SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_thang.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng
- 16 + Mẹ con tên gì? + Bố con làm nghề gì? Khi trẻ trò chuyện với cô, được cô hướng dẫn, động viên trẻ trong khi trò chuyện giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, từ đó giúp cho vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như vậy sẽ kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời người lớn. Ví dụ: Trẻ mới đi học thường hay nói chưa đủ câu hoặc khi cô giáo hỏi thì trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại. Qua một thời gian ở trường được sự quan tâm của các cô giáo các cháu đã mạnh dạn hơn và nói đủ câu hơn không nói ngọng, nói lắp nữa và phụ huynh cũng rất hài lòng về sự tiến bộ của các cháu. * Chơi và hoạt động ngoài trời: Cũng như các hoạt động khác trong ngày chơi và hoạt động ngoài trời cũng rất quan trong trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hàng ngày ở lớp tôi thường cho trẻ đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh .Ngoài ra tôi còn giới thiệu, trò chuyện cho trẻ biết tên và đặc điểm một số cây xanh, cây hoa ở sân trường nhằm cung cấp thêm kiến thức và vốn từ của trẻ + Cố đố chúng mình biết đây là cây gì? (Cây lá màu) + Lá có màu gì đây? (Màu xanh, màu tím ạ) + Thế còn đây là cây hoa gì?
- 17 + Hoa Cúc có màu gì đây? + Muốn cây tươi tốt hàng ngày chúng mình phải làm gì? Như vậy giờ hoạt động ngoài trời cũng giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất trẻ nói được nhiều câu hơn và trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc hơn. * Hoạt động chơi ở các góc: Hoạt động chơi là một trong những hoạt động rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ.Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau để giao tiếp, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung phong phú, đa dạng hơn. Ví dụ: Trong góc “Hoạt động với đồ vật” ở chủ đề “Mẹ và những người thân yêu” tôi có thể giúp trẻ xâu các hột hạt lại tạo thành những chiếc vòng xinh xắn. Và khi trẻ đang xâu vòng tôi luôn bao quát trẻ xâu và luôn động viên khuyến khích trẻ xâu thật nhiều những chiếc vòng thật ngộ nghĩnh để tặng mẹ của mình. Cô đàm thoại với trẻ: + Linh ơi, con đang xâu gì vậy? (con đang xâu vòng ạ) + Con xâu vòng để làm gì? + Vòng con xâu có màu gì vậy? + Con cầm dây bằng tay gì? + Con xâu vòng bằng gì đấy?(con xâu bằng dây ạ) Như vậy bằng những hoạt động cô đã tạo ra thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- 18 * Hoạt động vệ sinh ăn trưa: Cũng như các hoạt động khác trong ngày giờ ăn trưa của trẻ cũng rất quan trọng bởi vì trong khi ăn cô luôn trò chuyện cùng trẻ để trẻ trả lời những câu hỏi mà cô hỏi trẻ, thông qua việc trả lời câu hỏi của cô cũng giúp trẻ củng cố và làm phong phú thêm kiến thức về ngôn ngữ. Ví dụ: Trước khi ăn cơm cô rửa tay cho trẻ trước khi ăn và cô luôn trò chuyện giới thiệu về món ăn để trẻ được phát âm nhiều: + Ở nhà trước khi ăn mẹ có rửa tay cho con không? + Thế đôi bàn tay để làm gì con có biết không? (Để xúc cơm, để tô màu ạ) Trong khi cho trẻ ăn cô luôn động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất của mình và trò chuyện cùng trẻ: + Hôm nay chúng mình ăn cơm với thịt kho trứng cút nhé. + Bạn Nguyên tự xúc ăn giỏi nào, con ăn cơm với gì đấy? (Con ăn cơm với thịt kho trứng cút ạ) + Bạn Hải giỏi quá con ăn được mấy bát cơm rồi? e. Biện pháp 5: Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình - Trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ nghe cho dễ. - Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng. - Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác
- 19 - Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ như: Hôm nay con đi học cô cho con ăn gì? Đến lớp con có ngoan không? - Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển thơ, truyện có hình ảnh rõ nét, nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ làm quen và để xây dựng góc truyện, thơ của lớp. Qua một thời gian áp dụng tôi thấy ngôn ngữ của trẻ ngày càng tiến bộ hơn và phụ huynh cũng rất hài lòng về nhà trẻ nói năng nhiều hơn, phát âm rõ hơn không nói ngọng, nói lắp nữa mà trẻ nói đủ câu hơn. Từ đó phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc phối hợp với phụ huynh để giúp ngôn ngữ của con em mình được phát triển tốt hơn. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Như vậy, qua một năm đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài, cùng với sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được những kết quả tích cực khi áp dụng: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” mà tôi đã nghiên cứu. Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: 1. Hiệu quả về mặt xã hội * Về phía giáo viên: - Hàng ngày ngoài giờ dạy ở trên lớp tôi luôn dành thời gian để trò chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ nói khi trò chuyện với trẻ cô phải nói rõ ràng, mạch lạc tốc độ vừa phải để trẻ nghe được rõ hơn. - Bản thân tôi luôn nỗ lực và trau dồi kiến thức để hiểu sâu hơn về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và tự tin hơn mỗi khi lên lớp. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. *Về phía phụ huynh:
- 20 - Tích cực trao đổi với cô giáo về những tiến bộ của trẻ về ngôn ngữ và có những đóng góp thiết thực giúp giáo viên hiểu thêm về trẻ từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp. - Phụ huynh rất phấn khởi, hài lòng trước sự tiến bộ rõ rệt của con em mình, vì con mình đã nói được mạch lạc hơn, rõ ràng hơn và tự tin hơn khi giao tiếp với những người xung quanh mà không cần đến cô giáo và bố mẹ giúp đỡ đó là điều mà nhiều phụ huynh rất mừng. - Tin tưởng và ủng hộ cô giáo trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phụ vụ cho các tiết học được trực quan, sinh động, hấp dẫn trẻ. *Về phía trẻ: Sau thời gian tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp thích hợp để từng trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn trong lớp - Trẻ đã phát âm được cả câu trọn vẹn, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với đầu năm học, trẻ có thể kể được một câu chuyện ngắn với sự giúp đỡ của cô cho cô và các bạn cùng nghe. - Khi giao tiếp với người lớn trẻ đã biết nói đủ câu không còn nói ngọng, nói lắp nữa mà còn biết diễn đạt một sự việc nào đó rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn. - Trẻ đã ít sử dụng câu đơn thay vào đó trẻ đã sử dụng được nhiều kiêu câu khác nhau. * Kết quả khảo sát trẻ: Khảo sát cuối năm Đạt Phân loại khả năng Chưa đạt Tốt Khá TB
- 21 Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Khả năng nghe hiểu 8 67 2 17 2 17 0 0 ngôn ngữ và phát âm chuẩn Vốn từ 9 75 2 17 1 8,3 0 0 Khả năng nói đúng 8 6 2 17 2 17 0 0 ngữ pháp Khả năng giao tiếp 10 83,3 1 8,3 1 8,3 0 0 Như vậy, với kết quả mà tôi đã đạt được sau 1 năm tìm tòi và áp dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ đã phát âm được cả câu trọn vẹn, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với đầu năm học. 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng Sau khi thực hiện áp dụng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” tôi thấy có rất nhiều lợi ích cho cả cô và trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ . Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn. Làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, vui chơi, kể truyện và đọc truyện cho trẻ nghe. Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội dung của bài dạy.
- 22 Luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ để trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ, luôn tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động. Tích cực cho trẻ làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan sát, giúp trẻ củng cố và tư duy hoá các biểu tượng bằng ngôn từ. Trên đây là: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng” của lớp tôi mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả tại nhóm trẻ tại trường mầm non xã Nghĩa Trung Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn và thiết thực hơn với giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên) (xác nhận) Nguyễn Thị Nhung (Ký tên, đóng dấu)
- 23 CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 1. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế Hình ảnh góc bé đến lớp Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
- 24 Hình ảnh trẻ chăm sóc cây Hình ảnh trẻ đọc sách
- 25 Hình ảnh bé đang hát Trẻ chơi lăn bóng cùng bạn