SKKN Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_hoc_tap_cua_hoc_sinh_trung.doc
- Bìa SKKN.docx
- Mau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu khoa học. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học. Hướng dẫn học sinh học theo các chuyên đề ôn thi đại học, cao đẳng. Hướng dẫn học sinh danh mục sách, báo, tài liệu tham khảo để học sinh tìm đọc hoặc các website chuyên ngành để học sinh tìm hiểu. Tổ chuyên môn phối hợp với ban chuyên môn của nhà trường xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh học tập. Việc hướng dẫn học sinh phương pháp học tập phải phân nhóm, các học sinh có cùng trình độ nhận, thức cùng khả năng học tập phân nằm trong một nhóm. Giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm phân loại nhóm học tập và hướng dẫn học sinh học tập. Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách báo cáo ban chuyên môn, ban chuyên môn tập hợp danh sách báo cáo số lượng, danh sách các nhóm với hiệu trưởng phân công giáo viên cốt cán của trường hướng dẫn học sinh học tập. Có thể kết hợp việc hướng dẫn học sinh học tập với việc dạy thêm ở trường để đạt kết quả tốt. Tuy nhiên việc học thêm của học sinh phải đúng đối tượng, không được xếp học sinh khá giỏi, học sinh yếu kém vào cùng một lớp. - Điều kiện thực hiện: Để hướng dẫn học sinh học tập tốt, giáo viên bộ môn phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để phân loại học lực của học sinh một cách chính xác, khách quan. Đối với các môn kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan thì đề kiểm tra phải bao quát được đầy đủ nội dung kiến thức đã học. Tổ trưởng chuyên môn phải có khả năng đánh giá năng lực của giáo viên trong tổ, lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học tập Ban chuyên môn của nhà trường xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh học tập trong đó có những kế hoạch riêng cho từng đối tượng như kế hoạch bồi dưỡng học sinh học sinh, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém. 37
- Ban chuyên môn không được lạm dụng, biến tướng kế hoạch hướng dẫn học sinh học tập thành việc tổ chức dạy thêm, học thêm. Đối với lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên kiểm tra. đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch đồng thời tạo điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá, cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh - Mục tiêu của biện pháp: Kiểm tra đánh chính xác đối tượng học sinh giúp học sinh biết được khả năng thực của mình. Kiểm tra kiến thức phù hợp với nội dung chương trình học chính khóa. Kiểm tra chính xác khách quan để đánh giá kết quả thực hiện. Qua các bài kiểm tra giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp nhất. Qua kiểm tra đánh giá lấy kết quả để phân loại đối tượng học sinh, lựa chọn học sinh giỏi để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng qua đó cũng nắm được số lượng học sinh yếu kém để có kế hoạch phụ đạo những đối tượng học sinh này. - Nội dung biện pháp: Kiểm tra đánh giá chính xác giúp giáo viên biết được khả năng nhận thức, vốn kiến thức của học sinh. Ngược lại kiểm tra đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến việc không phân loại được học sinh hoặc phân loại sai. Trong quá trình ra đề kiểm tra giáo viên phải biết cách xây dựng đề, đề kiểm tra trước hết phải đảm bảo được nội dung kiến thức cơ bản, sau đó phải có có những câu để giúp phân loại được năng lực của học sính. Đề kiểm tra phải nằm trong chương trình học, không ra đề kiểm tra theo kiểm đánh đố học sinh. Đề kiểm tra phải chính xác, khách quan, chặt chẽ, khoa học. - Cách thực hiện: Để có hệ thống đề kiểm tra chuẩn xác, khoa học, phù hợp với nhận thức của học sinh thì giáo viên phải xây dựng được hệ thống đề kiểm tra, câu hỏi sau mỗi bài học. Sau đó tập hợp thành một hệ thống câu hỏi trao đổi chéo với các giáo viên khác trong cùng một tổ bộ môn. Sau khi đã thẩm định được hệ thống câu hỏi sẽ tổng hợp thành “ngân hàng” câu hỏi của từng bộ môn. 38
- Ban chuyên môn giúp Hiệu trưởng tập hợp đề của tất cả các môn trong trường tạo thành ngân hàng đề thi của nhà trường. Hệ thống ngân hàng đề kiểm tra được bổ sung rà soát hàng năm. Ban chuyên môn phải kiểm tra, theo dõi việc ra đề thi, kiểm tra của giáo viên hoặc điều tra qua học sinh để tránh tình trạng giáo viên ra đề vào những phần kiến thức học thêm. Nghĩa là đề kiểm tra theo kiểu em nào đi học thêm ở nhà các thầy cô thì sẽ làm tốt, sẽ “ trúng tủ”, còn em nào không đi học thêm sẽ không làm được. Khi chấm bài kiểm tra giáo viên phải có nhận xét bài làm của các em, có đánh giá ưu, nhược điểm để các em rút kinh nghiệm cho những bài làm sau. - Điều kiện thực hiện: Muốn có hệ thống đề kiểm tra khách quan chặt chẽ bắt buộc khi ra đề kiểm tra từ một tiết trở lên mỗi đề phải có người phản biện, đề phải được thẩm định. Nếu làm tốt việc này góp phần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi giáo viên. Các đề kiểm tra phải có đáp án chính xác, đầy đủ không được ra đề theo kiểu học sinh muốn làm thế nào cũng được. Tùy theo thời lượng kiểm tra mà giáo viên ra đề theo từng cấp độ khó hay dễ, dài hay ngắn. Để đánh giá đúng chất lượng học sinh thì giáo viên phải làm tốt tất cả các khâu, từ khâu ra đề, coi kiểm tra, đến khâu chấm bài. Tất cả các bước đó khi đã thực hiện đầy đủ, chính xác sẽ giúp giáo viên đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh. Biện pháp 7: Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh học tập - Mục tiêu của biện pháp: Nhằm khích lệ, động viên phong trào học tập của học sinh trong trường. Tạo tinh thần phấn chấn giúp cho quá trình tiếp thu bài học được tốt hơn. Tuyên dương khen thưởng kịp thời góp động viên khích lệ học sinh tạo ra những tấm gương sang để học sinh khác noi theo. - Nội dung biện pháp: Để tuyên dương khen thưởng thường xuyên, kịp thời thì nhà trường phải xây 39
- dựng quỹ khen thưởng. Quỹ khen thưởng có thể từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc lấy từ quỹ khuyến học, quỹ do các tổ chức các nhân tài trợ. Tạo ra nhiều hình thức tuyên dương khen thưởng như tuyên dương, khen thưởng trước lớp, trước toàn trường trong các buổi chào cờ hoặc tổng kết năm học. Tùy theo điều kiện thực tế, khả năng tài chính, ngân sách của trường của quỹ khen thưởng để khen thưởng học sinh. - Cách thực hiện: Đối với lớp tuyên dương những học sinh đạt điểm cao có thành tích xuất sắc trong học tập, sẽ giúp cho học sinh lớp đó noi theo, lấy đó làm gương để cố gắng phấn đấu. Đối với nhà trường việc khen thưởng diễn ra hàng tháng, mỗi học kỳ, mỗi năm, khen thưởng thường xuyên và khen thưởng đột xuất. Để công tác thi đua khen thưởng đối với học sinh, giáo viên hay tập thể có ý nghĩa thì ngay từ đầu năm học nhà trường phải xây dựng tiêu chí thi đua học tập, rèn luyện. Các tiêu chí thi đua phải mang tính định lượng chứ không định tính. Các tổ chức như Đoàn thanh niên, công đoàn, ban chuyên môn, tổ công nghệ thông tin của nhà trường có trách nhiệm phối hợp với nhau thống kê danh sách khen thưởng, lựa chọn những cá nhân, tập thể đạt đầy đủ các tiêu chí để khen thưởng. Căn cứ vào kết quả các kỳ thi của trường, của sở giáo dục như thi khảo sát chất lượng, thi học sinh giỏi để chọn ra những học sinh đạt kết quả cao nhất cả về học lực và hạnh kiểm để khen thưởng. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chặt chẽ trong đó quy định ngân sách dành cho khen thưởng thường xuyên và khen thưởng đột xuất. Ngay từ đầu nhà trường xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho cả năm học đặc biệt phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt theo chủ đề từng tháng trong năm học với những ngày lễ lớn 20/10; 20/11; 22/12; 9/01; 3/02; 26/3; 19/5. 40
- Để công tác thi đua khen thưởng có tính chất động viên khích lệ nhằm đạt hiệu quả cao thì mỗi lớp phải xây dựng được tiêu chí học tập của học sinh, của tập thể lớp nhằm đánh giá khen thưởng động viên học sinh kịp thời nhất. Đối với nhà trường Hiệu trưởng phải chỉ đạo bộ phận tài chính, kế toán cân đối ngân sách, công khai ngân sách hàng năm dành cho công tác thi đua khen thưởng. Để công tác thi đua khen thưởng đúng mức, đúng đối tượng là một việc làm tích cực thúc đẩy quá trình học tập liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá học sinh. Vì vậy việc kiểm tra đánh giá phải khách quan, khoa học, chính xác, chặt chẽ, giúp cho quá trình khen thưởng đúng đối tượng. Biện pháp 8: Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập - Mục tiêu của biện pháp: Nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong đó có chất lượng học của học sinh thì cơ sở vật chất phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tiềm năng kinh tế của địa phương và việc đầu tư của nhà nước. Tiến tới hoàn thiện cơ sở vật chất theo chuẩn hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo - Nội dung biện pháp: Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường gồm: xây dựng phòng thí nghiệm, thư viện, phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập, phòng học Internet phù hợp với thực tiễn. Huy động các nguồn lực, các tổ chức tham gia công tác xã hội hóa giáo dục. Giáo viên bộ môn giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn, ban chuyên môn, ban giám hiệu chỉ đạo tổ chức thực hiện khai thác cơ sở vật chất nhằm phục vụ công tác dạy và học trong nhà trường nhất là đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong trường. - Cách thực hiện: Hiện nay cơ sở vật chất chính ở một số trường THPT miền núi tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn thiếu thốn chưa đạt tiêu chuẩn qui định của Bộ giáo dục và đào tạo. Mặt khác một số trường sử dụng cơ sở vật chất chưa hiệu quả, ví dụ như phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thư viện chưa khai thác được hết chức 41
- năng tác dụng. Nhà trường muốn khai thác các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm hiệu quả cần phải kiên quyết không nhận những dụng cụ thí nghiệm hoặc những đồ dung trực quan không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với chương trình. Đối với giáo viên bộ môn phải khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Tổ chuyên môn phải thống kê được giờ dạy thực hành của mỗi môn trong tổ, kiểm tra theo dõi việc giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn trong đó có thực hiện đúng đủ các tiết thực hành, thí nghiệm. Ban chuyên môn kiểm tra, dự giờ, đánh giá tác dụng hiệu quả của các giờ thực hành. Kiểm tra sổ mượn, trả thiết bị dạy học hàng tuần, hoặc kiểm tra đột xuất. Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ thư viện, cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng học bộ môn phải mở cửa thường xuyên đúng qui định. Đối với các trường chưa có cán bộ chuyên phụ trách thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn thì giao cho giáo viên có năng lực, chuyên môn phụ trách. Khuyến khích học sinh khai thác các thiết bị dạy học, các dụng cụ thí nghiệm, hệ thống sách giáo khoa và sách tham khảo trong thư viện. Sử dụng các cơ sở vật chất như sân chơi, bãi tập, phòng máy Internet để nâng cao hiệu quả học tập cho bản thân. - Điều kiện thực hiện: Giáo viên phải thực hiện đúng qui định chuyên môn của nhà trường, của ngành. Khai thác và sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, cơ sở vật chất. Kiên quyết không nhận những thiết bị, đồ dung trực quan không sử dụng được hoặc không phù hợp. Nhà trường xây dựng nội qui thư viện và phòng học bộ môn. Tham mưu và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất. 42
- Qua tám biện pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi khẳng định. Tám biện pháp nêu trên là một thể thống nhất, các biện pháp quản lý trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, biện pháp này là cơ sở tiền đề, cho biện pháp kia, các biện pháp bổ sung cho nhau, tác động qua lại với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường nhất là hoạt động học tập của học sinh. Tuy mỗi biện pháp có đặc trưng riêng và được khai thác ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng học sinh, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường, trình độ của cán bộ quản lý. Để các biện pháp nêu trên đạt hiệu quả tối đa thì các cá nhân, các tổ chức, đoàn thể phải thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, triệt để. Chẳng hạn như biện pháp 1 kế hoạch hóa quản lý hoạt động học tập được coi là tiền đề vì trong kế hoạch quản lý hoạt động học tập để đạt được hiệu quả thì phải phối hợp với gia đình học sinh, phải hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh, phải xây dựng tổ nhóm học tập ở nhà, phải có kế hoạch kiểm tra đánh giá, phải phát động phong trào thi đua khen thưởng và cuối cùng phải có cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ hoạt động học tập của học sinh. Như vậy trong quản lý hoạt động học tập mỗi biện pháp là một bộ phận, các bộ phận này liên kết chặt chẽ với nhau thành một tổng thể thống nhất. Hoạt động giáo dục trong nhà trường chỉ thực sự đạt hiệu quả cao khi đã hội tụ được đầy đủ các biện pháp quản lý giáo dục trên. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Cần đẩm bảo bản quyền sáng kiến cho tác giả Hà Trọng Bình 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Để sáng kiến được áp dụng rộng và đem lại hiệu quả cao thì các trường THPT khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc nên áp dụng linh hoạt các biện pháp quản lý đã nêu ở trên. 43
- 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG 10.1. Đánh giá lợi ích thu được 10.1.1. Đánh giá lợi ích thu được Theo tôi các biện pháp quản lý nêu trên nếu được áp dụng sẽ rất khả thi 10.1.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các tổ chức, cá nhân Để kiểm chứng về lợi ích thu được của các biện pháp đã đề xuất chúng tôi tiến hành khảo nghiệm bằng hình thức xin ý kiến giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng sư phạm, chủ tịch Công đoàn, Bí thư đoàn trường, cán bộ quản lý nhà trường, cha mẹ học sinh và một số học sinh trong trường. Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi không yêu cầu ghi họ tên vào phiếu hỏi. Số lượng phiếu hỏi được sử dụng trong quá trình khảo nghiệm là 200 phiếu gồm: 4 Hiệu trưởng, 4 Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, 16 tổ trưởng chuyên môn, 4 chủ tịch công đoàn, 4 Bí thư đoàn, 4 thư ký hội đồng sư phạm, 64 giáo viên và 100 học sinh của 4 trường THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch. Có 3 mức độ đánh giá: Đảm bảo tính cấp thiết: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết Đảm bảo tính khả thi: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi 44
- Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất. Rất cần Cần Không cần STT Biện pháp thiết thiết thiết Kế hoạch hóa quản lý hoạt 1 173 25 2 động học tập 2 Phối hợp với gia đình 162 30 7 Hướng dẫn phương pháp học 3 165 36 8 tập Lập các tổ nhóm học tập tại 4 158 32 19 địa phương Tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải 5 163 25 12 có kế hoạch hướng dẫn học sinh học tập 6 Kiểm tra đánh giá 150 45 5 Phát động phong trào thi đua 7 học tập, tuyên dương, khích lệ 137 48 15 học sinh Xây dựng cơ sở vật chất phù 8 hợp 163 37 0 Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh là hết sức cần thiết. Như vậy những biện pháp này nếu được áp dụng rộng ở các trường THPT sẽ đem lại hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động học tập của học sinh. 45
- Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Rất khả Không STT Biện pháp Khả thi thi khả thi Kế hoạch hóa quản lý hoạt động 1 178 22 0 học tập 2 Phối hợp với gia đình 162 37 0 3 Hướng dẫn phương pháp học tập 170 28 2 Lập các tổ nhóm học tập tại địa 4 168 20 12 phương Tổ chuyên môn, giáo viên chủ 5 nhiệm, giáo viên bộ môn phải có kế 165 25 10 hoạch hướng dẫn học sinh học tập 6 Kiểm tra đánh giá 180 20 0 Phát động phong trào thi đua học 7 150 48 2 tập, tuyên dương, khích lệ học sinh 8 Xây dựng cơ sở vật chất phù hợp 168 32 0 Nhận xét Qua bảng trên chúng tôi thấy đại đa số ý kiến được hỏi đều nhận xét các biện pháp đưa ra là rất khả thi từ đó chúng tôi đi đến kết luận sau: Để quản lý hoạt động học tập của học sinh khu vực miền núi đạt hiệu quả nhà quản lý cần phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Đây là những biện pháp quản lý chúng tôi đưa ra dựa trên tình hình học tập, điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý xã hội, hoàn cảnh gia đình học sinh các trường THPT. Các biện pháp này là hết sức cần thiết để quản lý hoạt động học tập của học sinh khu vực miền núi tỉnh Vĩnh Phúc. Trong các biện pháp quản lý hoạt động học tập, mỗi biện pháp có một vai trò riêng nhưng các biện pháp này đều tác động với nhau, biện pháp này thúc đẩy biện pháp kia tạo thành một hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Qua quá trình khảo nghiệm tám biện pháp quản lý hoạt động học tập được các cán bộ quản lý, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh đánh giá cao. Như vậy có thể khẳng định đây là những biện pháp cần thiết và khả thi. 46
- 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC ĐÃ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp tt dụng sáng kiến 01 Trường THPT Ngô Gia Tự Huyện Lập Thạch Học sinh trong trường 02 Trường THPT Triệu Thái Huyện Lập Thạch Học sinh trong trường 03 Trường THPT Liễn Sơn Huyện Lập Thạch Học sinh trong trường Lập Thạch, ngày . tháng 02 năm 2020 Lập Thạch, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Hà Trọng Bình 47
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm (2010 – 2013) 2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, giáo trình cao học QLGD, học viện QLGD, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 29/2009/TT – BGDĐT, Thông tư Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 55/2011/TT – BGDĐT, Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 12/2011/TT – BGDĐT, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 12/2011/TT – BGDĐT, Thông tư Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 12/2011/TT – BGDĐT, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 09/2012/TT – BGDĐT, Thông tư Ban hành quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng hệ chính quy. 9. Nguyễn Hữu Châu, (2003), Dạy học toán ở trường phổ thông theo quan điểm kiến tạo, tạp chí giáo dục, số 60. 10. Phạm Khắc Chương (1997), J.A. Comenxki – Ông tổ của nền sư phạm cận đại, Nxb giáo dục. Hà Nội. 11.Công ước quốc tế về quyền trẻ em (1989), Nghị quyết số 44-25 Đại hội đồng liên hợp quốc. 12. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định 711/QĐ – TTG, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. 48
- 13. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012) Quyết định 30/2012/QĐ – TTG, Quyết định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015. 14. Cục công nghệ thông tin (2013), Thống kê số lượng học sinh đỗ Đại học, xếp hạng các trường trong cả nước. 15. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Nghị Quyết TW2 Khóa VIII. 16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 17.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Kế Hào (2011), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và xu hướng phát triển. 19. Bùi Minh Hiền (2011), Giáo dục so sánh và quốc tế, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 20. Nguyễn Hữu Hợp (2012), Sổ tay giáo viên dành cho giáo viên trung học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Thanh Hồng, http:///www.giaoduconline.com 22. Bùi Thị Tuyết Hồng (2013), Các biện pháp quản lý hoạt động của học sinh THPT Chyên, Hà Nội. 23. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 24. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Lê (2008), Các biện pháp giáo dục gia đình đối với hoạt động học tập của học sinh TPHT huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa, Hà Nội. 26. 26.Ngô Anh Linh (2009), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Đắc Lắc. 27. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 4, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 3, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 49
- 29. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục (1990), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. N.A.RuBaKin (1982), Tự học như thế nào, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 31. Trần Thị Tuyết Oanh (2008), Giáo dục học, tập 1, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 32. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý, trường CBQL trung ương, Hà Nội. 33. Nguyễn Ngọc Quang (1990), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, tủ sách học viện QLGD, Hà Nội. 34. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Tạp chí Cộng sản (2013), Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục trong việc phát huy nhân tố con người, 19/5/2013. 36. Tâm lý học và bạn (2007), Hoạt động học tập dưới góc độ tâm lý học, 37. Trần Quốc Thành (2004), Khoa học quản lý, tập bài giảng sau đại học, Trường cán bộ QLGD, Hà Nội 38. Tiêu Vệ (2004), Phương pháp học tập thoải mái, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 39. Từ điển tiếng Việt (2000), Nxb Đà Nẵng. 40. Lê Văn Tú (2008), Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT Công lập huyện Vũ Thư - tỉnh Thái 41. Phạm Viết Vượng (1995), Kỷ yếu hội thảo khoa học, khoa tâm lý giáo dục, quan điểm giáo dục “lấy học sinh làm trọng tâm”, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 42. Phạm Viết Vượng (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 43. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, Nxb Hà Nội. 44. Dương Thị Hồng Yến (2013), Đề Cương môn học, Dự báo, chính sách, chiến lược và kế hoạch giáo dục, Hà Nội. 50