SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24-36 tháng B2 trường Mầm non Hoài Thượng

doc 20 trang Đinh Thương 15/01/2025 830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24-36 tháng B2 trường Mầm non Hoài Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_tham_gia_hoat_dong_van.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24-36 tháng B2 trường Mầm non Hoài Thượng

  1. Hình ảnh 8: Trẻ chơi TCVĐ: Đập bóng 2.3.Biện pháp 3: Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày * Thể dục sáng: Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ nói riêng. Tập thể dục giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày mới. Khi cho trẻ tiến hành bài tập thể dục sáng, giáo viên phải đảm bảo các phần (khởi động, bài tập phát triển chung, hồi tĩnh) và thời gian phù hợp Hình ảnh 9 : Cô và trẻ thể dục sáng 12
  2. * Các hoạt động khác trong ngày Trong hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ quan sát hoặc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng theo sát nội dung kế hoạch soạn giảng theo từng ngày, tuần, tháng, theo chủ đề, sự kiện. Sau đó tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi vận động vì không gian ngoài trời có nhiều lợi thế cho việc phát triển vận động của trẻ. Mặt bằng rộng rãi là nơi trẻ thoả sức chạy nhảy, leo trèo thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ mà phòng học không thể đáp ứng được. Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Tay đẹp, gieo hạt, ô tô và chim sẻ, để trẻ phát triển cơ tay, chân, có sự kết hợp giữa các bộ phận trên cơ thể và có phản ứng nhanh, linh hoạt khi chơi cùng cô và các bạn. Trong giờ hoạt động góc: Trẻ phần lớn được thể hiện vai chơi của mình ở các góc chơi, khi trẻ tham gia ở góc: “bé chăm em” sẽ bế em, xúc cho em ăn trẻ được phát triển các kỹ năng về vận động tinh. 13
  3. Hình ảnh 10 : Trẻ chơi ở góc: Bé chăm em Hay khi trẻ tham gia góc “Hoạt động với đồ vật” trẻ được lồng hộp vuông, tròn, hay góc kỹ năng trẻ được vặn soáy nắp chai, nhặt và dán giấy . trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay ngón tay, ở góc này vận động tinh của trẻ được phát huy một cách tối đa. Hình ảnh 11: Trẻ chơi các hoạt động vận động tinh 14
  4. Trong hoạt động chiều: Tôi tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng sau khi ngủ dậy thông qua một số trò chơi như: Chí chí chành chành, nu na nu nống, kéo cưa lừa sẻ, hay tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng theo các bài hát trong chủ đề khi trẻ chờ phụ huynh đến đón để vừa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh, vừa tránh sự nhàm chán khi đợi bố mẹ đến đón Hình ảnh 11 : Cô và trẻ chơi trò chơi trong hoạt động chiều Sau khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy rằng trẻ rất thích thú khi tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển vận động. Trẻ được trải nghiệm nhiều qua thực tế. Trẻ biết thực hiện vận động một cách chủ động mà không sợ ngã hay cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Tôi thấy khả năng vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt. 2.4.Biện pháp 4: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Đối với ngành học mầm non công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực tạo sự liên kết, thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục và đầu tư trang thiết bị về cơ sở vật chất cho trẻ. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như 15
  5. ở trường. Việc trẻ tích cực tham gia vận động ở nhà cũng được quan tâm hơn. Qua đó phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục vận động cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Hình ảnh 12 : Giáo viên trao đổi với phụ huynh Ngoài việc trao đổi trực tiếp với phu huynh, tôi còn tuyên truyền gián tiếp thông qua góc tuyên truyền, zalo của lớp để phụ huynh nắm bắt và cùng giúp con tích cực tham gia vận động ở nhà và vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu như: Hột hạt, chai, lọ nhựa để bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng. Qua việc phối kết hợp với phụ huynh, trẻ lớp tôi đã có cải thiện tích cực trong hoạt động vận động. Trẻ đã mạnh dạn tham gia vào tất cả các hoạt động, không còn nhút nhát, hay sợ tham gia các vận động. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, yêu thể dục thể thao ở mọi lúc mọi nơi. 3. Kết quả( áp dụng thực tiễn) 3.1. Kết quả đạt được Trong khoảng thời gian thực nghiệm các biện pháp kể trên, đến thời điểm hiện tại, lớp tôi đã nhận được kết quả như sau: a. Đối với trẻ: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, số trẻ suy dĩnh dưỡng, thấp còi giảm Đa số trẻ đã biết thực hiện các vận động , có kỹ năng cơ bản tập các vận động ở lứa tuổi của mình 16
  6. Trẻ biết tập trung chú ý trong giờ học vận động hơn Trẻ đã mạnh dạn, hứng thú, tích cực, tự giác khi tham gia vận động cùng cô và các bạn Bên cạnh đó vẫn còn 1 số trẻ thực hiện các vận động chưa đảm bảo theo yêu cầu, do thời gian thực nghiệm các biện pháp chưa được dài, sự nhận thức và khả năng vận động ở mỗi trẻ không đồng đều nên chưa đảm bảo đc tỷ lệ 100% trẻ đạt các kỹ năng nói trên. b. Đối với giáo viên: Khi áp dụng các biện pháp vào thực tế chăm sóc và giảng dạy đã giúp cho tôi có những kiến thức cần thiết và những kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động vận động cho trẻ. Bên cạnh đó giúp tôi phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ để cùng có những biện pháp phù hợp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động vận động ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt trong các hình thức tổ chức, xây dựng nội dung koa học sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình đạt hiệu quả cao nhất. Làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ các hoạt động nói chung và giờ vận động nói riêng. b. Đối với cha mẹ trẻ : Các bậc cha mẹ đã có thói quen quan tâm đúng mực về hoạt động vận động của trẻ hàng ngày. Liên kết, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc chăm sóc và dạy trẻ ở trường cũng như ở nhà, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ ở lớp. 3.2. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Qua thực nghiệm các biện pháp kể trên, Tôi nhận thấy rằng tất cả trẻ lớp tôi đều đã có tập trung, hứng thú và dần tích cực tham gia vào các hoạt động vận động mà tôi tổ chức, đa số trẻ đã có kỹ năng vận động tốt, đã có những tố chất vận động ban đầu: “nhanh nhẹn, khéo léo, ”, số trẻ có thể lực phát triển bình thường cao hơn so với đầu năm. Từ những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy rằng các biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp trẻ phát triển vận động là hợp lý 17
  7. và có thể áp dụng cho các lớp nhà trẻ khi thực hiện hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2, góp phần pháp triển toàn diện cho trẻ. 4. Kết luận Các biện pháp trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôi trong quá trình giảng dạy và phát triển vận động và thể chất cho trẻ. Giúp tôi hiểu rõ và biết cách tạo hứng thú cũng như phát huy được tích tích cực tham gia vận động cho trẻ trong các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ luôn mạnh dạn, tự tin, khéo léo, tích cực trong mọi hoạt động, trẻ luôn muốn khám phá, trải nghiệm những vận động mới, nhờ đó trẻ được phát triển toàn diện. 5. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với tổ chuyên môn Tăng cường cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm qua các tiết dạy từ đồng nghiệp. b. Đối với lãnh đạo nhà trường Ban giám hiệu nhà trường đầu tư thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức bài tập và các trò chơi vận động, để giáo viên có thể sáng tạo linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động, giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn trong các hoạt động vận động c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề đổi mới về phát triển vận động để giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Từ đó, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của bản thân góp phần đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. 18
  8. PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Tỷ lệ TS Đầu năm Cuối năm NỘI DUNG KHẢO SÁT tăng STT TRẺ SL SL Tỷ lệ Tỷ ( %) trẻ trẻ (%) lệ (%) đạt đạt 1 Trẻ khỏe mạnh, có thể lực tốt 17 85% 19 95% 10% Trẻ tập trung chú ý khi tham 2 9 45% 20 100% 65% gia vận động Trẻ hứng thú, tích cực tham 20 3 10 50% 20 100% 50% gia các hoạt động vận động Trẻ mạnh dạn, tự tin thực 4 hiện linh hoạt các vận động 10 50% 19 95% 45% cơ bản và trò chơi vận động PHẦN IV. CAM KẾT Trên đây là báo cáo về Biện pháp phát huy tính tích cực tham gia hoạt động vận động cho trẻ 24 – 36 tháng B2 trường mầm non Hoài Thượng. Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Hoài Thượng, Ngày 15 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hiệp 19
  9. Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) Đánh giá, nhận xét của đơn vị . . HIỆU TRƯỞNG (Ký và đóng dấu) 20