File \ New Lưu văn bản Ví dụ 2: Dạy bài “Sao chép văn bản”: Dùng các từ, cụm từ điền vào chổ trống cho phù hợp. (1) Edit \ Copy (5) Ctrl + V (2) Edit \ Cut (6) Ctrl + C (3) Edit \ Paste (7) Ctrl + X (4) Delete Các bước sao chép khối Bước 1. Chọn khối Bước 2. Click vào (hay bấm tổ hợp phím hoặc Click biểu tượng ) Bước 3. Đưa con trỏ đến vị trí mới. Bước 4. Click vào (hay bấm tổ hợp phím hoặc Click biểu tượng ) 12
  12. Các bước chuyển khối Bước1. Chọn khối Bước 2. Click vào (hay bấm tổ hợp phím hoặc Click biểu tượng ) Bước3. Đưa con trỏ đến vị trí mới. Bước 4. Click vào (hay bấm tổ hợp phím hoặc Click biểu tượng ) Các bước xoá khối Bước1. Chọn khối Bước 2. Click vào (hay bấm tổ hợp phím hoặc Click biểu tượng ) 2.3.3.2 Rèn luyện kĩ năng thao tác trên máy. Để việc học Tin học của học sinh đạt kết quả tốt, chất lượng cao, học sinh nắm chắc bài, biết thao tác trên máy tính cần cho học sinh học tại phòng máy, học sinh vừa nghe giáo viên giảng bài vừa ghi bài và thực hiện trên máy tính theo từng bước một. Với cách tổ chức học như thế này kết quả cho thấy học sinh nắm chắc bài học, đa số các em đều thực hiện được các thao tác thực hành. * Hiệu quả: Sau khi áp dụng biện pháp xây dựng các kĩ năng, thực hành học sinh dễ dàng phân biệt được các biểu tượng các nút lệnh mà vốn học sinh rất khó nhớ và dễ nhầm lẫn. Tránh được hiện tượng học sinh khi thực hành phải mò mẫm các công cụ, các biểu tượng khi sử dụng phần mềm để làm bài tập thực hành cũng như vận dụng vào thực tiễn. 2.3.4 Học mà chơi, chơi mà học. Giải trí thư giản. Để cho học sinh có hứng thú học tập, tạo kích thích tìm tòi, đồng thời góp phần thư giản cho các em thì trước khi kết thúc tiết học tôi thường tổ chức cho các em chơi một số trò chơi như: Blocks, Dots, Sticks, luyện gõ bằng Mario, hay cho học sinh vẽ hình tự do bằng chương trình Paint, mà qua các chương trình này học sinh được hình thành các kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím, các thao tác với chuột và bàn phím. * Hiệu quả: Giúp học sinh thoải mái trong học tập, Kích thích sự tìm tòi, khám phá và yêu thích môn học. 13
  13. 2.4 Hiệu quả của sáng kiến. * Phạm vi thực hiện: Do điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường nên phạm vi nghiên cứu và thực hiện là môn Tin học tại 3 lớp 4A, 4B, 4C của trường Tiểu học Trần Phú. * Kết quả cụ thể: Qua điều tra những tiết học đầu tiên tôi tiến hành đã thu được kết quả như sau: - Về khâu tiếp nhận lý thuyết: đa số các em hay quên và chưa vận dụng vào thực hành được nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. - Về kĩ năng thực hành: Thực hành Tổng Tự thao tác sau khi Thao tác cần có hướng Lớp Chưa biết thao tác số có hướng dẫn dẫn thường xuyên SL % SL % SL % 4A 43 15 34.9 20 46.5 8 18.6 4B 37 13 35.1 17 46.0 7 18.9 4C 38 14 36.8 16 42.1 8 21.1 Cộng 118 42 35.6 53 44.9 23 19.5 Sau một thời gian ngắn thực hiện ứng dụng các dụng cụ trực quan vào dạy học tin học lớp 4 tôi nhận thấy: - Việc ứng dụng giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách tích cực và trực quan, tiết kiệm thời gian trong tiết dạy lí thuyết từ đó học sinh có thời gian thực hành nhiều hơn và trong quá trình thực hành học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. - Đối với học sinh tôi thấy học sinh học tập tích cực hơn, hào hứng hơn, chú ý hơn, tham gia xây dựng bài sôi nổi hơn. Đặc biệt các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn, số em hiểu bài biết vận dụng kiến thức kĩ năng trình bày bài lí thuyết tăng rõ rệt. 14
  14. - Về kĩ năng thực hành: Thực hành Tổng Tự thao tác sau khi có Thao tác cần có hướng Chưa biết thao Lớp số hướng dẫn dẫn thường xuyên tác SL % SL % SL % 4A 43 34 79.1 9 20.9 0 0.0 4B 37 29 78.4 8 21.6 0 0.0 4C 38 31 81.6 7 18.4 0 0.0 Cộng 118 94 79.7 27 20.3 0 0.0 + Số lương học sinh tự thao tác sau khi có hướng dẫn tăng 44.1% + Thao tác cần có hướng dẫn thường xuyên giảm 24.6 % + Chưa biết thao tác không còn. 3. Kết luận: 3.1 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. Sử dụng tốt phương pháp dạy học trực quan là con đường tốt nhất để đạt được mục đích yêu cầu tiết dạy trong đó phương tiện dùng công cụ trực quan, đặc biệt có hiệu quả tốt giúp người học hiểu và nắm chắc thông tin cần thiết. Việc sử dụng dụng cụ trực quan vào quá trình dạy học là cần thiết đối với mỗi giáo viên vì nó mang lại hiệu suất, hiệu quả của giáo dục cao. Muốn học sinh học tốt các môn học nói chung và môn Tin học nói riêng thì điều đầu tiên người giáo viên phải tạo được ở học sinh niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn. Giờ học phải thu hút sự chú ý ham học hỏi của học sinh, tạo cho các em lòng tin vào khả năng của mình, nhiệt tình ham mê học tập. 3.2 Nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển sáng kiến kinh nghiệm. Tính rộng rãi của phương pháp: Phương pháp trên có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong trường Tiểu học. Qua một thời gian nghiên cứu đề tài bằng nhiều phương pháp khác nhau, qua dự giờ của các đồng nghiệp, qua dạy thể nghiệm, đối chứng, tôi đã tìm ra được một số kinh nghiệm áp dụng vào trong giảng dạy và thu được những kết quả nhất định, trong giờ học các em đã chú ý hơn, tích cực hơn, đã 15
  15. kích thích phát huy được khả năng tư duy, tính tích cực của các em, các em nắm bài một cách chủ động không máy móc. Việc sử dụng phương pháp trực quan vừa giúp giáo viên dễ dàng tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, vừa giúp học sinh dễ dàng hiểu bài và khắc sâu kiến thức. Trong quá trình dạy học môn tin học hiện nay, kênh hình (tranh vẽ, ảnh chụp, đồ dùng trực quan, phần mềm, ) được coi là một công cụ, một phương tiện cho việc dạy và học môn tin học, phương pháp mà người giáo viên tin học sử dụng trong quá trình dạy học cũng phải dựa trên cơ sở kênh hình, có như vậy mới phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Do vậy, kết quả học tập cuối năm số học sinh khá giỏi tăng lên, số học sinh yếu giảm rõ rệt. 3.3 Những bài học kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để nâng cao chất lượng dạy học cần có các điều kiện sau: - Giáo viên phải tạo ra không khí học tập tích cực, mỗi giờ học là một niềm vui niềm say mê trong học tập của học sinh. Giáo viên luôn tạo ra những thách thức vừa sức, tổ chức những hoạt động tự lực của học sinh trong từng tiết học. - Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan có nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức. - Qua mỗi lần thử nghiệm nên có một thời gian nhìn nhận đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho lần sau, biết cách khai thác trí lực của học sinh theo hướng tích cực, chủ động thì việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện lỹ năng của học sinh sẽ trở nên thuận lợi và có kết quả hơn. - Các thiết bị dạy học rất có ý nghĩa giáo viên phải luôn phát huy hết tác dụng của các thiệt bị dạy học, đặc biệt là dụng cụ trực quan. Bên cạnh mỗi tiết dạy giáo viên luôn chuẩn bị các đồ dùng trực quan đầy đủ phù hợp với nội dung bài dạy từ đó vậy giáo viên mới gây được hứng thú bộ môn cho các em. 16
  16. - Giáo viên phải biết vận dụng các kiến thức trong bài dạy vào các hoạt động thực tế có liên quan và giải thích cụ thể từ đó các em có nhu cầu tìm hiểu về môn học. 3.4. Kiến nghị. Qua quá trình thực hiện giảng dạy bản thân tôi có một số kiến nghị sau: - Đề nghị nhà trường trang bị thêm máy chiếu (projecter) tạo được phòng có trang bị máy chiếu riêng để phục vụ cho việc dạy học bằng máy chiếu được thuận lợi hơn. - Trang bị thêm máy tính ở phòng thực hành đủ cơ số để cho học sinh học và thực hành. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc sử dụng phương pháp học dạy trực quan và sử dụng giáo cụ trực quan trong giảng dạy Tin học. Rất mong ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. Xin chân thành cám ơn! Trần Phú, ngày 18 tháng 10 năm 2015 Người viết Lê Thị Hồng Loan 17
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Xuân Huy, Bùi Việt Hà, Lê Quang Phan, Hoàng Trọng Thái, Bùi Văn Thanh (2013), Cùng học Tin học, quyển 1, NXBGDVN, Hà Nội. [2] Nguyễn Xuân Huy, Bùi Việt Hà, Lê Quang Phan, Hoàng Trọng Thái, Bùi Văn Thanh (2013), Cùng học Tin học, quyển 2, NXBGDVN, Hà Nội. [3] Nguyễn Xuân Huy, Bùi Việt Hà, Lê Quang Phan, Hoàng Trọng Thái, Bùi Văn Thanh (2013), Cùng học Tin học, quyển 3, NXBGDVN, Hà Nội. 18